Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang" là nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, luận án đề xuất một số giải pháp về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM PHẠM HOÀNG MINH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH KIÊN GIANG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 9 14 01 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, năm 2021 Công trình được hoàn thành tại: Viện khoa học giáo dục Việt Nam
- NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TS PHAN VĂN KHA 2. TS PHAN CHÍNH THỨC Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiều luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã nêu rõ: “Nội dung đào tạo nghề được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học” [2]. Hiện nay đào tạo theo nhu cầu tai các cơ sở GDNN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên đào tạo trình độ sơ cấp chưa đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của người học cũng như người sử dụng lao động, chưa phù hợp với quy luật cung - cầu và dẫn đến tình trạng hiệu quả đào tạo thấp, chưa áp dụng được vào thực tiễn SX-KD. Trong thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã tập trung chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển đội ngũ giáo viên, xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo nghề cho lao đông nông thôn và đã thu được kết quả nhất định. Song đến nay, về cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo trình độ sơ cấp chưa đáp ứng yêu cầu và sự hài lòng của các đơn vị sử dụng lao động, tỷ lệ người lao động nông thôn có việc làm sau học nghề còn thấp. Một trong những nguyên nhân tình trạng trên là việc quản lí đào tạo trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn còn nhiều hạn chế chưa đi vào nề nếp. Với lý do trên, tác giả lựa chọn luận án“Quản lí đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ của mình 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, luận án đề xuất một số giải pháp về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Đào tạo trình độ sơ cấpđáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu cho lao động nông thôn. 4. Giả thuyết khoa học Trong những năm qua, đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT đã từng bước chuyển từ hướng cung sang hướng cầu. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo đào tạo còn thấp, quy mô đào tạo còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển SX-KD. Nguyên nhân chủ yếu là quản lý đào tạo trình độ sơ 1
- cấp chưa theo quy luật của thị trường lao động và nhu cầ u của xã hô ̣i. Nếu đề xuất và thực hiện được những giải pháp đổi mới quản lý đào tạo trình độ sơ cấp có tính thực tiễn và khả thi, đáp ứng nhu cầu học nghề và phát triển SX-KD của LĐNT chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo nhân lực trình độ sơ cấp 5. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứ u cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT - Đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT tỉnh Kiên Giang - Đề xuất giải pháp quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT tỉnh Kiên Giang. 6. Phạm vi nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp, trong đó vai trò chủ đạo là của cơ quan quản lý nhà nước các cấp về lao động và các cơ sở GDNN, sự phối hợp của các cơ quan quản lý và các tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, - Việc nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT tiến hành ở 6 cơ sở GDNN thuộc tỉnh, cá n bô ̣ chính quyề n đoàn thể cá c cấ p, cá n bô ̣ quả n lý GDNN và LĐNT t sở GDNN Dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang.hử nghiệm được 7. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tiếp cận - Tiếp cận tổng thể; tiếp cận hệ thống; tiếp cận lịch sử; tiếp cận mô hình CIPO; tiếp cận nhu cầu; tiếp cận mục tiêu; tiếp cận các khoa học liên ngành 7.2.Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận; làm rõ các khái niệm cốt lõi, về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT theo mô hình CIPO. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực hiện khảo sát bằng phiếu hỏi; tổng kết kinh nghiệm; trao đổi trực tiếp với các chuyên gia, các nhà quả n lý và khoa học nhằm đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT tỉnh Kiên Giang. 7.2.3. Các phương pháp bổ trợ Phương pháp thử nghiệm, phương pháp thống kê… 2
