Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 2
download
Luận án nghiên cứu với mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định các nhân tố ở giai đoạn sau triển khai và mức độ ảnh hưởng của chúng đến lợi ích kế toán hệ thống ERP mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐÀO NHẬT MINH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI ÍCH KẾ TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN SAU TRIỂN KHAI HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP) TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN MÃ SỐ : 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh Năm 2020
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Võ Văn Nhị 2. PGS. TS. Trần Thị Cẩm Thanh Phản biện 1: ......................................................................................................... Phản biện 2: .......................................................................................................... Phản biện 3: .......................................................................................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: ........ ................................................................................................................................ Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................
- 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dựa trên báo cáo được công bố bởi Bộ Công Thương, tỷ lệ các doanh nghiệp (DN) sử dụng ERP tại Việt Nam là 17% năm 2014. Khi so sánh với các nước phát triển, tỷ lệ này còn thấp và mức độ ứng dụng ERP tại Việt Nam mới chỉ ở mức cơ bản (Le M.D, 2017). Hầu hết các công ty Việt Nam hiện nay đều chỉ tập trung vào giai đoạn triển khai hệ thống ERP, mà thường không quan tâm đến các vấn đề sau triển khai. Trong khi đó, giai đoạn sau triển khai lại là giai đoạn có thể nâng cao hoặc làm giảm những lợi ích (LI) tổng thể hay LI kế toán mà DN có được từ hệ thống ERP bất kể giai đoạn triển khai đã thành công như thế nào. Tại nhiều công ty, sau khi đã triển khai hệ thống ERP được vài năm, việc thành công ở giai đoạn triển khai ban đầu đã không giúp duy trì được các LI mà DN cần ở hệ thống ERP giai đoạn sau triển khai (ShihWei Chou và YuChieh Chang, 2008). Vì vậy, tìm hiểu các nhân tố ở giai đoạn sau triển khai tác động đến các LI hệ thống ERP đem lại cho DN (luận án tập trung vào các LI kế toán) nhằm duy trì, nâng cao các LI DN nhận được khi triển khai hệ thống ERP là cần thiết về mặt thực tiễn để thực hiện luận án. Dựa vào việc tổng quan tài liệu, có thể thấy các nghiên cứu trên thế giới thường trình bày chung LI kế toán trong các LI tổng thể mà DN nhận được từ hệ thống ERP, số lượng tác giả tập trung vào LI kế toán rất ít. Các nghiên cứu về LI kế toán trên thế giới cũng chỉ mới xem xét biến LI kế toán ở giai đoạn triển khai hệ thống hoặc tìm kiếm thang đo đo lường nhân tố này, hay xem xét nó trong việc tác động đến biến phụ thuộc khác. Còn tại Việt Nam thì cũng đã xuất hiện một số nghiên cứu có đề cập LI kế toán trong hệ thống ERP. Tuy nhiên, cũng như các nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu tại Việt Nam không tập trung tìm hiểu biến LI kế toán mà xem nó như là biến độc lập tác động đến một số biến phụ thuộc khác như: kết quả công việc của người dùng hệ thống ERP (Phạm Trà Lam, 2018); hay năng lực phản ứng của DN, hiệu quả hoạt động của DN (Bùi Quang Hùng, 2019).... và các nghiên cứu tại Việt Nam thường chưa chú trọng đến các giai đoạn trong vòng đời của hệ thống ERP khi thực hiện tìm hiểu về các vấn đề của hệ thống ERP. Một vấn đề khác cần xem xét, đó là trong bối cảnh công nghệ thông tin đang thay đổi liên tục như hiện nay, liệu rằng nếu DN ứng dụng các tiến bộ công nghệ mới nhất như: công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Blockchain...vào hệ thống ERP trong giai đoạn sau triển khai thì những tiến bộ này có giúp DN nâng cao LI kế toán mà hệ thống ERP đem lại cho DN hay không? Hay chỉ cần duy trì hệ thống ERP vốn có là đủ? Từ tầm quan trọng của vấn đề về mặt thực tiễn, từ chỗ còn ít nghiên cứu về vấn đề này; vấn đề này còn mới và là khoảng trống trong nghiên cứu tại môi trường Việt Nam và thế giới, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định các nhân tố ở giai đoạn sau triển khai và mức độ ảnh hưởng của chúng đến LI kế toán hệ thống ERP mang lại cho các DN Việt Nam. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát, có hai mục tiêu cụ thể cần được thực hiện trong luận án: Xác định các nhân tố ở giai đoạn sau triển khai ảnh hưởng đến các LI kế toán trong hệ thống ERP tại các DN Việt Nam. Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ở giai đoạn sau triển khai ảnh hưởng đến các LI kế toán trong hệ thống ERP tại các DN Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu
- 4 Tương ứng với mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể ở trên, các câu hỏi nghiên cứu trong luận án cần được trả lời là: 1. Ở giai đoạn sau triển khai, các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến các LI kế toán trong hệ thống ERP tại các DN Việt Nam? 2. Mức độ tác động của các nhân tố ở giai đoạn sau triển khai đến các LI kế toán trong hệ thống ERP tại các DN Việt Nam như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các LI kế toán trong hệ thống ERP tại các DN Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đối tượng khảo sát của luận án là các DN đã vận hành hệ thống ERP từ 1 đến 3 năm. Người trả lời khảo sát là giám đốc hoặc kế toán trưởng của các DN này. Phạm vi nghiên cứu của luận án là các DN Việt Nam, tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Định, ở tất cả các lĩnh vực. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Trong đó, định tính là phương pháp nhà nghiên cứu sử dụng để khám phá hiện tượng khoa học cần nghiên cứu như xây dựng các giả thuyết (lý thuyết) hay khám phá thang đo của một khái niệm nghiên cứu. Tiếp theo dùng định lượng để khẳng định kết quả định tính. 5. Đóng góp của luận án Về mặt lý thuyết, đề tài đã sử dụng một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về hệ thống ERP. Tập trung vào giai đoạn sau triển khai hệ thống ERP với mục tiêu là tìm ra các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến các LI kế toán mà hệ thống ERP đem lại cho DN, kết quả luận án đã xác nhận các nhân tố nào ở giai đoạn sau triển khai sẽ tác động đến các LI kế toán trong hệ thống ERP và mức độ tác động của các nhân tố này. Bên cạnh đó, biến kiểm soát “Những tiến bộ công nghệ thông tin DN áp dụng” mà luận án đề xuất theo như tổng quan tài liệu của tác giả thì chưa được tìm hiểu trong các nghiên cứu trước đây. Đồng thời, luận án đã hoàn thiện thang đo các nhân tố liên quan trong đề tài cho phù hợp điều kiện đặc thù của các DN Việt Nam. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các DN Việt Nam nhận ra đâu là các nhân tố cần chú ý để có thể duy trì, nâng cao các LI kế toán hệ thống ERP đem lại cho DN trong giai đoạn sau triển khai. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là một tham khảo rất có giá trị đối với các nhân viên tư vấn, triển khai ERP trong việc xây dựng, tập huấn sử dụng hệ thống và nó cũng giúp các nhà nghiên cứu, giảng dạy xây dựng chương trình và nội dung đào tạo liên quan ERP phù hợp và chất lượng hơn. 6. Kết cấu của luận án Kết cấu của đề tài gồm 5 chương như sau: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu. Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương 5. Kết luận và hàm ý. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu Để có cái nhìn toàn cảnh về các nghiên cứu trong lĩnh vực ERP, tác giả sẽ trình bày hai nghiên cứu tổng quan về tình hình ERP mà sử dụng phương pháp meta analysis. Dựa vào 2 nghiên cứu này tác giả sẽ làm rõ các xu hướng trong nghiên cứu về ERP hiện nay và các
- 5 hướng nghiên cứu cần thực hiện trong tương lai ở lĩnh vực này. Trước đó, các giai đoạn vòng đời của hệ thống ERP sẽ được đề cập để giúp người đọc hình dung các vấn đề được trình bày. Vòng đời của hệ thống ERP gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn trước khi triển khai hệ thống đề cập đến hoạt động quyết định chấp nhận hệ thống và mua sắm; Giai đoạn triển khai hệ thống bao gồm việc tùy biến, điều chỉnh hệ thống để giúp hệ thống ERP mua về phù hợp với yêu cầu của DN và đưa hệ thống vào hoạt động; Và cuối cùng là giai đoạn sau triển khai đề cập đến hoạt động sử dụng và bảo trì hệ thống, hoạt động đổi mới và kết thúc cũng thuộc giai đoạn này (Esteves và Pastor, 1999). Trong luận án, khi đề cập đến giai đoạn sau triển khai hệ thống ERP, tác giả muốn nói tới hoạt động sử dụng và bảo trì trong giai đoạn này. Cụ thể hơn, luận án muốn tìm hiểu về khoảng thời gian ban đầu của hoạt động sử dụng và bảo trì, khi hệ thống ERP vừa đi vào “GoLive”. Theo Nolan và Norton (2000), Các DN đã vận hành hệ thống ERP được 1 đến 3 năm thuộc khoảng thời gian này. Theo tổng kết của Moon (2007) đã chỉ ra rằng tất cả các bài báo về ERP được khảo sát trên 79 tạp chí trong thời gian từ 2000 đến 2006, đa số giải quyết vấn đề trong giai đoạn triển khai hoặc trong các lĩnh vực cụ thể của việc sử dụng ERP. Các nghiên cứu tương tự trong giai đoạn sau triển khai hệ thống ERP thì rất hạn chế. Tingting Huang và Kazuhiko Yasuda (2016) cũng đã chỉ ra trong lĩnh vực nghiên cứu ERP, các chủ đề trong giai đoạn sau khi triển khai ERP đang nóng lên trong thời gian gần đây nhưng vẫn ở thời điểm ban đầu. Số lượng các nhà nghiên cứu xem giai đoạn này là đối tượng nghiên cứu chính của họ còn ít. Do đó, tác giả sẽ tiến hành tìm hiểu một vấn đề của hệ thống ERP ở giai đoạn sau triển khai, cụ thể là các nhân tố nào ở giai đoạn hệ thống ERP đã đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng tới các LI kế toán mà hệ thống ERP mang lại cho DN. 1.2 Các nghiên cứu nước ngoài 1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài về những LI mà hệ thống ERP đem lại cho DN và cho kế toán trong DN (1) Các nghiên cứu về LI mà hệ thống ERP đem lại cho DN Bắt nguồn từ nghiên cứu của Shang & Seddon (2002), với phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu này đã đề xuất một thang đo LI DN nhận được từ hệ thống DN (Еnterprise System ES) gồm 5 khía cạnh: hoạt động, quản lý, chiến lược, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và tổ chức. Các nghiên cứu sau đó đã đi sâu vào tìm hiểu các chiều LI này cũng như những LI hệ thống ERP đem lại cho DN mà thang đo này chưa đề cập: Kenneth E Murphy & Steven John Simon (2002), Lorraine Staehr (2007), Khaled AlFawaz, Zahran AlSalti và Tillal Eldabi (2008), Petra Schubert và Susan P. Williams (2009), Jose Esteves (2009), Holsapple và Sena (2005), Olhager và Selldin (2003), Andreas I. Nicolauo (2004), Hawking, Stein và Foster (2004). (2) Các nghiên cứu về LI hệ thống ERP mang lại cho kế toán trong DN. LI hệ thống ERP mang lại cho kế toán trong DN gồm có 2 hướng nghiên cứu: (a) tìm kiếm các LI kế toán cụ thể mà hệ thống ERP đem lại cho DN, (b) xem xét việc triển khai hệ thống ERP có đem lại sự thay đổi tích cực trong việc thực hành kế toán như việc áp dụng các kỹ thuật kế toán quản trị tiên tiến cũng như vai trò người kế toán trong hệ thống ERP có bị thay đổi hay không? Các nghiên cứu về các LI kế toán cụ thể mà hệ thống ERP đem lại cho DN thì nổi bật nhất là công trình của Kanellou và Spathis (2013). Trước đó, đã có một số nghiên cứu khác xem xét các LI kế toán DN đạt được trong hệ thống ERP . Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa xây dựng được một thang đo kế toán hoàn thiện như Kanellou và Spathis (2013), chẳng hạn: Spathis và Constantinides (2004), Spathis và Ananiadis (2005), Colmenares (2009)... Hướng nghiên cứu tìm hiểu việc thực hiện ERP có đem lại sự thay đổi tích cực trong việc thực hành kế toán và vai trò người kế toán hay không được nhiều học giả quan tâm. Tuy nhiên, kết quả về sự thay đổi trong việc thực hành kế toán do sự tác động bởi ERP thực
