intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:31

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trên cơ sở nghiên cứu những cơ sở khoa học (cả lý luận và thực tiễn) để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Lê Nguyễn Diệu Anh PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG   BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 934.04.10 Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế Hà Nội, Năm 2020
  2. 2   Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thương mại Người hướng dẫn khoa học            1. PGS. TS Hà Văn Sự            2. PGS. TS Phạm Thuý Hồng Phản biện 1: PGS. TS Phan Tố Uyên   Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Thị Nguyệt Phản biện 3: PGS. TS Vũ Thị Kim Oanh       Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường            họp tại Trường Đại học Thương mại Vào hồi……. giờ …… ngày ………. tháng ………. năm …………. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia                                                             Thư vi ện Tr ường Đại học Thương mại
  3. 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của luận án Toàn cầu hoá đang trở thành một xu thế khách quan của các quốc gia trên thế giới. Tham gia  toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế mang lại nhiều lợi ích như phát triển xuất nhập khẩu, mở rộng thị  trường, góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất …. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của nó đến  hầu hết mọi mặt của đời sống kinh tế ­ xã hội của các quốc gia cũng không nhỏ, đặc biệt đối với  các nước đang và kém phát triển. Hội nhập quốc tế góp thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu  nguyên liệu thô và hàng sơ chế, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và huỷ hoại  môi trường nghiêm trọng. Những cảnh báo về một sự phát triển không bền vững đang là thách thức  đối với các quốc gia tham gia vào hội nhập quốc tế.  Phát triển bền vững là phát triển kinh tế ổn định gắn với việc đảm bảo an sinh xã hội và bảo  vệ môi trường sinh thái, hay phát triển bền vững là quá trình thế hệ hôm nay phát triển mà không  làm phương hại đến thế hệ tương lai. Trong quá trình hội nhập quốc tế, việc mở cửa thị trường,  tăng cường hội nhập cùng với mục tiêu đảm bảo phát triển thương mại theo hướng bền vững là  một vấn đề bức thiết, thu hút sự quan tâm của Nhà nước, tổ chức và mọi thành viên trong xã hội.  Các quốc gia cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển thương mại theo hướng bền vững phù  hợp với thực lực và lợi thế của quốc gia mình. Một chính sách thương mại thực sự bền vững cũng  sẽ tránh được sự phụ thuộc quá mức vào tài nguyên thiên nhiên, cam kết các tiêu chuẩn môi trường  cao trong các hiệp định thương mại và hạn chế ô nhiễm không khí và nước. Liên hệ với Việt Nam, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã đem lại những bước tiến đáng kể  cho nền kinh tế  Việt Nam. Từ  một quốc gia nghèo  đói và thiếu lương thực sau chiến tranh năm  1975, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới như gạo, cà  phê.. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng của Việt Nam những năm gần đây nhìn chung năm sau cao  hơn năm trước, năm 2019 tăng 8,1% so với năm 2018, đạt 263,45 tỷ USD và là năm thứ tư liên tiếp  xuất siêu. Tuy nhiên, những tác động của hội nhập quốc tế và tự do hoá thương mại ảnh hưởng  ngày càng sâu sắc  đến sự  bền vững kinh tế, công bằng xã  hội, gia tăng nhanh sự  phân hoá giàu  nghèo, môi trường sinh thái, ô nhiễm môi trường. Hệ sinh thái biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tài  nguyên khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt, diện tích rừng tự nhiên đang bị suy thoá và mất đi với tốc  độ không bền vững. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại đã trở thành lĩnh vực tiên  phong, quan hệ thương mại đi trước mở đường cho quan hệ ngoại giao chính thức giữa các quốc  gia. Phát triển thương mại chính là con đường để khai thác những tiềm năng và thế mạnh của quốc  gia, thu hút  đầu tư  nước ngoài,  đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa­ hiện  đại hóa  đất nước,  hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Chính vì vậy, để phát triển bền vững kinh tế, xã hội của  Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, cần xây dựng chiến lược, giải pháp phát triển thương  mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.  Trên phương diện lý thuyết,  đã có những nghiên cứu về phát triển thương mại theo hướng 
  4. 5 bền vững nói chung và cho các khu vực nói riêng. Nhưng chưa có nghiên cứu xây dựng một khung lý  thuyết hoàn chỉnh,  đặc biệt xem xét sự  tác  động của hội nhập quốc tế, tác  động  đa chiều  đến  thương mại nói chung, tác động gây ra sự thiếu bền vững như tổn thương kinh tế, khủng hoảng tài  chính, thất nghiệp, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, ô nhiễm môi trường… Việc nghiên cứu chuyên  sâu về  phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế  là rất cần  thiết, góp phần phát triển lý luận và giải quyết các tình huống quản lý thực tế. Chính vì vậy, đề tài “Phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối   cảnh hội nhập quốc tế” được lựa chọn nghiên cứu, nó có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Tác giả  đã tổng hợp công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề  tài luận án  theo các nhóm. 2.1.1 Phát triển bền vững  Thứ  nhất, công trình nghiên cứu về  phát triển bền vững, bao gồm: Our common future của   WCED (1987), “Beyond Economic Growth: An Introduction to Sustainable Development” của Tatyana  P. Soubbotina (2004), Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal và John A. Boyd (2007), Đinh Văn Ân (2005) về  “Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ nhanh, bền vững chất lượng cao  ở Việt   Nam”; Lê Xuân Đình (2005), ‘Phát triển bền vững là một đảm bảo của định hướng xã hội chủ nghĩa  nền kinh tế  thị  trường  ở Việt Nam’, Đề  tài cấp bộ  “ Phát triển bền vững từ  quan niệm đến hành   động” của tác giả  Hà Huy Thành năm 2009, Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững.   Báo cáo của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc ­ UNIDO năm 2012, “ Hướng tới tăng   trưởng xanh từ phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam”.  