- 8. Luận điểm bảo vệ - Xác định nhu cầu đào tạo là xuất phát điểm của đào tạo nghề trong cơ chế thị trường. Đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT phải chuyển từ hướng cung sang hướng cầu mới có hiệu quả. - Đào tạo cho LĐNT phải chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận mục tiêu, lấy chuẩn đầu ra làm đích, nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cho LĐNT có thể áp dụng vào phát triển SX-KD. - Đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầ u LĐNT đa ̣t hiê ̣u quả khi nghiên cứ u vận dụng mô hình CIPO để đổi mới quản lý đào tạo. -.Thực hiên đồng quản lý giữa chính quyền và các đối tượng cùng tham gia là biện pháp quản lý hiệu quả đối với hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu cho LĐNT 9. Đóng góp của luận án - Về lý luận: Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu vấn đề đào ta ̣o và quả n lý đào ta ̣o nghề cho LĐNT, luâ ̣n án đã xác định khung lý luận về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT theo tiếp cận CIPO - Về thực tiễn: + Đã khảo sát và tìm hiểu thực trạng về đào tạo và quản lý đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của LĐNT, cần được đổi mới. + Đề xuất một số giả i phá p quản lý đào tạo trình đô ̣ sơ cấ p cho LĐNT. 10. Cấu trúc của Luận án Ngoài phần mở đầu có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn Chương 2: Thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang Chương 3: Giải pháp quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn ở tỉnh Kiên Giang. Chương 1 ́ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CÂP ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứuCỦA LAO đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu của lao động nông thôn 1.1.1.1 Những nghiên cứu về đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội 3
- Những lý thuyết và kết quả nghiên cứu đào tạo nghề dựa trên ý tưởng SX-KD của cộng đồng và hộ gia đình ở nông thôn được thể hiện qua nghiên cứu sau: Community-Based vocational training, by Jill Wheeler, IEP Resources, Attainment Company, 2005. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ những khái niệm cốt lõi như; đào tạo nghề dựa trên cộng đồng là gì, thực tiễn triển khai đào tạo nghề dựa trên cộng đồng ở một số nước đang phát triển, nội dung, quy trình đào tạo nghề dựa trên cộng đồng; những tài liệu được quy định và những hướng dẫn cụ thể cách sử dụng cũng như những mẫu mô tả chi tiết hệ thống và các bước thực hiện tổ chức đào tạo nghề dựa trên cộng đồng. Nghiên cứu Community Based Training for Enterprise Development (CBTED) đào tạo nghề dựa trên nhu cầ u củ a cộng đồng để phát triển kinh doanh được ILO vận dụng triển khai một số dự án tại các nước đang phát triển như Philippin, Băngđalét, Nêpan... Nội dung của CBTED dựa trên sự đồng thuận giữa những người tham gia. Phương pháp luận của CBTED là một công cụ cung cấp những chỉ dẫn về nhiệm vụ của từng người đại diện; cơ sở GDNN, chinh quyề n, đoàn ́ thể , doanh nghiê ̣p … tham gia đào tạo nghề . Hiệu quả hơn nữa, là một phương tiện quản lý chất lượng và hiệu quả đào tạo. 1.1.1.2 Những nghiên cứu về đào tạo nghề cho LĐNT Tài liệu “ Nhận thức kinh doanh và khởi sự cơ sở SX- KD cho LĐNT” của Hiệp hội GDNN và VCCI biên soạn được coi như một môn học lồng ghép vào các khóa đào tạo nghề cho LĐNT gắn với hỗ trợ phát triển SX-KD sau đào tạo. Nguyễn Minh Đường và các đồng nghiệp [18] nghiên cứu đào tạo nghề theo mô-đun và đề xuất hoàn chỉnh phương pháp luận biên soạn tài liệu đào tạo nghề ngắn hạn theo mô-đun kỹ năng hành nghề. Phan Văn Kha [34] đã chỉ ra tính tất yếu và lợi ích quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực trong cơ chế thị trường, các yếu tố ảnh hưởng và một số nguyên tắc trong thiết lập quan hệ đào tạo- sử dụng nhân lực. 4
- 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề và quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn Những nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề Lý thuyết đồng quản lý của Pomeroy et al 2001 cho rằng; các điều kiện thành công của đồng quản lý trong đào tạo nghề cho LĐNT phụ thuộc vào 3 cấp độ: (i) Cấp quản lý, (ii) Cấp cộng đồng, (iii) Cấp hộ gia đình, cá nhân. Trong luận án, tác giả vận dụng kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế về quản lý đào tạo phù hợp với thực tiễn đào tạo nghề cho LĐNT của các cơ sở GDNN. Nh át nghiên cy đưcn dề cho LĐNT của các cơ sở GDNNnước và quốc t Nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề cho lao đô ̣ng nông thôn, Mạc Văn Tiến trong tài liêu Đào tạo nghề cho nông nghiệp và nông thôn đã phân loại các mô hinh quản lý đào tạo nghề như sau: ̀ - Mô hình lao đnhại các mô hì nh quản lý đào ; - Mô hình lao đhại các mô hì ; - Mô hình lao đnhại các mô hì nh quản ; - Mô hình lao đnhại các mô hì nh q. 1.2. Đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT 1.2.1. Khái niệm LĐNT LĐNT là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ thống kinh tế ở nông thôn 1.2.2. Đặc điểm LĐNT Việt Nam - LĐNT có tính thời vụ, có thời kỳ căng thẳng, có thời kỳ nhàn rỗi. Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu trong từng thời kỳ; đời sống sản xuất và thu nhập của lao động nông nghiệp. - Do tính chất công việc trong sản xuất nông nghiệp mà hình thành nên tâm lý hay thói quen làm việc một cách không liên tục, thiếu sáng tạo của LĐNT. 1.2.3. Nhu cầu học nghề của LĐNT Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Nảy sinh khi, người LÐNT hoặc một tổ chức thiếu những kĩ năng, kiến thức và thái độ để thực hiện công việc trong phát triển SX-KD và họ sẽ được đáp ứng qua đào tạo. 1.2.4. Đào tạo nghề trình độ sơ cấp 1.2.4.1. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Giáo dục mần non, Giáo dục phổ thông, Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục đại học. 5
- 1.2.4.2. Khung trình độ quốc gia Khung trình độ quốc gia bao gồm: Sơ cấp (Sơ cấp 1, 2,3) trung cấp, cao đẳng, đại học, thac sỹ, tiến sỹ. Trong đó GDNN bao gồm trình độ : Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng. 1.2.4.3.Cơ sở giáo dục nghề nghiệp Cơ s giáo dục nghề nghiệpẳng.g cấp, Trư s trung cấp, Trung tâm giáo dề nghiệpẳng.g . 1.2.4.4. Quy định về thời gian và văn bằng chứng chỉ trong giáo dục nghề nghiệp 1.2.4.5. Đào tạo trình độ sơ cấp Chuẩn đầu ra trình độ sơ cấp bao gồm: Kiến thức, Kỹ năng và năng lực tự chủ, tự chiu trách nhiệm. 1.3. Quản lý đào ta ̣o trình độ sơ cấp. 1.3.1. Quả n lý Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua cá c phương pháp, công cu ̣ quả n lý nhằm đạt mục tiêu đề ra. 1.3.2. Đồng quản lý Thế giới quan niệm đồng quản lý là sự kết hợp giữa người khai thác sử dụng nguồn lợi, chính quyền, các bên liên quan và các cơ quan bên ngoài vùng quản lý thông qua tư vấn và thương thuyết, cùng thỏa thuận về vai trò, chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn. 1.3.3. QuMạnh Trinh đồ Quản lý đào tạo là sự tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý thông qua các chức năng của quản lý, các nội dung công việc cần quản lý thông qua các công cụ, phương pháp quản lý phù hợp nhằm hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp cho ho ̣c viên. 1.3.4. Quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn Quản lý đào tạo mang tính chất đặc trưng của khoa học quản lý: Thực hiện theo các chức năng quản lý (Lập kế hoạch - Tổ chức - Lãnh đạo - Kiểm tra), vận hành theo nguyên tắc và phương pháp và mô hình quản lý phù hợp. 1.3.5. Một số mô hình đào tạo Có nhiều mô hình đào tạo theo các cách tiếp cận khác nhau, Luận án đề cập đến 3 mô hình: Đào tạo theo quá trình; đào tạo theo chu trình và đao tạo theo mô hình CIPO đồng thời lựa chọn tiếp cận theo CIPO để xây dựng cơ sở lý luận. 6
- Đầu vào (Input) Quá trình Đầu ra - Tuyển sinh (Process) (Output/Outcome) - Giáo viên Quá trình - Người học tốt nghiệp - Tài chính - Thỏa mãn nhu cầu cá dạy - học - Chương trình đào nhân tạo.Cơ sở vật chất và - Đáp ứng nhu cầu của trang thiết bị dạy học doanh nghiệp Tác động của bối cảnh (Context) - Chính trị, kinh tế, xã hội - Chính sách (Luật GD, Luật Dạy nghề..) - Tiến bộ khoa học và công nghệ - Hội nhập quốc tế, đối tác cạnh tranh,... - Đầu tư cho dạy nghề,... Hình 1.6 Mô hình đào tạo theo CIPO 1.4. Quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn trên địa bản tỉnh 1.4.1. Phân cấp quản lý và vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, của các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh trong đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT Các lực lượng tham gia quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT: Cơ quan trung ương quản lý nhà nước về GDNN; chính quyền cấp tỉnh, huyện và xã ; các tổ chức chính trị, xã hội và các cơ sở GDNN. 1.4.2. Quản lý của cơ sở GDNN trong đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT 1.4.2.1. Quản lý đầu vào đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT Tổ chức xác định nhu cầu đào tạo cho LĐN, Quản lý tuyển sinh đáp ứng nhu cầu học nghề, Quản lý phát triển CTĐT,.Quản lý phát triển đội ngũ GV, Quản lý CSVC, TBDH. 1.4.2.2.Quản lý hoạt động dạy và học - Lựa chọn các phương thức dạy học phù hợp đối tượng người học: - Quản lý việc chuẩn bị cho hoạt động dạy học - Quản lý việc thực hiện bài giảng của GV - Quản lý hoạt động học của HV - Quản lý đánh giá kết quả học tập và cấp chứng nhận, chứng chỉ cho HV: 1.4.2.3. Quản lý đầu ra đáp ứng nhu cầu học viên LĐNT tốt nghiệp - Tổ chức tư vấn và giới thiệu việc làm và phát triển SX-KD; - Tổ chức tư vấn phát triển SX – KD; - Quản lý việc theo dõi lần vết về tình hình việc làm và phát triển SX- KD của HV sau khi tốt nghiệp 7