- 6 sự chưa rõ ràng. Nhiều nghiên cứu cho thấy thực hiện các hệ thống tích hợp như ERP không đem lại sự thay đổi nào trong thực hành kế toán như việc vận dụng các phương pháp kế toán quản trị tiên tiến: Booth và cộng sự (2000), Granlund và Malmi (2002), Hyvönen (2003), Despina Galani và cộng sự (2010). Ngược lại, một số tác giả khác lại cho thấy có sự tác động của các hệ thống thông tin tích hợp như hệ thống ERP đến thực hành kế toán quản trị: Rom và Rohde (2006), Granlund (2011), Steve G. Suton (2006), Järvenpää (2007), Grabski và cộng sự (2011), Solmat Abbasi và cộng sự (2014). Như vậy, có thể thấy hệ thống ERP và việc thực hành kế toán chẳng hạn như áp dụng các kỹ thuật kế toán quản trị mới có tương quan với nhau, nhưng chưa đủ bằng chứng kết luận mức độ tương quan của chúng (Aernoudts và cộng sự, 2005). Về vai trò của nhân viên kế toán trong môi trường hệ thống hoạch định nguồn lực DN, thì tất cả các nghiên cứu đều xác nhận thực hiện ERP sẽ làm thay đổi vai trò người kế toán: Mike Newman và Chris Westrup (2005), Scapens và Jazayeri (2003), HsuehJu Chen và cộng sự (2011), Caglio (2003), Sayed (2006). 1.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố tác động đến các LI kế toán mà hệ thống ERP đem lại cho DN Các nghiên cứu nước ngoài thường tìm hiểu các vấn đề về LI kế toán chung trong các nghiên cứu về LI ERP đem lại cho DN. Do đó, số lượng nghiên cứu về LI kế toán trong hệ thống ERP rất ít. Vì vậy, trong phần tổng quan này, ngoài các nghiên cứu đề cập trực tiếp đến các nhân tố tác động LI kế toán trong hệ thống ERP, thì các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến LI DN trong hệ thống ERP; các nhân tố tác động đến hiệu quả ERP; giá trị ERP đem đến cho DN, hay các nhân tố tác động hệ thống thông tin kế toán trong hệ thống ERP cũng sẽ được đề cập. Giai đoạn nghiên cứu mà tác giả muốn tìm hiểu là giai đoạn sau triển khai, nhưng một số nghiên cứu ở giai đoạn triển khai cũng sẽ được trình bày vì các nhân tố ở giai đoạn triển khai sẽ có khả năng tiếp tục thể hiện sự ảnh hưởng của chúng ở giai đoạn sau triển khai. Các nghiên cứu này tập trung vào 4 nhân tố sau: Nhân tố chất lượng ERP: Majed AlMashari et al (2003), Hawking et al (2004), Spathis (2006), Oana Velcu (2007), ShihWei Chou và YuChieh Chang (2008), Lin HsiuFen (2010), Henri Teittinen et al (2013), Jiwat Ram et al (2013), Young Mok Haa và Hyung Jun Ahn (2014), Edith Galy và Mary Jane Sauceda (2014), Pedro Ruivo et al (2014). Nhân tố chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP: Hazar Daoud và Mohamed Triki (2013), Jiwat Ram et al (2013), Young Mok Haa và Hyung Jun Ahn (2014), Edith Galy và Mary Jane Sauceda (2014), Pedro Ruivo et al (2014). Nhân tố tổ chức: Majed AlMashari et al (2003), Hawking et al (2004), Gattiker và Goodhue (2004), David Gefen và Arik Ragowsky (2005), Spathis (2006), Oana Velcu (2007), ShihWei Chou và YuChieh Chang (2008), Hazar Daoud và Mohamed Triki (2013), Young Mok Haa và Hyung Jun Ahn (2014), Edith Galy et al (2014), Pedro Ruivo et al (2014). Nhân tố sự hài lòng của người dùng: Hawking et al (2004), Wagner et al (2011), Henri Teittinen et al (2013), Pedro Ruivo et al (2014). 1.3 Các nghiên cứu trong nước Nhìn chung các nghiên cứu về ERP tại Việt Nam có thể chia thành hai dòng nghiên cứu sau đây: (a) Các nghiên cứu chung về ERP và (b) Các nghiên cứu về kế toán trong hệ thống ERP. 1.3.1 Các nghiên cứu chung về ERP Các nghiên cứu chung về ERP bao gồm việc Nghiên cứu ứng dụng ERP vào giáo dục: Nguyễn Mạnh Toàn và Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2010); Xu hướng thay đổi ERP: Hồ Trung Thành và các cộng sự (2016); Các nghiên cứu về việc triển khai hệ thống ERP và các nhân tố tác động đến vấn đề này tại Việt Nam: Nguyễn Hoàng Hữu Thọ (2012), Ngô Phúc Hạnh (2013), Ngụy Thị Hiền và Phạm Quốc Trung (2013), Bùi Thị Thanh (2014), Võ Văn Nhị và cộng sự (2014), Nguyễn Duy Thanh (2015); Đo lường sự hữu hiệu của tổ chức kinh doanh trong ERP: Nguyễn Việt và Vũ Quốc Thông (2016).
- 7 1.3.2 Các nghiên cứu về kế toán trong hệ thống ERP Nghiên cứu mở đầu cho trào lưu này là luận án tiến sỹ của Nguyễn Bích Liên (2012). Bên cạnh đó, một số tác giả kết hợp giữa nghiên cứu về hành vi và nghiên cứu về kế toán trong hệ thống ERP: Phạm Trà Lam (2018), Lương Đức Thuận (2019). Một số nghiên cứu khác: Nguyễn Phước Bảo Ấn (2018), Bùi Quang Hùng (2019). 1.4 Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu Các khe hổng nghiên cứu cụ thể như sau: Trên thế giới, các nghiên cứu về hệ thống ERP ở giai đoạn sau triển khai còn rất hạn chế, còn tại Việt Nam các nghiên cứu về ERP hầu như không làm rõ giai đoạn trong vòng đời hệ thống ERP khi thực hiện nghiên cứu. Đa số các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới đều tập trung vào giai đoạn triển khai hệ thống. Các nghiên cứu về LI tổng thể ERP đem lại cho DN đã được thực hiện rất nhiều. Trong khi đó, các nghiên cứu về các LI đặc thù như LI kế toán ERP đem lại cho DN thường ít được đề cập. Dựa vào phần tổng quan, có thể thấy nhiều tác giả cho rằng chưa đủ các bằng chứng kết luận về mối quan hệ giữa hệ thống ERP và việc thực hành kế toán chẳng hạn việc áp dụng các kỹ thuật kế toán quản trị tiên tiến. Liên quan trực tiếp tới hướng nghiên cứu của đề tài thì tác giả chưa tìm thấy một nghiên cứu nào xem xét các nhân tố ở giai đoạn sau triển khai tác động đến LI kế toán ERP đem lại cho DN. LI kế toán ERP đem lại cho DN là một LI đặc thù, chưa có bằng chứng cho thấy rằng các LI kế toán ERP đem lại cho DN cũng sẽ bị điều chỉnh bởi các nhân tố tác động đến LI tổng thể ERP; hiệu quả, giá trị ERP mang lại cho DN hay hệ thống thông tin kế toán trong hệ thống ERP. Vì vậy, việc kiểm tra xem liệu những nhân tố này có thực sự tác động đến các LI kế toán trong hệ thống ERP hay không là một điều cần thiết. Các nghiên cứu chỉ mới quan tâm các hành vi biểu hiện của nhân viên trong DN sử dụng ERP mà chưa tìm hiểu tại sao họ lại có các biểu hiện như vậy. Số lượng các nghiên cứu về ERP tại Việt Nam còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực kế toán. Do đó, hướng nghiên cứu của luận án sẽ là tìm hiểu xem các nhân tố nào ở giai đoạn sau triển khai hệ thống ERP tác động đến các LI kế toán trong hệ thống ERP tại các DN Việt Nam. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Giới thiệu 2.2 Tổng quan về hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP Enterprise Resource Planning) 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của ERP