2.1.2 Thương mại và phát triển thương mai theo hướng bền vững Tác giả  John Asafu­Adjaye năm 2004 với tác phẩm “International trade and sustainable   development in Sub­Saharan Africa”. Báo cáo của UNEP “Sustainable Trade and Poverty Reduction:   New Approaches to Intergrated Policy Making at the National Level” năm 2006. Nghiên cứu của Chen  Jiyong, Liu Wei và Hu Yi năm 2006 về  “Foreign trade, environmental protection and sustaiable   economic growth in China”. Moustapha Kamal Gueye, Malena Sell, Janet Strachan năm 2009 về vấn  đề “Trade, climate change and sustainable development: key issues for small states, least development   countries and vulnerable economic”. Tác giả  Paul Hawken (2013) trong cuốn sách “The Ecology of   Commerce”.  2.1.3 Phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế a. Phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nhóm các tác giả Grant Hewison, Veena Jha và Maree Underhill (1997) trong cuốn sách “ Trade,   Environment and Sustainable Development: A South Asian Perspective”. Tổ  chức thương mại thế  giới (WTO) đã xuất bản cuốn sách “Trade, Development and the Environment” năm 2000. Wiliam R.  Cline (2004) về  vấn đề  “Trade Policy and Global Poverty”. Zoltan Ban năm 2012 về  “Sustainable 
  5. 6 Trade: Changing the Environment the Market Operates in Through Standardized Global Trade Tariffs   Paperback”.   Paul   Ekins   trong   bài   “Trade,   Globalization   and   Sustainability   Impact   Assessment:   A   Critical Look at Methods and Outcomes” năm 2012.  Một số nghiên cứu của Bộ Công Thương, Đề tài khoa học cấp bộ “Những giải pháp chủ yếu   nhằm phát triển thương mại theo tiếp cận phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế   quốc tế của Việt Nam” của tác giả Hà Văn Sự chủ nhiệm, năm 2004. Luận án tiến sĩ kinh tế “ Giải   pháp tăng cường quản lý nhà nước về  bảo vệ  môi trường nhằm phát triển thương mại của Việt   Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của Đoàn Thị Thanh Hương, năm 2008, Viện nghiên  cứu thương mại. Luận án tiến sĩ kinh tế “Xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình hội nhập   kinh tế quốc tế” (2009) của Hồ Trung Thanh, Trường đại học Kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội. Hà  Thị Thanh Bình năm 2012 về “Bảo hộ thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và hiệu   quả điều chỉnh của pháp luật Việt Nam”.  b. Tiêu chí đánh giá phát triển thương mại theo hướng bền vững  Thomas M. Parris va Robert W. Kates ( ̀ ̉ 2003), United Nations (1996), năm 1995 Uy ban Phat ́  ̉ ̀ ưng Lien Hi triên bên v ̃ ̂ ẹp Quôc (CSD). B ̂ ́ ộ chỉ tiêu phát triển bền vững CGSDI ( 1999) sach (OECD, ́   ̂ ̀ ́ ới (WB, 2012). R. Prescott Allen (2001), Tô ch 2011b). Ngan hang Thê gi ̉ ức Bao tôn Thien nhien thê ̉ ̀ ̂ ̂ ́  giơi đã cong bô b ́ ̂ ́ ộ chi sô thinh vu ̉ ́ ̣ ̛ợng (Well Being index ­ WI). Ngoai ra, Mathis Wackernagel (2003) đã xây d ̀ ựng bộ chỉ  tiêu Dâu chan sinh thai (Ecological ́ ̂ ́   footprint). Chỉ  số  bền vững về  môi trường của World Economic Forum (2002). Quyết  định số  432/QĐ­TTg ngày 12/04/2012 ban hành các chỉ  tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt   Nam giai đoạn 2011 – 2020. UNCTAD (2016) xây dựng bộ chỉ tiêu về thương mại để đánh giá hiệu  quả thương mại của quốc gia. The Economist Intelligence Unit (2016) xây dựng chỉ số Thương mại   Bền vững Châu Á  2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội  nhập Các nghiên cứu của Kris M.Y.Law (2010), Liu Ligang (2001), Liu Bangcheng và Jiang Taiping  (2000), Wu Yingyu (2003), Vittorio, Raffaella & Giuliano (1999), Yang Mei (2016), Nghiên cứu của  Jianteng Xu, Yuyu Chen và Qingguo Bai (2016), Hồ  Trung Thành (2009), Dương Thị  Tình (2015,   Nguyễn Thanh Hoài (2012). Trong nội dung tổng quan này, bên cạnh việc chỉ  ra các giá trị  khoa học (về  lý luận và thực   tiễn) được kế thừa, NCS cũng xác định khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án.  3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những cơ sở khoa học (cả lý luận và thực tiễn) để đề xuất các giải  pháp nhằm phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc  tế đến năm 2025 và những năm tiếp theo. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu
  6. 7 Để đạt được các mục đích của đề tài, cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: Một là, hệ  thống hóa và xây dựng những nguyên lý  cơ  bản về  phát triển thương mại theo  hướng bền vững của các quốc gia như: bản chất và vai trò của thương mại theo hướng bền vững;  Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập  quốc tế. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt  Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế,  đặt trong mối quan hệ  giữa thương mại với bảo vệ  môi  trường và thương mại với các vấn đề xã hội. Ba là, phân tích và đánh giá thực trạng chính sách phát triển thương mại theo hướng bền vững  ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Bốn là, phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại theo hướng  bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Năm là, luận giải những vấn đề tồn tại trong thực hiện mục tiêu phát triển thương mại theo  hướng bền vững ở nước ta trước những thách thức do hội nhập quốc tế đem lại, chỉ ra những mặt  được và bài học kinh nghiệm, những hạn chế và nguyên nhân của phát triển thương mại Việt Nam  theo hướng bền vững. Sáu là, đưa ra một số quan điểm, phương hướng và giải pháp phù hợp với thực tiễn tình hình  nghiên cứu trong giai đoạn 1995­2019, định hướng đến 2025 và các năm tiếp theo nhằm phát triển  thương mại theo hướng bền vững  ở  Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phù hợp với  định hướng của Nhà nước.  5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  5.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại  theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 5.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án chỉ tập trung vào nghiên cứu phát triển thương mại theo tiếp cận bền  vững gắn với kết quả  phát triển thương mại  đạt  được về  cả  khía cạnh thương mại nội  địa và  thương mại xuất nhập khẩu; chỉ nghiên cứu nội hàm phát triển thương mại theo hướng bền vững  nhưng chú trọng đến những yếu tố do tác động của hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập kinh tế  quốc tế.  Thương mại theo nghĩa rộng của WTO bao gồm cả thương mại hàng hoá và thương mại dịch  vụ. Tuy nhiên, thương mại dịch vụ là một lĩnh vực rất rộng (có 12 lĩnh vực, 155 tiểu ngành). Hơn  nữa, luận án thuộc chuyên ngành về quản lý kinh tế thì thương mại thường tiếp cận là thương mại  hàng hoá (gồm: thương mại nội địa và thương mại xuất nhập khẩu), và liên quan đến phương thức  bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại và đại lý.  Điều này sẽ  phù hợp với Việt Nam, với  quản lý thương mại hàng hoá do Bộ công thương quản lý. Như vậy, phạm vi nội dung nghiên cứu 