- 1.4.3. Các tá c động củ a bố i cả nh đình việc làm và phát triển SX-KD của HV sau khi tốt nghiệp 1.4.3.1. Các yếu tố khách quan Các yếu tố khách quan bao gồm: Chủ trương chính sá ch củ a nhà nước; Tiến bộ KHCN, Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Hội nhập quốc tế, Nhu cầu học và hành nghề của LĐNT 1.4.3.2. Yếu tố chủ quan Các yếu tố chủ quan bao gồm: Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý củ a cơ sở GDNN, Trinh đô ̣, kinh nghiê ̣m và phương pháp giả ng da ̣y ̀ củ a GV, Tinh thần học tập, rèn luyện của HV, Quy định nô ̣i bô ̣ củ a cơ sở GDNN, Khả năng kết nối giữa các cơ sở GDNN với các cơ sở SX-KD và các bên liên quan Kết luận Chương 1: Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến các nội dung sau: - Tổng quan nghiên cứu trong nước và quốc tế về đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu của đào tạo trình độ sơ cấp, quản lý đào tạo nhân lực trình độ sơ cấp ... - Hệ thống hóa các khái niệm như: LĐNT, đặc điểm và nhu cầu học nghề của LĐNT, quản lý, quản lý đào tạo trình độ sơ cấp...; - Giới thiệu một số mô hình đào tạo: Mô hình đào tạo theo quá trình;Mô hình đào tạo theo chu trình và Mô hình đào tạo theo CIPO; - Trên cơ sở phân tích, tổng hợp lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo theo nhu cầu đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT, luận án vận dụng mô hình CIPO để xây dựng khung lý luận cho việc quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề trinh đô ̣ sơ cấ p của LĐNT; ̀ - Phân tích và xác định trách nhiệm của các bên tham gia đồng quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT; 8
- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄ N VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ ́ CÂP ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC NGHỀ CỦ A LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục nghề nghiệp tỉnh Kiên Giang 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang 2.1.1.1. Về phát triển kinh tế: Giai đoạn 2015-2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11,8%, Năm 2018GDP bình quân/ đầu người 2.030 USD. 2.1.1.2. Lao động - việc làm: Năm 2018 dân số 1.736.264 người, số lao động đang làm việc 1.007.212 người. 2.1.2. Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Kiên Giang 2.1.2.1. Mạng lưới cơ sở GDNN của Kiên Giang Tính đến 2019, có 28 cơ sở GDNN có chức năng đào tạo trình độ sơ cấp. 2.1.2.2. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 /QĐ-TTg tỉnh Kiên Giang a. Hình thành Ban chỉ đạo thực hiện Đề án. b. Xây dựng cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện. c. Kết quả : Đào tạo nghề cho LĐNT trong 05 năm (2010- 2015) đào tạo cho 71.054 người (lĩnh vực nông nghiệp 41.936 người, chiếm 51%; lĩnh vực phi nông nghiệp 29.118 người, chiếm 49%). 2.2. Tổ chức khảo sát 2.2.1. Muc đích khảo sát Đánh giá kết quả đào tạo, thực trạng quả n lý đào ta ̣o, nhu cầu ho ̣c và hà nh nghề làm cơ sở đề xuất mô hình và nhữ ng giả i phá p quản lý đào ta ̣o trình đô ̣ sơ cấ p đáp ứng nhu cầu ho ̣c nghề của LĐNT. 2.2.2. Đối và nhữ ng a) Lao động nông thôn tham gia các khóa đào tạo. b) Đại diện chính quyền các cấp. c) Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên. 2.2.3. Nôi dung khảo sát Để đánh giá thực trạng quả n lý đào tạo, nhu cầu và bố i cả nh tá c đô ̣ng đế n quả n lý đào ta ̣o cho LĐNT căn cứ và o cá c thà nh tố « CIPO » 2.2.4. Phương pháp, công cố Thang đo được sử dụng trong khảo sát đinh lượng 9
