Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường và doanh nghiệp tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai
lượt xem 4
download
Mục tiêu của luận án xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất các giải pháp quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo và đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực (PTNL) ngày càng cao của DoN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường và doanh nghiệp tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM LÊ ANH ĐỨC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN QUAN HỆ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Quản lýgiáo dục Mãsố: 9.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HàNội, Năm 2019
- Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nguyễn Minh Đường : Hướng dẫn 1 TS Phan Chính Thức : Hướng dẫn 2 Phản biện 1: .................................................................... Phản biện 2: .................................................................... Phản biện 3: .................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, HàNội Vào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng .... năm 2019. Cóthể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lýdo chọn đề tài Chất lượng nhân lực của nước ta thời gian gần đây tuy được cải thiện nhưng năng suất lao động vẫn thấp nhất khu vực ASEAN vàngày càng gia tăng cách biệt. Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI hàng năm đều khảo sát đánh giá của doanh nghiệp (DoN) về chất lượng lao động qua đào tạo, số liệu mới nhất năm 2018 khi khảo sát hơn 11.000 DoN thì có 71% các DoN cho rằng chất lượng đào tạo nhân lực kỹ thuật (NLKT) đáp ứng một phần yêu cầu, 67% cho là không đáp ứng yêu cầu, đồng thời các DoN trình bày khótuyển dụng lao động kỹ thuật, nhưng sau khi tuyển dụng người lao động lại thường ”nhảy việc”, nghỉ việc làm nản lòng các DoN. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do “Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới.… nhà trường chưa gắn chặt với đời sống kinh tế, xãhội, chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xãhội”. Hiện nay các trường cao đẳng ở Đồng Nai chưa quan tâm đúng mức đến quản lýphát triển CTĐT theo nghĩa rộng (Programme), nhiều trường chỉ tập trung xây dựng nội dung CTĐT (Curriculum) và tổ chức các khóa đào tạo với chương trình khung lạc hậu, nặng về lýthuyết, xa rời thực tiễn sản xuất, chưa cập nhật được những tiến bộ KH-CN vìkhông cósự tham gia của DoN, bởi vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của các DoN cũng như của xãhội. Xuất phát từ lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản lýphát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường và doanh nghiệp tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai”. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Xây dựng cơ sở lýluận vàthực tiễn để đề xuất các giải pháp quản lýphát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai nhằm góp phần nâng cao chất lượng vàhiệu quả đào tạo và đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực (PTNL) ngày càng cao của DoN. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Phát triển CTĐT theo theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lýphát triển CTĐT theo theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay hầu hết các trường cao đẳng tại tỉnh Đồng Nai đang quản lýphát triển CTĐT tập trung vào nội dung CTĐT (Curriculum) theo chương trình
- 2 khung của Nhà nước, thiếu sự phối hợp với DoN nên chưa đáp ứng được nhu cầu PTNL của DoN trên địa bàn tỉnh. Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp quản lý phát triển CTĐT (Programme) theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN dựa trên môhình đào tạo theo chu trình thìsẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả đào tạo, khắc phục tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động hiện nay của các DoN. 5. Nội dung vàphạm vi nghiên cứu 5.1. Nội dung nghiên cứu: (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phát triển CTĐT; (2) Đánh giá thực trạng quản lýphát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai; (3) Đề xuất giải pháp quản lýphát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai; (4) Khảo nghiệm tính cần thiết vàtính khả thi của 05 giải pháp được đề xuất; (5) Thử nghiệm 02 giải pháp nhằm chứng minh cho tính đúng đắn của giả thuyết khoa học. 5.2. Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát 330 GV vàCBQL, 500 cựu HS-SV của 11 trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai và200 CBQL, kỹ sư của 40 DoN trên địa bàn tỉnh. Thời gian khảo sát qua số liệu các năm 2010-2015, và2016, 2017. 6. Phương pháp luận nghiên cứu 6.1. Phương pháp tiếp cận: Luận án đã vận dụng các phương pháp tiếp cận như: tiếp cận thị trường, tiếp cận phát triển, tiếp cận lịch sử, tiếp cận liên thông vàtiếp cận quan hệ trường vàDoN. 6.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu lýluận, điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm, thử nghiệm vàthống kêtoán học. 7. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng Nai. 8. Luận điểm bảo vệ - Luận điểm 1: Xác định NCĐT là xuất phát điểm của đào tạo trong nền KTTT. Bởi vậy, vận dụng mô hình đào tạo theo chu trình gồm 4 bước: (1) Xác định nhu cầu đào tạo; (2) Xây dựng kế hoạch vàthiết kế các khóa đào tạo; (3) Triển khai đào tạo và (4) Đánh giá kết quả đào tạo đồng thời sử dụng các chức năng cơ bản của quản lý để quản lýphát triển CTĐT (programme) đáp ứng nhu cầu DoN và người học làphùhợp. - Luận điểm 2: Để đào tạo đáp ứng được NCNL của DoN, mục tiêu đào tạo phải xuất phát từ chuẩn nghề nghiệp. Do vậy, vận dụng phương pháp DACUM để phân tí ch nghề tại vị trí lao động mà các DoN đang sử dụng là cần thiết để xây dựng mục tiêu vàlựa chọn nội dung CTĐT. - Luận điểm 3: Thực hiện đồng bộ các giải pháp: Thành lập nhóm chuyên
