intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Khetien Khetien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

131
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hướng đến mục tiêu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT<br /> <br /> PHẠM THU HƯƠNG<br /> <br /> NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA<br /> DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU<br /> TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br /> <br /> Ngành: Quản lý kinh tế<br /> Mã số: 62 34 04 10<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> Hà Nội - 2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh<br /> Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Hữu Tùng<br /> <br /> Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Kế Tuấn<br /> Trường ĐH Kinh tế quốc dân<br /> Phản biện 2: TS Đặng Huy Thái<br /> Trường ĐH Mỏ - Địa chất<br /> Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Văn Định<br /> Trường ĐH Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường<br /> họp tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất vào hồi …. giờ … ngày …<br /> tháng… năm 2017<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> <br /> 1- Thư viện quốc gia<br /> 2- Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Dưới góc độ lý thuyết, NLCT của DN luôn là mối quan tâm hàng đầu<br /> không chỉ của các DN mà còn là mối quan tâm rất lớn của các nhà<br /> nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Có khá nhiều nghiên cứu về NLCT<br /> của DN đã được thực hiện, tuy nhiên khái niệm về NLCT của DN vẫn<br /> chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó, các nhân tố<br /> tác động đến NLCT của DN cũng được tiếp cận theo nhiều hướng<br /> nghiên cứu khác nhau, đặc biệt có rất ít các nghiên cứu về NLCT của<br /> DNNVV ở cả trong và ngoài nước tiếp cận dựa trên lý thuyết về năng<br /> lực của DN.<br /> Theo Sanchez & Heence (1996, 2004) thì năng lực cạnh tranh của<br /> DN dựa trên khả năng kết hợp các nguồn lực của DN nhằm tạo ra lợi thế<br /> cạnh tranh. “Năng lực cạnh tranh của một công ty là khả năng duy trì,<br /> triển khai, phối hợp các nguồn lực và khả năng theo cách giúp công ty<br /> đạt được mục tiêu của nó” (Sanchez & Heene, 1996, 2004). Như vậy,<br /> tiếp cận dựa trên nguồn lực dựa vào lợi thế nguồn lực của DN so với đối<br /> thủ cạnh tranh còn tiếp cận dựa trên năng lực thì dựa vào khả năng kết<br /> hợp các nguồn lực để tạo ra năng lực - đòi hỏi DN phải năng động, hệ<br /> thống, nhận thức và toàn diện trong quản lý chiến lược (Sanchez, 2008).<br /> Bản chất của năng lực cạnh tranh đã được chuyển hướng chú trọng vào<br /> năng lực thay vì nguồn lực (Sanchez & Heence, 1996, Sanchez, 2001;<br /> Freiling & ctg, 2008). Theo quan điểm dựa trên năng lực của DN thì<br /> năng lực là chìa khóa để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững và đạt hiệu<br /> quả cao (Grant,1996; Jackson, Hitt & DeNisi, 2003; Teece, Pisano<br /> & Shuen, 1997; Sanchez & Heence, 1996, 2004; Sanchez, 2008).<br /> Dưới góc độ thực tiễn, ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới,<br /> các DNNVV có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát<br /> triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Cùng với việc đóng góp cho xã hội<br /> khối lượng hàng hóa lớn và giải quyết nhiều việc làm cho người lao<br /> động, các DNNVV còn tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận<br /> dân cư, khai thác các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của địa phương.<br /> Mặt khác, DNNVV giữ vai trò hỗ trợ, bổ sung cho các DN lớn tạo thành<br /> mối liên kết cùng hợp tác, cùng cạnh tranh và cùng nhau phát triển.<br /> Tại Việt Nam, theo Tổng cục thống kê, tính đến cuối năm 2014,<br /> DNNVV chiếm hơn 97%, sử dụng hơn 50% lao động, tạo 47% GDP và<br /> <br /> 2<br /> đóng góp khoảng 40% nguồn thu ngân sách [21]. Bên cạnh ưu thế về dễ<br /> khởi nghiệp, linh hoạt, phát huy được nghề truyền thống, là vườn ươm<br /> tài năng kinh doanh thì các DNNVV Việt Nam lại có quy mô nhỏ, trình<br /> độ lao động và quản lý thấp, công nghệ lạc hậu, khả năng tiếp cận vốn<br /> vay hạn chế [10]. Bên cạnh đó, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO,<br /> là thành viên TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN và đang tiếp tục thực hiện<br /> lộ trình đã cam kết hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới qua các<br /> hiệp định thương mại đã tham gia. Quá trình hội nhập kinh tế vừa mang<br /> lại cho DNNVV những lợi ích nhưng cũng tạo những thách thức to lớn<br /> đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự thay đổi nhanh chóng và khó<br /> lường của môi trường kinh doanh, cũng như áp lực cạnh tranh ngày càng<br /> gay gắt ở cả thị trường trong và ngoài nước, đã tạo ra nhiều thách thức<br /> đối với các DNNVV Việt Nam.