- 2.3. Thực trạng nhu cầu học nghề của LĐNT tỉnh Kiên Giang 2.3.1. Mục đích học nghề trình độ sơ cấ p của LĐNT Biểu đồ 2.1. Mục đích học trình độ sơ cấ p của LĐNT Có ý định áp dụng vào phát… Có ý định áp dụng vào phát… Không Có phương án sản xuất… Có ý định xin việc làm Có 0 50 100 Kết quả điều tra cho thấy trước khi học: 30,8% học viên đã có ý định áp dụng kiến thức và kỹ năng được học vào phát triển SX-KD nghề gia đình đang làm; 25,2% học viên đã xác định địa chỉ việc làm; 16,8% học viên đã có ý định sẽ áp dụng kiến thức và kỹ năng được học vào phát triển SX-KD vào nghề mới và 16,1% học viên đã có ý tưởng về phương án tự tổ chức SX – KD. 2.3.2 Nhu cầu học nghề nhóm nghề nông nghiệp của LĐNT 2.3.3. Nhu cầu học nghề theo nhóm nghề phi nông nghiệp của LĐNT 2.3.4. Nhu cầu sau học nghề của LĐNT Kết quả khảo sát cho thấy nguyện vọng của học viên: 49,75% muốn tìm kiếm việc làm sau học nghề; 23,1% muốn được hỗ trợ đổi mới SX- KD ; 31,5% muốn vay vốn để mở rộng SX-KD; 16,1% muốn vay vốn để áp dụng những kiến thức đã học phát triển ngành nghề SX-KD mới và 16,1% muốn được hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm. 2.4. Thực trạng đào tạo sơ cấ p nghề cho LĐNT Kiên Giang 2.4.1. Tuyển sinh đào tạo trình độ sơ cấp Giai đoạn 2010-2015: Đào tạo cho 229.562 người. Trong đó sơ cấp 33.543 người, dạy nghề dưới 3 tháng 188.499 người; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề cuối năm 2015 lên 43%. 2.4.2. Những nghề được đào tạo Đào tạo được 29 nghề truyền thống và bô sung 9 nghề mới. 2.5.Thực trạng quản lý đào ta ̣o trinh đô ̣ sơ cấ p nghề cho LĐNT ̀ 2.5.1. Thực trạng quản lý, điều hành của ban chỉ đạo và các cấp quản lý đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn Đã thực hiện các hoạt động: Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho LÐNT, thành lập ban chỉ đạo các cấp, triển khai kế hoạch đào tạo, tuyên truyền tư vấn học nghề, xây dựng và nhân rộng mô hình.. 10
- 2.5.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT Kết quả điều tra cho thấy: 98% các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện đã thành lập ban chỉ đạo đề án 1956; 91% số xã xây dựng đề án ÐTNCLÐNT gắn với đề án xây dựng nông thôn mới, 96% số xã đã thành lập bộ phận chỉ đạo triển khai kế hoạch ÐTNCLÐNT 2.5.3. Thực trạng quản lý triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT 2.5.3.1. Thực trạng quản lý tuyển sinh đào tạo nghề cho LĐNT Bảng 2.4. Đánh giá về quản lý tuyển sinh theo nhu cầu LÐNT Mức độ thực hiện Điểm Tiêu chí đánh giá Kém TB Khá Tốt trung SL % SL % SL % SL % bình 1. Quản lý tuyển sinh 1.74 267 44.1 257 37.7 53 8.8 28 4.6 theo nhu cầu việc làm ± 0.8 2. Quản lý tuyển sinh 2.22 150 24.8 250 41.3 126 20.8 79 13.1 theo chỉ tiêu được giao ±0.7 3. Quản lý tuyển sinh 2.16 theo nhu cầu phát triển 165 27.3 248 41.0 122 20.2 70 11.6 ± 0.8 SX-KD 4. Quản lý tuyển sinh 3.18 31 5.1 93 15.4 216 35.7 265 43.8 theo nghề đào tạo ± 0.6 5. Quản lý tuyển sinh 3.23 theo hình thức học 25 4.1 86 14.2 219 36.2 275 45.5 ± 0.6 nghề 6. Quản lý tuyển sinh 3.07 43 7.1 116 19.2 201 33.2 245 40.5 theo đối tượng ưu tiên ± 0.6 Kết quả khảo sát cho thấy có sự phân hóa rõ giữa các mức điểm trung bình của từng tiêu chí khảo sát. Giải điểm trung bình phân bổ từ 1.74 đến 3.23 - từ kém đến khá. Tuy nhiên, chưa có tiêu chí nào được đánh giá thực hiện ở mức tốt. Các cơ sở GDNN đã thực hiện ở mức khá các tiêu chí quản lý tuyển sinh theo nghề đào tạo, quản lý tuyển sinh theo chỉ tiêu được giao, quản lý tuyển sinh theo hình thức học nghề, với điểm trung bình là 3.07 ≤3.23. 2.5.3.2. Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo a) Thực trang quản lý phát triển chương trình đào tạo sơ cấp. b) Thực trang quản lý đội ngũ giáo viên đào tạo cho LĐNT. c) Thực trạng quản lý CSVC và phương tiện dạy học đào tạo trình độ sơ cấp. d) Thực trang quản lý tài chính cho đào tạo trình độ sơ cấp. e) Thực trạng hình thức tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp cho LÐNT 11
- 2.5.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy và học trong đào tạo trình độ sơ cấp cho LÐNT Bảng 2.12. Thực trang về quản lý hoạt động giảng dạy của GV 25,8 % Mức độ thực hiện Điểm Tiêu chí đánh giá Kém % 37,5 TB Khá Tốt trung SL % SL % SL % SL % bình 1. Quản lý việc 2.14 thiết kế các tài liệu 158 26.1 268 44.3 115 19.0 64 10.6 sư phạm/học liệu 23,4 % ± 0.6 2. Quản lý giáo án 2.17 155 25.6 260 43.0 120 19.8 70 11.6 dạy học của GV 30,4 % ± 0.6 3.Quản lý việc 2.12 thực hiện các 162 26.8 269 44.5 113 18.7 61 10.1 ± 0.7 BGTH của GV 4. Quản lý việc 36,4 % kiểm tra, đánh giá 3.12 42 6.9 88 14.5 230 38.0 245 40.5 kết quả học tập của ± 0.7 HV Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các tiêu chí được đánh giá ở mức thực hiện trung bình với điểm trung bình 2.12≤ ≤2.17. Kết quả khảo sát đánh giá của học viên và cưụ học viên về quản lý hoạt đông học tập của hoc viên (bảng 2.13) cho thấy, tất cả các tiêu chí được đánh giá ở mức thực hiện trung bình với điểm trung bình 2.19->2.31. 