intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ khoa học Giáo dục: Xây dựng tổ chức biết học hỏi ở các trường đại học sư phạm

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP; trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp để xây trường ĐHSP thành TCBHH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của các trường ĐHSP, phát huy hiệu quả vai trò của các trường ĐHSP trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ khoa học Giáo dục: Xây dựng tổ chức biết học hỏi ở các trường đại học sư phạm

1<br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI<br /> <br /> NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT<br /> <br /> XÂY DỰNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI<br /> Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM<br /> Chuyên ngành Quản lý giáo dục<br /> Mã số: 9.14.01.14<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC<br /> <br /> HÀ NỘI – 2018<br /> <br /> 2<br /> <br /> CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI<br /> TRƢỜNG ĐHSP HÀ NỘI<br /> <br /> NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> 1. PGS.TS Phan Thị Hồng Vinh<br /> 2. PGS.TS Nguyễn Văn Phán<br /> <br /> Phản biện 1: GS.TS Phan Văn Kha – Viện Khoa học Giáo dục Việt<br /> Nam<br /> Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Công Giáp – Học viện Quản lý giáo<br /> dục<br /> Phản biện 3: PGS.TS Phó Đức Hòa – Trường Đại học Sư phạm Hà<br /> Nội<br /> <br /> Luận án đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ<br /> tại Trƣờng ĐHSP Hà Nội<br /> Vào lúc......... giờ, ngày..... tháng...... năm 2018<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: Thƣ viện Quốc Gia – Hà Nội<br /> hoặc Thƣ viện Trƣờng ĐHSP Hà Nội<br /> <br /> 3<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Trường Đại học sư phạm (ĐHSP) là cơ sở đào tạo và bồi dưỡng đội<br /> ngũ giáo viên cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.<br /> Vai trò, sứ mệnh của các trường ĐHSP luôn gắn liền với định hướng phát<br /> triển của hệ thống giáo dục quốc dân trong từng giai đoạn cụ thể. Trong<br /> bối cảnh đối mới giáo dục toàn diện của Việt Nam hiện nay, các trường<br /> ĐHSP hơn bao giờ hết phải đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng để<br /> khẳng định vai trò tiên phong trong việc dẫn dắt sự phát triển của hệ thống<br /> giáo dục nước nhà.<br /> Mặc dù tổ chức biết học hỏi (TCBHH) (learning organization) là<br /> khái niệm mới được đề cập đến từ cuối thế kỉ XX nhưng các nghiên cứu<br /> đều chỉ ra rằng: “tất cả các tổ chức thuộc mọi loại hình đều phải học tập<br /> không chỉ để tồn tại mà còn để phát triển mạnh mẽ” (Michael Pearn,<br /> 1994). Thế kỉ XXI là thế kỉ của hội nhập, khoa học và công nghệ với sự<br /> cạnh tranh diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và trên phạm<br /> vi toàn cầu. Với vai trò và sứ mệnh của mình, các trường ĐHSP phải là<br /> những tổ chức dẫn đầu trong việc học tập để phục vụ cho việc đào tạo đội<br /> ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi<br /> mới giáo dục và yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại.<br /> Như vậy, xây dựng TCBHH là yêu cầu tất yếu đối với các trường<br /> ĐHSP để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - bao<br /> gồm cả nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông và nâng cao chất lượng giáo<br /> dục ĐH; tăng cường năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập.<br /> Vì những lí do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng tổ<br /> chức biết học hỏi ở các trường đại học sư phạm”.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng TCBHH ở các trường<br /> ĐHSP; trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phù hợp để xây dựng<br /> TCBHH ở các trường ĐHSP, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bồi<br /> dưỡng, nghiên cứu khoa học của các trường ĐHSP, phát huy hiệu quả<br /> vai trò của các trường ĐHSP trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện<br /> giáo dục hiện nay.<br /> 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu<br /> - Khách thể nghiên cứu: Quản lý văn hóa tổ chức ở các trường đại học.<br /> - Đối tượng nghiên cứu: Lý luận về tổ chức biết học hỏi và xây dựng<br /> tổ chức biết học hỏi ở các trường đại học sư phạm.<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 1) Nghiên cứu hệ thống hóa lý luận về xây dựng TCBHH ở các<br /> trường ĐHSP.<br /> 2) Khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng TCBHH ở các trường<br /> ĐHSP hiện nay.<br /> 3) Đề xuất các biện pháp phù hợp xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP.<br /> 5. Câu hỏi nghiên cứu<br /> - TCBHH ở các trường ĐHSP có đặc điểm gì khác biệt so với<br /> TCBHH ở các loại hình tổ chức khác?<br /> - Biểu hiện của TCBHH ở các trường ĐHSP hiện nay ở mức độ nào?<br /> - Thực trạng xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP hiện nay như thế nào?<br /> - Cần sử dụng những biện pháp nào để xây dựng TCBHH ở các<br /> trường ĐHSP hiện nay?<br /> 6. Giả thiết khoa học<br /> Xây dựng TCBHH có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất<br /> lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và nghiên cứu khoa học của các trường<br /> ĐHSP. Các biểu hiện của TCBHH có liên quan chặt chẽ với việc thực hiện<br /> các biện pháp xây dựng TCBHH trong nhà trường. Nếu đánh giá được<br /> thực trạng và chỉ ra được mối tương quan giữa mức độ các biểu hiện của<br /> TCBHH với các biện pháp xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP hiện nay<br /> thì sẽ đề xuất được các biện pháp hiệu quả để xây dựng trường ĐHSP<br /> thành TCBHH, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục và yêu cầu của thời<br /> kì hội nhập.<br /> 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br /> - Giới hạn nội dung nghiên cứu: TCBHH ở các trường ĐHSP.<br /> - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: tại Trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP<br /> Huế, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.<br /> - Nghiên cứu trường hợp (case study): tại Khoa Giáo dục Đặc biệt Trường ĐHSP Hà Nội.<br /> 8. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu<br /> 8.1. Phương pháp luận nghiên cứu<br /> Đề tài sử dụng các quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử, quan<br /> điểm phát triển của phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để<br /> nghiên cứu và dựa trên các tiếp cận khoa học: tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể;<br /> tiếp cận phát triển; quản lý sự thay đổi; đổi mới và hội nhập quốc tế.<br /> 8.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, phương<br /> pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp thống kê, xử lí số liệu; phương<br /> pháp kiểm chứng để triển khai nghiên cứu.<br /> <br /> 5<br /> <br /> 9. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu<br /> Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP Huế, Trường ĐHSP TP. HCM.<br /> 10. Những đóng góp mới của luận án<br /> - Trên cơ sở những nghiên cứu về TCBHH và dựa trên tiếp cận văn<br /> hóa tổ chức, luận án đã xây dựng khung lý luận về TCBHH cho loại hình<br /> tổ chức đặc thù là trường ĐHSP, xác định các nội dung và con đường xây<br /> dựng TCBHH ở các trường ĐHSP.<br /> - Luận án đã khảo sát và đưa ra những kết quả đánh giá thực trạng<br /> biểu hiện của TCBHH và thực trạng xây dựng TCBHH theo ba cấp độ tác<br /> động (cá nhân, nhóm và hệ thống) ở các trường ĐHSP hiện nay.<br /> - Dựa trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng, luận án cũng<br /> đã đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý của chủ thể quản lý cấp cao<br /> (Hiệu trưởng) và chủ thể quản lý cấp trung (Trưởng khoa) để xây dựng<br /> TCBHH ở các trường ĐHSP.<br /> <br /> Chƣơng 1<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI<br /> Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM<br /> 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề<br /> 1.1.1. Nghiên cứu về văn hóa tổ chức và văn hóa tổ chức ở trường<br /> đại học<br /> Các nghiên cứu về văn hóa tổ chức rất đa dạng, trong đó có thể kể đến<br /> các hướng nghiên cứu cơ bản: 1) Nghiên cứu về các tầng bậc của văn hóa tổ<br /> chức, tiêu biểu là các tác giả Frank Gonzales (1978), Thomas J. Sergiovanni<br /> (1991); E.H Schein (2004); Clive Dimmock, (2005), Braithwaite<br /> J.(2010)…2) Nghiên cứu về các chiều đo của văn hóa tổ chức và xây dựng<br /> công cụ khảo sát, đánh giá văn hóa tổ chức, tiêu biểu là các tác giả: Gerard<br /> Hendrick Hofstede, Cameron & Quinn (1999), E.H Schein (2004),<br /> Dimmock C và Walker A (2005),…Văn hóa tổ chức ở trường đại học có<br /> nhiều đặc trưng riêng biệt, được đề cập đến trong các nghiên cứu của Deal<br /> và Kennedy (1982); Cameron và Freeman (1991); Sporn (1996) …<br /> 1.1.2. Nghiên cứu về tổ chức biết học hỏi<br /> Nghiên cứu của Peter Senge đề cập đến khái niệm TCBHH và các<br /> đặc trưng cơ bản của TCBHH. Chris Argyris (1994) đưa ra cách học tập cụ<br /> thể để cải thiện tổ chức phát triển hướng tới thành công. Pedler, Shana<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1