  7. 8 của luận án là thương mại hàng hoá của Việt Nam, tập trung vào thương mại nội địa và thương  mại xuất nhập khẩu. Về  không gian: Nghiên cứu chủ  yếu sự  phát triển thương mại gắn với bối cảnh hội nhập  quốc tế, tập trung vào thương mại hàng hoá ở cả trong nước và xuất nhập khẩu, và chỉ chú trọng  những vấn đề phát triển gắn với yêu cầu về phát triển bền vững.  Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại Việt Nam theo hướng bền  vững giai đoạn từ năm 1995 đến 2019 và đề xuất các quan điểm, giải pháp đến năm 2025 và những  năm tiếp theo. 6. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp phân tích – tổng hợp lý  thuyết:  được sử  dụng  để  phục vụ  cho nghiên cứu  tổng quan tài liệu, nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài luận án. Liên kết những mặt, bộ  phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra  hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc về phát triển thương mại theo hướng bền vững. b. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: được sử dụng trong tổng quan nghiên  cứu, hệ thống hóa lý thuyết để xây dựng một khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá, các quan điểm,  chính sách của Nhà nước về phát triển thương mại thương mại theo hướng bền vững. c. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:  ­ Nghiên cứu định tính: sử dụng trong nghiên cứu nội hàm phát triển thương mại theo hướng  bền vững, đánh giá chính sách, định hướng phát triển thương mại theo hướng bền vững của Việt  Nam. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ niêm giám thống kê, báo cáo của các cơ quan quản lý nhà  nước, tổ chức, doanh nghiệp, kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài. ­ Nghiên cứu định lượng: dùng trong thu thập, thống kê mô tả số liệu, kiểm định mô hình, ước  lượng biến số  và  đánh giá tác  động của các yếu tố  ảnh hưởng  đến phát triển thương mại theo  hướng bền vững  ở  Việt Nam trong bôí cảnh hội nhập quốc tế  theo mô  hình ARDL, trên cơ  sở  nguồn dữ liệu thứ cấp của Tổng cục thống kê, WB, Tradingeconomics,… d. Phương pháp thống kê – so sánh: Tổng hợp các tài liệu, đối chiếu giữa các giai đoạn, các  khu vực khác nhau; Sử dụng hệ thống các bảng, hình để biểu diễn quy mô lượng, chất của phát  triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 7.1. Về mặt lý luận Góp phần hệ thống hóa và phát triển lý thuyết về phát triển thương mại theo hướng bền vững   của các quốc gia, trong đó: i) làm rõ bản chất, tiêu chí và nội dung của phát triển thương mại theo   mại theo hướng bền vững; ii) Phân tích những tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến  sự  phát triển thương mại theo hướng bền vững; iii) điều kiện đảm bảo cho sự  phát triển thương  mại theo hướng bền vững khi hội nhập quốc tế.
  8. 9 Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển thương mại theo hướng bền vững của một số quốc gia   trên thế giới;  Phân tích và xác lập mô hình nghiên cứu định lượng phù hợp để đánh giá tác động của các yếu  tố   ảnh hưởng đến phát triển thương mại theo hướng bền vững của một quốc gia trong bối cảnh   hội nhập quốc tế. 7.2. Về mặt thực tiễn Làm rõ thực trạng đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại theo hướng bền vững  ở Việt Nam   giai đoạn 1995 đến 2019 theo các mục tiêu và tiêu chí phát triển thương mại theo hướng bền vững.  Cụ thể: Luận án tập trung phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển thương mại theo hướng bền   vững của Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1995 đến 2019; phân tích và chỉ ra những thời cơ, thách   thức và những vấn đề đặt ra đối với phát triển thương mại Việt Nam theo hướng bền vững trong   bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Áp dụng mô hình đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại theo   hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xác định kết quả thực nghiệm mô  hình. Từ  bối cảnh hội nhập quốc tế, luận án dự  báo xu hướng, xác định quan điểm, định hướng   phát triển thương mại theo hướng bền vững của Việt Nam trong thời gian t ới. Đặc biệt, luận án đã  đề  xuất các giải pháp mang tính đồng bộ  và có cơ  sở  khoa học nhằm phát triển thương mại theo   hướng bền vững  ở  Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế đến năm 2025 và những năm tiếp   theo. Trong đó, các giải pháp tập trung vào các nhóm sau: i) nhóm giải chung về phát triển thương   mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế. ii) nhóm giải pháp phát triển thương   mại nội địa theo hướng bền vững iii) nhóm giải pháp phát triển thương mại xuất nhập khẩu theo   hướng bền vững.   8. Kết cấu luận án Luận án có kết cấu gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển thương mại theo hướng bền  vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chương 2: Phân tích và  đánh giá thực trạng phát triển thương mại theo hướng bền vững  ở  Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Chương 3: Những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thương mại theo hướng  bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
  9. 10 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG  MẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. BẢN CHẤT VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG BỀN  VỮNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA HIỆN NAY 1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về phát triển và phát triển bền vững Tăng trưởng và phát triển là hai mặt của sự phát triển xã hội và có quan hệ chặt chẽ với nhau.  Nếu tăng trưởng kinh tế chỉ tập trung đem lại lợi ích kinh tế cho một nhóm dân cư, một khu vực mà  không đem lại lợi ích kinh tế cho xã hội thì tăng trưởng kinh tế sẽ làm gia tăng bất bình đẳng xã  hội. Những phương thức tăng trưởng như vậy cũng chỉ là ngắn hạn, không thúc đẩy được phát triển  và sẽ bị loại bỏ. Định nghĩa về phát triển bền vững được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay là của  WCED (1987), phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại, nhưng không  làm trở ngại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Mục tiêu phát triển bền vững  là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công  dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên.