- 8 2.2.2 Khái niệm ERP Giống như nhiều lĩnh vực trong hệ thống thông tin, ERP có nhiều định nghĩa khác nhau, dựa vào cách thức tiếp cận. Tuy nhiên không có quá nhiều sự khác biệt giữa các định nghĩa này (Majed AlMashari và cộng sự, 2003). Theo Rashid & Cộng sự (2002), hệ thống hoạch định nguồn lực DN hoặc hệ thống DN là hệ thống phần mềm để quản lý DN, bao gồm các module hỗ trợ các lĩnh vực chức năng như lập kế hoạch, sản xuất, bán hàng, tiếp thị, phân phối, kế toán, tài chính, quản lý nhân sự, quản lý dự án, quản lý hàng tồn kho, dịch vụ và bảo trì, vận chuyển và kinh doanh điện tử. Cách thiết kế của hệ thống ERP tạo điều kiện tích hợp các module cho các bộ phận riêng lẻ trong toàn DN, cung cấp luồng thông tin giữa tất cả các chức năng trong DN theo phương thức nhất quán. Hệ thống ERP cho phép các công ty thực hiện một hệ thống tích hợp duy nhất bằng cách thay thế hoặc tái thiết kế hệ thống thông tin sẵn có của họ. 2.2.3 Các đặc điểm của ERP Theo Rashid & Cộng sự (2002), một hệ thống ERP được yêu cầu phải có các đặc điểm sau: Thiết kế module bao gồm nhiều module kinh doanh riêng biệt; Sử dụng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chung tập trung; Các module được tích hợp và cung cấp luồng dữ liệu liền mạch giữa các module, tăng tính minh bạch của các hoạt động thông qua các giao diện tiêu chuẩn; Phức tạp với chi phí cao; Cung cấp các thực hành kinh doanh tốt nhất; Tốn thời gian cho việc thiết lập cấu hình và chỉnh sửa; Hoạt động trong thời gian thực bằng cách trực tuyến và có khả năng xử lý hàng loạt; Có khả năng kết nối Internet. 2.2.4 LI của ERP Theo Shang và Seddon (2002), thang đo LI Enterprise System ES (ES là một khái niệm rộng hơn ERP. Nó có thể bao gồm ERP, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý quan hệ khách hàng...) gồm 5 chiều LI: hoạt động, quản lý, chiến lược, cơ sở hạ tầng CNTT và tổ chức. 2.2.5 Hạn chế của ERP Thứ nhất, việc ứng dụng ERP là không như nhau ở mọi DN. Các DN lớn thường đạt được hiệu quả cao hơn so với các DN nhỏ (Shehab và cộng sự, 2004). Thứ hai, chưa có một tiêu chuẩn thống nhất cho các hệ thống ERP. Hạn chế thứ ba của việc ứng dụng ERP là sự khác biệt hay nói cách khác là khoảng cách giữa yêu cầu của tổ chức sử dụng ERP về các vấn đề tổ chức dữ liệu, xử lý và nội dung cũng như hình thức thông tin cung cấp với các chức năng được cung cấp bởi phần mềm ERP. Bên cạnh đó trong hệ thống ERP, các hoạt động gian lận đối với thông tin, hay tài sản của DN có thể xảy ra tinh vi hơn khi người dùng biết lợi dụng công nghệ kỹ thuật cao để thực hiện. 2.2.6 Các giai đoạn của vòng đời hệ thống ERP
- 9 2.3 Hệ thống thông tin kế toán trong hệ thống ERP Trong kỷ nguyên của hệ thống ERP, AIS (Accounting Information System – Hệ thống thông tin kế toán) đã trở nên mạnh mẽ hơn. Số lượng các thông tin do AIS cung cấp đã trở nên quan trọng hơn cho việc ra các quyết định, dữ liệu được cập nhật liên tục và hữu ích cho việc xử lý thông tin. Nhiệm vụ của AIS trong hệ thống ERP đã thay đổi từ việc chỉ cung cấp các thông tin khuôn mẫu, tài chính thông thường đến việc cung cấp thông tin với phạm vi rộng hơn. ERP cũng giúp thực hiện các kỹ thuật kế toán quản trị mới để đáp ứng các nhu cầu nội bộ trong công ty. Do đó, AIS có thể cung cấp cả thông tin kế toán lịch sử và thông tin kế toán dự báo giúp hỗ trợ kế toán tài chính, kiểm soát quản lý và phân tích tài chính. Từ đó, AIS góp phần việc nâng cao hiệu quả DN (Hazar Daoud và Mohamed Triki, 2013). Như vậy, AIS trong hệ thống ERP có rất nhiều khác biệt so với AIS đơn thuần trước kia. Về cơ bản, hầu hết các nhà nghiên cứu và thực hành ERP đều xác nhận AIS trong hệ thống ERP mạnh mẽ hơn nhiều so với AIS truyền thống. 2.4 Lợi ích kế toán trong hệ thống ERP LI kế toán trong hệ thống ERP là những điều có ích, những tác động tích cực mà hệ thống ERP đem lại cho kế toán của DN. 2.5 Các lý thuyết nền cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu Luận án áp dụng ba lý thuyết nền gồm mô hình sự thành công của hệ thống thông tin, lý thuyết mạng lưới nhân tố, và lý thuyết những khả năng phát triển. Trong đó, mô hình sự thành công hệ thống thông tin của D & M (2003) là lý thuyết quan trọng nhất giúp tác giả hình thành nên mô hình nghiên cứu của luận án. 2.6 Khái niệm các nhân tố 2.6.1 Chất lượng ERP Theo Lin HsiuFen (2010), Chất lượng ERP gồm chất lượng hệ thống ERP và chất lượng thông tin. Vì hướng nghiên cứu của luận án liên quan đến các LI kế toán, nên Chất lượng ERP sẽ bao gồm chất lượng hệ thống ERP và chất lượng thông tin kế toán do hệ thống ERP cung cấp. 2.6.1.1 Chất lượng hệ thống ERP Chất lượng hệ thống ERP đề cập đến các đặc điểm kỹ thuật và vận hành của một hệ thống ERP trong quá trình sử dụng. 2.6.1.2 Chất lượng thông tin kế toán Chất lượng thông tin kế toán là các đặc điểm thông tin đầu ra phân hệ kế toán của một hệ thống ERP. 2.6.2 Chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP Chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP đại diện cho chất lượng của sự hỗ trợ mà người dùng nhận được từ DN cung cấp giải pháp ERP, chẳng hạn như đào tạo, đường dây nóng, hoặc trợ giúp khi cần. 2.6.3 Tổ chức 2.6.3.1 Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh của DN giai đoạn sau triển khai là việc kiểm soát, kiểm tra, đánh giá cẩn thận, liên tục các hoạt động hoặc các nhiệm vụ có liên quan với nhau hoặc cùng trong một cấu trúc của DN trong hệ thống ERP ở giai đoạn sau triển khai, qua đó
- 10 thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết nhằm đảm bảo quy trình kinh doanh phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của DN. 2.6.3.2 Sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao Sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao giai đoạn sau triển khai là việc tiếp tục cho thấy sự quan tâm và hứng thú, sẵn sàng hỗ trợ, và tham gia trực tiếp nếu cần thiết vào hoạt động của hệ thống ERP giai đoạn sau triển khai của những nhà lãnh đạo DN ở cấp cao nhất nhằm giúp hệ thống ERP tại DN hoạt động hiệu quả. 2.6.4 Sự hài lòng của người dùng ERP trong DN Sự hài lòng của người dùng ERP trong DN cho thấy sự thỏa mãn về hệ thống ERP của các đối tượng có công việc liên quan đến hệ thống ERP trong DN khi sử dụng hệ thống ERP thực hiện công việc của mình. 2.7 Tổng hợp các nhân tố tác động được dùng để xem xét trong luận án CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu 3.2 Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 3.2.1 Khung nghiên cứu
