intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

63
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp bảo hiểm. Chương 2. Thực trạng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI<br /> -------------------------<br /> <br /> Nguyễn Thị Mai Anh<br /> <br /> KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC DOANH<br /> NGHIỆP BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM<br /> <br /> Chuyên ngành: Kế toán<br /> Mã số: 62.34.03.01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ<br /> <br /> Hà Nội, 2018<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Thương Mại<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> <br /> 1. PGS.TS. Nguyễn Phú Giang<br /> 2. PGS.TS. Lê Thị Thanh Hải<br /> <br /> Phản biện 1: ……………………………………..<br /> Phản biện 2: ……………………………………..<br /> Phản biện 3: ……………………………………..<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường<br /> họp tại ……………………………………………………………………...<br /> Vào hồi….. giờ…… ngày ………. tháng ……. năm…………………….<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> <br /> Thư viện Quốc gia<br /> Thư viện Trường Đại học Thương mại<br /> <br /> 1<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Ngày nay, kiểm toán đã và đang có sự thay đổi đáng kể nhằm thích<br /> ứng với những biến động của nền kinh tế thị trường và sự phát triển mạnh<br /> mẽ của công nghệ thông tin. Một trong những thay đổi đó là sự chuyển đổi<br /> phương pháp tiếp cận kiểm toán từ các phương pháp tiếp cận truyền thống<br /> sang phương pháp tiếp cận rủi ro. Phương pháp tiếp cận rủi ro bắt đầu<br /> được một số CTKT lớn áp dụng vào cuối những năm 90 và trở nên phổ<br /> biến khi IAASB ban hành chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 315 và ISA<br /> 330. Nhiều tác giả (Phil Griffiths, 2005; Knechel, 2007; Prinsloo, 2008;<br /> Adam, 2012) đã thực hiện nghiên cứu và cho thấy phương pháp tiếp cận<br /> kiểm toán trên cơ sở rủi ro được nhìn nhận là phương pháp tối ưu và phù<br /> hợp với xu thế tất yếu của sự phát triển kiểm toán hiện nay. Tại Việt Nam,<br /> phương pháp tiếp cận này chỉ thực sự được chú trọng khi Bộ Tài chính<br /> chính thức ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới có hiệu lực thi<br /> hành từ ngày 1/1/2014. Vì là phương pháp tiếp cận mới nên chưa có nhiều<br /> tác giả tại Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống quy trình kiểm toán<br /> BCTC theo hướng tiếp cận rủi ro. Mặt khác, thực tiễn hoạt động kiểm toán<br /> cũng cho thấy nhiều CTKT, KTV Việt Nam chưa thực sự thành thạo cách<br /> tiếp cận này trong quá trình kiểm toán cũng như chưa áp dụng thống nhất<br /> cho tất cả các khách hàng. Theo đó, nghiên cứu kiểm toán BCTC theo<br /> hướng tiếp cận rủi ro là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.<br /> Nhìn chung, về cơ bản các bước trong quy trình kiểm toán được áp<br /> dụng thống nhất cho các khách hàng. Tuy nhiên, do có sự khác biệt trong<br /> đặc điểm của mỗi khách thể kiểm toán và được thực hiện bởi những chủ<br /> thể kiểm toán khác nhau nên việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm<br /> toán sẽ có sự khác biệt. Và trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả lựa chọn<br /> chủ thể kiểm toán là kiểm toán độc lập và khách thể kiểm toán là DNBH vì<br /> những lý do sau: Một là, BCTC của DNBH là đối tượng bắt buộc phải<br /> kiểm toán. Hai là, kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều cách tiếp cận khác<br /> nhau để kiểm toán BCTC DNBH nhưng cách tiếp cận kiểm toán dựa trên cơ<br /> sở rủi ro là phù hợp nhất. Ba là, nghiên cứu kiểm toán BCTC DNBH do<br /> kiểm toán độc lập thực hiện sẽ là bức tranh rõ nét nhất về thực trạng kiểm<br /> toán BCTC theo hướng tiếp cận rủi ro. Bốn là, thực trạng kiểm toán BCTC<br /> <br /> 2<br /> <br /> DNBH do kiểm toán độc lập thực hiện vẫn còn hạn chế. Năm là, quá trình<br /> hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn trong lĩnh vực kiểm<br /> toán và buộc các CTKT, KTV phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao<br /> chất lượng kiểm toán.<br /> Những phân tích trên đây là căn cứ để tác giả xác định luận án tiến sĩ<br /> với đề tài: “Kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt<br /> Nam”.