intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Cổ phần xây dựng Công nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Cổ phần xây dựng Công nghiệp Việt Nam" trình bày các nội dung: Lý luận về năng lực cạnh tranh và giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Thực trạng năng lực cạnh tranh và giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam; Hoàn thiện giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Cổ phần xây dựng Công nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH PHẠM THANH THỦY GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2023
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. PHẠM THỊ THANH HÕA 2. PGS,TS. PHẠM TIẾN ĐẠT Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồngchấm Luận án cấp Học viện họp tại: Vào hồi: giờ phút, ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thƣ viện quốc gia - Thƣ viện Học Viện Tài Chính
  3. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng nên các DN nước ngoài vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều khiến cho các DN Việt Nam phải cạnh tranh kịch kiệt hơn. Cho nên, việc tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam là một trong những công ty xây dựng lớn nhất Việt Nam, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như tư vấn thiết kế, xây lắp công nghiệp, cung cấp thiết bị… Vinaincon đã thi công nhiều công trình có quy mô vừa và lớn, có trọng điểm của đất nước. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển Tổng công ty đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên trong những năm gần đây năng lực cạnh tranh của Vinaincon bị giảm sút nhiều được thấy rõ qua thị phần chiếm lĩnh của Tổng công ty không được ổn định và thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thì liên tục bị âm. Mặt khác, thời gian qua các giải pháp tài chính được doanh nghiệp sử dụng như: giải pháp huy động vốn, giải pháp quản lý sử dụng vốn, giải pháp quản lý chi phí còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thực hiện được một cách đồng bộ khiến cho cơ cấu nguồn vốn chưa được cân đối, kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty tương đối thấp nên đã tác động làm năng lực cạnh tranh của Tổng công ty trong thời gian qua không được tốt. Xuất phát từ thực trạng trên, việc hoàn thiện các giải pháp tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Vinaincon là vô cùng cần thiết và ý nghĩa. Vì vậy NCS đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu luận án tiến sỹ của mình. 1
  4. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Việc nghiên cứu hiện tượng cạnh tranh có từ lâu và có nhiều lý thuyết về cạnh tranh được xuất hiện từ các trường phái nổi tiếng như lý thuyết cạnh tranh cổ điển, lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển, lý thuyết cạnh tranh hiện đại và các trường phái khác. Vì vậy vấn đề về năng lực cạnh tranh cũng sớm được quan tâm và được nghiên cứu theo nhiều quan điểm khác nhau. a. Năng lực cạnh tranh theo lý thuyết cạnh tranh cổ điển Đại diện tiêu biểu cho nhóm lý thuyết cổ điển về năng lực cạnh tranh là Adam Smith và David Ricardo. Trong tác phẩm nổi tiếng “The Wealth of Nations” hay “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của quốc gia” đề cập đến năng lực cạnh tranh toàn cầu do Adam Smith xuất bản năm 1776. Adam smith và David Ricardo cho rằng giá trị và giá trị sử dụng chứa đựng trong sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của sản phẩm. b. Năng lực cạnh tranh theo quan điểm của Michael Eugene Porter - Tác phẩm “Chiến lược cạnh tranh” được xuất bản đầu tiên năm 1980 ông đã đưa ra mô hình gồm 5 áp lực cạnh tranh mà DN phải đối mặt là: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm năng, nhà cung cấp, khách hàng và sản phẩm thay thế, đây là trọng tâm trong lý thuyết cạnh tranh của Michael Porter. - Tiếp đó năm 1985, Micheal E. Porter xuất bản cuốn sách “lợi thế cạnh tranh” đây là sự bổ sung hoàn hảo cho tác phẩm tiên phong “Chiến lược cạnh tranh”. Trong cuốn sách, ông đưa ra khái niệm chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt động mà DN thực hiện để tạo ra giá trị cho khách hàng, ông cho rằng nguồn gốc then chốt của lợi thế cạnh tranh là sự khác nhau về chuỗi giá trị. - Cuốn sách cuối cùng trong bộ ba của Porter là “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” được xuất bản năm 1990. Cuốn sách giới thiệu mô hình kim cương, trong đó phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh đồng thời đánh giá một quốc gia hay vùng lãnh thổ có môi trường kinh doanh vi mô lành mạnh hay không. c. Năng lực cạnh tranh theo lý thuyết nguồn lực 2