- 11 3.2.2 Quy trình nghiên cứu 3.3 Thiết kế nghiên cứu sơ bộ 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sơ bộ gồm: Nghiên cứu sơ bộ định tính được dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu, phương pháp định tính được thực hiện thông qua công cụ thảo luận nhóm chuyên gia và thảo luận tay đôi các đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và giá trị các thang đo đã thiết kế và điều chỉnh cho phù hợp các DN Việt Nam, phương pháp định lượng được thực hiện thông qua hai kỹ thuật phân tích dữ liệu là Cronbach Alpha và EFA. 3.3.2 Nghiên cứu sơ bộ định tính
- 12 Bước nghiên cứu này được tác giả thực hiện sau khi có được kết quả từ việc tổng kết lý thuyết từ các nghiên cứu trước và các lý thuyết nền có liên quan. Với các nghiên cứu được lựa chọn là các nghiên cứu công bố trên các tạp chí uy tín của nước ngoài, trong giai đoạn từ 2002 đến 2016, tác giả xây dựng nên mô hình nghiên cứu dự kiến và thang đo các khái niệm nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả sẽ sử dụng công cụ thảo luận nhóm với các chuyên gia để hoàn thiện mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến LI kế toán trong hệ thống ERP và thang đo các khái niệm nghiên cứu thông qua sự trao đổi quan điểm (thang đo nháp đầu). Công cụ thảo luận nhóm được sử dụng vì nó: (1) cho phép nhiều thành viên tham gia; (2) tạo ra môi trường tương tác: thảo luận và tranh cãi giúp kích thích các ý tưởng mới, những lý do chi tiết giải thích sự tác động các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Để tăng độ tin cậy cho thang đo các khái niệm nghiên cứu trong luận án, sau khi thảo luận nhóm với các chuyên gia, trên cơ sở thang đo đã được điều chỉnh theo ý kiến các chuyên gia (nếu có), tác giả sẽ thực hiện thảo luận tay đôi với kế toán trưởng các DN đã vận hành HT ERP từ 1 đến 3 năm để hoàn thành thang đo nháp cuối. Trong bước này, tác giả sẽ sử dụng kỹ thuật đánh giá sự thích hợp nội dung trong quy trình phát triển thang đo của MacKenzie, Podsakoff và Fetter (1991). 3.3.2.1 Mẫu nghiên cứu Mẫu được chọn cho việc thảo luận nhóm với các chuyên gia là mẫu cho nhóm thực thụ bao gồm khoảng tám đến mười thành viên tham gia thảo luận (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Luận án dự kiến sẽ thực hiện thảo luận nhóm chuyên gia với: (1) các giảng viên giảng dạy về ERP, (2) các chuyên gia từ các DN cung cấp HT ERP, (3) kế toán trưởng hoặc giám đốc tại DN đang vận hành HT ERP. Bước này sẽ giúp hoàn thiện mô hình nghiên cứu và hình thành thang đo nháp đầu các khái niệm nghiên cứu. Mẫu được chọn cho việc thảo luận tay đôi với các đối tượng nghiên cứu là mẫu lý thuyết. Quy trình chọn mẫu lý thuyết được tiến hành bằng cách lựa chọn từng đối tượng nghiên cứu cho đến khi nào đạt tới điểm bão hòa. Đối tượng nghiên cứu là các DN đã vận hành hệ thống ERP từ 1 đến 3 năm, nên đối tượng thảo luận tay đôi sẽ là kế toán trưởng các DN này. Bước này sẽ giúp hoàn thành thang đo nháp cuối. 3.3.2.2 Công cụ xử lý dữ liệu Theo Cresswell (2012), việc áp dụng quy trình phân tích dữ liệu định tính bao gồm 6 bước như sau: Bước 1: Sắp xếp và chuẩn bị dữ liệu Bước 2: Đọc lại toàn bộ dữ liệu. Bước 3: Bắt đầu phân tích bằng cách mã hoá dữ liệu. Bước 4: Sử dụng dữ liệu đã được mã hoá để tổng hợp câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu. Bước 5: Giải thích và trình bày ý nghĩa của dữ liệu dựa trên cơ sở lý thuyết đã được lập trong chương 2. So sánh các phát hiện từ cuộc phỏng vấn với thông tin dữ liệu thu được trong suốt quá trình ghi chép và nghiên cứu của mình. Bước 6: Xác nhận tính hợp lý của các phát hiện trong nghiên cứu, thể hiện thông qua tiêu chí xác nhận độ tin cậy và tính đáng tin cậy của một quá trình xác minh. 3.3.3 Nghiên cứu sơ bộ định lượng Bước nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra độ tin cậy và giá trị các thang đo đã thiết kế và điều chỉnh cho phù hợp các DN Việt Nam. 3.3.3.1 Mẫu nghiên cứu Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua việc khảo sát trực tiếp các đối tượng: kế toán trưởng hoặc giám đốc tại DN đã vận hành hệ thống ERP từ 1 đến 3 năm dựa trên bảng câu hỏi với cỡ mẫu khoảng 100 DN tại Việt Nam có hệ thống ERP đã vận hành hệ thống ERP từ 1 đến 3 năm theo phương pháp phát triển mầm. 3.3.3.2 Công cụ xử lý dữ liệu
- 13 Luận án sử dụng hai kỹ thuật phân tích dữ liệu chính bao gồm phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. 3.4 Thiết kế nghiên cứu chính thức Phần này sẽ trình bày cụ thể các vấn đề trong nghiên cứu chính thức bao gồm phương pháp nghiên cứu cụ thể sử dụng, cách chọn mẫu nghiên cứu và công cụ xử lý dữ liệu. 3.4.1 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu chính thức cũng sử dụng phương pháp định lượng dạng khảo sát. 3.4.2 Mẫu nghiên cứu Mô hình nghiên cứu có 7 thang đo với 50 biến quan sát. Chọn k = 5; n = 5 (50) = 250 (mức tối thiểu). Do đó, luận án sử dụng kích thước mẫu là 300 mẫu theo phương pháp phát triển mầm (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). 3.4.3 Công cụ xử lý dữ liệu Phương pháp phân tích dữ liệu chính ở giai đoạn này sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để phân tích mối quan hệ giữa các biến. Tuy nhiên, trước khi thực hiện SEM cần thực hiện phân tích lại độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA với dữ liệu thu thập từ nghiên cứu chính thức (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011), sau đó thực hiện phân tích nhân tố khẳng định (CFA). 3.5 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 3.5.1 Giả thuyết nghiên cứu 3.5.1.1 Tác động của Chất lượng thông tin kế toán đến sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP H1: chất lượng thông tin kế toán có sự tác động dương đến Sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP. 3.5.1.2 Tác động của Chất lượng hệ thống ERP đến sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP H2: chất lượng hệ thống ERP có sự tác động dương đến Sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP. 3.5.1.3 Tác động của Chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP đến sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP H3: chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP có sự tác động dương đến Sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP. 3.5.1.4 Tác động của sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP đến các LI kế toán trong hệ thống ERP H4: Sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP có sự tác động dương đến các LI kế toán trong hệ thống ERP. 3.5.1.5 Tác động của Chất lượng thông tin kế toán đến các LI kế toán trong hệ thống ERP H5: chất lượng thông tin kế toán có sự tác động dương đến các LI kế toán trong hệ thống ERP. 3.5.1.6 Tác động của chất lượng hệ thống ERP đến các LI kế toán trong hệ thống ERP H6: chất lượng hệ thống ERP có sự tác động dương đến các LI kế toán trong hệ thống ERP. 3.5.1.7 Tác động của chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP đến các LI kế toán trong hệ thống ERP H7: chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP có sự tác động dương đến các LI kế toán trong hệ thống ERP 3.5.1.8 Tác động của sự tiếp tục hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao đến các LI kế toán trong hệ thống ERP
- 14 H8: Sự tiếp tục hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao có sự tác động dương đến các LI kế toán trong hệ thống ERP 3.5.1.9 Tác động của Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh tại DN đến các LI kế toán trong hệ thống ERP H9: Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh tại DN có sự tác động dương đến các LI kế toán trong hệ thống ERP 3.5.1.10 Các yếu tố kiểm soát liên quan đến các LI kế toán trong hệ thống ЕRP Căn cứ vào lý thuyết những khả năng phát triển, luận án sẽ xem xét nhân tố Những tiến bộ công nghệ thông tin DN áp dụng làm nhân tố kiểm soát trong mô hình NC luận án. 3.5.2 Mô hình nghiên cứu 3.6 Thang đo các nhân tố nghiên cứu 3.6.1 Thang đo LI kế toán trong hệ thống ERP Thang đo các LI kế toán trong hệ thống ERP tại các DN Việt Nam được đề xuất trong luận án là thang đo các LI kế toán trong hệ thống ERP của Kanellou và Spathis (2013). Đồng thời, tác giả đề xuất thêm vào thang đo này khía cạnh LI kế toán về mặt vai trò nhân viên kế toán gồm 1 biến quan sát ERP nâng cao vai trò nhân viên kế toán trong DN, từ việc tập trung vào các công việc kế toán trở thành chuyên gia tư vấn và các nhà phân tích. 3.6.2 Thang đo chất lượng thông tin kế toán Thang đo chất lượng thông tin kế toán trong luận án được kế thừa từ thang đo đề xuất đo lường khái niệm chất lượng thông tin của DeLone và McLean (2016) và kết hợp thêm một số biến quan sát từ thang đo của Sedera và cộng sự (2004). 3.6.3 Thang đo Chất lượng hệ thống ERP Tương tự như khái niệm nghiên cứu chất lượng thông tin kế toán, tác giả sẽ sử dụng thang đo đề xuất của DeLone và McLean (2016) về chất lượng hệ thống làm thang đo chính trong luận án này và kết hợp với thang đo của Sedera và cộng sự (2004). 3.6.4 Thang đo chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP
- 15 Luận án sẽ sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ được đề xuất của DeLone và McLean (2016). 3.6.5 Thang đo Sự tiếp tục hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao Luận án sẽ sử dụng thang đo của Young Mok Haa, Hyung Jun Ahn (2014). 3.6.6 Thang đo Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh tại DN Tác giả sẽ sử dụng thang đo của Young Mok Haa, Hyung Jun Ahn (2014). 3.6.7 Thang đo Sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP Thang đo sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP trong luận án được kế thừa từ thang đo của Bradford và Florin (2003). 3.6.8 Thang đo biến kiểm soát Những tiến bộ công nghệ thông tin DN áp dụng Theo sự tìm hiểu của tác giả, thì thang đo cho nhân tố này chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đây. Vì vậy, tác giả đề xuất thang đo cho nhân tố Những tiến bộ công nghệ thông tin DN áp dụng gồm ba biến quan sát. 3.6.9 Tổng hợp thang đo các khái niệm nghiên cứu CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. Giới thiệu 4.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ 4.2.1 Kết quả nghiên cứu định tính 4.2.1.1 Đánh giá về mô hình và giả thuyết nghiên cứu Dựa trên mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu mà tác giả đề xuất, 7/9 chuyên gia đồng ý với mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu này, chiếm tỷ lệ 77,78%. 2 chuyên gia còn lại không đưa ra ý kiến về vấn đề này. Như vậy, thông qua kết quả nghiên cứu định tính, mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu theo ý kiến chuyên gia được xem là phù hợp với đặc thù các DN Việt Nam. 4.2.1.2 Đánh giá về thang đo các khái niệm nghiên cứu Bảng 4.1 Kết quả tổng hợp thang đo sau khi thảo luận nhóm chuyên gia Thang đo sau khi thực hiện nghiên cứu Số biến thang đo Thang đo định tính gốc Số lượng Thay đổi Loại 1 biến quan sát, điều chỉnh 5 LI kế toán trong 17 18 biến quan sát, thêm vào 2 biến quan hệ thống ERP sát. chất lượng thông Loại 2 biến quan sát, điều chỉnh 1 9 7 tin kế toán biến quan sát. chất lượng hệ 12 10 Loại 2 biến quan sát. thống ERP chất lượng dịch vụ của DN cung cấp 5 5 Không điều chỉnh. giải pháp ERP Sự tiếp tục hỗ trợ của lãnh đạo cấp 3 3 Điều chỉnh 1 biến quan sát. cao Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh tại 4 4 Điều chỉnh 1 biến quan sát. DN Sự hài lòng của 1 3 Thêm vào 2 biến quan sát. người dùng trong
- 16 hệ thống ERP Những tiến bộ công nghệ thông tin 3 3 Không điều chỉnh. DN áp dụng (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Để tăng độ tin cậy cho thang đo các khái niệm nghiên cứu, sau khi có được thang đo điều chỉnh theo ý kiến chuyên gia, tác giả sẽ thực hiện phỏng vấn tay đôi với kế toán trưởng các DN đã vận hành hệ thống ERP từ 1 đến 3 năm dựa trên thang đo đã điều chỉnh này với kỹ thuật đánh giá sự thích hợp nội dung trong quy trình phát triển thang đo của MacKenzie, Podsakoff và Fetter (1991). Luận án thực hiện phỏng vấn tay đôi với 10 đối tượng nghiên cứu. Kết quả 80% người được phỏng vấn phân loại chính xác các biến quan sát vào đúng khái niệm nghiên cứu. Do đó, thang đo nháp cuối này được chấp nhận và chuyển qua bước nghiên cứu định lượng sơ bộ. 4.2.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ 4.2.2.1 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha 4.2.2.2 Kết quả kiểm định EFA Sau khi thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ, thang đo các khái niệm nghiên cứu đều đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Không có biến quan sát nào bị loại hay cần điều chỉnh gì thêm. 4.3 Mô hình nghiên cứu và thang đo các khái niệm nghiên cứu chính thức 4.3.1 Mô hình nghiên cứu chính thức Theo kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ đã trình bày, mô hình nghiên cứu (Sơ đồ 3.3) của luận án vẫn được giữ nguyên như đã trình bày ở chương 3, không có sự điều chỉnh gì thêm. 4.3.2 Thang đo các khái niệm nghiên cứu chính thức Về thang đo các khái niệm nghiên cứu và nhân tố kiểm soát, kết quả phỏng vấn nhóm các chuyên gia đã đề xuất một số sự thay đổi như điều chỉnh cách diễn giải biến quan sát trong thang đo, loại các biến quan sát không cần thiết hay thêm vào biến quan sát mới... nhằm làm cho thang đo các khái niệm nghiên cứu phù hợp với đặc điểm các DN Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ không thay đổi gì thang đo đã được điều chỉnh trong nghiên cứu định tính. 4.4 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức Tổng cộng 300 phiếu khảo sát đã được gởi đi, sau khi thu thập và kiểm tra thì 18 phiếu bị loại do cung cấp thông tin không đồng nhất, DN không phù hợp để tham gia khảo sát hoặc trả lời không đủ số câu hỏi. Như vậy, mẫu khảo sát cuối cùng là 282 đơn vị, thỏa mãn lớn hơn 250 mẫu cần thiết cho mô hình nghiên cứu của luận án để chạy SEM. 4.4.1 Thống kê mô tả 4.4.2 Kiểm định thang đo Theo Hair J. và cộng sự (2016), quy trình phân tích mô hình SEM bao gồm 4 bước: Bước 1: Kiểm định chất lượng thang đo (Scale test); Bước 2: phân tích nhân tố khám phá (EFA); Bước 3: phân tích nhân tố khẳng định (CFA); Bước 4: phân tích cấu trúc tuyến tính để kiểm định giả thuyết. 4.4.2.1 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Kết quả cho thấy thang đo chất lượng thông tin kế toán có hệ số Cronbach’s Alpha 0,875 > 0,6, tuy nhiên biến quan sát Thông tin kế toán do hệ thống ERP cung cấp là thông dụng với DN tôi có hệ số tương quan biến tổng là 0,127 0,6, tuy nhiên 3 biến quan sát là Việc sử dụng hệ thống ERP đơn giản; Việc học hỏi hệ thống ERP đơn giản; Khi DN tôi cần, HT ERP có thể dễ dàng thay đổi hay cải tiến có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là 0,232; 0,219; 0,050
- 17 thống ERP. Thực hiện kiểm định lại sau khi đã loại ba biến này, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,897 và các hệ số tương quan biến tổng đều đạt yêu cầu lớn hơn 0,3. Các thang đo còn lại đều đạt độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến tổng đều đạt yêu cầu lớn hơn 0,3. Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo này đều lớn hơn 0,6. Vì vậy, tất cả các biến quan sát của các thang đo này sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Thực hiện trao đổi với các chuyên gia về việc loại các biến quan sát này. Các chuyên gia giải thích rằng, vì mẫu của luận án đa số là các DN có quy mô vừa, với nhân viên tại các DN ở quy mô này, trình độ chuyên môn chưa cao, chỉ mới được tiếp cận với hệ thống ERP, nên nhiều thông tin kế toán do hệ thống ERP còn phức tạp, chưa thông dụng với họ. Tương tự như vậy, hệ thống ERP không hề dễ sử dụng và học hỏi với họ, mà các nhân viên này thường cần nhiều thời gian để làm quen và nắm được cách sử dụng hệ thống. Đồng thời, các chuyên gia cũng đồng ý việc hệ thống ERP không hề dễ dàng tùy chỉnh hoặc cải tiến theo yêu cầu của các công ty, vì nó liên quan đến các quy trình kinh doanh và có sự tích hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong toàn DN, nên một sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng cần điều chỉnh lại toàn bộ quy trình kinh doanh trong DN. Vì vậy, các chuyên gia đồng ý việc loại bốn biến quan sát này. 4.4.2.2 Kết quả kiểm định EFA Dựa vào ma trận xoay nhân tố Rotated Component Matrix, có thể thấy các biến quan sát trong hai thang đo LI kế toán về mặt hoạt động (thời gian) và thang đo LI kế toán về mặt hoạt động (chi phí) đã hội tụ về thành một thang đo duy nhất. Các thang đo còn lại đều có các biến quan sát hội tụ về đúng như cơ sở lý thuyết tác giả đã đề xuất, vì vậy sẽ được giữ nguyên. Thực hiện trao đổi với các chuyên gia về việc 3 biến LITG1, LITG2, và LICP1 hội tụ về cùng nhóm, các chuyên gia giải thích rằng vì đối tượng trả lời khảo sát là lãnh đạo (kế toán trưởng hoặc giám đốc) tại DN nên khi thấy LI về việc giảm thời gian các hoạt động, họ nhận diện điều này sẽ dẫn tới giảm nhân sự nên họ có xu hướng chọn các biến quan sát này chung nhóm. Điều này cũng không mâu thuẫn lý thuyết vì chúng đều là LI kế toán về mặt hoạt động. Vì vậy, thang đo bậc hai LI kế toán trong hệ thống ERP từ 6 thang đo đơn hướng ban đầu, sẽ còn 5 thang đo. Trong đó, các biến quan sát trong hai thang đo LI kế toán về mặt hoạt động (thời gian) và thang đo LI kế toán về mặt hoạt động (chi phí) sẽ được gộp chung và được đặt tên là LI kế toán về mặt hoạt động. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo mới này là 0,803, hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. 4.4.2.3 Kết quả kiểm định CFA Pvalue
- 18 Biến HT (chất lượng hệ thống ERP), TT (chất lượng thông tin kế toán), DV (chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP) tác động đến HL (Sự hài lòng của người dùng trong hệ thống ERP) cùng chiều, có ý nghĩa thống kê (P value
- 19 Trong giai đoạn sau triển khai, mức độ tác động tổng cộng của chất lượng hệ thống ERP đến LI kế toán trong hệ thống ERP ở vị trí thứ 2 (18,97%). Sự hài lòng của người dùng trong hệ thống ERP và chất lượng thông tin kế toán có cùng mức độ tác động đến biến phụ thuộc (17,37%) và xếp ở vị trí thứ 4. Cuối cùng là ở giai đoạn sau triển khai chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP chỉ có tác động gián tiếp tới các LI kế toán trong hệ thống ERP thông qua Sự hài lòng của người dùng trong hệ thống ERP nên có mức độ tác động thấp nhất (6,87%). Thực hiện trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực ERP về những kết quả nghiên cứu của luận án, các chuyên gia đều đánh giá kết quả nghiên cứu của luận án là phù hợp với điều kiện thực tế giai đoạn sau triển khai hệ thống ERP tại các DN Việt Nam. Kế toán trong hệ thống ERP khác với kế toán trong hệ thống thông tin truyền thống đó là việc hạch toán kế toán không còn là điểm bắt đầu mà là điểm tiếp nối của một