<br /> 2. Tổng quan nghiên cứu<br /> Qua quá trình tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong<br /> nước và ngoài nước dưới hình thức Luận án, Nghiên cứu khoa học, bài<br /> báo, tác giả nhận thấy các nghiên cứu về kiểm toán BCTC khá đa dạng,<br /> phong phú, tập trung đi sâu vào các khía cạnh cụ thể làm ảnh hưởng đến<br /> kiểm toán BCTC hoặc chú trọng vào việc xây dựng quy trình kiểm toán<br /> BCTC, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và hướng dẫn thực hành kiểm<br /> toán trong một số loại hình doanh nghiệp có đặc điểm hoạt động kinh<br /> doanh đặc thù… Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp to lớn mà các công<br /> trình nghiên cứu đạt được vẫn còn một số hạn chế làm căn cứ để tác giả<br /> thực hiện luận án này. Cụ thể:<br /> Đối với các nghiên cứu nước ngoài:<br /> - Nghiên cứu về kiểm toán BCTC DNBH trên thế giới còn rất hạn chế,<br /> chủ yếu mới chỉ dừng lại trong các văn bản hướng dẫn rất chung chung do<br /> cơ quan chức năng nhà nước ban hành chứ chưa có nhiều tác giả, nhóm tác<br /> giả tập trung nghiên cứu chi tiết, cụ thể vấn đề này.<br /> - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán ở phạm<br /> vi rộng là kiểm toán báo cáo tài chính nói chung mà ít đi sâu tìm hiểu ở<br /> mức độ chi tiết đối với từng cuộc kiểm toán hoặc gắn với khách thể đặc<br /> thù như tổ chức tín dụng, ngân hàng, DNBH.<br /> Đối với các nghiên cứu trong nước:<br /> - Nếu nhiều nghiên cứu trên thế giới đã thừa nhận và ứng dụng phổ<br /> biến phương pháp tiếp cận kiểm toán trên cơ sở rủi ro thì tại Việt Nam<br /> phương pháp này mới được đề cập đến sau khi Bộ Tài chính ban hành lại<br /> hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam theo Thông tư 214/2012/TTBTC có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014. Cũng chính vì vậy, ngoại trừ<br /> nghiên cứu của tác giả Kiều Anh, nghiên cứu thực trạng kiểm toán BCTC<br /> <br /> 3<br /> <br /> tại các doanh nghiệp đặc thù của các tác giả còn lại là theo hướng tiếp cận<br /> truyền thống dựa trên khoản mục hoặc hệ thống kiểm soát nội bộ, hướng<br /> tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro chưa được đề cập, nếu có thì còn rất mờ<br /> nhạt chủ yếu mới chỉ dừng lại ở trình bày lý luận hay được đề xuất trong<br /> giải pháp hoàn thiện.<br /> - Phương pháp nghiên cứu được các tác giả sử dụng để tìm hiểu kiểm<br /> toán BCTC tại các doanh nghiệp đặc thù trong đó có DNBH là phương<br /> pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp nghiên cứu định lượng chưa được<br /> các tác giả sử dụng.<br /> - Chưa có nghiên cứu nào xác định và đánh giá ảnh hưởng của các<br /> nhân tố đến chất lượng kiểm toán BCTC DNBH.<br /> 3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu<br /> Mục tiêu ngiên cứu tổng thể là hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ lý luận<br /> chung về kiểm toán BCTC DNBH theo hướng tiếp cận rủi ro. Trên cơ sở<br /> đó, luận án đánh giá thực trạng kiểm toán BCTC DNBH và phân tích mức<br /> độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán BCTC DNBH. Từ<br /> nghiên cứu lý luận và thực tế đó, luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm<br /> toán BCTC DNBH và nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC DNBH ở<br /> Việt Nam.<br /> Để đạt được mục tiêu trên, luận án cần trả lời các câu hỏi:<br /> Câu hỏi 1: Mục tiêu và đối tượng kiểm toán, kỹ thuật kiểm toán, quy<br /> trình kiểm toán BCTC theo hướng tiếp cận rủi ro và kiểm soát chất lượng<br /> kiểm toán được thể hiện như thế nào đối với khách thể kiểm toán là<br /> DNBH?<br /> Câu hỏi 2: Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng kiểm<br /> toán BCTC DNBH?<br /> Câu hỏi 3: Thực trạng kiểm toán BCTC DNBH do các công ty kiểm<br /> toán độc lập tại Việt Nam thực hiện trong thời gian qua như thế nào?<br /> Câu hỏi 4: Các nhân tố có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến chất<br /> lượng kiểm toán BCTC DNBH?<br /> Câu hỏi 5: Giải pháp nào cần được đề xuất để hoàn thiện kiểm toán<br /> BCTC DNBH và nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC DNBH?<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 4.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2