2.5.3.4.Thực trạng quản lý đánh giá kết quả đầu ra và hiệu quả học trình độ sơ cấp của LÐNT Kết quả khảo sát GV và CBQ về quản lý đầu ra đáp ứng nhu cầu của học viên sau tốt nghiệp (bảng 2.14) cho thấy các mức độ đánh giá của HV và CHV đối với các tiêu chí đều ở mức độ trung bình với điểm trung bình 1.67≤ ≤2.3. Trong khi đó cựu học viên (bảng 2.16) cho rằng đánh giá yếu hơn với điểm trung bình 1.63≤ 1.74, Về vịệc làm của HV sau tốt nghiệp (bảng 2.17) chỉ có 34% HV tốt nghiệp tìm được việc làm, việc làm đúng nghề đào tạo trong khoảng thời gian 6 tháng, có 48% HV tốt nghiệp tìm được việc làm trong khoảng thời gian 6 tháng, việc làm không đúng nghề đào tạo, 18% HV tốt nghiệp không tìm được việc làm. Theo đánh giá của cựu HV về mức độ đáp ứng với việc làm (bảng 2.17) cho thấy, tỷ lệ HV tốt nghiệp làm được việc ngay chiếm 28%, tỷ lệ HV tốt nghiệp được CS SX-KD cử người kèm cặp thời gian đầu chiếm 39%; tỷ lệ HV tốt nghiệp làm việc tại CS SX-KD cần được bồi dưỡng thêm là 15% và phải đào tạo lại là 13%. Như vậy, có đến 72% 12
- HV tốt nghiệp cần được CS SX-KD bồi dưỡng thêm, đào tạo và đào tạo lại để có thể đáp ứng được yêu cầu của việc làm. 2.5.4.ThYPERLINK \l "_Toc44giám sát và đánh giá quá trình tri603211" CS SX-KD b th Trong 5 năm (2015-2018) BCĐ tỉnh đã thành lập: 24 đoàn kiểm tra, giám sát từ cấp tỉnh, huyện đến cấp xã, trong đó có đoàn của Hội đồng nhân dân, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; 48 đoàn của ban chỉ đạo, hội đồng nhân dân huyện, phòng ban cấp huyện; 280 đoàn của BCÐ cấp xã. Tại các huyện, thị xã, thành phố, hàng năm đều tổ chức các đoàn xuống tận Ấp/ Xã, mở lớp ÐTNCLÐNT để kiểm tra, giám sát. 2.5.5.Thưc trạng tác động của bối cảnh đến quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề cho LĐNT Bảng 2.19. Tác động của bối cảnh ảnh hưởng tới quản lý đào tạo sơ cấp nghề Mức độ tác động Điểm Yếu Vừa Mạnh Rất mạnh Tiêu chí đánh giá trung S S % % SL % SL % bình L L 1. Bối cảnh chính 3.20 0 0 82 13.6 317 52.4 206 34.0 trị, kinh tế- xã hội ± 0.5 2. Chủ trương, 3.30 chính sách pháp 0 0 72 11.9 280 46.3 253 41.8 ± 0.5 luật của nhà nước 3. Tiến bộ khoa 3.28 6 1.0 60 9.9 300 49.6 239 39.5 học công nghệ ± 0.5 4. Sự chuyển dịch 3.17 cơ cấu kinh tế ở 10 1.7 82 13.6 308 50.9 205 33.9 ± 0.5 nông thôn 5. Hợp tác với các 3.31 4 0.7 64 10.6 277 45.8 260 43.0 cơ sở SX-KD ± 0.5 Bảng 2.19 cho thấy các yếu tố của bối cảnh được đánh giá ở mức độ tác động mạnh và rất mạnh, trong đó có 03 tiêu chí được đánh giá có mức độ tác động rất mạnh với điểm trung bình 3.28 gồm chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước (=3.17); Tiến bộ KHCN (= 3.28) và hợp tác với các cơ sở SX-KD (=3.31). Bởi vì Kiêng Giang đang trong quá trình chuyển đổi sang đào tạo theo cơ chế thị trường nên ban hành những chính sách mới cho phù hợp với đào tạo cho LĐNT là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó các yếu tố thay đổi môi trường, khoa học công nghệ và hợp tác giữa cơ sở GDNN và cơ sở SX-KD sẽ nâng cao chất lượng và mang lại lơi ích cho cả hai bên. 13
- 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT 2.6.1.Những kết quả đạt được Được sự quan tâm của Trung ương, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ngành, tổ chức chính trị xã hội Kiên giang, nhận thức của cán bộ nhân dân và kết quả đào tạo sơ cấp cho LĐNT đã từng bước được cải thiên. 2.6.2. Một số hạn chế, khó khăn 2.6.2.1.Những hạn chế, khó khăn trong quản lý nhà nước về đào tạo cho LĐNT - Việc tham mưu của Ban chỉ đạo tỉnh cho tỉnh Ủy, HÐND tỉnh và UBND tỉnh chưa kịp thời; - Vốn triển khai thực hiện đề án bố trí hàng năm chậm, số lượng vốn bố trí mô ̣t số địa phương chưa cân đố i - Về công tác tuyên truyền:Số lượng ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền chưa nhiều, tần suất chưa cao, các nội dung chưa phong phú - Chưa có cơ chế gắn kết đào tạo với phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Chưa thu hút được các doanh nghiệp, trung tâm khuyế n nông khuyế n lâm tham gia tích cực vâò hoạt động đào tạo. - Chính sách theo quy định của đề án 1956 chỉ hỗ trợ 01 lao đô ̣ng học 01 nghề nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. - Một số huyện, xã chưa thực hiện tốt khảo sát, tuyên truyền, giám sát và đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT. 2.6.2.2.Những hạn chế, khó khăn trong quản