  5. Lý thuyết nguồn lực cạnh tranh được đề xuất và phát triển bởi Wernerfelt. Ông đã đưa ra lý thuyết về nguồn lực của DN (Resource Based View of the firm – RBV) vào năm 1984. Năng lực cạnh tranh theo lý thuyết nguồn lực đã đề cao vai trò của yếu tố nội tại – nguồn lực của DN sở hữu khi xây dựng chiến lược kinh doanh. d. Năng lực cạnh tranh theo quan điểm từ lý thuyết năng lực Lý thuyết nguồn lực đã giải quyết được một phần nhược điểm của mô hình Porter (1985) khi tìm kiếm lợi thế cạnh tranh bền vững nhưng vẫn chưa nhận thức được sự biến động của môi trường. Chỉ có lý thuyết về năng lực động mới đánh giá được làm thế nào doanh nghiệp có thể tạo ra, duy trì lợi nhuận cũng như lợi thế cạnh tranh trong môi trường thay đổi nhanh chóng (Ambrosini & Bowman, 2009). 2.2. Một số nghiên cứu về các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Nghiên cứu của Vũ Duy Vĩnh (2009) với đề tài “Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Tác giả đưa ra cái nhìn khá tổng thể các giải pháp vi mô và vĩ mô nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp lớn thuộc ngành kinh doanh trọng yếu ở Việt Nam. Cùng nghiên cứu về các giải pháp tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh có TS. Vũ Khắc Hùng (2021) với đề tài: “Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam”. Tác giả đã tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT cũng như các giải pháp tài chính mà VNPT đã áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh và từ đó đề xuất các giải pháp tài chính và một số giải pháp khác để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam. Trần Thị Anh Thư (2012) với đề tài “Tăng cường năng lực cạnh tranh của tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới”. Tác giả đưa ra các nhóm giải pháp sau: (i) Tập trung đổi mới mô hình tổ chức, phát huy nội lực; (ii) Mở rộng thị trường và phát triển các dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng; (iii) Chủ động đẩy mạnh toàn diện hợp tác trong nước và quốc tế, tích cực thực hiện chiến dịch đại dương xanh và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. 3
  6. Nguyễn Chí Thành (2003) nghiên cứu về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Tổng công ty XDCTGT 4. Nguyễn Duy Đồng (2017) với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới”. Với đối tượng nghiên cứu đều là năng lực cạnh tranh. Phạm Văn Công (2009) với đề tài “nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Nghiên cứu của Nguyễn Duy Hùng (2016) với đề tài “nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Vệt Nam”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài các CTCK Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu vào các CTCK niêm yết trên TTCK Việt Nam. Nghiên cứu của các luận án này đều tập trung đánh giá thực trạng rồi đề xuất các giải pháp để nâng cao NLCT của một ngành, một lĩnh vực như xây dựng, bưu chính viễn thông, giấy, ngân hàng thương mại và đối tượng nghiên cứu của các luận án này chủ yếu là năng lực cạnh tranh. 2.3. Khoảng trống cần nghiên cứu - Thứ nhất: Những nghiên cứu trên chủ yếu tập trung đề cập đến những nội dung về năng lực cạnh tranh và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên các nghiên cứu đó chưa nghiên cứu chi tiết nội dung về các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Thứ hai: Tính đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào ở quy mô luận án tiến sỹ nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam. Vì vậy, đề tài nghiên cứu đảm bảo tính cấp thiết và không có sự trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. * Hướng nghiên cứu của luận án Xuất phát từ khoảng trống cần nghiên cứu ở trên, luận án đi sâu nghiên cứu thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty, qua đó đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc sử dụng các giải pháp tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh. Trên 4
  7. cơ sở đó, đề xuất nội dụng hoàn thiện các giải pháp tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng công ty. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là “Đề xuất giải pháp hoàn thiện giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Cổ phần xây dựng Công nghiệp Việt Nam”. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và tác động các giải pháp tài chính đến năng lực cạnh tranh. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính tác động đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam. Đề xuất hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: Tiếp cận vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu chủ yếu sử dụng cách tiếp cận về vấn đề nghiên cứu dưới góc độ nghiên cứu tổng thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua tình hình nghiên cứu, luận án chứng minh thực trạng năng lực cạnh tranh và thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinaincon còn nhiều tồn tại, qua đó cho thấy sự cần thiết phải đưa ra các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh cho Vinaincon Hệ thống dữ liệu Để thu thập dữ liệu, NCS tiến hành thu thập dữ liệu từ hai nguồn chính là nguồn dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp. - Nguồn dữ liệu sơ cấp: là những dữ liệu do tác giả thu thập, chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ đơn vị thông qua phiếu khảo sát doanh nghiệp và phỏng vấn các nhà quản lý của công ty mẹ và công ty con của Vinaincon. 5
  8. - Nguồn dữ liệu thứ cấp: là những dữ liệu đã được xử lý, tổng hợp được NCS thu thập từ các văn bản quản lý nhà nước có liên quan đến đề tài cũng như các công trình nghiên cứu các báo cáo liên quan đến lĩnh vực xây dựng,các DN xây dựng và các báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam từ năm 2017 đến 2022. Bên cạnh đó, các số liệu liên quan đến Tổng công ty sử dụng trong đề tài còn được thu thập qua nguồn dữ liệu của Bộ xây dựng, trung tâm thông tin tín dụng. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích được thực hiện thông qua việc nghiên cứu chi tiết về thực trạng năng lực cạnh tranh và thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính của Tổng công ty. Sau đó sẽ tổng hợp để có cái nhìn tổng quan hơn về những kết quả đã đạt được của Tổng công ty trong thời gian qua. - Phương pháp so sánh: Đề tài sử dụng để so sánh số liệu của Tổng công ty với những doanh nghiệp thuộc đối thủ cạnh tranh giúp NCS đánh giá được năng lực cạnh tranh của Tổng công ty. So sánh số liệu kì này với số liệu của kì trước để nghiên cứu sự biến động các hoạt động kinh doanh để từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam. - Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, nghiên cứu về năng lực cạnh tranh taih Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Lý luận và thực tiễn về giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam” - Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi là Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam. Về thời gian: giai đoạn từ năm 2017 – 2022 6
  9. Về nội dung: Là các giải pháp tài chính trên góc độ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam. Do vậy, luận án tập trung nghiên cứu cụ thể: giải pháp huy động vốn, giải pháp quản lý sử dụng vốn, giải pháp quản lý chi phí, giải pháp phân phối lợi nhuận. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Về lý luận: Luận án góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và tác động của giải pháp tài chính trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Luận án đã đưa ra kinh nghiệm sử dụng các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Tổng công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Việt Nam. - Về thực tiễn: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh, các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh và thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam.Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận với thực tiễn luận án đề xuất hoàn thiện một số giải pháp tài chính và đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục luận án được chia làm 3 chương như sau: Chƣơng 1: Lý luận về năng lực cạnh tranh và giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh và giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam. Chƣơng 3: Hoàn thiện giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam 7
  10. CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Lý luận về năng lực cạnh tranh của DN 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của DN A. Cạnh tranh Cạnh tranh là quá trình đấu tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy thị phần, khách hàng và những điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. B. Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng sử dụng toàn bộ những nội lực bên trong gồm năng lực tài chính, kỹ thuật công nghệ, nguồn nhân lực, tổ chức quản lý, marketing để duy trì và tạo ra lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh nhằm thu được lợi nhuận cùng với chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng cao đồng thời cải tiến vị trí của mình so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá lực cạnh tranh năng của DN 1. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận (LN) là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả và hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận (TSLN) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được đánh giá dựa trên lợi nhuận mà DN có được. Nên LN và TSLN là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá năng lực cạnh tranh của DN. 2. Thị phần của DN: Bất kỳ một DN nào muốn tồn tại và có năng lực cạnh tranh đều phải chiếm giữ một phần thị trường bất kể nhiều hay ít. 3. Chất lượng sản phẩm: Một doanh nghiệp nếu sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng giúp tạo dựng và xây dựng được chữ tín đối với khách hàng, làm tăng uy tín của DN, từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của DN. 4. Trong lĩnh vực xây dựng năng lực thi công là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của DN. 1.1.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa vào mô hình 8
  11. A. Ma trận đánh giá các yếu tố ngoại vi EFE Ma trận EFE là một mô hình giúp phân tích môi trường bên ngoài của DN, dựa vào đó các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ biết được các cơ hội và nguy cơ có thể đến với DN của mình, từ đó đưa ra những nhận định và đánh giá về tác động của các nhân tố đó là thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của DN sẽ được đánh giá thông qua khả năng ứng phó của DN với môi trường bên ngoài. B. Ma trận các yếu tố nội bộ IEF Ma trận IEF là một ma trận đánh giá yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp, nhằm xem xét khả năng phản ứng và nhìn nhận những điểm mạnh, yếu của DN từ đó khai thác tối đa được những điểm mạnh và khắc phục hiệu quả điểm yếu. Thông qua ma trận IEF ta có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của DN dựa vào khả năng phản ứng trước những ảnh hưởng của các yếu tố nội bộ bên trong DN. 1.1.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của DN Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh đó là nhân tố về “Giải pháp tài chính” 1.2. Lý luận về giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của DN 1.2.1. Khái niệm về giải pháp tài chính Giải pháp tài chính theo góc độ doanh nghiệp” được hiểu như sau: là hệ thống các biện pháp về tài chính được thực thi bởi những nhà quản trị DN để quản lý các nguồn lực tài chính được hình thành, tạo lập, phân phối sử dụng nhằm duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh cho DN. 1.2.2. Nội dung giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.2.1. Giải pháp huy động vốn Khi DN huy động vốn được đầy đủ và kịp thời giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có vốn để đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tạo được lợi thế trong cạnh tranh, điều này tác động rất lớn đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đảm bảo doanh nghiệp có thể chiến thắng trong cạnh trạnh. Bên cạnh đó huy động vốn lựa chọn được hình thức và phương pháp thích hợp sẽ giảm 9
  12. bớt chi phí sử dụng vốn, điều này giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận. Như vậy, khi doanh nghiệp huy động vốn thành công sẽ tác động tích cực đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.2.2 Giải pháp quản lý, sử dụng vốn Quản lý sử dụng vốn hiệu quả giúp DN tiết kiệm vốn, giảm chi phí sử dụng, gia tăng tích lũy để tái sản xuất, giúp đầu tư đúng hướng, gia tăng khả năng sinh lời từ đó tác động nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN. 1.2.2.3. Giải pháp quản lý chi phí Quản lý chi phí là một phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh nhằm không những giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận mà còn tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường, do vậy sẽ tác động tích cực đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2.2.4 Giải pháp phân phối lợi nhuận Gia tăng lợi nhuận và phân phối đúng đắn sẽ trở thành động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, thể hiện sức mạnh tài chính của doanh nghiệp vững chắc, nâng cao giá trị của DN, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, vì vậy sẽ tác động tích cực đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo đà cho doanh nghiệp tiếp tục phát triển vị thế của mình. 1.2.3. Mối quan hệ giữa giải pháp tài chính với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Giải pháp tài chính và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ nhân quả, gắn kết chặt chẽ với nhau và tác động, bổ sung cho nhau. Giải pháp tài chính tạo điều kiện cần để doanh nghiệp thực hiện nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngược lại, khi doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh, sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện các giải pháp tài chính được dễ dàng hơn và góp phần giúp các giải pháp tài chính được thực hiện thành công. 1.2.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Quá trình thực hiện các giải pháp tài chính của doanh nghiệp chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng khác nhau gồm các nhân tố: Môi trường vĩ mô, 10
  13. chất lượng nguồn nhân lực, năng lực quản trị DN, bộ máy quản trị của DN và hoạt động tài chính, kế toán DN 1.3. Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về sử dụng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xây dựng. 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế 1.3.1.1 Kinh nghiệm của Trung quốc Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu thì Tổng công ty xây dựng Trung quốc định giá trái phiếu DN căn cứ trái phiếu chính phủ. Trong quản trị chi phí Tổng công ty phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau; sử dụng phương pháp chi phí tiêu chuẩn để xác định giá phí, kiểm soát chi phí và đánh giá hoạt động 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản Ưu tiên thuê tài chính máy móc thi công, đánh giá cao vai trò của kế toán chi phí trong quản lý chi phí, lập và kiểm soát chi phí. 1.3.1.3. Kinh nghiệm của Mỹ Các DN xây dựng Mỹ đã vận dụng kế toán quản trị chi phí trong lĩnh vực logistics. Phần lớn các DN xây dựng Mỹ tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm, dịch vụ thông qua mô hình kế toán chi phí dựa trên hoạt động ABC (Activity- Based Costing). 1.3.2. Kinh nghiệm trong nƣớc 1.3.2.1. Kinh nghiệm của Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình Luôn chú trọng nâng cao năng lực kỹ thuật công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào thi công…, phát triển thị trường nước ngoài 1.3.2.2. Kinh nghiệm của Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (vinaconex) Tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ với các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để đảm bảo chủ động được nguồn vốn. Áp dụng các công nghệ mới trong thiết kế, quản lý dự án và thi công… luôn lập kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn thực hiện thi công. 11
  14. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam Không ngừng nâng cao năng lực kỹ thuật công nghệ, năng lưc tài chính và nguồn nhân lực. Thiết lập và giữ vững mối quan hệ với chủ đầu tư, khách hàng, tổ chức tín dụng…, đẩy mạnh phát triển thị trường ở nước ngoài. Cần lựa chọn mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí phù hợp để có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm… Chú trọng hơn nữa trong việc sử dụng sản phẩm thuê tài chính KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 12
  15. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CANH TRANH VÀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHÀN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2.1 Khái quát về Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) Vinaincon được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thép Việt Nam, những đon vị xây lắp thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Tổng công ty hóa chất Việt Nam và các công ty xây dựng chuyên ngành khác vào năm 1998. Để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm áp lực về cung ứng nguyên vật liệu cho các công trình mà Tổng công ty thi công nên chi nhánh Xây lắp và cung ứng vật tư Thiết bị - Tổng công ty cổ phần xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON MPC) được thành lập theo QĐ số 147/QĐ-VINAINCON-HĐQT ngày 18/11/2015 của HĐQT VINAINCON 2.1.2. Ngành nghề và đặc điểm ngành nghề a. Ngành nghề kinh doanh chính: Xây dựng và lắp đặt; tư vấn thiết kế; sản xuất công nghiệp; vận tải và du lịch b. Đặc điểm ngành nghề: So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng có những đặc điểm về kinh tế - kĩ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm ngành, cụ thể: Có qui mô lớn; cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm 2.1.3. Mô hình quản trị của Tổng công ty Cơ cấu tổ chức hiện tại của Vinaincon gồm: Công ty mẹ và các đơn vị phụ thuộc, 13 công ty con và 8 công ty liên kết 2.1.4. Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào và phƣơng thức tiêu thụ của Vinaincon * Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu: Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Vinaincon hiện nay là xây lắp, tư vấn thiết kế và giám sát điều hành thi công. 13
  16. * Khả năng cung ứng nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào: Với sự chủ động về nguồn nguyên vật liệu xây dựng như: xi măng, đất đá, hệ thống nhà máy gia công kết cấu thép,… từ các đơn vị thành viên (Công ty con, liên doanh, liên kết}, có thể đánh giá nguồn nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của DN có biến động nhưng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của DN. * Phương thức tiêu thụ: Hầu hết các dự án do Vinaincon thực hiện đều được tiến hành theo hình thức Công ty mẹ thực hiện các thủ tục dự thầu, sau khi nhận thầu sẽ giao lại cho các Chi nhánh hoặc các đơn vị thành viên để thi công và chỉ thu từ 3- 5% phí quản lý. 2.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Trong những năm gần đây, do Vinaincon phải gánh các khoản lỗ của một số công ty con lên đến vài trăm tỷ đồng mỗi năm, trong đó chủ yếu là của Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn. Cho nên, mặc dù Tổng công ty có doanh thu lớn, thuộc tốp những công ty có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng, song tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty không được tốt, lợi nhuận âm. 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam 2.2.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Vinaincon dựa vào một số tiêu chí 2.2.1.1.Thị phần của VINAINCON Thị phần doanh thu của VINAINCON không được ổn định qua các năm và thấp hơn rất nhiều so với hai đối thủ cạnh tranh là Vinaconex và Tổng công ty xây dựng số 1 – CTCP trong đó Vinaconex có thị phần doanh thu cao nhất với tỷ lệ đạt 37,5% vào năm 2022 trong khi đó VINAINCON chỉ có 11,7%. 2.2.1.2 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Tổng công ty a. Lợi nhuận của Tổng công ty Lợi nhuận sau thuế (LNST) của Vinaincon liên tục âm trong giai đoạn 2017 - 2022, bên cạnh đó đối thủ cạnh tranh là VINACONEX đạt LNST trong khoảng 520 đến1690 tỷ đồng, cho thấy năng lực cạnh tranh của Tổng công ty trong giai đoạn gần đây thấp. 14
  17. b. Tỷ suất lợi nhuận Khả năng sinh lời của Tổng công ty yếu được thể hiện thông qua ba chỉ tiêu ROA, ROE, ROS. Trong giai đoạn 2017 -2022 hai chỉ tiêu ROA và ROS của Tổng công ty đều âm, so với các đối thủ cạnh tranh của Vinaincon thì Vinaconex đạt ROE cao nhất, năm 2016 là 6,54% đến năm 2022 con số này đạt 8,91% tăng thêm 3,58% so với năm 2021nhưng lại giảm đi 12,63% so với năm 2020.Như vậy dựa vào 3 chỉ tiêu ROA, ROE, ROS phản ánh năng lực cạnh tranh của Tổng công ty trong những năm gần đây thấp. 2.2.1.3. Năng lực sản xuất thi công Vinaincon thi công các công trình có quy mô vừa và lớn, trọng điểm của đất nước, các công trình có yêu cầu cao về kỹ, mỹ thuật, gấp về tiến độ, các công trình có vốn đầu tư nước ngoài đạt tiêu chuẩn quốc tế và được khách hàng đánh giá cao. 2.2.1.4. Chất lƣợng sản phẩm Vinaincon có hệ thống phòng kiểm nghiệm đảm bảo khả năng phân tích các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm trong quá trình sản xuất 2.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của VINAINCON dựa vào mô hình 2.2.2.1. Ma trận các yếu tố nội bộ IEF Với tổng số điểm là 2,1 cho thấy khả năng phát huy nội lực của Tổng công ty chưa được mạnh, do vậy năng lực cạnh tranh của Tổng công ty ở mức thấp. 2.2.2.2. Ma trận các yếu tố ngoại vi EFE. Với tổng số điểm là 2,27 cho thấy rằng khả năng ứng phó với các yếu tố bên ngoài của Tổng công ty ở mức trung bình, năng lực cạnh tranh trong giai đoạn gần đây của Tổng công ty ở mức thấp. Như vậy, thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty được đánh giá thông qua mô hình và một số chỉ tiêu cho thấy năng lực cạnh tranh của Tổng công ty đang ở mức thấp. Một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Vinaincon là do các giải pháp tài chính hiện hành được Tổng công ty thực hiện trong thời gian qua. 15
  18. 2.3. Thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam 2.3.1. Giải pháp huy động vốn Nguồn vốn huy động của Tổng công ty thực hiện không được đa dạng, nên quy mô vốn của Tổng công ty bị hạn chế, không chủ động về vốn, phải phụ thuộc vào đối tác trong khi nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn nên cũng đã làm chậm nhiều dự án đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của Tổng công ty. Như vậy, việc Tổng công ty thực hiện giải pháp huy động vốn chưa được hiệu quả đã tác động đến năng lực cạnh tranh không được tốt và trong giai đoạn 2017 – 2022 năng lực cạnh tranh của Tổng công ty ở mức thấp so với đối thủ cạnh trạnh 2.3.2. Giải pháp quản lý sử dụng vốn, tài sản Tổng công ty không chú trọng đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh chính mà lại đầu tư nhiều vào những ngành nghề kinh doanh khác đẫn đến hiệu quả đầu tư của Tổng công ty thấp nên đã không phát huy được hiệu quả của đồng vốn. Công tác quản lý hàng tồn kho chưa tốt,Tổng công ty dự trữ nhiều hàng tồn kho nên bị ứ đọng vốn làm gia tăng chi phí bảo quản, vòng quay các khoản phải thu thấp nghĩa là số lần khoản phải thu của Tổng công ty chuyển thành tiền mặt rất thấp, tốc độ thu hồi các khoản công nợ khách hàng rất chậm. Việc thực hiện giải pháp quản lý sử dụng vốn của Tổng công ty không hiệu quả, có nhiều hạn chế, đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến lợi nhuận thấp, tác động làm năng lực cạnh tranh của Tổng công ty bị giảm sút nhiều trong giai đoạn gần đây 2.3.3. Giải pháp về quản lý chi phi Trong giá vốn hàng bán Tổng công ty đã thực hiện theo dõi các khoản chi phí nguyên liệu kết hợp với việc theo dõi cho từng loại nguyên liệu, theo từng nguồn gốc mua vào tuy nhiên việc theo dõi chưa được chặt chẽ và chi tiết nên Tổng công ty vẫn chưa kiểm soát tốt giá trị cũng như chất lượng nguyên liệu đầu vào. Việc quản lý chi phí của Tổng công ty không hiệu quả, các tỷ suất GVHB, chi phí tài chính, chi phí QLDN rất cao,đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến lợi nhuận và năng lực tài chính của Tổng công ty rất thấp, nên đã tác động tiêu cực 16
  19. đến năng lực cạnh tranh, làm khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trong những năm gần đây thấp. 2.3.4. Giải pháp phân phối lợi nhuận Trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của một số công ty thuộc Tổng công ty gặp khó khăn bị lỗ hoặc lợi nhuận thấp nên Tổng công ty không có điều kiện tích lũy vốn. Lợi nhuận âm nên Tổng công ty không có điều kiện để trích lập các quỹ doanh nghiệp trong đó có quỹ cho đầu tư và phát triển và thực hiện chi trả cổ tức. Quỹ khen thưởng, phúc lợi hạn hẹp nên cũng chưa động viên người lao động được nhiều để tích cực đóng góp cho doanh nghiệp. 2.5. Đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam 2.5.1. Kết quả đạt đƣợc + Tổng công ty đã huy động được nguồn vốn nhất định để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh + Tổng công ty đã sử dụng vốn để đầu tư phục vụ trong việc nâng cao năng lực của một số lĩnh vực như: đào tạo, đào tạo lại, đào tạo mới để nâng cao năng lực cán bộ quản lý + Thực hiện tái cấu trúc tài chính giúp Tổng công ty tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính hơn giảm tình trạng đầu tư dàn trải + Các đơn vị hoạt động SXKD không hiệu quả được VINAINCON thoái vốn toàn bộ, cơ cấu các khoản đầu tư giúp giảm đầu mối các đơn vị thành viên. 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân A. Những hạn chế + Thứ nhất: Trong những năm gần đây năng lực tài chính của Tổng công ty không được tốt do đầu tư nhiều vào dự án không hiệu quả. + Thứ hai: Tổng công ty huy động vốn hoàn toàn từ bên ngoài chủ yếu là từ tín dụng ngân hàng. + Thứ ba: Quản lý sử dụng vốn và tài sản chưa được tốt, Công tác thu hồi công nợ chậm, vốn bị chiếm dụng nhiều + Thứ tư: Tổng công ty sử dụng chi phí chưa được hiệu quả 17
  20. B. Nguyên nhân - Nguyên nhân chủ quan + Quy mô của các công ty con còn nhỏ, hoạt động đa ngành, đa sản phẩm nên còn manh mún, phân tán. + Việc bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực của TCT không được thường xuyên, kịp thời. + Trong thời gian vừa qua, Tổng công ty đã chậm đổi mới máy móc, trang thiết bị, cũng như ít áp dụng cải tiến kỹ thuật. + Huy động nguồn vốn quá lớn để đầu tư dự án, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, thành lập thêm các công ty liên kết trong khi năng lực quản lý và khả năng tài chính có hạn đã dẫn đến số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, ảnh hưởng xấu đến năng lực tài chính và hiệu quả sử dụng vốn tại Vinaincon + Hiện nay, danh mục kinh doanh của Vinaincon vẫn còn phân tán, nhiều công ty quy mô vốn nhỏ hoạt động ngành nghề kinh doanh giống nhau dẫn đến cạnh tranh nội bộ. Việc đầu tư còn trùng lắp, chưa tập trung vào chuyên môn hóa dẫn tới hiệu quả thấp, việc quản lý đầu tư tại một số công ty còn bất cập. Việc đầu tư vốn không mang lại hiệu quả đã làm phân tán nguồn lực - Nguyên nhân khách quan + Sự biến đông thường xuyên về giá cả nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả chung của Tổng công ty. + Các đơn vị thành viên sau khi cổ phần hóa, tiếp cận nguồn vốn kinh doanh và đầu tư rất khó khăn, lãi suất ngân hàng ngày càng tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty + Đầu tư vào dự án xi măng quang sơn chưa hiệu quả do yếu tố cung cầu của thị trường xi măng phụ thuộc lớn vào ngành xây dựng + Môi trường đầu tư kinh doanh vẫn chưa được thông thoáng dẫn đến các DN nói chung và Tổng công ty nói riêng còn phải chịu nhiều rủi ro. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2