  10. 11 Mô hình ba hình tròn giao nhau được sử dụng phổ biến nhất để mô tả phát triển bền vững  (Barkemeyer, 2014). Phát triển bền vững là phần giao nhau ở giữa ­ nơi thống nhất 3 lĩnh vực. Mặc  dù có rất nhiều tranh luận về mô hình phát triển bền vững nhưng mô hình ba hình tròn giao nhau  vẫn  được chấp nhận trên toàn thế  giới, giúp khái niệm hoá khái niệm về  phát triển bền vững  (Peeters, 2012). Những vòng tròn thể hiện sự khác nhau giữa phát triển bền vững với những vấn đề  riêng biệt về chính sách và chính trị, đề xuất ra một khái niệm tổng thể và bổ sung cho phát triển  bền vững. 1.1.2. Bản chất của phát triển thương mại theo hướng phát triển bền vững 1.1.2.1 Khái niệm và mục tiêu phát triển thương mại theo hướng bền vững a. Khái niệm thương mại Nếu nhìn dưới góc độ phân công lao động xã hội thì thương mại được coi là một ngành kinh  tế độc lập của nền kinh tế. Trong khuôn khổ luận án này, thương mại được tiếp cận là thương mại  hàng hóa và được nhìn từ góc độ là ngành kinh tế. Ngành thương mại chuyên đảm nhận chức năng  tổ chức, lưu thông hàng hóa và cung ứng các dịch vụ cho xã hội thông qua việc thực hiện mua bán  nhằm sinh lời. Thương mại phát triển, lưu thông hàng hóa thông suốt biểu hiện của nền kinh tế  lành mạnh, thịnh vượng.  b.Khái niệm phát triển thương mại theo hướng bền vững Với góc độ tiếp cận phát triển thương mại nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững,  khái niệm phát triển thương mại theo hướng bền vững trong luận án này được đưa ra như sau: Phát   triển thương mại theo hướng bền vững là sự  phát triển mà kết quả  của phát triển thương   mại  đáp  ứng yêu cầu của phát triển bền vững,  được biểu hiện cụ  thể  bằng sự  phát triển   nhanh, ổn định về quy mô, cơ cấu hợp lý và đảm bảo chất lượng tăng trưởng, xoá đói giảm   nghèo và bảo vệ môi trường.  Tăng trưởng thương mại không liên tục, chứa nhiều rủi ro khi có biến động do cơ cấu không  hợp lý, gây nên bất  ổn kinh tế  vĩ  mô; hoặc xuất khẩu tăng trưởng nhưng chủ  yếu dựa vào tài  nguyên, gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường; hoặc xuất khẩu chỉ đem lại lợi ích  cho nhóm người, gây bất bình đẳng xã hội… thì cũng không là phát triển thương mại theo hướng  bền vững. Phát triển thương mại theo hướng bền vững phải là sự phát triển xuất khẩu mà kết quả  của nó đáp ứng các yêu cầu về bền vững ­ ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết việc làm, xoá đói giảm  nghèo và cải thiện môi trường.  c. Mục tiêu phát triển thương mại theo hướng bền vững Thứ nhất, phát triển quy mô thương mại theo hướng bền vững. Phát triển thương mại theo  hướng bền vững phải duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định, dài hạn về quy mô, tốc độ của  thương mại nội địa và thương mại xuất nhập khẩu.  Thứ  hai, phát triển cơ  cấu thương mại theo hướng bền vững.  Đảm bảo chất lượng tăng 
  11. 12 trưởng thương mại trên cơ sở cơ cấu thị trường và sản phẩm bền vững, nâng cao sức cạnh tranh  của hàng hoá trên thị trường quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, từng bước hội nhập thành  công vào nền kinh tế khu vực và thế giới.  Thứ ba, đảm bảo chất lượng phát triển thương mại theo hướng bền vững. Nâng cao giá trị gia  tăng của thương mại, tăng tỷ trọng hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao, giảm tỷ trọng sản phẩm  thô; tăng cường năng lực và hiệu quả tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Kết quả của phát triển  thương mại theo hướng phát triển bền vững đảm bảo tính cân đối, hài hoà giữa ba mặt lợi ích kinh  tế, xã hội và môi trường  1.1.3. Sự cần thiết của phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập  quốc tế của các quốc gia hiện nay Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ  quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các  quốc gia/vùng lãnh thổ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền  lực và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế nhằm tạo  thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm. Hội nhập kinh  tế là nền tảng hết sức quan trọng cho sự tồn tại bền vững của hội nhập trong các lĩnh vực khác,  đặc biệt là hội nhập về chính trị và nhìn chung, được các nước ưu tiên thúc đẩy giống như một đòn  bẩy cho hợp tác và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa.  a. Sự cần thiết phải phát triển thương mại theo hướng bền vững của các quốc gia trong bối cảnh  hội nhập quốc tế Thứ nhất, quá trình phát triển thương mại đã tạo nên sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển  kinh tế, văn hóa và thu nhập giữa các vùng miền, lý do sự khác nhau về cơ sở hạ tầng, hệ thống  thông tin, giao thông vận tải, về nguồn vốn đầu tư, về trình độ lao động, dẫn đến sự khác nhau về  năng lực tiếp cận thị trường cũng khác nhau.  Thứ hai, hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá, đặt trong bối cảnh đó, quốc gia muốn tận dụng  được dòng vốn đầu tư quốc tế, dòng chảy công nghệ tiên tiến, khoa học kỹ thuật hiện đại… để  phát triển kinh tế thì phải tích cực và chủ động mở cửa nền kinh tế, tự do hoá thương mại.  Thứ  ba, việc nhập khẩu những thiết bị  cũ, lạc hậu gây  ô  nhiễm môi trường sinh thái… Vì  vậy, rất cần thiết các quốc gia phải xây dựng chiến lược phát triển thương mại theo hướng bền  vững phù hợp với thực lực và lợi thế của quốc gia mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế.  b. Những vấn đề đặt ra cho phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập  quốc tế của các quốc gia hiện nay ­ Phải có hiểu biết đầy đủ về hội nhập quốc tế và tự do hoá thương mại.  ­ Phải có chiến lược phát triển và bước đi thích hợp trong từng thời kỳ hội nhập quốc tế ­ Phải có một bộ máy Nhà nước đủ mạnh, hoạt động có hiệu quả để ổn định tình hình chính  trị và quản lý nền kinh tế giữ vững đường hướng trên cơ sở  đảm bảo tính độc lập, tự chủ, chủ 