lý của cơ sở GDNN - Về nhân sự: Cán bộ phụ trách đào tạo phải kiêm nhiệm nhiều việc , phân cấp quản lý và cơ chế phối hợp giữa ban chỉ đạo, các cơ quan quản lý các cấp còn thiếu cụ thể, năng lực quản lý của CBQL hạn chế - Về quản lý:Phần lớn các cơ sở GDNN đang thực hiện theo đào tạo theo năng lực mà chưa gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của SX-KD; hoạt động phát triển CTÐT tiếp cận theo phương pháp truyền thống, quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo chưa hiệu quả; chưa liên kết hiệu quả giữa cơ sở GDNN với cơ sở SX-KD; tổ chức hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm, hỗ trợ phát triển SX-KD cho HV tốt nghiệp chưa được triển khai hệ thống, bài bản. 2.6.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế: - Nhân thức của các lưc lương tham gia đào tạo nghề cho LĐNT chưa đầy đủ, chưa đúng mức, - Chưa có bộ phận chuyên trách quản lý đào tạo nghề cho LĐNT; - Quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu LĐNTT hạn chế. 14
- 2.7. Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo và quản lý đào tạo nghề dựa đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn 2.7.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 2.7.2. Kinh nghiệm của Liên bang Nga 2.7.3. Kinh nghiệm Cộng hòa Chuva-si-a của Liên bang Nga 2.7.4. Bài hng Ngaa-si-a cChuva-si-a của Liên bang Ngao tạo nghề dựa đáp ứng n - Xây dưng và ban hành hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ và đầu tư hiệu quả; - Gắn kết hoạt động đào tạo với các chương trình khác và cơ sở SX- KD để huy động nguồn lực đảm bảo phát triển đồng bộ và bền vững; - Áp dụng các hình thức, các chương trình đào tạo đa dạng, linh hoạt phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng đối tượng LĐNT, chú trọng đào tạo LĐNT có kỹ năng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa và nông nghiệp công nghệ cao; - Áp dung công nghệ thông tin, công nghệ số, vào quá trình quản lý, quá trình đào tạo, hoạt động truyền thông và tư vấn, viêc làm. Kết luận Chương 2 Trong chương II, tác giả đã đề cập đến các nội dung sau: - Khái quát tình hình KT-XH và GDNN tỉnh Kiên Giang;Khảo sát đánh giá thực trạng và phác họa bức tranh tổng thể về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT tại 13 cơ sở GDNN và cơ sở SX-KD ở 6 huyện của tỉnh Kiên giang; - Đánh giá thực trạng quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT về quản lý điều hành của Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho LĐNT các cấp trong tỉnh; Tổ chức xây dựng kế hoạch; Quản lý tuyển sinh; Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng (chương trình, GV, CSVC, tài chính..); Hình thức và tổ chức quá trình dạy và học cho LĐNT, Kiểm tra đánh giá và việc làm cho học viên sau khóa đào tạo; - Phân tích, đưa ra nhận định chung về kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân trong quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng yêu cầu của LĐNT của Kiên Giang. - Những nghiên cứu về cơ sở lý luận (Chương I) và đánh giá thực trạng quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT tỉnh Kiên Giang là tiền đề để tác giả đề xuất một số giải phápquản lý hiệu quả trong thời gian tới. 15
- CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Định hướng phát triển đào tạo nghề cho Lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030 3.1.1. Căn cứ đinh hướng 3.1.2. Mục tiêu tổng quát 3.1.3 Mục tiêu cụ thể - Đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2021-2025 - Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2030 3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp - Nguyên ttắc đề xuất - Nguyên ttắc đề xuất - Nguyên ttắc đề xuất cá - Nguyên ttắc đề xuất c 3.3. Các giải pháp quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn Nhóm giải pháp 1: Trách nhiệm của cơ quản quản lý nhà nước các cấp trong tỉnh 3.3.1. Ban hành và triển khai thực hiện một số chính sách mới trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn 3.3.1.1.Mục tiêu của giải pháp Đề xuất một số chính sách mới và đưa vào áp dụng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo trrình độ sơ cấp cho LĐNT. 3.3.1.2. Nội dung giải pháp Chính sách huy động sự tham gia của công đồng là trung tâm của các chính sách và phát triển. Lồng ghép với các chính sách chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách phát triển làng nghề... 3.3.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp - Đề xuất danh mục chính sách cần xây dựng và ban hành - Huy động lực lượng chuyên gia tham gia soạn thảo - Tổ chức trao đổi, thảo luận, hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền ban ký ban hành để triển khai trong thực tiễn. 3.3.1.4. Điều kiên thưc hiện giải pháp Đội ngũ biên soạn chính sách chuyên nghiệp, triển khai kết hợp giám sát đánh giá để điều chỉnh, bổ sung kịp thời. 16
- 3.3.2. Hoàn thiện phân cấp quản lý, quy định rõ trách nhiệm của Ban Chỉ đạo, các cấp quản lý, các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng trong quản lý đào tạo cho LĐNT và cơ chế phối hợp 3.3.2.1. Mục tiêu của giải pháp Đề xuất phương án hoàn thiện phân cấp quản lý đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn các cấp trong hệ thống chính trị của Tỉnh Kiên Giang 3.3.2.2. Nội dung giải pháp Phân cấp hợp lý phù hợp với vai trò và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân trong quản lý và phối hợp hoạt động đào tạo. 3.3.2.3. Cách thức thực hiện Cụ thể hóa, chi tiết hóa chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các bên tham gia quản lý đào tạo nghề cho LĐNT. 3.3.2.4.Điều kiện thực hiện - Nâng cao nhận thức của các thành viên trong Ban chỉ - Xây dựng và ban hành quy chế làm việc, các đơn vị có sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả. Nhóm giải pháp 2: Quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiêp trên địa bàn tỉnh 3.3.3. Đổi mới tuyển sinh theo nhu cầu của lao động nông thôn 3.3.3.1.Mục tiêu của giải pháp Đề xuất phương án đổi mới tuyển sinh theo nhu cầu việc làm tạo thuận lợi cho HV sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm. 3.3.3.2.Nội dung của giải pháp - Qu3.2.Nội dung của giải phápSX – KD;p o nhu cầu việc làmi hợp . - Quản lý hoạt động tuyển sinh đáp ứng nhu cầu cho LĐNT. 3.3.3.3.Cách thứcthực hiện giải pháp - Cơ sở GDNN và cộng đồng thu thập được thông tin về nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và thông tin về TTLĐ trên địa bàn. 3.3.3.4. Điều kiện thực hiện - Lãnh đạo các cơ sở GDNN nhận thức đúng đắn về tuyển sinh - Có bộ phân chuyên trách đảm nhận họat động này. 3.3.4. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu lao đông nông thôn 3.3.4.1.Mục tiêu của giải pháp Đảm bảo CTĐT trình độ sơ cấp có mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu việc làm, phát triển SX - KD của TTLĐ. 3.3.4.2.Nội dung của giải pháp 17
- - Phân tích các nhiệm vụ và việc làm; Xác định mục tiêu của CTĐT; Lựa chọn nội dung và cấu trúc CTĐT. 3.3.4.3. Các thức thực hiện giải pháp - Bước 1: Thành lập tiểu ban phát triển CTĐT và xác định nhu cầu học nghề của LĐNT - Bước 2: Tổ chức phân tích việc làmđể xác định mục tiêu của CTĐT Bước 3: Tổ chức phân tích các năng lực đầu ra để xác định nội dung và cấu trúc của CTĐT Bước 4: Hội thảo lấy ý kiếnchuyên gia và hoàn thiện dự thảo CTĐT Bước 5: Phê duyệt và ban hành CTĐT 3.3.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp - Lãnh đạo cơ sở GDNN nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của phát triển CTĐT - Hợp tác chặt chẽ với CS SX-KD cùng phân tích công việc, xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra, lựa chọn nội dung, cấu trúc CTĐT. 3.3.5. Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn 3.3.5.1.Mục tiêu của giải pháp Quản lý hoạt động dạy học của GV đáp ứng nhu cầu học nghề nhằm đảm bảo được yêu cầu dạy học tích hợp theo từng vị trí việc làm 3.3.5.2.Nội dung của giải pháp - Quản lý việc biên soạn bài giảng tích hợp lý thuyết với thực hành. - Quản lý việc biên soạn giáo án cho bài giảng tích hợp. - Quản lý việc chuẩn bị phương tiện và thiết bị dạy học, các học liệu cho bài giảng tích hợp. - Quản lý việc tổ chức quá trình dạy học bài giảng tích hợp. - Quản lý việc đánh giá kết quả học tập bài giảng tích hợp. 3.3.5.3.Cách thức thực hiện giải pháp - Quản lý việc biên soạn bài giảng, giáo án tích hợp - Quản lý việc chuẩn bị phương tiện và thiết bị dạy học, học liệu cho bài giảng tích hợp 3.3.5.4.Điều kiện thực hiện giải pháp - Đội ngũ GV của cơ sở GDNN có năng lực để dạy học tích hợp lý thuyết với thực hành. - Cơ sở GDNN có đủ CSVC, phương tiện kỹ thuật và TBDH cần thiết để có thể tổ chức dạy và học các bài giảng thực hành. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 189 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 255 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 208 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 95 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn