intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận án gồm có 6 chương được trình bày như sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu; Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn và ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp; Thực trạng cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam; Mô tả dữ liệu nghiên cứu, các mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; Phân tích kết quả hồi quy các mô hình ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp; Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62.34.01.02 PHAN THANH HIỆP HÀ NỘI, NĂM 2017
  2. LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS NGUYỄN ĐÌNH THỌ Phản biện 1: PGS, TS ĐINH TRỌNG THỊNH. Phản biện 2: PGS, TS NGUYỄN HỮU ÁNH Phản biện 3: PGS, TS LÊ THỊ KIM NHUNG Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại .............................. Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện trường Đại học Ngoại thương
  3. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nội dung chủ đạo của luận án này là nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (DNSXCN) Việt Nam. Vấn đề về cấu trúc vốn của doanh nghiệp hiện chưa được khái niệm một cách thống nhất. Tuy nhiên, kế thừa hầu hết các nghiên cứu trước trên thế giới cũng như ở Việt Nam về cấu trúc vốn, trong phạm vi nghiên cứu này cấu trúc vốn được hiểu là tương quan tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tiếp theo, sở dĩ vấn đề ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn rất cần được nghiên cứu, đặc biệt là dưới góc độ quản trị doanh nghiệp bởi vì trong quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị tài chính doanh nghiệp nói riêng, thì cấu trúc vốn đóng một vai trò quan trọng. Đầu tiên, có thể khẳng định rằng có nhiều lý thuyết cho thấy cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Tiếp theo, có thể khẳng định cấu trúc vốn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản thân cấu trúc vốn của doanh nghiệp dường như không vận động độc lập theo ý chí của nhà quản trị mà nó chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố khác. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp như thế nào có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà quản trị điều hành cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp trong từng ngành kinh tế đặc thù khác nhau lại có những tính chất riêng về cấu trúc vốn, nên nghiên cứu này chỉ lựa chọn các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất công nghiệp, nhóm ngành trọng tâm của chiến lược công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và luôn chiếm tỷ trọng khoảng 40% trong tổng cơ cấu GDP của đất nước những năm gần đây. Cuối cùng, về nội dung nghiên cứu cấu trúc vốn và ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm gần đây, vấn đề này cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Về lý thuyết, các nghiên cứu này hầu hết đều nhắc lại nhóm các lý thuyết tiêu biểu về cấu trúc vốn như thuyết đánh đổi, thuyết thứ tự ưu tiên về huy động vốn, thuyết chi phí đại diện, thuyết thời điểm thị trường... Về các nội dung thực nghiệm, nhiều mẫu nghiên cứu được đề cập đến song kết quả thực nghiệm hầu như khác nhau ở các nghiên cứu. Đặc biệt, các nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn ở Việt Nam hầu như tập trung chủ yếu vào
  4. 2 chiều hướng tác động của các nhân tố lên cấu trúc vốn và bỏ qua kiểm chứng sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên giá trị doanh nghiệp. Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó dẫn đến tính nội sinh trong mô hình nghiên cứu. Hầu như tất cả các nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam đều sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp ước lượng mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) để khảo sát. Lý thuyết cho thấy các mô hình này không khắc phục được hiện tượng nội sinh trong mô hình. Do đó, phương pháp ước lượng Generalized Method of Moments (GMM) được sử dụng trong nghiên cứu này có thể coi là một giải pháp mới để khắc phục những tồn tại của các phương pháp ước lượng trước đây. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Nội dung này được phân tích trong phần chương 1 của luận án. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích chủ đạo của nghiên cứu này là xác định và phân tích chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam trong đó có xét đến tác động của cấu trúc vốn lên giá trị của doanh nghiệp nhằm xây dựng các giải pháp hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc hoạch định cấu trúc vốn hướng tới mục tiêu gia tăng giá trị của doanh nghiệp. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án này bao gồm các chủ thể chính là: - Các vấn đề lý thuyết về cấu trúc vốn. - Các vấn đề lý thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn. - Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm ngành sản xuất công nghiệp. - Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn trong các khía cạnh sau:
  5. 3 - Về khía cạnh nội dung lý thuyết về cấu trúc vốn: luận án đề cập đến các lý thuyết cơ bản về cấu trúc vốn. - Về khía cạnh ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp, luận án này đề cập đến ảnh hưởng của các nhân tố thuộc hai nhóm: (1) nhóm các nhân tố “kinh doanh” của doanh nghiệp và (2) nhóm các nhân tố “quản trị doanh nghiệp” (corporate governance). - Về các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu được giới hạn bởi số liệu báo cáo tài chính đã kiểm toán của 95 DNSXCN niêm yết của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Như hầu hết các nghiên cứu kinh tế học khác, luận án này kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của luận án. 6. Những đóng góp mới của luận án Về mặt khoa học, luận án có các điểm mới như sau: (1) luận án xây dựng hai mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam để kiểm chứng khá đầy đủ nhóm các nhân tố có thể ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam. (2) Luận án có sử dụng pháp nghiên cứu GMM. Đây cũng là phương pháp ước lượng mới, hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam sử dụng phương pháp ước lượng. (3) Luận án có đề cập đến nội dung xác định cấu trúc vốn tối ưu với nhóm các DNSXCN Việt Nam thông qua mô hình hồi quy ngưỡng phân tích tác động của cấu trúc vốn lên giá trị doanh nghiệp. (4) Việc tập trung vào các DNSXCN cũng giúp cho các kết quả nghiên cứu mang tính tập trung hơn, đặc biệt là các DNSXCN hiện đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng như trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. Về mặt thực tiễn, luận án có các điểm mới như sau: (1) nghiên cứu giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản trị DNSXCN có cái nhìn tổng quan và một số đặc điểm chủ chốt về tình hình cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam, (2) nghiên cứu chỉ ra được chiều hướng ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên giá trị của doanh nghiệp, chỉ ra một số kết luận mang tính tham khảo về vấn đề cấu
  6. 4 trúc vốn tối ưu cho các DNSXCN Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp, (3) nghiên cứu chỉ ra chiều hướng ảnh hưởng của một số nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp và cũng từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm gia tăng hiệu quả trong việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị doanh nghiệp. 7. Kết cấu đề tài: Ngoài Phần mở đầu, , Kết luận, Phụ lục, Mục lục và các danh mục, nghiên cứu này được chia thành 6 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn và ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Chương 3: Thực trạng cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam. Chương 4: Mô tả dữ liệu nghiên cứu, các mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Phân tích kết quả hồi quy các mô hình ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Chương 6: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam. Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp 1.1 Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố “kinh doanh” của doanh nghiệp đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp 1.1.1 Các nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới 1.1.1.1 Các nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới giai đoạn trước năm 2000 Khảo sát của Harris và Raviv (1991) trong đó tổng kết các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Bradley (1984), Long và Malitz (1985), Kester (1986), Marsh
  7. 5 (1982) và Titman và Wessels (1988) về chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố lên cơ cấu vốn của doanh nghiệp như sau: Bảng 1.1: Tổng hợp chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong các nghiên cứu thực nghiệm giai đoạn trước năm 2000 Bradley Long và Titman và Các nhân tố và cộng Kester Marsh Malitz Wessels sự Tính bất ổn trong kinh doanh - -* - -* Nguy cơ phá sản - Tài sản cố định + + +* Lá chắn thuế không phải từ nợ + - -* Chi phí quảng cáo - - Chi phí nghiên cứu phát triển - - Khả năng sinh lợi +* - -* Cơ hội phát triển + -* Quy mô doanh nghiệp -* + -* Tính riêng biệt của doanh nghiệp - Nguồn: Khảo sát của Harris và Raviv (1991). Trong đó, dấu + thể hiện mối quan hệ cùng chiều, dấu – thể hiện mối quan hệ ngược chiều, các ô trống cho biết các nghiên cứu tương ứng không khảo sát các * nhân tố này trong ảnh hưởng lên cơ cấu vốn của doanh nghiệp, dấu cho biết kết quả thể hiện chiều hướng tác động nhưng không mang ý nghĩa thống kê. 1.1.1.2 Các nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới giai đoạn sau năm 2000 Một số nghiên cứu tiêu biểu trong giai đoạn này là: Nghiên cứu của Huang và Song (2006), Chen (2003), Pandey (2002) và nhiều nghiên cứu khác. 1.1.2 Các nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam 1.1.2.1 Nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên và Rammachandran (2006) với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.2.2 Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) với phương pháp tiếp cận đường dẫn
  8. 6 1.1.2.3 Nghiên cứu của Okuda và Lại Thị Phương Nhung (2010) và lý thuyết đánh đổi về cấu trúc vốn 1.1.2.4 Nghiên cứu của Lê Đạt Chí (2013) và lý thuyết thứ tự ưu tiên khi huy động vốn 1.1.2.5 Nghiên cứu của Lê Thị Phương Vi và Phan Thị Bích Nguyệt về ảnh hưởng của nhân tố sở hữu nhà nước lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp 1.1.2.6 Nghiên cứu của Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) về ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trên HOSE 1.1.2.7 Nghiên cứu của Trần Hùng Sơn (2012) với mẫu nghiên cứu gồm các DNSXCN Việt Nam 1.1.3 Tổng kết chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố doanh nghiệp lên cấu trúc vốn trong các nghiên cứu thực nghiệm Bảng 1.2: Tổng hợp chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố “kinh doanh” của doanh nghiệp lên cấu trúc vốn trong các nghiên cứu thực nghiệm Chiều hướng Nhân tố ảnh hưởng lên Các nghiên cứu tiêu biểu cấu trúc vốn Titman và Wessels (1988), Antonio, Guney và Paudyal (2002), Hall, Hutchison, Michaels (2004), Deesomsak Quy mô doanh (2004), Huang và Song (2006), Pandey (2002), Frank Cùng chiều nghiệp và Goyal (2007), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Okuda và Lại Thị Phương Nhung (2010), Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) Erol (2004), Pandey (2002), Đặng Thị Quỳnh Anh và Cùng chiều Quách Thị Hải Yến (2014). Meyrs và Majluf (1984), Kester (1986), Thies và Klock Hiệu quả kinh (1992), Titman và Wessels (1988), Chen (2003), Hall, doanh Ngược chiều Hutchison, Michaels (2004), Deesomsak (2004), Trần Đình Khôi Nguyên (2006), Pandey (2002), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Okuda và Lại Thị Phương Nhung (2010). Cơ hội tăng Cùng chiều / Myers (1977), Chen và Zhao (2006), Pandey (2002), trưởng Ngược chiều Frank và Goyal (2007)
  9. 7 Tốc độ tăng Cùng chiều Bhaduri (2002) trưởng Ngược chiều Titman và Wessels (1988), Pandley (2002) Chen (1998), Pandley (2002), Chen (2003), Huang và Tỷ lệ giá trị tài Cùng chiều Song (2006), Trần Hùng Sơn (2012) sản cố định hữu Huang và Song (2006) Trần Đình Khôi Nguyên và hình Ngược chiều Ramachandran (2006), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) Pandly (2002), Huang và Song (2001), Bradley và đồng Ngược chiều nghiệp (1984), Titman và Witsell (1988), Huang và Song Rủi ro kinh (2006), Pandey (2002), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) doanh Cùng chiều Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006) Tính thanh Ngược chiều Deesomsak (2004) khoản Mối quan hệ với Petersen và Rajan (1994), Donnelly, Berry, và hệ thống ngân Cùng chiều Thompson (1985), Trần Đình Khôi Nguyên và hàng Ramachandran (2006) Cùng chiều M & M (1963) Thuế thu nhập doanh nghiệp Trần Hùng Sơn (2012), Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Ngược chiều Thị Hải Yến (2014). 1.2 Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố quản trị doanh nghiệp lên cấu trúc vốn doanh nghiệp Các nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này có thể kể đến: Nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2015), Agyei và cộng sự (2014), Jaradat (2015), Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006), Lê Thị Phương Vy, Phan Bích Nguyệt (2015). Luận án tóm tắt chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố quản trị lên cấu trúc vốn trong các nghiên cứu thực nghiệm như sau:
  10. 8 Bảng 1.3: Tổng hợp chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố quản trị doanh nghiệp lên cấu trúc vốn trong các nghiên cứu thực nghiệm Ảnh hưởng lên Nhân tố Các nghiên cứu tiêu biểu cấu trúc vốn Ahmad và cộng sự (2015), Agyei và cộng Cùng chiều Quy mô hội đồng quản trị sự (2014), Jaradat (2015) Ngược chiều Ranti (2013) Cùng chiều Ranti (2013) Sự kiêm chức chủ tịch hội Ngược chiều Agyei và cộng sự (2014) đồng quản trị và giám đốc Không có ý điều hành Jaradat (2015) nghĩa thống kê Cấu trúc sở hữu của ban Cùng chiều Agyei và cộng sự (2014) giám đốc Agyei và cộng sự (2014), Trần Đình Khôi Cấu trúc sở hữu của nhà Nguyên và Ramachandran (2006), Lê Thị Cùng chiều đầu tư có tổ chức Phương Vy và Phan Bích Nguyệt (2015), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) Tỷ lệ số thành viên nữ Cùng chiều Jaradat (2015) và Agyei và cộng sự (2014) giới trong ban giám đốc Tỷ lệ số lượng giám đốc Cùng chiều Agyei và cộng sự (2014), Jaradat (2015) không tham gia điều hành 2. Xác định nội dung nghiên cứu Qua phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên, luận án xác định một số khoảng trống nghiên cứu đang tồn tại như sau: Thứ nhất, về vấn đề ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp DNSXCN Việt Nam, cần khảo sát ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố là: (1) nhóm nhân tố “kinh doanh” và (2) nhóm “nhân tố quản trị doanh nghiệp”. Thứ hai, về các nhân tố trong các mô hình thực nghiệm, luận án xác định một số vấn đề như sau: (1) luận án cần phải có sự thống nhất về tên gọi cũng như cách đo lường các nhân tố trong từng mô hình. (2) luận án cần lựa chọn những nhân tố mà tác giả cho
  11. 9 rằng phù hợp với đặc thù nền kinh tế Việt Nam và nhóm các DNSXCN, có thể lượng hóa được để đưa vào mô hình nghiên cứu. Thứ ba, tổng quan nghiên cứu cho thấy mối quan hệ của cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là mối quan hệ nội sinh. Do đó, khi nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố này với nhau, vấn đề nội sinh này cần được giải quyết và mô hình ước lượng GMM sẽ phù hợp hơn so với các mô hình FEM và REM. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN, ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN LÊN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 Khái niệm cấu trúc vốn và phương pháp đo lường các chỉ số phản ánh cáu trúc vốn Trong nghiên cứu của Bùi Văn Vần và cộng sự (2015), khái niệm cấu trúc vốn được trình bày như sau: cấu trúc vốn (cơ cấu nguồn vốn) là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn vay và vốn chủ sở hữu, trong vốn vay hay nói cách khác là nợ phải trả, xét theo thời hạn của khoản vay, thì lại được chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong phạm vi nghiên cứu này, các thuật ngữ về cấu trúc vốn được đề cập đến bao gồm: tỷ lệ tổng nợ, tỷ lệ nợ dài hạn và nợ ngắn hạn, tỷ lệ vốn dài hạn và tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Trong đó, phương pháp đo lường các tỷ lệ này được thể hiện như sau: Tỷ lệ tổng nợ = Tổng nợ / tổng tài sản Tỷ lệ vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản Tỷ lệ nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn / tổng tài sản Tỷ lệ nợ dài hạn = Nợ dài hạn / tổng tài sản Tỷ lệ vốn dài hạn = (Vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn) / tổng tài sản 2.2 Một số lý thuyết cơ bản về cấu trúc vốn 2.2.1 Lý thuyết của Modigliani và Miller về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp
  12. 10 2.2.1.1 Lý thuyết M&M trong trường hợp không có thuế và quan điểm cơ cấu vốn độc lập với giá trị công ty 2.2.1.2 Lý thuyết M&M trong trường hợp có thuế và quan điểm cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp thông qua lợi ích của lá chắn thuế 2.2.2 Lý thuyết đánh đổi về cấu trúc vốn và quan điểm cấu trúc vốn tối ưu về giá trị doanh nghiệp 2.2.3 Lý thuyết của Jensen và Meckling về chi phí đại diện 2.2.4 Lý thuyết của Myers and Majluf về thứ tự ưu tiên trong huy động vốn 2.2.5 Lý thuyết về thời điểm thị trường 2.2.6 Lý thuyết tín hiệu, tâm lý tránh rủi ro của nhà quản lý và một số lý thuyết khác về cấu trúc vốn doanh nghiệp 2.3 Tổng quan lý thuyết và thực nghiệm về ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp 2.3.1 Nhóm các nhân tố kinh doanh của doanh nghiệp 2.3.1.1 Ảnh hưởng của nhân tố quy mô lên cấu trúc vốn 2.3.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố hiệu quả kinh doanh (khả năng sinh lời) lên cấu trúc vốn 2.3.1.3 Ảnh hưởng của nhân tố cơ hội tăng trưởng lên cấu trúc vốn 2.3.1.4 Ảnh hưởng của nhân tố tốc độ tăng trưởng lên cấu trúc vốn 2.3.1.5 Ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ giá trị tài sản cố định hữu hình lên cấu trúc vốn 2.3.1.6 Ảnh hưởng của nhân tố rủi ro kinh doanh lên cấu trúc vốn 2.3.1.7 Ảnh hưởng của nhân tố tính thanh khoản lên cấu trúc vốn 2.3.1.8 Ảnh hưởng của nhân tố thuế thu nhập doanh nghiệp lên cấu trúc vốn 2.3.1.9 Ảnh hưởng của nhân tố lãi vay lên cấu trúc vốn 2.3.1.10 Ảnh hưởng của nhân tố khủng hoảng kinh tế lên cấu trúc vốn 2.3.2 Nhóm các nhân tố quản trị 2.3.2.1 Ảnh hưởng của nhân tố quy mô hội đồng quản trị lên cấu trúc vốn 2.3.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố sự kiêm chức chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành lên cấu trúc vốn
  13. 11 2.3.2.3 Ảnh hưởng của nhân tố tính chất sở hữu của tổ chức lên cấu trúc vốn 2.4 Một số vấn đề cơ bản về hoạch định cấu trúc vốn cho doanh nghiệp 2.4.1 Các nguyên tắc chung cho việc hoạch định cấu trúc vốn 2.4.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính tương thích Nguyên tắc này được hiểu là các khoản đầu tư cho các tài sản cố định như máy móc, nhà xưởng… thì cần sử dụng vốn từ các nguồn tài trợ dài hạn gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay nợ dài hạn của doanh nghiệp. Ngược lại, các khoản đầu tư cho tài sản có vòng quay tài sản nhanh như hàng tồn kho, nguyên vật liệu… thì các nhà quản trị có thể sử dụng các khoản vay nợ ngắn hạn. 2.4.1.2 Nguyên tắc cân bằng giữa lợi ích và rủi ro 2.4.1.3 Nguyên tắc đảm bảo quyền kiểm soát của doanh nghiệp 2.4.1.4 Nguyên tắc linh hoạt 2.4.1.5 Nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn 2.4.2 Một số điểm cần chú ý khi vận dụng các nguyên tắc về hoạch định cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất công nghiệp 2.4.2.1 Bối cảnh nền kinh tế và thị trường vốn 2.4.2.2 Bối cảnh ngành sản xuất công nghiệp 2.4.2.3 Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 3.1 Tổng quan ngành sản xuất công nghiệp Việt Nam Từ năm 2005 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp duy trì ổn định trung bình khoảng 7%/năm đạt mức 78,6 tỷ USD vào năm 2015. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP không cải thiện được nhiều, hiện vẫn duy trì khoảng 38% GDP trong nhiều năm qua. 3.2 Thực trạng tình hình cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam có so sánh với cấu trúc vốn của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam 3.2.1 Các DNSXCN Việt Nam đa số tuân thủ nguyên tắc về tính tương thích trong hoạch định cấu trúc vốn
  14. 12 3.2.2 Các DNSXCN Việt Nam có tỷ lệ tổng nợ thấp hơn các doanh nghiệp phi tài chính khác 3.2.3 Tỷ lệ nợ dài hạn của các DNSXCN Việt Nam thấp hơn và thể hiện xu hướng giảm nhanh hơn so với các doanh nghiệp phi tài chính khác 3.2.4 Có sự khác biệt trong sự vận động của tỷ lệ nợ ngắn hạn ở các DNSXCN Việt Nam so với các doanh nghiệp phi tài chính khác trên thị trường 3.2.5 Có sự khác biệt trong sự vận động của tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn của các DNSXCN Việt Nam 3.2.6 Các DNSXCN Việt Nam cũng duy trì chính sách vay nợ tập trung vào nợ ngắn hạn tương tự như các doanh nghiệp phi tài chính khác 3.2.7 Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn với yếu tố suy thoái kinh tế và lãi suất Yếu tố suy thoái kinh tế giai đoạn 2008 – 2011 với hai biến động đột ngột của lãi suất trong nền kinh tế các năm 2008 và 2011 dường như không có tác động gì đáng kể đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp này. Nhưng lại có ảnh hưởng rõ rệt đến ROA trong 2 năm 2008 và 2011 tương ứng. 3.2.8 Có sự khác biệt về cấu trúc vốn của các DNSXCN ở hai thành phần kinh tế nhà nước và tư nhân 3.2.9 Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và ROA của các DNSXCN Việt Nam Qua thống kê mô tả có thể nhận định rằng mối quan hệ giữa tỷ lệ tổng nợ và tỷ lệ nợ ngắn hạn với chỉ số ROA của doanh nghiệp là mối quan hệ ngược chiều. 3.2.10 Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp 3.2.11 Mối quan hệ giữa nhân tố tính thanh khoản và cấu trúc vốn của DN 3.3 Tổng kết thực trạng cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam trong mẫu nghiên cứu Điểm tích cực về tình hình cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam là đảm bảo tuân thủ nguyên tắc về tính tương thích khi hoạch định cấu trúc vốn nhưng cũng cũng thể hiện một số tồn tại là: (1) tình trạng vay nợ dài hạn để đáp ứng cho việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn là không cần thiết, thậm chí có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực bao gồm: Vi phạm nguyên tắc linh hoạt và nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. (2) tình trạng thặng dư vốn dài hạn không phải là những quyết định tối ưu nhất. Và (3) xu hướng giảm tỷ lệ nợ dài hạn nhưng lại vẫn duy trì thặng dự vốn dài hạn
  15. 13 sẽ hạn chế đáng kể cơ hội mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh khó khăn hoặc lợi nhuận giữ lại, cũng như các nguồn lực của cổ đông không đủ để đáp ứng cho cơ hội đầu tư. CHƯƠNG 4: MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU, CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu Luận án xây dựng dữ liệu dạng bảng từ thông tin của của 95 DNSXCN niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam là HOSE và HNX trong giai đoạn 2006 – 2015 để làm mẫu nghiên cứu. 4.2 Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm 4.3 Mô hình kiểm chứng tác động của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp 4.3.1 Mô hình ảnh hưởng của các nhân tố “kinh doanh” của doanh nghiệp lên cấu trúc vốn 4.3.1.1 Mô hình nghiên cứu, phương pháp đo lường các biến và các giả thiết Về mô hình tổng thể, phương trình hồi quy ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của các DNSXCN trong nghiên cứu này được thể hiện như sau: CAP.STRUC i t = αi + β1 SIZE + β2 ROA + β3 TOBIN.Q + β4 GROWTH + β5 TANG + β6 VOLATILITY + β7 LIQUIDITY + β8 TAX + β9 INTEREST + β10 YEAR.DUM + εi t 4.3.1.2 Phương pháp ước lượng và các kiểm định Phương pháp hồi quy được sử dụng trong mô hình này là phương pháp hồi quy SGMM, các kiểm định sử dụng vẫn là AR2 và kiểm định Hansen. Về lựa chọn biến nội sinh, các biến được đưa vào nhóm này bao gồm: độ trễ của cấu trúc vốn (biến lag), hiệu quả kinh doanh (PROF), cơ hội tăng trưởng (TobinQ), độ rủi ro kinh doanh (VOLATILITY), các biến còn lại là biến công cụ. 4.3.2 Mô hình ảnh hưởng của các nhân tố quản trị doanh nghiệp lên cấu trúc vốn 4.3.2.1 Mô hình nghiên cứu, phương pháp đo lường các biến và các giả thiết Về mô hình hồi quy tổng thể, phương trình ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố quản trị lên cấu trúc vốn của các DNSXCN trong nghiên cứu này như sau:
  16. 14 CAP.STRUC i t = αi + β1 B.SIZE + β2 CEO.DUAL + β3 CEO.GEN + β4 CEO.AGE + β5 SIZE + β6 STATE + β7 GROW + εi t 4.3.2.2 Phương pháp ước lượng và các kiểm định Về phương pháp ước lượng, nghiên cứu dự kiến sử dụng hai phương pháp ước lượng thông thường được sử dụng cho dữ liệu bảng là là mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Về các kiểm định cần chú ý trong mô hình này bao gồm: kiểm định tính tự tương quan, kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổ và kiểm định Hausman. 4.4 Mô hình kiểm chứng tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả kinh doanh và giá trị doanh nghiệp CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY CÁC MÔ HÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ LÊN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 5.1 Mô hình ảnh hưởng của các nhân tố “kinh doanh” của doanh nghiệp lên cấu trúc vốn 5.1.1 Thống kê mô tả các nhân tố và ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố Bảng 5.1: Thống kê mô tả các biến đại diện cho cấu trúc vốn trong mô hình nghiên cứu Số quan Giá trị trung Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn Biến sát bình chuẩn nhất nhất BTDTA 855 0,438702 0,213648 0,030923 1,173151 BLDTA 855 0,08983 0,139485 0 0,719237 BSDTA 855 0,348872 0,178588 0,006971 0,80502 MTDTA 855 0,445037 0,248727 0,01127 0,950953 MLDTA 855 0,091262 0,144424 0 0,736801 MSDTA 855 0,354571 0,209072 0,007768 0,909376
  17. 15 Bảng 5.2: Thống kê mô tả các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu Số quan Giá trị Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn Biến sát trung bình chuẩn nhất nhất tobinq 855 1,184366 0,886036 0,298066 14,92568 roa 855 0,081122 0,087285 -0,64551 0,783739 size 855 26,93751 1,467045 22,40122 31,32545 grow 855 0,154552 0,319884 -0,68624 3,311883 TANG 855 0,250017 0,193343 0,12134 0,97642 volatility 855 2,734085 3,270647 0,12453 44,57315 tax 855 0,149423 0,256785 -4,57276 3,819248 liquidity 855 2,450976 2,36708 0,113778 23,23605 interest 855 0,038155 0,036473 0 0,370879 dumyear 855 0,222222 0,415983 0 1
  18. 16 Bảng 5.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu size grow tang volatility tax liquidity interest tobinq roa size 1 grow 0,1735 1 tang -0,0589 -0,0022 1 volatility 0,0749 0,0942 -0,0934 1 tax 0,043 -0,0331 -0,1412 -0,0108 1 liquidity -0,1664 -0,0556 -0,1237 0,0247 0,0024 1 interest -0,0454 -0,027 0,255 -0,0424 -0,1035 -0,136 1 tobinq 0,1286 0,0892 -0,0386 0,264 -0,009 0,0765 -0,1161 1 roa 0,0753 0,1613 -0,1426 0,2131 0,049 0,2499 -0,2638 0,3001 1 5.1.2 Kết quả ước lượng và các kiểm định Các kết quả ước lượng được tổng hợp trong bảng dưới đây. Các kết quả kiểm định về AR2 và kiểm định Hansen đều cho thấy kết quả ước lượng từ mô hình là phù hợp khi không có hiện tượng tự tương quan bậc 2 và các biến công cụ trong mô hình là phù hợp.
  19. 17 Bảng 5.4: Kết quả ước lượng bằng phương pháp SGMM hệ số hồi quy ảnh hưởng của các nhân tố lên các chỉ số phản ánh cấu trúc vốn của doanh nghiệp và các kết quả kiểm định trong từng mô hình Tỷ lệ tổng nợ Tỷ lệ nợ ngắn Tỷ lệ nợ dài hạn Tỷ lệ tổng nợ Tỷ lệ nợ ngắn Tỷ lệ nợ dài hạn Nhân tố theo GTSS hạn theo GTSS theo GTSS theo GTTT hạn theo GTTT theo GTTT roa -0,3999*** -0,2740*** -0,0825*** -0,5389*** -0,4133*** -0,1534*** tobinq 0,0021825 -0,0010 0,0079 -1,3227*** -0,099*** -0,0117* size 0,0076597** 0,0066* 0,0011 0,0229*** 0,12** 0,00457* grow 0,037*** - - - 0,024* - tang -0,015 -0,0609** -0,028 0,0311 -0,127*** 0,031818 volatility 0,0001147 -0,0014 0,0009357 -0,01 -0,1363* 0,0037 tax - - - - - - liquidity -0,0175*** -0,0195*** 0,00165 -0,024*** -0,0234*** 0,0016 interest -0,6849*** -0,4233*** -0,1633*** -0,316* - - 0,266*** YEAR.DUM 0,0093 -0,0037 - 0,015*** 0,102*** 0,060*** 0,0435*** z = 0,81 z = 1,13 z = 1,28 z = 0,57 z = 0,85 z = 0,66 AR2 Test Pr > z = 0,418 Pr > z = 0,258 Pr > z = 0,200 Pr > z = 0,569 Pr > z = 0,394 Pr > z = 0,510 chi2(55) = chi2(55) = chi2(55) = chi2(69) = chi2(69) = chi2(55) = 67,93 66,05 61,53 80,91 82,53 71,12 Hansen Test Prob > chi2 = Prob > chi2 = Prob > chi2 = Prob > chi2 = Prob > chi2 = Prob > chi2 = 0,113 0,146 0,254 0,155 0,127 0,071
  20. 18 5.1.3 Phân tích kết quả hồi quy ảnh hưởng của các nhân tố “kinh doanh” của doanh nghiệp lên cấu trúc vốn 5.2 Mô hình ảnh hưởng của các nhân tố quản trị DN lên cấu trúc vốn 5.2.1 Thống kê mô tả các nhân tố trong mô hình Bảng 5.5: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ảnh hưởng của các nhân tố quản trị doanh nghiệp lên cấu trúc vốn Số quan Giá trị trung Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị Biến sát bình chuẩn nhất lớn nhất size 828 27,00158 1,431704 23,27481 31,32545 grow 828 0,1589255 0,320169 -0,68624 3,311883 state 828 0,2608696 0,439374 0 1 b_size 828 1,313281 0,432808 0,693147 2,70805 ceo_dual 828 0,339372 0,473782 0 1 ceo_gen 828 0,9130435 0,286198 0 1 ceo_age 828 50,45169 6,983576 25 72
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2