  12. 13 quyền của dân tộc, tập trung vào  đúng chức năng vai trò, tạo  điều kiện chung,  đòn bẩy và  động  lực…  ­ Mục tiêu hội nhập quốc tế thành công và đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước,  phải dựa vào sức mạnh trong nước là chính, phải nội sinh hoá ngoại lực, nâng cao vị thế quốc gia.  1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO  HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH HỘI  NHẬP QUỐC TẾ 1.2.1. Nội dung và các tiêu chí phản ánh sự phát triển thương mại theo hướng phát triển bền  vững của các quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế 1.2.1.1. Nội dung cơ bản phát triển thương mại theo hướng phát triển bền vững của các quốc gia  trong bối cảnh hội nhập quốc tế a. Phát triển về quy mô thương mại theo hướng bền vững Phát triển thương mại theo hướng bền vững phải duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định,  dài hạn về quy mô, tốc độ của thương mại nội địa và thương mại quốc tế.  Mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước, phát triển hàng hoá có  lợi thế cạnh tranh, xây dựng thương hiệu hàng hoá trong nước. Đảm bảo số lượng và cơ cấu hàng  hoá lưu thông thông suốt trong cả nước, đặc biệt là các vùng nông thô, vùng sâu vùng xa.  Phát triển các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng từ thương mại và  năng lực hàng hóa xuất khẩu vào chuỗi giá trị toàn cầu; đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu, đa  phương hoá mối quan hệ, mở rộng quan hệ giao thương với các quốc gia trên thế giới.  b. Phát triển cơ cấu thương mại theo hướng bền vững Tích cực chuyển dịch cơ cấu thương mại hướng về xuất khẩu, góp phần tạo ra một nền kinh  tế có cơ cấu kinh tế hợp lý, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước, phù hợp với thị trường và  phân công lao động quốc tế.  Chuyển dịch tăng trưởng thương mại chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu,  sử dụng hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, nâng cao  sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.  Xây dựng chiến lược dài hạn về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.  Thay đổi mô hình lưu thông hàng hóa theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường, dựa  trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên không tái tạo, giảm tối đa chất thải độc hại và  khó phân hủy.  c. Đảm bảo chất lượng phát triển thương mại theo hướng bền vững  Nâng cao giá trị gia tăng của thương mại, tăng tỷ trọng hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao,  giảm tỷ trọng sản phẩm thô; tăng cường năng lực và hiệu quả tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.  Kết quả  của phát triển thương mại theo hướng phát triển bền vững  đóng góp tích cực vào phát  triển bền vững nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, gắn liền với sử dụng hợp lý các nguồn 
  13. 14 tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, và gắn với mục tiêu xoá đói giảm nghèo và đảm  bảo công bằng xã hội thông qua việc giải quyết việc làm cho người lao động, tạo mở việc làm có  giá trị gia tăng cao.  1.2.1.2 Tiêu chí phản ánh sự phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập  quốc tế a. Quy mô phát triển thương mại theo hướng bền vững  Tăng trưởng tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ Tốc độ tăng Tổng mức LCHH năm tn - Tổng mức LCHH năm tn-1 = tổng mức LCHH Tổng mức lưu chuyển hàng hoá năm tn-1 x 100% (2.1) Chỉ tiêu này duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng tổng mức hàng hoá lưu thông trong kỳ nghiên  cứu là đảm bảo theo sự phát triển bền vững.  Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá  Tốc độ tăng kim KN Xuất khẩu năm tn – KN Xuất khẩu năm tn-1 ngạch xuất khẩu = x 100 (2.2) KN Xuất khẩu năm tn-1 hàng hoá Tốc độ tăng kim KN Nhập khẩu năm tn – KN Nhập khẩu năm tn-1 ngạch nhập khẩu = KN Nhập khẩu năm tn-1 x 100 (2.3) hàng hoá b. Cơ cấu thương mại theo hướng bền vững Cơ cấu XK(NK)nhóm Giá trị XK(NK) nhóm hàng/ SITC/ thị trường = x 100 (2.4) hàng/SITC/thị trường Tổng giá trị XK (NK) c. Chất lượng thương mại theo hướng bền vững   Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu  Đối với mục tiêu phát triển thương mại theo hướng bền vững, xu hướng tham gia chuỗi giá trị  toàn cầu là sự chuyển dịch từ việc tham gia vào quá trình sản xuất giản đơn, có giá trị gia tăng thấp  sang những mắt xích có giá trị gia tăng cao hơn như R&D, thiết kế, marketing, phân phối…   Đóng góp của thương mại trong GDP Tỷ trọng đóng thương Giá trị thương mại = x 100 (2.7) mại trong GDP ∑ Giá trị GDP kinh tế Tốc  độ  tăng của thương mại trong GDP tăng  ổn  định, liên tục trong quãng thời gian dài thì  phản ánh sự phát triển thương mại theo hướng tích cực, nền kinh tế tốt và định hướng công nghiệp  hóa – hiện đại hóa.   Phát triển thương mại gắn với mục tiêu xã hội ­ Số lao động thương mại trong tổng lực lượng lao động của quốc gia Tỷ trọng lao động thương = Số lao động thương mại x 100 (2.8)