chuỗi quá trình trong DN để tạo ra thông tin, việc hạch toán kế toán không còn chỉ bắt đầu tại phòng kế toán, mà có thể bắt đầu ngay tại bộ phận phát sinh hoạt động. Cách hạch toán các bút toán thì ngoài các quan hệ đối ứng như trước kia còn có thêm các bút toán trung gian khác, nhằm mục đích ghi nhận các thao tác nghiệp vụ trong quy trình sản xuất kinh doanh vào hệ thống. Vì vậy, các quy trình kinh doanh cần được thiết kế để phản ánh đầy đủ các hoạt động tại DN, sao cho việc hạch toán kế toán được hiệu quả, qua đó giúp DN đạt được các LI về mặt kế toán mà hệ thống ERP mang lại cho DN. Mặc dù các quy trình kinh doanh tại DN đã được thiết lập trong giai đoạn triển khai hệ thống ERP, tuy nhiên trong giai đoạn sau triển khai, việc hoàn thiện các quy trình kinh doanh này là vô cùng cần thiết. Vì tính chất to lớn của hệ thống ERP nên sẽ có những thiếu sót xảy ra trong quá trình triển khai hệ thống, cần thực hiện chỉnh sửa những vấn đề đó trong giai đoạn sau triển khai. Đồng thời, những thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại DN sẽ gắn với việc điều chỉnh, hoàn thiện lại các quy trình kinh doanh sao cho phù hợp những thay đổi đó. Do liên quan trực tiếp tới hoạt động kế toán nên việc hoàn thiện các quy trình kinh doanh tại DN giai đoạn sau triển khai có tác động mạnh nhất tới các LI kế toán trong hệ thống ERP là hoàn toàn hợp lý. Rất nhiều vấn đề trong việc triển khai hệ thống ERP giai đoạn sau triển khai chỉ có thể được thực hiện nếu có sự hỗ trợ từ lãnh đạo cấp cao. Chẳng hạn, việc hoàn thiện quy trình kinh doanh tại DN là không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ từ lãnh đạo cấp cao. Sự thiếu hỗ trợ từ lãnh đạo cấp cao là nguyên nhân làm nhiều khó khăn trong giai đoạn sau triển khai hệ thống ERP tại các DN không thể giải quyết được, dẫn tới thất bại của nhiều DN triển khai hệ thống ERP dù họ đã rất thành công giai đoạn thực hiện ban đầu. Vì tầm quan trọng của mình, nên nhân tố này có mức độ tác động đến các LI kế toán trong hệ thống ERP xếp ở vị trí thứ 2. Mức độ tác động trực tiếp của nhân tố Sự hài lòng của người dùng trong hệ thống ERP đến các LI kế toán trong hệ thống ERP chỉ đứng ở vị trí thứ 3, trên chất lượng hệ thống ERP và chất lượng thông tin kế toán, vì sự hài lòng người dùng hệ thống ERP luận án chọn là sự hài lòng của nhân viên về hệ thống ERP liên quan đến xử lý công việc của họ. Nên việc sử dụng hệ thống ERP là bắt buộc đối với các nhân viên này, dù hài lòng hay không, các nhân viên cũng cần đáp ứng các yêu cầu trong việc sử dụng hệ thống ERP để hoàn thành công việc của mình, vì vậy các LI kế toán hệ thống ERP đem lại cho DN không chịu ảnh hưởng lớn bởi sự hài lòng của các nhân viên thực hiện. Chất lượng hệ thống ERP và chất lượng thông tin kế toán có ít sự tác động vào các LI kế toán trong hệ thống ERP giai đoạn sau triển khai, vì hai nhân tố này thường được thiết lập, hoàn thiện trong giai đoạn triển khai hệ thống, do đó tác động của hai nhân tố này đến các LI kế toán hệ thống ERP đem lại cho DN chủ yếu diễn ra trong giai đoạn triển khai hệ thống. Sang giai đoạn sau triển khai, chất lượng hệ thống và chất lượng thông tin lúc này đã tương đối hoàn thiện, nên hai nhân tố này đã không còn tác động nhiều đến các LI kế toán trong hệ thống ERP. Trong giai đoạn sau triển khai, nhân tố Sự hài lòng của người dùng trong hệ thống ERP ngoài việc tác động trực tiếp đến các LI kế toán trong hệ thống ERP, nó còn là biến trung gian giúp tăng mức độ tác động tổng của nhân tố chất lượng hệ thống ERP và chất lượng thông tin kế toán đến biến phụ thuộc. Ngoài ra, nhân tố chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp
- 20 ERP có tác động gián tiếp đến các LI kế toán trong hệ thống ERP cũng thông qua biến trung gian này. Điều này phù hợp với mô hình của D & M (2003), khi sự hài lòng của người dùng đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa chất lượng hệ th ống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ và LI thuần của một hệ thống thông tin. 4.5.2 Bàn luận về các giả thuyết nghiên cứu bị bác bỏ Giả thuyết H7 được xuất phát từ mô hình sự thành công của hệ thống thông tin D & M (2003). Mặc dù mô hình gốc không đề cập đến mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và LI thuần nhưng Petter và cộng sự (2008) đã đề xuất việc kiểm tra mọi mối quan hệ trong mô hình D & M (2003) là điều cần thiết trong điều kiện đặc thù từng loại hệ thống thông tin khác nhau. Tuy nhiên, trong chính bài báo này (nghiên cứu đo lường sự thành công của hệ thống thông tin, bàn về các vấn đề trong mô hình D & M (2003)), Petter và cộng sự (2008) với phương pháp metaanalysis cũng đã kết luận ở đơn vị phân tích tổ chức, chưa đủ bằng chứng cho thấy có sự tác động của chất lượng dịch vụ đến LI thuần. Thực hiện phỏng vấn chuyên gia về việc bác bỏ giả thuyết này, các chuyên gia đã giải thích vì giai đoạn nghiên cứu của luận án là giai đoạn sau triển khai hệ thống ERP, khi hệ thống ERP đã đi vào ổn định. Những hỗ trợ mang lại trực tiếp LI kế toán cho DN như: huấn luyện, đào tạo, tài liệu hệ thống... đã được các DN cung cấp giải pháp ERP thực hiện trong giai đoạn triển khai hệ thống. Vì vậy, trong giai đoạn sau triển khai, những hỗ trợ của DN cung cấp giải pháp ERP chỉ còn mang tính duy trì những LI này, hỗ trợ sử dụng hệ thống ERP hiệu quả cho người dùng tại DN. Do đó, trong giai đoạn sau triển khai, chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP chỉ có tác động gián tiếp đến các LI kế toán trong hệ thống ERP thông qua sự hài lòng của người dùng trong hệ thống ERP, chứ không còn tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc này. Vì vậy, kết quả nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp trong thực tiễn hệ thống ERP tại các DN Việt Nam giai đoạn sau triển khai. 4.5.3 Bàn luận về kết quả kiểm tra các biến kiểm soát Kết quả kiểm định SEM cho thấy trong giai đoạn sau triển khai, cả ba biến quan sát trong thang đo biến kiểm soát đều có tác động tích cực đến LI kế toán hệ thống ERP mang lại cho DN, có ý nghĩa thống kê (P value
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 304 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 181 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn