ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
--------------------------------<br />
<br />
HÀ VĂN ĐỊNH<br />
<br />
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ĐỂ SỬ DỤNG KHÔN KHÉO ĐẤT<br />
NGẬP NƯỚC TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRƯỜNG HỢP ĐẤT LÚA NƯỚC CỦA<br />
HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG<br />
MÃ SỐ: CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
Hà Nội, 2017<br />
1<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại Viện Tài nguyên và Môi trường –<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS. Lê Diên Dực<br />
2. TS. Nguyễn Võ Linh<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam.<br />
- Thư viện Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN.<br />
- Viện Tài nguyên và Môi trường.<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của luận án<br />
Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy những hệ thống quản lý<br />
tập trung hóa hay phương thức quản lý theo hướng áp đặt từ trên<br />
xuống chưa sát thực tế tỏ ra không đem lại hiệu quả đối với việc<br />
quản lý tài nguyên ven biển theo cách bền vững [Lê Diên Dực, 2000;<br />
Trần Thị Út và cs., 2014]. Trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu<br />
(BĐKH) thì cộng đồng có vai trò vô cùng quan trọng, nếu không có<br />
sự tham gia của họ thì quá trình thích ứng sẽ gặp khó khăn, thậm chí<br />
thất bại. Tầm quan trọng của cộng đồng trong thích ứng với BĐKH<br />
đã khẳng định rõ tại Nghị quyết Trung ương 24-NQ/TW ngày<br />
3/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương đảng về “Chủ động ứng<br />
phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ<br />
môi trường” [BCHTW, 2013] và Chiến lược Quốc gia về BĐKH<br />
[Thủ tướng Chính phủ, 2011].<br />
Gò Công Đông là một huyện ven biển của tỉnh Tiền Giang<br />
thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là khu vực nhạy cảm dễ bị<br />
tổn tương do BĐKH và nước biển dâng (NBD). Lúa nước là cây<br />
trồng nông nghiệp chủ lực của huyện, đồng thời chịu những tác động<br />
khá mạnh mẽ do BĐKH gây nên [Hà Văn Định, 2012].<br />
Việc thực hiện Đề tài Luận án “Dựa vào cộng đồng để sử<br />
dụng khôn khéo đất ngập nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu –<br />
trường hợp đất lúa nước của huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền<br />
Giang” là cần thiết.<br />
<br />
1<br />
<br />
2. Mục tiêu của luận án<br />
2.1. Mục tiêu chung<br />
Đề xuất được các giải pháp sử dụng khôn khéo đất lúa nước<br />
dựa vào cộng đồng để khắc phục những bất cập trong quản lý sử<br />
dụng đất lúa và tác động tiêu cực của BĐKH.<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
(i) Đánh giá thực trạng tài nguyên đất lúa nước huyện Gò<br />
Công Đông và những bất cập trong quản lý sử dụng.<br />
(ii) Đánh giá tác động của BĐKH đến đất lúa nước huyện<br />
Gò Công Đông và những vấn đề đặt ra.<br />
(iii) Đánh giá được cộng đồng người sản xuất áp dụng tri<br />
thức bản địa để sử dụng khôn khéo đất lúa nước và sự tham gia của<br />
các cộng đồng liên quan.<br />
(iv) Đề xuất các giải pháp phát huy tri thức bản địa sử dụng<br />
khôn khéo đất nước thích ứng với BĐKH có sự tham gia của cộng<br />
đồng.<br />
3. Luận điểm bảo vệ của luận án<br />
(i) BĐKH tác động đến lúa nước gây thu hẹp diện tích canh<br />
tác, diện tích gieo trồng lúa.<br />
(ii) Cộng đồng có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng<br />
các giải pháp sử dụng khôn khéo đất lúa nước thích ứng với BĐKH.<br />
(iii) Sử dụng khôn khéo đất lúa nước là giải pháp sử dụng tri<br />
thức bản địa của cộng đồng người sản xuất và sự tham gia của các<br />
2<br />
<br />
bên liên quan nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa, khắc phục<br />
được những bất cập trong quản lý sử dụng và có thể biến tác động<br />
tiêu cực của BĐKH thành những cơ hội mà không làm thay đổi<br />
những tính chất cơ bản của hệ sinh thái.<br />
4. Điểm mới của luận án<br />
(i) Trên cơ sở sử dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng và<br />
tiếp cận hệ sinh thái, luận án đã đưa vấn đề cộng đồng vào thích ứng<br />
với BĐKH trong sử dụng đất lúa nước tại khu vực ven biển. Từ cơ<br />
sở lý luận và thực tiễn đã chứng minh được vai trò quan trọng của<br />
cộng đồng trong sử dụng hiệu quả đất lúa nước và thích ứng với<br />
BĐKH tại khu vực ven biển.<br />
(ii) Đề xuất được các mô hình sử dụng đất lúa nước thích<br />
ứng với BĐKH để khẳng định quan điểm BĐKH có thề là cơ hội để<br />
thay đổi mô hình sinh kế nông nghiệp trên nền đất lúa nước có hiệu<br />
quả hơn so với trồng lúa độc canh.<br />
(iii) Đề xuất được các giải pháp áp dụng tri thức bản địa để<br />
sử dụng khôn khéo đất lúa nước thích ứng với tác động tiêu cực của<br />
BĐKH có sự đồng thuận, chia sẻ lợi ích giữa các cộng đồng liên<br />
quan trên cơ sở thực hiện 9 bước tham gia của cộng đồng vào một dự<br />
án cụ thể và 5 nguyên tắc quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng<br />
đồng.<br />
(iv) Phát hiện ra được những bất cập của chính sách sử dụng<br />
đất lúa trong bối cảnh BĐKH từ đó đưa ra những khuyến nghị điều<br />
chỉnh để tạo điều kiện cho việc sử dụng đất lúa được hiệu quả hơn.<br />
3<br />
<br />