- 3 trách phát triển CTĐT; Bồi dưỡng các thành viên của nhóm chuyên trách về phát triển CTĐT; Xây dựng cơ chế phối hợp quản lýphát triển CTĐT giữa trường vàDoN; Xây dựng các tiêu chí, chỉ báo đánh giá quản lý phát triển CTĐT và Thiết lập hệ thống thông tin 2 chiều giữa trường vàDoN thìsẽ góp phần đổi mới được quản lýphát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai. 9.Đóng góp mới của luận án -Về lýluận: Vận dụng mô hình đào tạo theo chu trình vàcác chức năng của quản lý, luận án đã xây dựng được cơ sở lýluận về quản lýphát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN. -Về thực tiễn: Luận án đánh giá được thực trạng phát triển CTĐT và quản lýphát triển CTĐT, phát hiện được những điểm mạnh, điểm yếu trong quản lýphát triển CTĐT đáp ứng nhu cầu PTNL của các DoN tại Đồng Nai. Trên cơ sở đó đã đề xuất được 05 giải pháp quản lýphát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CTĐT THEO TIẾP CẬN QUAN HỆ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN - Công trình nghiên cứu ở nước ngoài: Phát triển CTĐT-lý luận vàthực tiễn của Hilda Taba (1962); Phát triển mô đun cho giáo dục nghề nghiệp của UNESCO (1985); Thiết kế mô đun cho CTĐT hệ TAFE courses của Donnel O. (1978); Thiết kế CTĐT theo năng lực thực hiện (NLTH) của Bruce Markenzie (1995); Đào tạo theo NLTH của Roger Harris (1995); Sổ tay cho giáo viên dạy nghề cho ASEAN của JAVADA Nhật Bản (2016); ... Các công trình này đã đề cập đến phát triển nội dung CTĐT và tổ chức đào tạo theo mô đun NLTH. - Công trình nghiên cứu ở trong nước: Phát triển CTĐT theo mô đun liên thông giữa các trình độ của Nguyễn Minh Đường và Nguyễn Đăng Trụ (1994); Phát triển CTĐT đại học của Lâm Quang Thiệp vàLêViết Khuyến (2004); Thiết kế vàphát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra của Đoàn Thị Minh Trinh (Chủ biên) (2012); Phát triển chương trình đào tạo đại học theo định hướng đáp ứng chuẩn đầu ra của Nguyễn Thanh Sơn (2014); Phát triển chương trình đào tạo giáo viên - Những vấn đề lýluận vàthực tiễn của Phạm Hồng Quang (2013); Phát triển vàquản lý phát triển CTĐT đáp ứng yêu cầu xãhội của Nguyễn Tiến Hùng (2015); ... Các công trình này đã
- 4 đề cập đến phát triển CTĐT theo mô đun liên thông giữa các trình độ đáp ứng nhu cầu xãhội. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về quản lýphát triển CTĐT - Công trình nghiên cứu ở nước ngoài : Quản lý GDNN đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của R.Noonan; Sổ tay về Chiến lược đào tạo của Sloman M.(1994); Liên kết đào tạo giữa trường vàDoN – triển vọng ở châu Á; của Se Yung Lim; Kinh nghiệm vàsự phản hồi về đào tạo theo nhu cầu của DoN ở Hàn Quốc (2005) của Se Yung Lim;... Các công trình này đã đề cập đến quản lý phát triển CTĐT đáp ứng nhu cầu DoN và TTLĐ đồng thời cũng nêu lên kinh nghiệm của một số nước. - Công trình nghiên cứu ở trong nước: Phát triển vàquản lýCTĐT của Nguyễn Vũ Bích Hiền (2008); Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xãhội của Nguyễn Thị Hằng (2013); Quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với DoN tại thành phố Hồ ChíMinh của Nguyễn Phan Hòa (2014); Phát triển vàquản lý phát triển CTĐT đáp ứng yêu cầu xãhội của Nguyễn Tiến Hùng (2015); Quản lýliên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với DoN ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực của Nguyễn Tuyết Lan (2015)... Các công trình này đã đề cập đến quản lýphát triển CTĐT đáp ứng nhu cầu xãhội vàliên kết đào tạo với DoN. 1.2. Khái niệm 1.2.1. Quản lý Quản lý làtác động của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý thông qua các chức năng cơ bản như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện vàkiểm tra, đánh giá để đạt mục tiêu của chủ thể quản lý. 1.2.2. Chương trình đào tạo CTĐT là một khóa đào tạo (Programme), là quá trình được bắt đầu từ xác định NCĐT bao gồm xác định số lượng vàchất lượng hay chuẩn đầu ra theo nhu cầu của TTLĐ; thiết kế đào tạo vàlập kế hoạch cho khóa đào tạo; thực hiện đào tạo và đánh giá kết quả của khóa đào tạo, trong đó cóviệc xác định mục tiêu vàlựa chọn nội dung của CTĐT (Curriculum). 1.2.3. Phát triển chương trình đào tạo Phát triển CTĐT là quá trình đổi mới CTĐT được bắt đầu từ xác định NCĐT, thiết kế vàlập kế hoạch cho khóa đào tạo, thực hiện đào tạo và đánh giákết quả của khóa đào tạo để đáp ứng NCNL luôn thay đổi của DoN và TTLĐ dưới tác động của tiến bộ KH-CN vàcủa sản xuất. 1.2.4. Quản lýphát triển CTĐT Là tác động của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý theo các chức năng quản lý để thực hiện quản lýphát triển CTĐT từ xác định NCĐT, thiết kế vàlập kế hoạch đào tạo, thực hiện các khóa đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo để đáp ứng NCNL cho DoN và TTLĐ theo quy luật cung-cầu.
- 5 1.2.5. Tiếp cận quan hệ trường vàDoN Làquátrình 2 bên cùng chủ động xích lại gần nhau, tiếp xúc với nhau và tiến tới hợp tác với nhau trong việc phát triển CTĐT vì lợi ích của đôi bên từ khâu xác định nhu cầu đào tạo, thiết kế vàtriển khai các khóa đào tạo, đánh giá các khóa đào tạo. 1.2.6. Chủ thể quản lýphát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN Hiệu trưởng làchủ thể quản lýphát triển CTĐT, huy động các DoN tham gia vào tất cả hoặc một số hoạt động phát triển CTĐT và quản lýphát triển CTĐT tùy theo khả năng và điều kiện của DoN. 1.3. Một số mô hình đào tạo 1.3.1. Mô hình đào tạo theo quátrình Đào tạo làmột quá trình, được bắt đầu từ các yếu tố đầu vào bao gồm: HS- SV trúng tuyển, đội ngũ GV, nội dung CTĐT, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho đến quá trì nh dạy học và các yếu tố đầu ra bao gồm: HS-SV tốt nghiệp, tỉ lệ HS-SV tốt nghiệp tìm được việc làm và thăng tiến trong nghề nghiệp của họ. 1.3.2. Môhình CIPO Theo mô hình này, quá trình đào tạo bao gồm các yếu tố đầu vào (Input), quá trình dạy và học (Process), đầu ra (Output/Outome), ngoài ra còn cần phải quan tâm đến tác động của bối cảnh kinh tế - xãhội (Context). Môhình này cónhiều nội dung như mô hình đào tạo theo quá trình được quan tâm đến bối cảnh, tuy nhiên bối cảnh cónhiều thành tố vàdiện bao phủ rộng nên các cơ sở GDNN khó xác định NCĐT của DoN. 1.3.3. Môhình CDIO Mô hình CDIO bao gồm 4 thành tố cũng là 4 giai đoạn: C-Conceive, D- Design, I-Implement vàO-Operate. Xuất phát từ ý tưởng, HS-SV thiết kế và thực hiện nhưng trong điều kiện hiện nay tại DoN thìchuẩn đầu ra của CTĐT trình độ cao đẳng vàtrung cấp đòi hỏi những kỹ năng thực hành nghề nhiều hơn là những ý tưởng. 1.3.4. Mô hình đào tạo theo chu trình (Circular Training Model) Taylor H. (1991) vàSloman M. (1994) đã đưa ra mô hình đào tạo theo chu trình xuất phát từ quan điểm "Trong cơ chế thị trường, xác định NCĐT là xuất phát điểm của đào tạo". Mô hình này gồm 4 giai đoạn: Xác định nhu cầu đào tạo; Lập kế hoạch vàthiết kế đào tạo; Triển khai đào tạo; Đánh giá kết quả các khóa đào tạo. Tất cả 4 giai đoạn được tạo thành một vòng tròn khép kín, các thành tố cómối liên hệ chặt chẽ với nhau phục vụ cho trường vàDoN trong quátrình phối hợp.
- 6 Hình 1: Mô hình đào tạo theo chu trì nh 1.4. Phát triển CTĐT dựa vào mô hình đào tạo theo chu trình với tiếp cận quan hệ trường vàDoN Mô hình đào tạo theo chu trình có các ưu điểm sau đây: Lấy việc xác định NCĐT làm xuất phát điểm của đào tạo, phù hợp với quản lý đào tạo trong nền KTTT. Mô hình này cũng đề cập đến các điều kiện đầu vào như: tuyển sinh, nội dung CTĐT, đội ngũ GV, CSVC và TBDH, tổ chức thực hiện quátrì nh dạy học và đề cập đến đầu ra, đánh giá kết quả của các khóa đào tạo. Với các ưu điểm nêu trên, luận án vận dụng mô hình đào tạo theo chu trình để xây dựng cơ sở lý luận cho quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN, bao gồm các nội dung sau đây: 1.4.1. Xác định nhu cầu đào tạo NCĐT gồm chất lượng đào tạo, số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề và trình độ của nhân lực mà DoN và TTLĐ đòi hỏi trong hiện tại cũng như trong một tương lai gần. Xác định NCĐT bao gồm việc thu thập vàxử lý thông tin về nhu cầu nhân lực của TTLĐ và của các DoN. Đặc biệt, với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nhiều nghề sẽ mất đi và nhiều nghề mới sẽ xuất hiện thìviệc xác định NCĐT sẽ vôcùng quan trọng vàcần thiết. 1.4.2. Lập kế hoạch vàthiết kế đào tạo - Lập kế hoạch đào tạo: Sau khi đã xác định được NCĐT, trường cần lập kế hoạch cho các khóa đào tạo. Kế hoạch bao gồm: Dự kiến đối tượng, số lượng và thời điểm tuyển sinh cho các khóa đào tạo; Xác định thời lượng đào tạo của các khóa học; Bố trícác nguồn lực cho các khoá đào tạo trong đó có việc phân công GV giảng dạy cho các khóa đào tạo. Các khoá đào tạo cũng có thể thực hiện phối hợp giữa trường vàDoN. - Thiết kế đào tạo: Thiết kế đào tạo bao gồm các công việc: Xây dựng mục tiêu/chuẩn đầu ra cho các khóa đào tạo, lựa chọn nội dung CTĐT vàthiết kế cấu trúc, nội dung CTĐT. Để thực hiện các công việc nêu trên, cần tổ chức phân tích nghề tại vị tríviệc làm ở các DoN theo phương pháp DACUM để xác định các nhiệm vụ (Duties), công việc (Tasks) mà người lao động cần có để phải thực hiện hàng ngày trong quátrình hành nghề vàphân tí ch các công
- 7 việc để xác định các năng lực mà người lao động cần có để trên cơ sở đó, xác định mục tiêu vànội dung của CTĐT. 1.4.3. Triển khai đào tạo Triển khai đào tạo bao gồm các công việc: Hướng nghiệp và tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông, tuyển sinh cho các khóa đào tạo; Đánh giá năng lực đầu vào vàchia lớp vàngành nghề cho HS-SV trúng tuyển; Thực hiện quátrình dạy học cho các khóa học; Tổ chức thi tốt nghiệp, đánh giá và cấp văn bằng cho HS-SV tốt nghiệp. 1.4.4. Đánh giá kết quả các khóa đào tạo - Đánh giá chất lượng vàhiệu quả của các khóa đào tạo: Đánh giá về tỉ lệ số HS-SV tốt nghiệp đạt các mức điểm giỏi, khá, trung bình và yếu kém. Đánh giá tỉ lệ HS-SV tốt nghiệp và chi phí đào tạo tính trên HS-SV của các khóa đào tạo và đánh giá tỉ lệ HS-SV tốt nghiệp tìm được việc làm cùng với sự thăng tiến trong nghề nghiệp của họ. - Đánh giá việc tổ chức thực hiện các khóa đào tạo: Các khóa đào tạo sau khi kết thúc, đều phải được đánh giá việc tổ chức thực hiện để rút kinh nghiệm cho các khóa đào tạo sau. 1.5. Mối quan hệ giữa trường vàDoN trong phát triển CTĐT Quan hệ giữa trường vàDoN làmối quan hệ nhân- quả, bên này làm tiền đề cho bên kia phát triển. Đào tạo vàsử dụng nhân lực cómối quan hệ gắn bóhữu cơ với nhau, trước hết, đó là quan hệ cung - cầu. 1.5.1. Các nguyên tắc để phát triển bền vững mối quan hệ giữa trường vàDoN - Nguyên tắc tự nguyện: Điều quan trọng cótính quyết định đến phát triển bền vững của mối quan hệ giữa trường vàDoN làsự tự nguyện của đôi bên. Không cómột quy định pháp lýnào cóthể áp đặt, bắt buộc trường cao đẳng vàDoN phải phối hợp với nhau trong việc phát triển CTĐT. - Nguyên tắc bình đẳng, hai bên đều có lợi: Các DoN là các nhà kinh doanh, mục tiêu của họ là đạt lợi nhuận tối đa, bởi vậy DoN sẽ không tham gia bất cứ hoạt động đào tạo nào khi màhọ chưa thấy đào tạo đáp ứng được NCNL của họ. - Nguyên tắc bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ và sứ mạng của mỗi bên: Sự phối hợp giữa nhà trường vàDoN để phát triển CTĐT cần được đặt trong yêu cầu chung của cả đôi bên, không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi bên. 1.5.2. Nội dung và lợi ích của mối quan hệ giữa trường và DoN trong phát triển CTĐT 1.5.2.1. Nội dung mối quan hệ giữa trường vàDoN Những nội dung chủ yếu mà trường tiếp cận với DoN trong phát triển CTĐT bao gồm:
- 8 - Xác định nhu cầu đào tạo: Trường vàDoN cần phối hợp với nhau trong việc xác định NCĐT vì hơn ai hết, DoN hiểu được NCĐT của họ; - Lập kế hoạch và thiết kế đào tạo: Trường và DoN phối hợp với nhau trong việc lập kế hoạch vàthiết kế đào tạo để huy động được nguồn lực của đôi bên cho đào tạo. Thiết kế đào tạo bao gồm: (1) Xây dựng mục tiêu/chuẩn đầu ra vàlựa chọn nội dung của CTĐT; (2) Dự kiến thời lượng vàcác nguồn lực cho các khóa đào tạo; (3) Dự kiến về đối tượng, số lượng vàthời gian tuyển sinh cho từng khóa đào tạo. - Triển khai đào tạo: bao gồm tuyển sinh, lựa chọn phương thức đào tạo, tổ chức quátrì nh dạy học, đánh giá kết quả học tập của người học; - Đánh giá kết quả các khóa đào tạo: bao gồm đánh giá chất lượng vàhiệu quả các khóa đào tạo và đánh giá việc tổ chức các khóa đào tạo. ch của mối quan hệ giữa trường vàDoN 1.5.2.2. Các lợi í Mối quan hệ trường vàDoN mang lại những lợi ích sau đây: - Với nhà trường: (1) Có được CTĐT với chuẩn đầu ra đáp ứng được NCNL của DoN; (2) Có thêm nguồn lực, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng nghề cao vàTBDH hiện đại, đắt tiền mà trường không có được để nâng cao chất lượng đào tạo; (3) Giáo viên học hỏi được kinh nghiệm của DoN, có khả năng làm phong phú thêm bài giảng của mình bằng các hoạt động trải nghiệm thực tế khi kết nối với thế giới việc làm; (4) Nâng cao được tỉ lệ HS- SV tốt nghiệp tìm được việc làm, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo và khẳng định thương hiệu của trường. -Với doanh nghiệp: (1) Có cơ hội để theo dõi vàtuyển chọn được những HS-SV giỏi, có thể gắn bó với công việc, có năng lực thực tế phù hợp với yêu cầu của DoN, nâng cao năng suất lao động; (2) Tiết kiệm chi phítuyển dụng, chi phí đào tạo lại; (3) Tăng nguồn cung lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu về trình độ tay nghề và thái độ làm việc; (4) Có một lực lượng lao động dự phòng để thực hiện những nhiệm vụ sản xuất phùhợp nhu cầu thực tập của HS-SV tại DoN, góp phần giảm chi phítrong sản xuất; (5) Gia tăng thương hiệu thông qua sự đóng góp cho giáo dục-đào tạo. - Với học sinh-sinh viên: (1) Xác định đúng nghề học vàchuyển nghề kịp thời nếu không phùhợp; (2) Đạt được sự thành thạo nhanh nhất vàphùhợp với yêu cầu của sản xuất; (3) Cónhiều cơ hội để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp; (4) Có điều kiện để tiếp cận được với môi trường sản xuất thật, với nhịp độ khẩn trương của sản xuất công nghiệp với mục tiêu phấn đấu không ngừng nâng cao năng suất lao động vàchất lượng sản phẩm, những điều màở nhà trường không thể có được. 1.5.2.3. Các mức độ phối hợp giữa trường và DoN để phát triển CTĐT Tùy theo nhu cầu vàkhả năng của trường vàDoN, 2 bên có thể phối hợp với 2 mức độ sau: phối hợp toàn phần, phối hợp một phần.
- 9 - Phối hợp toàn phần: bao gồm tất cả các hoạt động của quátrình phát triển CTĐT, bắt đầu từ việc xác định NCĐT, đến lập kế hoạch vàthiết kế đào tạo, triển khai các khóa đào tạo cho đến đánh giá kết quả các khóa đào tạo. - Phối hợp một phần: làviệc thực hiện một hoặc một số khâu trong toàn bộ quátrì nh phát triển CTĐT đã nêu ở trên tùy thuộc vàkhả năng và nhu cầu của đôi bên. 1.6. Quản lýphát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN Dựa vào mô hình đào tạo theo chu trình vàcác chức năng quản lý, quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN cócác nội dung sau: 1.6.1. Quản lýviệc xác định nhu cầu đào tạo - Lập kế hoạch cho việc xác định NCĐT: Lãnh đạo Trường và các DoN đối tác cần cùng nhau trao đổi để đi đến thống nhất kế hoạch xác định NCĐT cho các khóa học. Kế hoạch xác định NCĐT cần nêu rõ mục tiêu đạt được như số lượng, trình độ, vị tríviệc làm, các phương pháp xác định NCĐT và tiến độ thực hiện, các nguồn lực cần thiết để thực hiện, phân công trách nhiệm của trường vàDoN trong việc xác định NCĐT. - Tổ chức thực hiện kế hoạch xác định NCĐT: (1) Thành lập nhóm chuyên trách làm nhiệm vụ phát triển CTĐT, thành viên của nhóm bao gồm một số GV của trường vàmột số chuyên gia kỹ thuật của DoN có trách nhiệm thu thập thông tin về NCĐT; (2) Thực hiện thu thập thông tin về NCĐT của các DoN, của học sinh phổ thông và người lao động; (3) Xử lý thông tin để xác định NCĐT thực. - Chỉ đạo thực hiện xác định NCĐT: Trường vàDoN cần chỉ đạo, giám sát, đôn đốc, xử lýkịp thời những khó khăn, vướng mắc để việc xác định NCĐT được thực hiện đúng kế hoạch vàđạt kết quả mong muốn. - Kiểm tra và đánh giá việc xác định NCĐT: So sánh kết quả xác định NCĐT với mục tiêu vàtiến độ theo kế hoạch. Xác định NCĐT là có thực, phùhợp với nhu cầu các DoN vàTTLĐ. 1.6.2. Quản lýviệc lập kế hoạch vàthiết kế các khóa đào tạo - Xây dựng kế hoạch cho việc thiết kế các khóa đào tạo: Trường xây dựng kế hoạch cho việc thiết kế các khóa đào tạo để đáp ứng NCĐT của DoN và của TTLĐ. Kế hoạch phải bao gồm mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ cần cóở HS-SV sau tốt nghiệp, các nội dung vàtiến độ thực hiện, dự kiến phân bố các nguồn lực của trường và DoN để thực hiện. - Tổ chức thực hiện việc thiết kế các khóa đào tạo: Trường phối hợp với DoN để xác định mục tiêu/chuẩn đầu ra, thời điểm vàthời lượng của mỗi khóa đào tạo, số lượng tuyển sinh và phương thức đào tạo của mỗi khóa, các nguồn lực của trường và DoN để thực hiện.
- 10 - Chỉ đạo thực hiện việc thiết kế các khóa đào tạo: Trường và DoN thường xuyên chỉ đạo, giám sát, đôn đốc, xử lýkịp thời những khó khăn, vướng mắc để việc thiết kế các khóa đào tạo được thực hiện đúng kế hoạch và đạt kết quả mong muốn. - Kiểm tra và đánh giá việc thiết kế các khóa đào tạo: Trường vàDoN cần tổ chức đánh giá bản thiết kế các khóa đào tạo trên các mặt: đáp ứng được NCĐT hay không? phùhợp với khả năng của trường vàDoN hay không? Đã tận dụng được nguồn lực của trường và DoN hay chưa? Có cần điều chỉnh gì không? Để trên cơ sở đó có thể triển khai thực hiện. 1.6.3. Quản lýviệc triển khai các khóa đào tạo - Xây dựng kế hoạch triển khai các khóa đào tạo với sự với sự phối hợp của DoN: Kế hoạch triển khai các khóa đào tạo bao gồm: (1) Phân công GV của trường vàchuyên gia kỹ thuật của DoN tham gia đào tạo cho mỗi khóa học; (2) Phân bổ CSVC vàTBDH cần thiết cho mỗi khóa đào tạo. CSVC và TBDH phải đáp ứng được CTĐT của từng khóa đào tạo, đặc biệt là để HS- SV thực hành. - Tổ chức thực hiện các khóa đào tạo với sự tham gia của DoN: Tổ chức thực hiện các khóa đào tạo bao gồm: (1) Tuyển sinh đủ số lượng vàcóchất lượng cho từng khóa đào tạo; (2) Đánh giá năng lực đầu vào để xếp lớp cho các khóa học; (3) Thực hiện quá trình dạy học cho các khóa đào tạo; (4) Kiểm tra, thi, đánh giá và cấp bằng tốt nghiệp cho HS-SV đạt yêu cầu; (5) Tư vấn vàgiới thiệu việc làm cho HS-SV tốt nghiệp, tiếp theo lànhận ýkiến phản hồi từ DoN vàcựu HS-SV. - Chỉ đạo thực hiện việc triển khai các khóa đào tạo: Trường và DoN đôn đốc, xử lýkịp thời những khó khăn, vướng mắc để việc triển khai các khóa đào tạo được thực hiện đúng kế hoạch và đạt kết quả tốt. - Kiểm tra và đánh giá việc triển khai các khóa đào tạo: Kiểm tra và đánh giá việc triển khai các khóa đào tạo trên các mặt: Các yếu tố đầu vào đã đáp ứng được yêu cầu các khóa đào tạo chưa? Các nguồn lực được bố trí đã hợp lý chưa? Đã sử dụng hết công suất chưa? Chất lượng dạy học của GV? Quátrì nh triển khai cóthuận lợi, khó khăn gì mà các bên liên quan cần kịp thời điều chỉnh?... 1.6.4. Quản lýviệc đánh giá kết quả các khóa đào tạo - Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả các khóa đào tạo: Bao gồm kế hoạch thi tốt nghiệp vàcấp văn bằng cho HS-SV tốt nghiệp, kế hoạch tư vấn vàgiới thiệu việc làm cho HS-SV, kế hoạch đánh giá chất lượng vàhiệu quả của các khóa đào tạo. Trường xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả các khóa đào tạo vàtham khảo ýkiến của DoN để hế hoạch này không ảnh hưởng đến các hoạt động khác của đôi bên.
- 11 - Tổ chức thực hiện đánh giá kết quả các khóa đào tạo: Bao gồm tổ chức thi tốt nghiệp vàcấp văn bằng cho HS-SV tốt nghiệp, tư vấn vàgiới thiệu việc làm cho HS-SV tốt nghiệp, đánh giá chất lượng và hiệu quả của các khóa đào tạo. DoN cử người tham gia với trường thực hiện đánh giá, đặc biệt là trong khâu đánh giá chất lượng đầu ra và tư vấn, giới thiệu việc làm cho HS-SV tốt nghiệp. - Chỉ đạo thực hiện đánh giá kết quả các khóa đào tạo: Trường vàDoN chỉ đạo xử lýkịp thời những khó khăn, vướng mắc để việc đánh giá kết quả các khóa đào tạo được thực hiện đúng kế hoạch và đạt kết quả tốt. - Kiểm tra và đánh giá việc đánh giá kết quả các khóa đào tạo: Trường tổ chức kiểm tra và đánh giá và DoN cử người tham gia thực hiện kiểm tra và đánh giá việc thi tốt nghiệp vàcấp bằng cho HS-SV, kiểm tra và đánh giá việc tư vấn vàgiới thiệu việc làm cho HS-SV tốt nghiệp, kiểm tra vàđánh giáchất lượng vàhiệu quả của các khóa đào tạo. 1.7. Các yếu tố tác động đến quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN Quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN chịu tác động của một số yếu tố như: (1) NCĐT của DoN, của TTLĐ vàcủa người học luôn biến động; (2) Nhận thức và khả năng phối hợp giữa trường và DoN; (3) Khả năng quản lý của CBQL nhà trường; (4) Cơ chế, chính sách của Nhà nước; (5) Sự phát triển nhanh chóng của khoa học vàcông nghệ. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Hiện nay, đào tạo nhân lực ở các trường cao đẳng tại Đồng Nai chưa đáp ứng được NCĐT của các DoN. Cónhiều lý do nhưng chủ yếu làdo quản lý phát triển CTĐT chưa tuân thủ theo quy luật cung-cầu của TTLĐ và chưa có phương pháp, nội dung tiếp cận giữa trường vàDoN. Luận án đã đề cập đến nguyên tắc, nội dung vàlợi ích của mối quan hệ giữa trường vàDoN trong việc phát triển CTĐT. Trên cơ sở mô hình đào tạo theo chu trình vàcác chức năng của quản lý, luận án đã xây dựng được cơ sở lýluận của Quản lýphát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN, bao gồm: (1) Quản lý việc xác định NCĐT; (2) Quản lý việc lập kế hoạch các khóa đào tạo vàthiết kế đào tạo; (3) Quản lýviệc triển khai các khóa đào tạo và(4) Quản lýviệc đánh giá kết quả các khóa đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CTĐT, QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CTĐT THEO TIẾP CẬN QUAN HỆ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TỈNH ĐỒNG NAI
- 12 2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xãhội vàGDNN ở tỉnh Đồng Nai 2.1.1. Thực trạng kinh tế-xãhội vàDoN tại Đồng Nai Đồng Nai nằm ở khu vực cửa ngõcủa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam kết nối ba vùng Đông Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung vàTây Nguyên, là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng các KCN. Đến tháng 12/2017, Đồng Nai có 13.381 DoN đang hoạt động, trong đó có 996 DoN FDI giải quyết việc làm cho 840.104 người. Do đó các DoN cónhu cầu nhân lực rất lớn. 2.1.2. Thực trạng giáo dục nghề nghiệp tại Đồng Nai Năm 2017, có 11 trường cao đẳng, 09 trường trung cấp và11 trung tâm dạy nghề. Quy môtuyển sinh hàng năm còn rất thấp, 5.775 SV trình độ cao đẳng và6.398 HS trình độ trung cấp nên chưa đáp ứng được NCNL của DoN. 2.2. Thực trạng phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN Tác giả đã tổ chức khảo sát lấy ýkiến 30 CBQL, 300 GV, 500 cựu HS-SV của 11 trường cao đẳng; 200 CBQL vàkỹ sư 40 DoN trên địa bàn tỉnh. Kết quả khảo sát như sau: 2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo với sự phối hợp của DoN Không xác định NCĐT: 0% ý kiến; Xác định NCĐT theo khả năng tuyển sinh của trường: 49.1 %; Xác định NCĐT theo số lượng HS-SV nộp đơn dự tuyển: 44.8%; Xác định NCĐT theo chỉ tiêu được giao: 81.2%; Xác định NCĐT theo yêu cầu của DoN: 23.0%; Xác định NCĐT theo thông tin của TTLĐ: 22.4%. 2.2.2. Lập kế hoạch vàthiết kế đào tạo với sự phối hợp của DoN Không lập kế hoạch vàthiết kế các khóa đào tạo: 0% ýkiến; Trường lập kế hoạch và thiết kế các khóa đào tạo theo khả năng của trường: 78.2%; Trường phối hợp với DoN để lập kế hoạch vàthiết kế các khóa đào tạo theo nhu cầu của DoN: 28.2%; Trường lập kế hoạch vàthiết kế các khóa đào tạo theo chỉ tiêu được giao: 86.1%; Trường lập kế hoạch vàthiết kế các khóa đào tạo theo đơn đặt hàng: 16.4%. 2.2.3. Triển khai đào tạo với sự phối hợp của DoN Triển khai các khóa đào tạo toàn bộ tại trường: 0%; Dạy lý thuyết tại trường, thực hành tại DoN: 9.7%; Dạy luân phiên tại trường vàDoN: 8.5%; Dạy lýthuyết vàthực hành cơ bản tại trường, thực hành chuyên sâu tại DoN: 67.0%; Dạy lý thuyết vàthực hành tại trường, thực tập tốt nghiệp tại DoN: 100%.
- 13 2.2.4. Đánh giá kết quả các khóa đào tạo với sự phối hợp của DoN Đánh giá theo mục tiêu đào tạo của CTĐT được Nhà nước ban hành: 70%; Đánh giá theo chuẩn năng lực đầu ra của CTĐT mà trường xây dựng: 58.8%; Đánh giá theo chuẩn năng lực mà DoN đang sử dụng: 0%. 2.2.5. Phương pháp phát triển nội dung CTĐT Thành lập Ban soạn thảo CTĐT của trường tự tổ chức biên soạn: 32.7%; Sử dụng Chương trình khung: 71.2%; Sử dụng phương pháp DACUM: 10.6%; Sử dụng phương pháp CDIO: 5.5%; Phối hợp với doanh nghiệp: 12.7%. Mặc dù phương pháp DACUM đã được Thụy Sĩ thông qua Dự án Tăng cường các trung tâm dạy nghề đưa vào Việt Nam từ năm 1994 và CDIO được Đại học Quốc gia TPHCM làthành viên thứ 56 của Hiệp hội CDIO áp dụng từ 2010 đến nay lànhững phương pháp tiên tiến để phát triển nội dung CTĐT phù hợp với nhưng thực trạng cho thấy các trường cao đẳng còn thờ ơ với các phương pháp này. Các nội dung tiếp cận với DoN còn ở mức thấp, do đội ngũ CBQL ở các trường cao đẳng hiện nay chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý các hoạt động phối hợp với DoN. Do đó, việc cùng với DoN xác định NCĐT vẫn chưa được nhiều trường cao đẳng áp dụng. 2.2.6. Thực trạng về mức độ mức độ phù hợp của nội dung CTĐT so với yêu cầu của DoN Mức độ phùhợp của CTĐT của các trường cao đẳng tại Đồng Nai so với yêu cầu của DoN hiện nay được DoN vàcựu HS-SV đánh giá còn thấp, với giátrị trung bình là X =2.51. Vìhầu hết các trường cao đẳng hiện nay vẫn áp dụng chương trình khung của Nhà nước ban hành để điều chỉnh mục tiêu của CTĐT mà chưa phân tích nghề hoặc sử dụng biểu đồ DACUM tại vị trí lao động mà DoN đang sử dụng để xác định mục tiêu/chuẩn đầu ra của CTĐT theo chuẩn nghề nghiệp. Bởi vậy kết quả đầu ra của các khóa đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của DoN về chất lượng. 2.3. Thực trạng quản lýphát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN tại tỉnh Đồng Nai 2.3.1. Thực trạng mức độ nhận thức về vai trò quan trọng của quản lý phát triển CTĐT tiếp cận quan hệ trường vàDoN tại tỉnh Đồng Nai Đại đa số khách thể cho rằng: công tác quản lýphát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN hiện nay làquan trọng vàrất quan trọng (chiếm 90.4%). 2.3.2. Quản lýviệc xác định NCĐT với sự phối hợp của DoN
- 14 Với giátrị X = 2.32, thực trạng quản lýviệc xác định NCĐT với sự phối hợp của DoN của các trường cao đẳng tại tỉnh Đồng Nai chỉ đạt mức độ trung bình do thiếu cơ chế phối hợp quản lý đào tạo giữa trường vàDoN. Trong đó, việc lập kế hoạch xác định NCĐT được đánh giáyếu nhất ( X = 2.23). 2.3.3. Quản lýviệc lập kế hoạch vàthiết kế đào tạo với sự phối hợp của DoN Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch và thiết kế đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN ở các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai hiện nay có mức độ thực hiện chưa cao ( X =2.51), trong đó Lập kế hoạch để xây dựng kế hoạch vàthiết kế các khóa đào tạo được đánh giá yếu nhất ( X =2.37). 2.3.4. Quản lýviệc triển khai đào tạo với sự phối hợp của DoN Thực trạng quản lýviệc triển khai đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường và DoN cómức độ thực hiện không cao (với giátrị trung bình X =2.52), trong đó, chỉ đạo việc triển khai các khóa đào tạo đạt mức độ thấp nhất với giátrị trung bình X = 2.42. Để quản lýtốt việc triển khai đào tạo, yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường và Giám đốc DoN phải có cơ chế phối hợp hiệu quả, thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các bộ phận tham gia hoạt động các hoạt động đào tạo, chứ không chỉ dừng lại ở việc cùng kýkết và để các bộ phận tham mưu tự xoay xở như lâu nay. 2.3.5. Quản lýviệc đánh giá kết quả đào tạo theo chu trình với sự phối hợp của DoN Quản lý việc đánh giá kết quả đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường và DoN hiện nay đạt mức độ chưa cao với giátrị trung bì nh X =2.74, trong đó, chỉ đạo đánh giá các khóa đào tạo đạt mức độ thấp nhất với với giátrị trung bình X = 2.69. Mặc dù có thực hiện việc phối hợp kiểm tra giữa trường và DoN trong hoạt động đào tạo nhưng chỉ mang tính hình thức, thiếu định lượng, chưa thường xuyên, thiếu công cụ tổng hợp, phân tích nên việc tổ chức thực hiện đánh giá kết quả các khoá đào tạo cókết quả thực hiện chưa cao. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Luận án đã khảo sát để đánh giá thực trạng phát triển CTĐT và quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN tại các trường cao đẳng ở tỉnh Đồng Nai vàrút ra một số kết luận sau:
- 15 - Trên 90% CBQL vàGV của các trường cao đẳng đã nhận thức được tầm quan trọng của quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN. - Bước đầu các trường đã chủ động phối hợp với DoN để xác định NCĐT, lập kế hoạch vàthiết kế các khóa đào tạo, tổ chức triển khai các khóa đào tạo cũng như đánh giá kết quả học tập của người học và đánh giá kết quả các khóa đào tạo. Tuy nhiên, các nội dung quản lýphát triển CTĐT với sự phối hợp của DoN chưa có đường hướng rõ ràng, liên kết lỏng lẻo và kết quả chưa cao. - Chưa có cơ chế phối hợp giữa trường vàDoN trong quản lý phát triển CTĐT, nhiều khi áp dụng một cơ chế rập khuôn cho tất cả các DoN vàtất cả các trường nên chưa đạt kết quả mong muốn. - Chưa có bộ phận giúp việc cho trường và DoN để quản lý phát triển CTĐT nên nhà trường và DoN chưa gắn kết, bổ trợ cho nhau trong đào tạo nhân lực theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN. - Chưa phát huy đầy đủ vai trò của DoN khi tham gia vào các nội dung quản lý phát triển CTĐT của trường, như: phối hợp hướng nghiệp, tuyển sinh, tham gia lập kế hoạch đào tạo, thiết kế CTĐT, tham gia giảng dạy, phối hợp đánh giá kết quả đào tạo,… - Thông tin 2 chiều giữa trường vàDoN còn rời rạc, bị động gây khó khăn cho cả 2 bên khi xác định NCĐT, tư vấn đào tạo cũng như khi tuyển dụng lao động. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CTĐT THEO TIẾP CẬN QUAN HỆ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TỈNH ĐỒNG NAI 3.1. Nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội tại tỉnh Đồng Nai 2020-2025 Theo Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh Đồng Nai, lao động cótrình độ trung cấp, cao đẳng phải tăng từ 25.7% (năm 2015) lên 35.7% (năm 2025) tương đương với số đào tạo bổ sung trong 10 năm là 233.772 người. 3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 3.3. Giải pháp quản lý phát triển CTĐT tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN 3.3.1. Giải pháp 1: Thành lập nhóm chuyên trách phát triển CTĐT
- 16 a. Mục đích: Để cómột tổ chức giúp hiệu trưởng của trường quản lýphát triển các CTĐT phù hợp với yêu cầu phát triển nhân lực của DoN, đồng thời làm đầu mối cho trường vàDoN phối hợp phát triển CTĐT đáp ứng NCNL luôn biến động của các DoN dưới tác động của KH-CN. b. Nội dung: Lựa chọn các thành viên vàthành lập nhóm chuyên trách bao gồm một số GV có kinh nghiệm của trường vàmột số chuyên gia kỹ thuật của các DoN đối tác để giúp hiệu trưởng quản lýphát triển CTĐT đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của DoN. c. Cách thực hiện: (1) Xây dựng chức năng, nhiệm vụ của nhóm; (2) Xây dựng cơ chế làm việc của nhóm; (3) Lấy ýkiến góp ýtừ DoN; (4) Lựa chọn nhân sự và(5) Quyết định thành lập nhóm chuyên trách. d. Điều kiện thực hiện: (1) Năng lực của các thành viên tham gia nhóm chuyên trách; (2) Vai trò điều phối của nhóm trưởng nhóm chuyên trách; (3) Các chính sách, cơ chế, tài chính, thiết bị, phương tiện đảm bảo cho nhóm hoạt động cóhiệu quả. 3.3.2. Giải pháp 2: Bồi dưỡng các thành viên của nhóm chuyên trách về phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN a. Mục đích: Nhằm trang bị cho các thành viên của nhóm chuyên trách những kiến thức, kỹ năng cần thiết để cóthể triển khai việc phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN. b. Nội dung: Bồi dưỡng về mô hình đào tạo theo chu trình và phương pháp vận dụng nó để phát triển CTĐT với sự phối hợp của DoN; Quy trì nh phát triển CTĐT theo mô hình đào tạo theo chu trình; Kỹ năng để phát triển CTĐT theo chu trì nh với sự phối hợp của DoN. c. Cách thực hiện: (1) Xác định nội dung bồi dưỡng; (2) Lập kế hoạch cho khóa bồi dưỡng; (3) Mời chuyên gia có năng lực giảnh dạy các chuyên đề; (4) Tổ chức thực hiện bồi dưỡng; (5) Đánh giá kết quả bồi dưỡng. d. Điều kiện thực hiện: (1) Chuyên gia có năng lực tham gia giảng dạy, bồi dưỡng; (2) Tinh thần trách nhiệm, thái độ học tập nghiêm túc, tích cực của các thành viên nhóm chuyên trách và CBQL nhà trường; (3) Các điều kiện cơ sơ vật chất, trang thiết bị, chính sách, tài chính… cho hoạt động bồi dưỡng; (4) Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường vàDoN. 3.3.3. Giải pháp 3: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa trường vàDoN trong việc quản lýphát triển CTĐT a. Mục đích: Tạo thuận lợi cho việc phối hợp giữa các bộ phận của các bên liên quan để thực hiện đồng bộ các hoạt động quản lýphát triển CTĐT. b. Nội dung: Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của trường và DoN trong quản lýphát triển CTĐT. Xây dựng những quy định về sự phối hợp