  14. 15 mại trong tổng lao động Tổng số lao động quốc gia ­ Thu nhập lao động thương mại trên thu nhập lao động bình quân cả nước Thu nhập bình quân của lao động trong ngành thương mại là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật  của lao động trong ngành thương mại thu được, tính bình quân trong một kỳ nhất định, phản ánh  mức sống của người lao động, thực trạng về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, là cơ sở  để hoạch định chính sách thương mại.  Phát triển thương mại gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường Tỷ lệ xuất khẩu tài Giá trị xuất khẩu tài nguyên không tái nguyên không tái = tạo x 100% (2.9) tạo/GDP ∑ Giá trị GDP kinh tế Ngoài ra, chính sách thúc đẩy phát triển thương mại và bảo vệ môi trường cũng phản ánh sự  phát triển thương mại theo hướng bền vững như khả năng kiểm soát về môi trường của Nhà nước  đối với các hoạt động thương mại, ý thức về môi trường của doanh nghiệp… 1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại theo hướng phát  1.2.2.1 Nhóm nhân tố thuộc về mô hình phát triển kinh tế Mô hình tăng trưởng kinh tế có vai trò định hướng cho các chiến lược phát triển kinh tế nói  chung và phát triển thương mại nói riêng tại từng giai đoạn khác nhau. Luật pháp, chính sách, thể  chế thương mại đều ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển thương mại theo hướng bền vững, yêu  cầu mỗi quốc gia phải xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại hợp lý, phù hợp với  nền kinh tế trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế. 1.2.2.2 Nhóm nhân tố thuộc về toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại Urs Zollinger và cộng sự (2007), Dương Thị Tình (2015) và Hồ Trung Thành (2009) cho rằng  toàn cầu hoá ảnh hưởng tích cực đến phát triển thương mại theo hướng bền vững. Toàn cầu hoá  đẩy mạnh tự do hóa các hoạt động tài chính và đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng mang  lại nhiều thách thức như sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng, sự cạnh tranh khốc liệt, sự phụ  thuộc và chịu chi phối của các nước giàu, gia tăng những vấn đề bất bình đẳng và tệ nạn xã hội…  1.2.2.3 Nhóm nhân tố thuộc về trình độ phát triển nền kinh tế a. Lao động: UNCED (1992) đã nêu con người là trung tâm của mọi sự phát triển, mọi sự phát  triển đều hướng vào con người. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cạnh tranh quyết  liệt, phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia có lao động chất lượng cao, có môi trường pháp lý  thuận lợi cho đầu tư, có môi trường chính trị ­ xã hội ổn định. b. Khoa học công nghệ. Sharon Beder (1994) cho rằng khoa học công nghệ giúp tăng trưởng  kinh tế liên tục trong một thế giới hữu hạn thông qua việc tìm các nguồn mới hoặc cung cấp các  giải pháp thay thế, tái sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả nhất.  c. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Liu Ligang (2001) cho rằng năng lực cạnh tranh của 
  15. 16 doanh nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại theo hướng bền  vững. Theo United Nations (2015), cạnh tranh giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, thúc đổi sự đổi  mới, nâng cao chất lượng sản phẩm.  1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN  THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Từ  kinh nghiệm của các nước về  việc kết hợp chính sách thương mại và chính sách môi  trường có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau: Một là, kiên trì mô hình kinh tế thị trường mở và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế dựa vào  tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo trên cơ sở phát  huy lợi thế so sánh “tĩnh” và “động” của đất nước.  Hai là, điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế theo hướng “rút ngắn”, chuyển từ cơ cấu phát triển  các ngành có hàm lượng lao động cao sang các ngành có hàm lượng vốn, công nghệ cao, có khả năng  tiếp ứng với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.  Ba là, xác định đúng đắn vị trí đặc biệt quan trọng của ngành nông nghiệp, lấy nông nghiệp  làm điểm tựa khởi đầu để phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bốn là, chủ động thực hiện các cam kết quốc tế về thuế quan, giảm hàng rào kỹ thuật, các  hạn chế, cấm và cấp phép  đối  với hàng hoá nhập khẩu  để  thực hiện một chính sách tự  do hoá  thương mại kết hợp với bảo hộ hợp lý.  Năm  là, cần hoạch  định chính sách cơ  cấu ngành kinh tế  quốc gia theo hướng khai thác có  hiệu quả nguồn lực bên trong và bên ngoài, phù hợp với tiến trình hội nhập, thích ứng với chuyển  đổi kinh tế khu vực và thế giới. Sáu là, thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, cung cấp các kết cấu hạ tầng tốt, tạo môi trường  pháp lý rõ ràng, nhất quán, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế  hoạt động kinh doanh. 
  16. 17 Chương 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI  THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ  HIỆN NAY 2.1. MỘT SỐ KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.1.1. Khái quát về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam Hội nhập quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, là trọng tâm xuyên suốt của  công cuộc đổi mới đất nước. Tính đến tháng 02 năm 2020, Việt Nam tham gia 16 FTA song phương  và đa phương (12 FTA đang có hiệu lực, 1 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực, 3 FTA đang trong quá  trình đàm phán). Tổng số đối tác đang có FTA với Việt Nam là 21 quốc gia, nếu 16 FTA có hiệu lực  thì tổng số đối tác tăng lên là 57 quốc gia. Việt Nam tham gia vào  WTO và FTA thế hệ mới đã đánh  dấu hai làn sóng hội nhập quốc tế của Việt Nam.  Kết quả của các bước hội nhập là nền kinh tế Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế mở,  với mức tự do hóa tương đối mạnh mẽ, môi trường kinh doanh, thể chế kinh tế của Việt Nam phù  hợp hơn với thông lệ thế giới và các chuẩn mực kinh tế thị trường cơ bản. Kinh tế Việt Nam đã  đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn thời kỳ trước đổi mới. Năm 2019, GDP Việt Nam tăng 7,02%.  Quá trình hội nhập quốc tế đã tạo sức ép để Việt Nam hoàn thiện khung khổ chính sách, pháp luật  nội  địa về  kinh tế, các thiết chế  kinh tế  cũng như  phương thức vận hành nền kinh tế  theo tiêu  chuẩn thế giới.  2.1.2. Thực trạng phát triển thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam 2.1.2.1 Thực trạng phát triển thương mại nội địa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Thương mại nội địa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế bền vững, đặc  biệt là trong bối cảnh Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và  tham gia ngày càng sâu vào hội nhập quốc tế. Việt Nam hình thành thị trường nội địa thống nhất,  ổn định và thông suốt trên cả nước và ngày càng tham gia tích cực vào xu hướng hội nhập quốc tế.  Ngoài ra, hội nhập quốc tế góp phần xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh tiên tiến, hiện đại  như sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của các loại hình thương mại hiện đại (siêu thị, trung  tâm thương mại, trung tâm mua sắm..). Việc toàn cầu hoá thuế  nhập khẩu dẫn  đến sự  gia tăng  nhanh nguồn hàng nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam với giá thành rẻ, chất lượng và mẫu mã  phong phú. Điều này sẽ gây sức ép cạnh tranh đến sản xuất trong nước, doanh nghiệp và nông dân  Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm nông sản sẽ dễ bị tổn thương nhất trong hội nhập quốc tế.  
  17. 18 2.1.2.2 Thực trạng phát triển thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập  quốc tế Hai làn sóng hội nhập quốc tế là bước ngoặt đánh dấu sự tích cực, chủ động của Việt Nam  tham gia thương mại toàn cầu. Thương mại xuất nhập khẩu không những đóng góp tích cực vào  tăng trưởng kinh tế mà còn tạo ra những thay đổi quan trọng đối với sản xuất trong nước, góp phần  chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chất lượng tăng trưởng lại  chưa thể hiện sự bền vững, chưa thể hiện rõ xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xuất khẩu chủ  yếu là các ngành công nghiệp trình độ thấp, sử dụng nhiều lao động và giá trị gia tăng thấp và ở vị  trí thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu. 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG  TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 2.2.1 Thực trạng phát triển quy mô phát triển thương mại theo hướng bền vững  2.2.1.1 Tăng trưởng tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ Việt Nam liên tục tăng qua các năm từ 1995 đến nay,  góp phần tích cực đối với hoạt động trao đổi, lưu thông hàng hoá trên thị trường nội địa, đáp ứng  ngày càng tốt nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ  năm 2019 đạt 3.751.335 tỷ đồng.  2.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá  Nguồn: Tổng cục thống kê (2020) Hình 2.5: Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1995 ­ 2019 Năm 2019 là năm thứ 4 liên tiếp Việt Nam đạt thặng dư thương mại, điều đó tạo đà cho mục  tiêu cải thiện cán cân thương mại theo hướng tích cực. Xuất khẩu Việt Nam tăng 8,1% năm 2019,  chủ yếu xuất khẩu điện tử tăng mạnh. Điều đó phản ánh vị thế của Việt Nam với thế giới cũng  như hiệu quả trong chiến lược điều hướng thương mại của Nhà nước.  2.2.2 Thực trạng phát triển cơ cấu thương mại theo hướng bền vững  2.2.2.1 Cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu theo nhóm hàng Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng giảm dần tỷ  trọng hàng nguyên liệu thô và sơ chế, tăng dần tỷ trọng hàng chế biến, chế tạo. Giai đoạn 2011 đến  nay, cơ cấu hàng công nghiệp nặng và khoáng sản lại chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng hàng hoá  xuất khẩu, do xu hướng gia tăng đột biến của mặt hàng điện thoại, linh kiện và phần lớn các mặt  hàng này đều từ khu vực FDI; tiềm ẩn sự phát triển thiếu bền vững vì xuất khẩu sản phẩm có giá  trị gia tăng ít. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu hàng hoá chuyển dịch theo hướng tích cực dù không đáng  kể. Cơ  cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam chưa hướng vào phần cốt lõi của phát triển bền  vững.  2.2.2.1 Cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu theo tiêu chuẩn ngoại thương quốc tế (SITC)
  18. 19 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã có xu hướng giảm dần tỷ trọng các mặt hàng  thô hoặc mới sơ chế. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam xét theo tiêu chuẩn ngoại thương  cũng không biến động mạnh. Giá trị nhập khẩu các mặt hàng phục vụ hoạt động gia công lắp ráp  chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu hàng hoá….. Nói cách khác, gia tăng xuất khẩu đồng  nghĩa với gia tăng nhập khẩu.  2.2.2.3 Cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu theo thị trường  Thực hiện đường lối hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thị trường xuất khẩu, nhập khẩu  hàng hóa của Việt Nam ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa. Cơ cấu của các đối tác xuất khẩu  của Việt Nam khá đồng đều và ổn định, trừ Nhật Bản có xu hướng ngày càng giảm. Cơ cấu thị  trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có sự dịch chuyển theo hướng tích cực nhưng còn chậm.  Năm 2019, sáu quốc gia và khu vực trên chiếm 80,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam  2.2.3 Thực trạng chất lượng phát triển thương mại theo hướng bền vững  2.2.3.1 Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Thương mại Việt Nam mới chỉ tham gia vào chuỗi giá trị dựa trên giá cả mà chưa có sự đầu  tư về nguồn nhân lực, trình độ công nghệ để tham gia vào những chuỗi giá trị dựa trên chất lượng  và năng suất. Do đó, để thu được giá trị lớn hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần vượt qua  khỏi khâu sản xuất, lắp ráp và đầu tư nhiều hơn vào những khâu tiền sản xuất như nghiên cứu và  phát triển, thiết kế.. hoặc những khâu hậu sản xuất như marketing, phân phối… 2.2.3.2 Đóng góp của thương mại trong GDP Trong giai đoạn 1995­2019, giá trị thương mại Việt Nam có xu hướng tăng đều vào các năm  cuối kỳ nghiên cứu. Thương mại đã đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế chung của Việt Nam. Tuy  nhiên, nhìn sâu hơn có thể thấy tăng trưởng GDP và xuất khẩu cơ bản dựa vào khu vực có vốn đầu  tư nước ngoài. Khu vực kinh tế trong nước liên tục nhập siêu ở quy mô lớn trong khi khu vực kinh  tế có vốn đầu tư nước ngoài liên tục có thặng dư. Điều này cho thấy sự chưa bền vững trong phát  triển thương mại ở Việt Nam hiện nay, nguy cơ nền kinh tế bị lệ thuộc vào FDI và sự hạn chế  trong việc tận dụng các cơ hội từ hội nhập. 2.2.3.3. Đóng góp của thương mại vào mục tiêu bảo vệ môi trường Trong kỳ nghiên cứu, phát triển thương mại đã có những đóng góp vào việc duy trì, phát triển  sinh học và bảo vệ môi trường, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, phát triển  thương mại kéo theo các vấn đề về ô nhiễm môi trường, điển hình là ô nhiễm không khí. Đặc biệt  là hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ đang diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam.  Việc đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đã làm diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp,  chất lượng rừng chưa  được cải thiện. Khai thác gỗ  trái phép là nguyên nhân làm giảm diện tích  rừng.  2.2.3.4 Đóng góp của thương mại vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo
  19. 20 Quy mô thương mại ngày càng mở rộng sẽ tạo ra nhiều công việc cho xã hội. Nhờ thương  mại tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 1995­2019, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 37,4% năm 1998  xuống dưới 4% năm 2019. Thương mại và xuất khẩu hàng hoá tăng nhanh  đã góp phần làm tăng  GDP, do đó làm tăng thu nhập bình quân đầu người. Nhìn chung, thu nhập của lao động thương mại  tăng tạo ra nguồn động viên, khích kệ lớn cho lao động thương mại cải thiện cuộc sống. 2.2.4 Thực trạng chính sách phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội  nhập quốc tế của Việt Nam ­ Chính sách mặt hàng: Chính sách quản lý mặt hàng thiết yếu, chính sách quản lý chất lượng hàng  hoá, chính sách xây dựng thương hiệu quốc gia, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ­ Chính sách thương nhân ­ Chính sách thị trường:  + Chính sách phát triển thương mại nội địa,  +Chính sách phát triển thương mại xuất nhập khẩu,  + Chính sách thuế quan,  + Các biện pháp hạn chế định lượng,  + Hạn ngạch thuế quan,  + Chính sách phòng vệ thương mại ­ Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại 2.2.5 Phân tích kết quả tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại theo  hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế 2.2.5.1 Mô hình nghiên cứu Các kí hiệu: là kí hiệu cho các biến dừng; t­i,  t­j, t­k lần lượt  là các độ trễ của biến nghiên  cứu 2.2.5.2. Kết quả phân tích hồi quy  Kết quả  phân tích hồi quy với biến phụ  thuộc là tỷ  lệ  xuất khẩu tài nguyên trong GDP   (XKTN) Với hai kiểm định về  tự  tương quan và phương sai sai số thay đổi đều thỏa mã (p­value của  cả hai kiểm định đều lớn hơn 0.05) nên mô hình đạt tin cậy để phân tích và đánh giá ảnh hưởng của   các yếu tố lên xuất khẩu tài nguyên Kết quả phân tích hồi quy qua mô hình ARDL chỉ ra GDP, ICOR, FTA có ảnh hưởng ngược  chiều lên xuất khẩu tài nguyên trong ngắn hạn (hệ số beta âm và p­value đều nhỏ  hơn 0.05). Kết   quả này chỉ ra nếu một trong các yếu tố GDP, ICRO hay FTA tăng sẽ  làm cho tỷ  lệ xuất khẩu tài   nguyên giảm đi và ngược lại. Trong dài hạn, các yếu tố Openess, FTA và GCI có ảnh hưởng ngược   chiều lên tỷ lệ xuất khẩu tài nguyên. Kết quả này cho thấy chiến lược dài hạn cho việc thay đổi tỷ 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2