<br /> Đứng trước các thách thức đó, để tồn tại và phát triển bền vững, cạnh<br /> tranh ngang bằng với các DN trên thế giới, các DNNVV Việt Nam phải<br /> không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các lợi thế cạnh tranh<br /> của riêng mình.<br /> Để đáp ứng yêu cầu trên, trên cơ sở khoảng trống lý thuyết trong các<br /> nghiên cứu trước tác giả lựa chọn đề tài:"Năng lực cạnh tranh của doanh<br /> nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội" làm nội<br /> dung nghiên cứu của luận án.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Mục tiêu của nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về NLCT và các<br /> nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV, qua đó đề xuất các giải<br /> pháp nhằm nâng cao NLCT của DNNVV ở Việt Nam.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là NLCT và các nhân tố ảnh hưởng<br /> đến NLCT của DNNVV ở Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế<br /> quốc tế hiện nay.<br /> 4. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Phạm vi đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện đối với<br /> các DNNVV thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đang hoạt động<br /> trong các lĩnh vực: Thương mại, dịch vụ; Xây dựng và Công nghiệp. Đối<br /> với các nhân tố tác động đến NLCT của DNNVV, luận án chỉ nghiên<br /> cứu tác động của các nhân tố bên trong đến NLCT của DNNVV.<br /> - Phạm vi thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án<br /> được thu thập trong giai đoạn 2011-2015. Số liệu điều tra sơ cấp được<br /> thu thập trong năm 2015.<br /> <br /> 3<br /> - Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu lấy đối tượng là các<br /> DNNVV trên phạm vi địa bàn Thành phố Hà nội, đây là nơi có số lượng<br /> DNNVV tập trung đông nhất trên cả nước hiện nay.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp<br /> nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và<br /> định lượng.<br /> Nghiên cứu định tính để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT<br /> của DNNVV, nghiên cứu định lượng để xây dựng thang đo và đo lường<br /> các nhân tố tác động đến NLCT của DNNVV. Nội dung các phương<br /> pháp này được mô tả chi tiết trong chương 3 của luận án.<br /> Công cụ xử lý số liệu được sử dụng trong luận án là phần mềm SPSS<br /> với các công cụ chủ yếu như: hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố<br /> khám phá EFA - Exploratory Factor Analysis; phân tích phương sai;<br /> phân tích tương quan và hồi quy...<br /> 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br /> * Ý nghĩa khoa học<br /> Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận án đã<br /> xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT phù hợp với đặc điểm<br /> của DNNVV Việt Nam đồng thời đánh giá được mức độ tác động của<br /> từng nhân tố đến NLCT của DNNVV.<br /> * Ý nghĩa thực tiễn<br /> Thông qua việc phân tích thực trạng NLCT và các nhân tố ảnh hưởng<br /> đến NLCT của DNNVV tại thành phố Hà nội, luận án đã đề xuất được<br /> một số giải pháp chủ yếu để nâng cao NLCT của DNNVV ở Việt Nam.<br /> Bên cạnh đó luận án có thể là tư liệu tham khảo cho các DNNVV, cho<br /> các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách trong việc nâng cao<br /> NLCT cho các DNNVV ở Việt Nam hiện nay.<br /> 7. Điểm mới của luận án<br /> Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV, luận án<br /> đã đưa ra quan điểm về NLCT của DNNVV theo lý thuyết năng lực,<br /> khác với các nghiên cứu trong nước trước đây chủ yếu tiếp cận NLCT<br /> theo lý thuyết cạnh tranh truyền thống.<br /> Luận án đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT phù hợp với<br /> đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam một cách có hệ thống, đồng thời đã<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2