- 17 bao gồm: cách thức phối hợp, quy chế, tiến độ, kiểm tra đánh giá, …trong quản lýphát triển CTĐT. c. Cách thực hiện: (1) Trường vàDoN xác định các nguyên tắc để xây dựng cơ chế phối hợp; (2) Hai bên thảo luận thống nhất quyền hạn vàtrách nhiệm của mỗi bên; (3) Xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp giữa Trường và DoN trong việc quản lýphát triển CTĐT. d. Điều kiện thực hiện: (1) Cần cóđội ngũ am hiểu về phát triển CTĐT, về xây dựng cơ chế phối hợp; (2) Hiệu trưởng và giám đốc DoN trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa trường vàDoN trong việc quản lý phát triển CTĐT. 3.3.4. Giải pháp 4: Xây dựng các tiêu chí,chỉ báo đánh giá quản lýphát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN a. Mục đích: Để có cơ sở khoa học cho việc đánh giá kết quả đạt được trong quản lýphát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN. b. Nội dung: Xây dựng bộ tiêu chí, chỉ báo đánh giá quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN. c. Cách thực hiện: (1) Hiệu trưởng ra quyết định giao nhóm chuyên trách xây dựng Bộ tiêu chí, chỉ báo đánh giá quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN; (2) Nhóm chuyên trách tiến hành xây dựng dự thảo Bộ tiêu chí , chỉ báo; (3) Tổ chức hội thảo góp ý cho Bộ tiêu chí, chỉ báo đánh giá; (4) Hoàn thiện Bộ tiêu chí, chỉ báo; (5) Hiệu trưởng ra quyết định ban hành Bộ tiêu chí , chỉ báo đánh giá để thực hiện. Luận án đã đề xuất Bộ tiêu chí,chỉ báo đánh giá quản lýphát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN. d. Điều kiện thực hiện: (1) Đảm bảo thống nhất thực hiện giữa nhà trường và DoN; (2) Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể; (3) Tổ chức tập huấn cho cá nhân liên quan, phòng đào tạo vànhóm chuyên trách về cách sử dụng bộ tiêu chí, chỉ báo; (4) Tập huấn/hướng dẫn cho phòng đào tạo/cá nhân về lưu trữ minh chứng cho việc kiểm tra, đánh giá; (5) Năng lực, tinh thần trách nhiệm, sự tham gia nhiệt tình của nhà trường vàDoN. 3.3.5. Giải pháp 5: Thiết lập hệ thống thông tin 2 chiều giữa trường và DoN trong việc xác định NCĐT a. Mục đích: Nhằm cung cấp cho CBQL của trường vàDoN những thông tin chính xác vàkịp thời về khả năng đào tạo của trường vàNCNL của DoN để phát triển CTĐT phù hợp quy luật cung-cầu. b. Nội dung: Thành lập tiểu ban thông tin 2 chiều giữa trường và DoN trong việc xác định NCĐT. Xây dựng cơ chế hoạt động của tiểu ban thông
- 18 tin 2 chiều giữa trường và DoN trong việc xác định NCĐT. Xác định nội dung thông tin 2 chiều giữa nhà trường vàDoN trong việc xác định NCĐT. c. Cách thực hiện: (1) Lựa chọn nhân sự; (2) Thành lập tiểu ban; (3) Xây dựng cơ chế hoạt động của tiểu ban; (4) Xác định nội dung thông tin 2 chiều giữa trường vàDoN trong việc xác định NCĐT. d. Điều kiện thực hiện: (1) Năng lực của tiểu ban thông tin 2 chiều giữa nhà trường vàDoN; (2) Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính cho tiểu ban thực thi các nhiệm vụ; (3) Chế độ chính sách để tạo động lực cho tiểu ban hoạt động cóhiệu quả; (4) CBQL trường vàDoN quan tâm vàbiết khai thác, bảo mật hệ thống thông tin 2 chiều trong việc phát triển CTĐT. Mối quan hệ giữa các giải pháp Để thực hiện có hiệu quả quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN đòi hỏi trường thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên. Trong đó, (GP1) Thành lập nhóm chuyên trách và (GP2) Bồi dưỡng các thành viên của nhóm chuyên trách về năng lực phát triển CTĐT là 2 giải pháp quản lýnhằm hình thành một tổ chức có đủ năng lực để thực thi nhiệm vụ phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN, đây là các giải pháp quan trọng đầu tiên. Lê-nin đã từng chỉ ra rằng: ”có một tổ chức làcó tất cả”. Các (GP3) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường vàDoN trong việc quản lýphát triển CTĐT; (GP4) Xây dựng các tiêu chí,chỉ báo đánh giá quản lýphát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường vàDoN; (GP5) Thiết lập hệ thống thông tin 2 chiều giữa trường và DoN trong việc xác định NCĐT là 3 giải pháp điều kiện, làcơ sở thực tiễn vàkhoa học cho việc đánh giákết quả quản lý việc phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ trường và DoN: 1. Thành lập nhóm chuyên 2. Bồi dưỡng các thành viên trách (nhóm ABCD) của nhóm chuyên trách 3. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường vàDoN 4. Xây dựng các tiêu chí,chỉ báo đánh giá 5. Thiết lập hệ thống thông tin 2 chiều giữa trường vàDoN Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các giải pháp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 307 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn