intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân tích cơ chế truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất cho vay của hệ thống NHTM Việt Nam và quy mô của tín dụng tư nhân. Kết quả phân tích này giúp đánh giá hiệu lực của kênh truyền dẫn lãi suất tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam

  1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Lý thuyết và thực nghiệm truyền dẫn chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là một trong hai chính sách kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Hành động của chính sách tiền tệ luôn hướng đến 3 mục tiêu đó là tăng trưởng, lạm phát và việc làm. Chính sách tiền tệ được ngân hàng trung ương của các nước trên thế giới điều hành nhằm điều tiết lưu thông tiền tệ. Bernanke và Gertler (1995) cho rằng ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất chính sách tác động đến lãi suất thị trường thông qua hoạt động cho vay và hoạt động huy động, tuy nhiên khác nhau qua các giai đoạn của nền kinh tế. Kênh lãi suất và tỷ giá được nhiều nhà hoạch định chính sách lựa chọn để điều hành chính sách tiền tệ nhằm tác động đến khu vực thực của nền kinh tế (Kuttner and Mosser (2002) and Clinton and Engert (2000), Ibrahim, M (2005)… Bên cạnh các kênh truyền thống, cơ chế chính sách tiền tệ được truyền dẫn thông qua các kênh khác nhau như kênh tín dụng, kênh giá cả tài sản. Theo Christina D. Romer và David H. Romer (1993) hành động của chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng bằng hai cách. Thứ nhất, chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua công cụ lãi suất sẽ làm cho tất cả các loại lãi suất tăng lên. Thứ hai, hành động của chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung ứng các loại nguồn tài chính của người cho vay. Tình hình kinh tế Việt Nam Trước khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, tình hình kinh tế trong nước biến động phức tạp, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2000 đến 2005. Mặc dù tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này khá ổn định từ 6.79% năm 2000 đến 8.44% năm 2005 trong khi lạm phát thì gia tăng từ 2% năm 2000 đến 8% năm 2005. Tăng trưởng tín dụng bình quân 21%/năm giai đoạn năm 2000 và 2001 đã tăng đến 41.5% năm 2004. Dưới tác động của tăng trưởng tín dụng kèm theo sự phát triển của thị trường chứng khoán đã làm cho nền kinh tế tăng trưởng cao nhất vào giai đoạn này là 8.44% năm 2005. Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, tình hình kinh tế biến động không ổn định, lạm phát biến động phức tạp, cao nhất đến 28.32% vào tháng 8/2008. Tăng trưởng duy trì thấp, 6.31 % năm 2008, 5.12% năm 2012 và 5.89% năm 2014. Điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam Chính sách lãi suất Ngân hàng nhà nước điều hành lãi suất thông qua lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái cấp vốn từ năm 2001 đến 2008 giao động từ 4.8% đến 7.5%. Giai đoạn 2008 đến 2009 lãi suất thay đổi liên tục, mức cao nhất là 15% và mức thấp nhất là 7%. Giai đoạn 2010 đến 2013 lãi suất tiếp tục thay đổi không ổn định, năm 2010 lãi suất là 7% nhưng đến năm 2012 lãi suất tái cấp vốn tăng lên 15% sau giảm còn 6.5% vào năm 2014 Chính sách tỷ giá Xóa bỏ tỷ giá chính thức thay vào đó là tỷ giá thả nổi kèm biên độ. Ngân hàng nhà nước thay đổi biên độ trong từng giai đoạn cụ thể. Tỷ giá USD/VND gia tăng từ năm 2001 đến nay: tỷ giá tháng 12/2001 là 15.069, tháng 7/2006 là 16.008 và tháng 5/2014 là 21.195 Chính sách tín dụng Tùy váo từng giai đoạn phát triển kinh tế cụ thể, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã đưa ra chính sách tín dụng mỗi khác nhau. Chính sách thắt chặt tín dụng làm cho tăng trưởng tín dụng giảm xuống còn 21.4% năm 2006 trong khi tăng trưởng vẫn duy trì ở mức trên 8%. Sang năm 2007, năm mà thị trường chứng khoán đã phát triển quá mức làm nhu cầu tiền cho đầu tư chứng khoán tăng cao. Khả năng sinh lời cao của thị trường chứng khoán đã đẩy tăng trưởng tín dụng tăng lên 53.89%, mức cao nhất trong thập niên này. Chính sách khác Ngày 26/7/2013 NHNN Việt Nam ra mắt công ty mua bán nợ (VAMC) nhằm khai thông tín dụng cho NHTM Việt Nam. Đồng thời trước đó ngày 1/6/2013 NHNN Việt Nam đưa ra gói cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội kèm theo những chính sách khác. Một số nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Thời gian qua có nhiều nghiên cứu về chính sách và truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam, các nghiên cứu đã có những kết quả nhất định và cách tiếp cận của các nghiên cứu khác nhau. Le Viet Hung and Wade Pfau (2008), Nguyễn Phi Lân (2010), Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013), Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013), Bạch Thị Phương Thảo (2011), Nguyễn Thị Ngọc Trang & Lục Văn Cường (2012), Phạm thị Tuyết Trinh (2013), Đinh thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh (2013. Các nghiên cứu
  2. 2 này đã nghiên cứu tách biệt giữa các kênh thông qua các giai đoạn khác nhau, chưa tổng hợp lại các kênh trong truyền dẫn. Chính những lý do trên việc lựa chọn đề tài “Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam” là vô cùng cấp thiết. Đề tài nghiên cứu nhằm khắc phục những điểm còn hạn chế của các nghiên cứu trước đồng thời tìm ra những điểm mới liên quan đến cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam. KHOẢNG TRỐNG CỦA NGHIÊN CỨU - Trên thế giới có nhiều nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ, nhưng rất ít nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ đối với các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. - Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đơn lẽ từng kênh truyền dẫn, chưa có sự kết hợp của nhiều kênh truyền dẫn trong việc xác định mức độ hiệu lực của từng kênh. - Chưa có nghiên cứu để xác định mối liên hệ giữa lãi suất chính sách và lãi suất cho vay, giữa lãi suất chính sách và tín dụng. - Chưa có nghiên cứu bàn về việc NHNN Việt Nam thực thi chính sách lãi suất trong mối liên hệ giữa thay đổi lạm phát và tăng trưởng kinh tế. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Dựa vào những khoảng trống nghiên cứu, đề tài nghiên cứu các đối tượng liên quan đến cơ chế truyền dẫn chính sách tại Việt Nam thông qua các kênh truyền dẫn như kênh lãi suất, kênh tỷ giá và kênh tín dụng. Ngoài ra, vì tác động của các kênh đến mục tiêu cuối cùng (tăng trưởng và lạm phát) thông qua các biến trung gian nên đề tài nghiên cứu chi tiết các đối tượng trong cơ chế truyền dẫn như cung tiền, chỉ số giá chứng khoán, lãi suất cho vay, tăng trưởng xuất nhập khẩu. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu của luận án là làm sáng tỏ cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam thông qua các kênh như kênh lãi suất, kênh tỷ giá và kênh tín dụng đến mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng và lạm phát, từ kết quả đó có thể gợi ý điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả hơn: - Mô phỏng các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam bao gồm: kênh lãi suất, kênh tỷ giá và kênh tín dụng, từ đó xác định mức độ hiệu lực của các kênh này. - Phân tích cơ chế truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất cho vay của hệ thống NHTM Việt Nam và quy mô của tín dụng tư nhân. Kết quả phân tích này giúp đánh giá hiệu lực của kênh truyền dẫn lãi suất tại Việt Nam. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định điều chỉnh lãi suất chính sách tại Việt Nam, từ đó xác định được việc thay đổi lãi suất chính sách có dựa vào mục tiêu lạm phát hay tăng trưởng hay không? - Đề xuất các biện phát nhằm gia tăng hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong thời gian tới dựa trên các kết quả nghiên cứu đạt được. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài nghiên cứu cần trả lời những câu hỏi sau: - Có tồn tại hiệu lực của các kênh như: kênh lãi suất, kênh tỷ giá, kênh tín dụng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam hay không? - Mức độ truyền dẫn từ các biến công cụ đến các biến mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng như thế nào? - Điều hành lãi suất tái cấp vốn có dựa vào thay đổi trong tăng trưởng và lạm phát tại Việt Nam hay không? - Truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường có hoàn toàn không? - Các biến công cụ, biến trung gian và biên mục tiêu có tồn tại mối quan hệ dài hạn hay không? - Có tồn tại mối quan hệ nhân quả từ các biến trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam hay không? PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam thông qua các kênh giai đoạn từ năm 2001 đến 2014. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu trên tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng.
  3. 3 Phương pháp phân tích định tính: Tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích thực trạng điều hành chính sách tiền tệ thông qua các kênh như kênh lãi suất, kênh tỷ giá và kênh tín dụng. Kết quả phân tích thực trạng là cơ sở để xây dựng các mô hình trong phân tích định lượng. Phương pháp phân tích định lượng: - Sử dụng mô hình hồi qui bằng phương pháp vectơ tương quan tự hồi qui VAR (Vectơ auto regression) và mô hình VAR cấu trúc (SVAR- Structural VAR). Sử dụng phương pháp VAR cho phép chúng ta xác định được những cú sốc của lãi suất đến các biến kinh tế Bernanke (1986), Sims (1986) và Blanchard and Watson (1986). - Các phân tích dựa vào phương pháp bình phương bé nhất (ordinary least squares: OLS) đơn phương trình giúp luận án giải quyết mục tiêu thứ hai và thứ ba. - Đề tài còn kết hợp với phương pháp kiểm định đồng liên kết để xem xét mối quan hệ dài hạn của các kênh đến các biến kinh tế khác. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp kiểm định Granger để xem xét mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong các kênh truyền dẫn và các biến kinh tế khác. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Hệ thống hóa ngắn gọn, đầy đủ lý thuyết truyền dẫn chính sách tiền tệ của các nhà kinh tế học nổi tiếng trên thế giới. - Mô hình hóa truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam thông qua các kênh như kênh lãi suất, kênh tỷ giá và kênh tín dụng. - Xác định được mối quan hệ giữa điều hành lãi suất chính sách với lãi suất cho vay, tăng trưởng tín dụng tư nhân, từ đó có cách nhìn nhận đúng khi quyết định thay đổi lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường và tăng trưởng tín dụng. - Xác định mối tương quan giữa chính sách lãi suất với lạm phát và tăng trưởng kinh tế trên thực tế nền kinh tế Việt Nam thời gian qua. - Đề tài xác định những thay đổi của các biến mục tiêu (tăng trưởng, lạm phát) trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ trước những cú sốc thành phần từ các biến công cụ (lãi suất tái cấp vốn, tỷ giá, tín dụng), trước cú sốc của các biến trung gian (cung tiền, lãi suất cho vay, chỉ số giá chứng khoán, xuất nhập khẩu) và ngược lại. - Xác định mối quan hệ dài hạn giữa các biến đại diện các kênh truyền dẫn (lãi suất tái cấp vốn, tỷ giá, tín dụng) đến biến trung gian (cung tiền, lãi suất cho vay, xuất khẩu, nhập khẩu) và biến mục tiêu (tăng trưởng, lạm phát) thông qua phân tích đồng liên kết. Ngoài ra đề tài còn tím kiếm mối quan hệ nhân quả giữa các biến công cụ, biến trung gian và biến mục tiêu trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu tổng hợp các kênh trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam, từ đó cho thấy hiệu lực của mỗi kênh trong cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. - Thông qua các kênh truyền dẫn, đề tài kiểm chứng tác động của các biến công cụ đến mục tiêu trung gian, từ đó giúp cho việc xác định được các mục tiêu trung gian trong cơ chế truyền tải của các kênh đến mục tiêu cuối cùng. - Đề tài kiểm chứng cách mà NHNN điều chỉnh lãi suất chính sách trong mối tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, từ đó có thể giúp cho NHNN xác định đúng mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ thông qua kênh lãi suất. - Đề tài cũng xác định được mức độ tác động của lãi suất chính sách đến lãi suất cho vay, tăng trưởng tín dụng tư nhân, điều này giúp cho NHNN định hướng rõ cơ chế truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất cho vay, góp phần quan trọng trong việc điều tiết tăng trưởng tín dụng, góp phần kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Cấu trúc đề tài chia thành 5 chương như sau: Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền dẫn chính sách tiền tệ và tổng quan các nghiên cứu trước. Chương 2: Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2014 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và gợi ý giải pháp
  4. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1 MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Trong từng thời kỳ kinh tế nhất định, bằng sự phối hợp các phương thức tác động vào khối lượng tiền lưu thông, chính sách tiền tệ (CSTT) phải đặt ra các mục tiêu cụ thể. Trong chính CSTT thường có 3 loại mục tiêu: Mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng. 1.1.1 Mục tiêu cuối cùng Theo Mishkin (2010), CSTT phải đạt được 6 mục tiêu cuối cùng là tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính và ổn định thị trường ngoại hối. 1.1.2 Mục tiêu trung gian Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ bao gồm các chỉ tiêu được NHTW lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Các mục tiêu trung gian thường được NHTW các nước trên thế giới sử dụng là lãi suất thị trường, cung tiền hoặc tín dụng, qua đó khi cần đạt mục tiêu cuối cùng liên quan đến tăng trưởng. 1.1.3 Mục tiêu hoạt động Mục tiêu hoạt động phải có mối quan hệ hữu cơ với các mục tiêu trung gian, mục tiêu trung gian là kết quả của mục tiêu hoạt động. Vì vậy việc lựa chọn mục tiêu hoạt động rất quan trọng, mục tiêu hoạt động được NHTW sử dụng đó là lãi suất ngắn hạn, dự trữ bắt buộc và thị trường mở. 1.2 LÝ THUYẾT TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.2.1 Truyền dẫn chính sách tiền tệ. 1.2.1.1 Quá trình phát triển của lý thuyết truyền dẫn chính sách tiền tệ. Những năm 1930, Smith và Ricardo, Fisher, Marshal và Pigou, John Keyness đã nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua tốc độ lưu thông của tiền. Hicks (1937), lần đầu tiên phát thảo mối quan hệ giữa lãi suất và tiền bằng cách sử dụng mô hình IS-LM, Melzter (1995) tổng hợp các lý thuyết trên. Friedman (1965) khẳng định gia tăng trong chi tiêu tài chính và cung tiền tệ góp phần gia tăng lạm phát. Brunner và Meltzer (1972) chính sách tài chính cũng có thể ảnh hưởng đến truyền dẫn của chính sách tiền tệ. Lucas (1972) tuyên bố rằng chính sách tiền tệ là không hiệu quả nếu thị trường đạt ở trạng thái cân bằng. Sargent và Wallace (1976) đã ứng dụng lý thuyết của Lucas và cho rằng rằng cú sốc cung tiền mong đợi không ảnh hưởng lên hoạt động kinh tế thực. Kydland và Prescott (1982) giải thích thay đổi trong nền kinh tế từ những kỳ vọng của các cú sốc từ các bộ phận thực như cú sốc công nghệ, giá dầu và cả khí hậu xấu. Nhưng Friedman (1986) tranh luận ý kiến này bằng cách cho rằng kỳ vọng hợp lý đã bỏ qua một vài biến quan trọng như vốn và của cải trong phân tích cơ chế truyền dẫn. Mankiw (1989) phân tích các mức giá và tiền lương từ một quan điểm về cơ sở vi mô như cạnh tranh hoàn toàn và thông tin hoàn hảo. Stiglitz và Weiss (1981) lập luận rằng rủi ro không mong muốn và sự không xác định trong co giản của lãi suất kéo theo thay đổi trong nền kinh tế. Ngoài ra, một số bài viết sử dụng cơ sở vi mô để chứng minh sự tương tác trong thị trường tài chính ảnh hưởng đến các bộ phận thực của nền kinh tế (Bernanke, 1983; Eckstein và Sinai, 1986; Hamilton, 1987). Tóm lại, cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ có thể được chia thành hai quan điểm: Thứ nhất, là quan điểm về tiền tệ, bao gồm lãi suất, tỷ giá và giá cả tài sản; Thứ hai là quan điểm về tín dụng, bao gồm tín dụng ngân hàng và kênh số dư tài sản. 1.2.1.2 Khái niệm cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ được định nghĩa là quá trình thực thi các quyết định chính sách tiền tệ làm thay đổi trong cung tiền hoặc lãi suất tác động đến các biến vĩ mô của nền kinh tế. Đặc biệt sự thay đổi chính sách tiền tệ thông qua các kênh nhằm tác động đến mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng và lạm phát (John B. Taylor. 1995), Minskin, F. S., 1996). Meltzer (1995) cho rằng chìa khóa quan trọng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ là dung hòa yếu tố dài hạn và yếu tố ngắn hạn của các biến vĩ mô. 1.2.2 Các kênh trong truyền dẫn chính sách tiền tệ 1.2.2.1 Kênh lãi suất
  5. 5 Lãi suất là một trong những công cụ trong chính sách tiền tệ, là công cụ quan trọng nhất mà NHTW sử dụng để thực thi chính sách tiền tệ nhằm tác động đến lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế từ đó tác động đến các biến vĩ mô khác. Trong mô hình kinh tế của nhà kinh tế học nổi tiếng John Keyness, kênh lãi suất truyền tải đến tăng trưởng kinh tế thông qua quy trình sau: Cung tiền giảm  Lãi suất tăng  Đầu tư giảm  Sản lượng giảm Lãi suất tác động đến đầu tư: lãi suất là chi phí đầu vào của dòng vốn nên tác động đáng kể đến kết quả hoạt động kinh doanh của chủ thể đầu tư trong nền kinh tế. Một sự thay đổi trong lãi suất tác động rất lớn đến quyết định đầu tư. Lãi suất giảm  Đầu tư tăngSản lượng tăng Lãi suất tác động đến tiêu dùng: Một khi lãi suất giảm, đại bộ phận tài chính hộ gia đình cảm thấy khoản tiền tiết kiệm của mình tạo ra tiền lãi thấp nên cá nhân không muốn gửi mà chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn từ đó tăng cầu trong ngắn hạn. Lãi suất chính sách giảmLãi suất thị trường giảmTiêu dùng tăngCPI tăng Lãi suất tác động đến tỷ giá hối đoái: Theo lý thuyết ngang giá lãi suất của Fisher một sự thay đổi trong lãi suất có tác động đến tỷ giá hối đoái. Lãi suất tác động đến chỉ số giá chứng khoán Cơ chế truyền dẫn liên quan đến giá cả chứng khoán tác động đến: (i) đầu tư; (ii) bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp) và (iii) sự giàu có của hộ gia đình. Lãi suất tác động đến giá cả bất động sản Giá cả bất động sản tác động đến tổng cầu thông qua các kênh: (i) ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu nhà ở; (ii) sự giàu các hộ gia đình; (iii) bảng cân đối ngân hàng. 1.2.2.2 Kênh tỷ giá hối đoái Tỷ giá là một trong những công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, cũng là kênh truyền dẫn quan trọng trong việc truyền dẫn các chính sách liên quan đến giá cả trong đó thông qua thay đổi tỷ giá đến các yếu tố giá cả trong nền kinh tế như giá cả nhập khẩu, giá cả sản xuất, giá cả tiêu dùng, giá cả bất động sản, chỉ số giá chứng khoán…. Tác động đến xuất khẩu thuần Khi tỷ giá thay đổi tác động đến tình hình xuất nhập khẩu trong nước, tỷ giá tăng tức đồng nội tệ mất giá, điều này làm cho giá cả hàng hóa trong nước rẽ hơn so với quốc tế. Theo Mishkin (1995) tác động của chính sách tiền tệ thông qua kênh tỷ giá được biểu diễn theo trình tự sau: Cung tiền giảmlãi suất tăngTỷ giá giảmXK ròng giảm Sản lượng giảm Tác động đến bảng cân đối tài sản Tỷ giá hối đoái tác động đến bảng cân đối tài sản, đặc biệt tác động đến những công ty đa quốc gia, những công ty đầu tư trực tiếp vào trong nước. Tỷ giá tăng làm cho giá trị tài sản tính bằng ngoại tệ giảm, nhu cầu vay mượn giảm. Tỷ giá tăngGiá trị tài sản thuần giảmvay mượn giảmđầu tư giảmsản lượng giảm Taylor (1995) nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường quốc tế, dựa trên chính sách tỷ giá linh động, một sự thay đổi trong tỷ giá có thể ảnh hưởng đến đến các bộ phận của nền kinh tế. Để duy trì cơ chế tỷ giá cố định, Chính phủ phải can thiệp vào thị trường bằng việc bán tiền tệ nội địa nhiều hơn, do đó những ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ là yếu (Obstfeld và Rogoff, 1995). Tác động đến hoạt động tín dụng Kênh tỷ giá tác động đến vay mượn thông qua lãi suất, khi lãi suất trong nước có xu hướng tăng, lãi suất tăng làm cho lượng ngoại tệ vào trong nước nhiều hơn. Tác động đến hoạt động đầu tư Tỷ giá hối đoái tác động đến đầu tư thông qua hoạt động chu chuyển tài chính giữa các quốc gia. Tác động đến chỉ số giá tiêu dùng Những nước phát triển và có chính sách tiền tệ ổn định thì tương quan giữa tỷ giá và chỉ số giá tiêu dùng thường thấp (Miskin, 2008). Nhận định này cũng phù hợp với nghiên cứu của (Rebelo, 2007, Gagnon, 2004; Goldfanajn và Werlang, 2000). Gagnon và Ihrig (2004) cho rằng mối tương quan giữa tỷ giá và lạm phát. McCarthy (2004), phát hiện ra rằng một sự giảm trong tỷ giá hối đoái tác động đến lạm phát cho chính nước công nghiệp.
  6. 6 Tỷ giá hối đoái tác động đến chỉ số giá sản xuất PPI Tỷ giá hối đoái tác động đến chỉ số giá sản xuất thông qua giá nhập khẩu, tỷ giá hối đoái tác động đến giá nhập khẩu trong nước từ đó tác động đến giá cả của các yếu tố đầu vào trong sản xuất như nguyên liệu, lao động và yếu tố khoa học công nghệ. Cung tiền giảmTỷ giá hối đoái tăngGiá NK tăngGiả cả SX tăngSản lượng giảm McCarthy (2000) nghiên cứu ảnh hưởng chính sách tỷ giá và giá nhập khẩu lên chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng cho chín nước công nghiệp đã đưa ra kết luận rằng thay đổi tỷ giá có tác động mạnh đến chỉ số giá trong nước như CPI va PPI. Tác động đến chỉ số giá chứng khoán Phylaktis and Ravazzolo (2000) and Woo (2000) cung cấp bằng chứng về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và thị trường chứng khoán. Joseph (2002), Vygodina (2006), nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và chỉ số giá chứng khoán. Tulin Anlas (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái giữa đô la Mỹ và đô la Canada với chỉ số giá chứng khoán ISE 100. 1.2.2.3 Kênh tín dụng Truyền dẫn chính sách tiền tệ được thực hiện theo sơ đồ trên của Bayyoumi và Melader (2008) cũng giống nghiên cứu của Bernanke và Gertler (1995). Thông qua kênh cho vay, tác động chính sách tiền tệ được truyền dẫn như sau: Cung tiền tăng Tiền gửi NH tăng Cho vay NH tăng đầu tư tăng sản lượng tăng Hoặc thông qua lãi suất Cung tiền giảm Lãi suất tăng Cho vay NH giảm đầu tư giảm sản lượng giảm Tín dụng tác động đến tiêu dùng và chỉ số giá tiêu dùng Tín dụng tác động đến tiêu dùng và chỉ số giá thông qua sơ đồ sau: Dự trữ bắt buộc giảm  M2 tăng lãi suất thị trường giảm  nhu cầu vay mượn tăng  tiêu dùng tăng giá cả tăng CPI tăng (Miskin, 1995) Hoặc Lãi suất chiết khấu giảm  lãi suất thị trường giảm  Nhu cầu vay mượn tăng  Tiêu dùng tăng Giá cả tăng CPI tăng Tín dụng tác động đến đầu tư và tăng trưởng kinh tế Cung tiền tăng Lãi suất giảm Cho vay NH tăng đầu tư tăng sản lượng tăng Tín dụng tác động đến chỉ số giá chứng khoán Cung tiền tăng Lãi suất giảm Tín dụng tăng đầu tư tăng Chỉ số giá CK tăng Tín dụng tác động đến chỉ số giá chứng khoán thông qua quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán. Chính sách nới lõng tín dụng sẽ kích thích đầu tư thông qua kênh chứng khoán, chính sách nới lõng tín dụng thông qua lãi suất đã làm hấp dẫn các nhà đầu tư hơn vì đây là cơ hội để các nhà đầu tư có thể huy động nguốn vốn với chi phí thấp. Tín dụng tác động đến giá cả bất động sản Tín dụng và giá bất động sản có mối quan hệ hai chiều, một mặt tín dụng góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản, những thay đổi trong việc nới lõng chính sách tín dụng sẽ kéo theo thị trường bất động sản tăng lên, vì vậy mà giá cả bất động sản tăng lên (Chun Tsai, 2010). 1.2.2.4 Kênh giá cả tài sản. Giá cả tài sản được xem như là yếu tố đánh giá sự giàu có của doanh nghiệp cũng như hộ gia đình. Vì vậy chính sách tiền tệ thay đổi có thể tác động đáng kể đến sự tăng lên hay giảm xuống của tài sản thông qua giá cả hay là biểu hiện của giá cả. Năm 1933 sau khủng hoảng kinh tế thế giới, nhà kinh tế học Fisher đã đưa ra nhận định rằng sự giảm xuống trong giá cả chứng khoán có thể là nguyên nhân gay ra khủng hoảng kinh tế. Sau này (de Leeuw và Gram lich, 1969) đã nghiên cứu chỉ ra rằng kênh tài sản được xem như là một kênh trong truyền dẫn chính sách tiền tệ. 1.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.3.1 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới Tobin (1963), Tobin (1970), Lucas (1972), Eugene Fama (1980), Blinder và Stiglit (1983), King, R. G., & Plosser, C. I. (1984), Bernanke (1986), Bernanke and Blinder (1992), Morsink và Bayoumi (2001), Al-Mashat (2003), Disyatat and Vongsinsirikul
  7. 7 (2003), Ramlogan (2004), Elbourne, Haanb (2006), Al-Mashat và Billmeier (2007), Mala Raghavan và Param Silvapulle (2007), Amarasekara (2008), Bayangos (2010), Kabundi and Nonhlanhla (2011), Ncube and Ndou (2011), Mohanty và Turner (2008), Mukherjee and Bhattacharya (2011), Acosta-Ormaechea and Coble (2011) Mishra và cộng sự (2010), Bhattacharya và cộng sự (2011), Łyziak T., Przystupa J., và Wróbel E (2008), Benkovskis (2008), Jimborean (2009), Egert và Macdonald (2006), Atif Ali Jaffri (2010), Abdul Aleem (2010), Rokon Bhuiyan, Deepak Mohanty (2012), Vasile COCRIŞ & Anca Elena NUCU (2013). 1.3.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, nghiên cứu chính sách tiền tệ đã có từ lâu, tuy nhiên nghiên cứu định lượng về truyền dẫn chính sách tiền tệ thì chỉ thực hiện trong những năm gần đây. Các nghiên cứu đã nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua các kênh như lãi suất, tỷ giá, kênh giá cả tài sản. Kết quả của các nghiên cứu đã giải quyết một số mục tiêu nhất định liên quan đến cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ tại Việt Nam: Le Viet Hung & Wade D. Pfau. (2008), Nguyễn Phi Lân (2010), Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2012), Trần Ngọc Thơ & cộng sự (2013), Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013), Phạm Thị Tuyết Trinh (2013), Chu Khánh Lân (2013), Nguyễn Phúc Cảnh (2014). Kết luận chương 1 Quá trình phát triển của lý thuyết truyền dẫn chính sách tiền tệ cho thấy tác động đến nền kinh tế thông qua nhiều kênh truyền dẫn. Chính sách tiền tệ thông qua chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá tác động trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua mục tiêu trung gian đến mục tiêu cuối cùng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thông qua nhiều kênh truyền dẫn, chính sách tiền tệ đạt mục tiêu phụ thuộc vào việc vận hành các công cụ phù hợp từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kênh lãi suất là kênh quan trọng nhất, tiếp đến là kênh tỷ giá, kênh tín dụng và kênh giá cả tài sản. Các kênh truyền dẫn có mối quan hệ tương quan lẫn nhau và điều tác động đến tăng trưởng và lạm phát.
  8. 8 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 2.1 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA LÃI SUẤT 2.1.1 Điều hành chính sách lãi suất giai đoạn trước năm 2005 Chính sách lãi suất cố định Chính sách lãi suất này được Ngân hàng nhà nước (NHNN) thực thi giai đoạn 1989 đến tháng 5/1992. Theo cơ chế này thì (NHNN) can thiệp trực tiếp và ở mức độ cao vào lãi suất thông qua việc đưa ra lãi suất cơ bản và ấn định trực tiếp vào lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay áp dụng đối với người gửi tiền và người đi vay. Thực hiện cơ chế này làm cho lãi suất thực âm và đây là giai đoạn mang nặng tính chất bao cấp khi mà lãi suất cho vay đối với các Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thấp hơn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lãi suất danh nghĩa có khi thấp hơn tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay ngắn hạn lại cao hơn lãi suất cho vay dài hạn. Chính sách lãi suất theo cơ chế khung lãi suất Chính sách này được thực thi giai đoạn tháng 6/1992 đến 1995. Nội dung của chính sách này là NHNN điều hành lãi suất theo khung lãi suất, tức là quy định rõ sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tín dụng (TCTD) căn cứ vào khung lãi suất của NHNN để đưa ra các lãi suất thích hợp. Chính sách trần lãi suất Chính sách này được NHNN thực thi năm 1996 đến tháng 7/2000. Chính sách này NHNN đã thay đổi một bước đó là gở bỏ sàn lãi suất thay vào đó chỉ áp dụng trần lãi suất. Cơ chế này bước đầu đã tự do hoá lãi suất huy động và khống chế lãi suất cho vay bằng cách đưa mức trần lãi suất cho vay. NHNN đưa ra mức trần lãi suất cho vay đối với các thời hạn nợ đồng thời có khống chế chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay không quá 0.35%/tháng tương đương 4.2%/năm. Giai đoạn trước do NHTM áp dụng lãi suất hoả thuận nên cơ chế này đã khắc phục tình trạng hầu hết các NHTM có mức lợi nhuận cao, trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về tài chính Chính sách lãi suất cơ bản kèm biên độ Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản này được thực thi trong giai đoạn tháng 8/2000 đến tháng 5/2002. Đây là cơ chế áp dụng lãi suất theo luật NHNN để thay thế cho cơ chế trần lãi suất cho vay. Bắt đầu từ tháng 8/2000, NHNN đưa ra cơ chế lãi suất mới trong đó lãi suất cho vay nội tệ được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản do NHNN đưa ra. Tuy nhiên các NHTM không được tính lãi suất cho vay vượt quá 0.3%/tháng đối với vốn vay ngắn hạn và 0.5%/tháng đối với vốn vay trung và dài hạn. Chính sách lãi suất thoả thuận Cơ chế lãi suất này được NHNN đưa ra để áp dụng trong thời gian từ tháng 6/2002 đến tháng 05/2005. Quyết định được đưa ra ngày 1/6/2002, đây là một sự thay đổi lớn giúp cho các NHTM và các TCTD chủ động hơn trong việc quyết định lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra. 2.1.2 Điều hành chính sách lãi suất giai đoạn năm 2005 đến nay Điều hành lãi suất theo điều 476 Bộ luật dân sự 2005 Sau nhiều năm, từ năm 2002 đến 2007 tăng trưởng của Việt nam đạt mức cao hơn 7%/năm, năm 2007 đạt mức 8.46%. Tuy nhiên lạm phát còn ở mức cao trên hai con số 12.6% năm 2007 do nới lỏng chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và đầu tư công kém hiệu quả. Bội chi ngân sách từ năm 2001 đến 2007 bình quân 4.95%/GDP. Bước sang năm 2008 nền kinh tế Việt nam không những đối mặt với những diễn biến khó lường của nền kinh tế thế giới mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại như lạm phát tăng nhanh (từ 9.3% tháng 10/2007 đến 28.32% tháng 8/2008), thâm hụt cán cân thương mại đạt kỷ lục trên 14%GDP, thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn khi chứng kiến chỉ số VN-Index giảm mạnh và liên tục trong nhiều tháng (từ 1.065 điểm tháng 10/2007 xuống còn 539 điểm tháng 8/2008). Hình 2.1: Lãi suất cơ bản giai đoạn 2000-2008 LSCB 015% 010% 005% LSCB 000%
  9. 9 Sang năm 2009 theo quyết định số 172/QĐ-NHNN ngày 23/01/2009 tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ bằng cách thông qua việc cắt giảm lãi suất áp dụng vào ngày 01/02/2009, đặc biệt lãi suất cơ bản tiếp tục giảm từ 8.5% xuống còn 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm còn 7%/năm, lãi suất chiết khấu giảm còn 6%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở xuống còn 7%/năm. Cùng với việc thay đổi lãi suất cơ bản, mục tiêu là để thị trường tiền tệ phát triển theo cơ chế thị trường. NHNN đã lần lượt đưa ra những thông tư (03/2010-TT-NHNN, 07/2010-TT-NHNN, 12/2010-TT-NHNN) cho phép các NHTM và các TCTD cho khách hàng vay theo lãi suất thỏa thuận. Bảng 2.1: Lãi suất kỳ hạn bình quân một số ngân hàng năm 2010 Ngày 1 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 24 tháng 36 tháng 31/12/2009 10,29% 10,35% 10,37% 10,36% 10,37% 10,39% 10,38% 30/06/2010 11,19% 11,38% 11,47% 11,47% 11,51% 11,32% 11,32% 21/12/2010 13,68% 13,65% 13,34% 13,05% 13,38% 12,34% 12,35% Điều hành lãi suất thỏa thuận hướng đến lãi suất thị trường có sự quản lý của NHNN Năm 2011 tiếp tục là những khó khăn cho nền kinh tế trong nước dưới sức ép của kinh tế thế giới. Lạm phát tiếp tục tăng cao (từ 12.7% tháng 1/2011 đến 20.85 tháng 6/2011) trong khi thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản giảm mạnh. Hình 2.2: Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn năm 2010-2014 20% 15% 10% LSCV 5% 0% LSCB Lãi suất tái cấp vốn được ngân hàng nhà nước điều chỉnh từ 10% tháng 11/2012 giảm xuống còn 8% tháng 3/2013, đến 18/03/2014 giảm còn 6.5%, từ đó đến nay vẫn duy trì ở mức này. 2.2 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA TỶ GIÁ 2.2.1 Biến động tỷ giá và điều hành chính sách tiền tệ thông qua kênh tỷ giá giai đoạn trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 2.2.1.1 Giai đoạn sau khủng hoảng tài chính Châu Á và trước khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 - Ngày 26/2/1999: NHNN quyết định chấm dứt tỷ giá chính thức và giảm biên độ tỷ giá xuống còn 0.1% - Từ 26/2/1999-30/6/2002: áp dụng biên độ giao động 0.1%. - Từ năm 2002-2006: biên độ 0.25% được cố định, - Đầu năm 2007: nới rộng biên độ tỷ giá: Ngày 02/01/2007, NHNN đã nới rộng biên độ tỷ giá ngoại tệ từ + 0.25% lên so với tỷ giá liên ngân hàng. Hình 2.3: Biến động tỷ giá giai đoạn 1999-2008 18000 TG NHTM:USD/VNĐ 17000 16000 15000 14000 T11/2… T12/2… T12/2… T12/2… T12/2… 13000 T9/1999 T7/2000 T7/2001 T8/2002 T9/2003 T3/2005 T6/2005 T9/2005 T3/2006 T6/2006 T9/2006 T3/2007 T6/2007 T9/2007 T3/2008 T6/2008 T9/2008
  10. 10 Ngay từ đầu năm 2007, NHNN đã quyết định mở rộng biên độ dao động, nhưng tỷ giá VND/USD vẫn giảm, ngay những tháng đầu năm, tỷ giá giảm 0.33%. Nhưng cán cân thương mại và cán cân tài khoản vãng lai thâm hụt và mức lạm phát tương đối lớn là 27.9 %. Hình 2.4: Tỷ giá, xuất khẩu và nhập khẩu 100% 25000.0 080% 20000.0 060% 040% 15000.0 MXG 020% MIG 000% 10000.0 EXU 2005M1 2005M7 2006M1 2006M7 2007M1 2007M7 2008M1 2008M7 2009M1 2009M7 2010M1 2010M7 2011M1 2011M7 2012M1 2012M7 2013M1 2013M7 2014M1 -020% 5000.0 -040% -060% - Từ tháng 10/2007 đến 04/04/2008, đặc biệt là sau khi NHNN nới lỏng biên độ dao động tỷ giá từ 0.75% lên 1%, tỷ giá danh nghĩa USD/VND giảm khoảng 1.2% (VND lên giá), tỷ giá ngày 04/04/2008 là 1USD =15.960 VND. Hình 2.5: Lãi suất tái cấp vốn và tỷ giá USD/VNĐ 016% 25000.0 014% 012% 20000.0 010% 15000.0 008% 006% 10000.0 IRD 004% 5000.0 EXU 002% 000% - 2005M1 2005M8 2006M3 2007M5 2008M7 2009M2 2009M9 2010M4 2011M6 2012M1 2012M8 2013M3 2014M5 2010M11 2006M10 2007M12 2013M10 2.2.2 Giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới đến nay Trước tiên, tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá do NHTM niêm yết luôn chênh lệch rất ít thể hiện dải băng tỷ giá là quá hẹp. Thứ hai, tỷ giá do NHTM công bố luôn trườn theo xu hướng đi lên (tiền đồng mất giá liên tục) ngay sát phía trên tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Thứ ba, trên thị trường tự do tỷ giá USD/VND luôn cao hơn tỷ giá chính thức, NHTM luôn sử dụng hết biên độ cho phép trong niêm yết giá USD. Bảng 2.2: Các đợt điều chỉnh biên độ tỷ giá Ngày hiệu lực Biên độ điều chỉnh 10/03/2008 +/- 1% 27/06/2008 +/-2% 07/11/2008 +/-3% 24/03/2009 +/-5% 25/11/2009 +/-3% 11/02/2011 +/-1% 28/06/2013 +/-1% 12/08/2015 +/-2% 19/08/2015 +/-3%
  11. 11 2.3 ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA KÊNH TÍN DỤNG Việt Nam, một nền kinh tế đang phát triển, vai trò của tín dụng là rất quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa. Chính vì tầm quan trọng này mà trong thời gian từ năm 2001 đến nay, các chính sách kinh tế đưa ra nhằm hỗ trợ tích cực cho kênh tín dụng. Hình 2.6: Tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng kinh tế và lạm phát 060% 050% 040% 030% GDP 020% DC 010% CPI 000% Nhìn vào đồ thị cho thấy năm 2007 tăng trưởng tín dụng đạt kỹ lục 51.39%, năm này được xem là năm phát triển nóng nhất của thị trường tín dụng. Sự tác động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản làm tăng nhu cầu vốn trong đầu tư. Kết luận chương 2 Kết quả phân tích thực trạng điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam thông qua các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ giai đoạn từ năm 2001 đến nay cho thấy chính sách tiền tệ được thực thi khá linh hoạt. NHNN sử dụng linh hoạt nhiều chính sách, đặc biệt chính sách lãi suất, tỷ giá được sử dụng thường xuyên bên cạnh các chính sách khác như chính sách tín dụng… Chính sách tiền tệ vẫn còn phải dựa vào tác động hành chính, việc chưa thể để thị trường tự do thay đổi phần nào cho thấy nền kinh tế chưa vận hành đúng mục tiêu, các công cụ tuy hướng đến tự do. Qua việc phân tích thực trạng cho thấy cần xác định rõ hơn tầm quan trọng của các kênh trong truyền dẫn, xác định được mức độ tác động. Đặc biệt cần xác định mục tiêu của các kênh cũng như lựa chọn công cụ tác động đến mục tiêu cuối cùng thông qua các kênh truyền dẫn. Việc phân tích thực nghiệm thông qua mô hình định lượng sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
  12. 12 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Trong khuôn khổ phân tích sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, có nhiều phương pháp đo lường mức độ truyền dẫn. Thứ nhất, sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính. Thứ hai, cách tiếp cận theo mô hình VAR và SVAR. Thứ ba là tiếp cận theo phương pháp kiểm định đồng liên kết và mô hình ECM. 3.1.1 Mô hình SVAR và ứng dụng Trong những năm 1990, các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới đã sử dụng các mô hình tự hồi quy véc tơ (viết tắt là VAR) để phân tích cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ và khuôn khổ chính sách tiền tệ của các nền kinh tế. Sim (1980) cho rằng nếu tồn tại mối quan hệ đồng thời giữa một biến thì các biến này phải được xét có vai trò như nhau, tức là tất cả các biến xét đến đều là biến nội sinh. Mô hình SVAR này đã được Bernanke và Blinder (1992) ứng dụng cho nghiên cứu liên quan đến chính sách tiền tệ. Hình 3.1: Các bước chính trong phân tích SVAR Xác định mô hình SVAR sử dụng: kiểm định tính dừng, lựa chọn độ trễ phù hợp Bác bỏ mô hình Xác định mức độ phù hợp mô hình Chấp nhận mô hình Dự báo Phân tích nhân quả Phân tích phần dư (white (Causality analysis) noise error terms) Phân tích phản ứng xung Phân rã phuơng sai lực (Impusle Response) (Variance decomposition) Nguồn: Theo Lutkepohl (2006) Nghiên cứu sẽ thực hiện các bước sau: Kiểm định tính dừng (Unit root test) Mục đích xác định tính dừng của các biến bởi vì nếu không dừng có thể dẫn đến hiện tượng hồi quy giả mạo (spurious regression) trong dữ liệu chuỗi thời gian và do đó có mối quan hệ giả mạo giữa các biến. Xác định độ trễ tối ưu Dựa vào các tiêu chuẩn thông tin để xác định độ phù hợp của mô hình (sai số mô hình càng nhỏ càng tốt) hay nói cách khác việc có nhiều biến trong mô hình dẫn đến dự báo không hiệu quả. Kiểm định đồng liên kết Johansen Kiểm định Johansen là một phương pháp kiểm định khả năng đồng liên kết (cointegration) của một số chuỗi thời gian có thuộc tính I (1). Kiểm định nhân quả Granger Để xem các biến trễ của X có giải thích cho Y (X tác động nhân quả Granger lên Y) và các biến trễ của Y có giải thích cho X (Y tác động nhân quả Granger lên X) hay không Dự báo theo mô hình VAR được lựa chọn Xác định các hệ số tương quan giữa các nhân tố ở các hệ phương trình và ý nghĩa thống kê của các biến trong mô hình. Phân tích phản ứng xung lực (impulse-response) Phân tích phản ứng xung lực giúp phân tích xem mất bao lâu để những cú sốc tác động ra tới các biến khác.
  13. 13 Phân rã phương sai (Variance Decomposition) Phân rã phương sai nhằm xác định bao nhiêu phần trăm biến động trong tổng phương sai được giải thích bởi mỗi thành phần, từ đó xác định các biến ảnh hưởng nhiều nhất đến biến phụ thuộc. 3.1.1.1 Mô hình SVAR tổng hợp dạng khung trong cơ chế truyền dẫn CSTT tại Việt Nam. Dựa vào phân tích thực trạng chính sách tiền tệ Việt Nam và khung lý thuyết của mô hình SVAR, trong phần này đề tài thiết kế mô hình dạng khung trong cơ chế truyền dẫn CSTT Việt Nam bắt đầu bằng biến công cụ và kết thúc là các biến mục tiêu của chính sách. Mô hình khởi điểm có kết cấu như sau: Yt= f(IPGt, CPIt, EXUt, IRDt)’ (17a) Thêm biến ngoại sinh, lãi suất cho vay bình quân và tín dụng tư nhân Yt= f(OILt, IRUt, IPGt, CPIt, IRLt, EXUt, CPSt, IRDt)’ (17b) Ngoài ra để làm rõ liệu thay đổi các kênh truyền dẫn có thông qua trung gian là cung tiền hay không, đề tài đưa ra thêm mô hình có sự hiện diện của M2t Yt= f( IPGt, CPIt, M2t, IRLt, EXUt, CPSt, IRDt)’ (18) 3.1.1.2 Mô hình SVAR kiểm chứng cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ Việt Nam Mô hình bao gồm 3 nhóm biến nội sinh: thứ nhất, nhóm biến mục tiêu của chính sách bao gồm IPGt, CPIt; thứ 2, nhóm biến trung gian bao gồm: M2t, VNIt, MIGt, MXGt, IRLt; thứ 3, nhóm biến đại diện các kênh truyền dẫn bao gồm: IRDt, EXUt, CPSt. Yt= f( IPGt, CPIt, M2t,VNIt, IRLt, EXUt, CPSt IRDt)’ (19) Mô hình bổ sung thêm hai biến tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng nhập khẩu, hai biến này cũng là biến trung gian. Yt= f( IPGt, CPIt, M2t, MIGt, MXGt, IRLt, EXUt, IRDt)’ (20) Việc sử dụng hai biến này để đánh giá truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh tỷ giá tác động như thế nào đến tăng trưởng xuất nhập khẩu, góp phần tác động đến mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Hình 3.2: Thiết kế mô hình SVAR đo lường truyền dẫn CSTT tại Việt Nam Mô hình SVAR lý Các kênh truyền dẫn thuyết CSTT Biến ngoại sinh Mô hình SVAR Truyền dẫn CSTT bao Xt= f(OILt, IRUt) Yt= f(IPGt, CPIt, M2t, gồm các biến công cụ IRDt) và biến mục tiêu Thêm biến lãi suất cho vay Mô hình SVAR Truyền dẫn CSTT Y1= f(IPGt, CPIt, M2t, IRLt, IRDt) Y2= f(IPGt, CPIt, VNIt, M2t, IRLt, IRDt) qua kênh lãi suất Thêm biến tỷ giá Mô hình SVAR Y1= f(IPGt, CPIt, M2t, IRLt, EXUt, IRDt) Truyền dẫn CSTT Y2= f(IPGt, CPIt, M2t, IRLt, MIGt, MXGt, EXUt, IRDt) qua kênh tỷ giá Thêm biến tăng trưởng tín dụng Mô hình SVAR Truyền dẫn CSTT Yt= f(IPGt, CPIt, M2t, IRLt, EXUt, CPSt, IRDt) Yt= (IPGt, CPIt, VNIt,M2t, IRLt, EXUt, CPSt, IRDt) qua kênh tín dụng
  14. 14 3.1.1.3 Định dạng cú sốc cấu trúc Đề tài xác định cấu trúc của cú sốc dựa vào mô hình có biến trung gian. Tương tự như các nghiên cứu trước, cú sốc của chính sách trong mô hình SVAR được xác định là độ lệch chuẩn ngoài kỳ vọng ra khỏi hành vi hệ thống của chính sách tiền tệ. Khi đó các sai số trong mô hình của từng phương trình SVAR chính là cú sốc của biến nội sinh tương ứng. Ma trận A0 trong mô hình SVAR của phương trình (18) được xác định như sau: etIPG 1 0 0 0 0 0 0 εtIPG etCPI a21 1 0 0 0 0 0 εtCPI etM2 εtM2 a31 a32 1 0 a35 0 0 etIRL εtIRL = a41 a42 a43 1 0 0 0 etCPS εtCPS a51 a52 a53 a54 1 0 0 etEXU εtEXU a61 a62 0 0 a65 1 0 etIRD εtIRD a71 a72 a73 a74 a75 a76 1 Ma trận Bi trong mô hình SVAR được xác định như sau: b11 0 0 0 0 0 0 IPGt etIPG 0 b22 0 0 0 0 0 etCPI CPIt 0 0 b33 0 0 0 0 M2t etM2 0 0 0 b44 0 0 0 IRLt etIRL = CPSt etCPS 0 0 0 0 b55 0 0 EXUt etEXU 0 0 0 0 0 b66 0 IRDt etIRD 0 0 0 0 0 0 b77 Định dạng cấu trúc của ma trận trên được tác giả tham khảo từ các nghiên trước, đặc biệt là các nghiên cứu ở các nước có nền kinh tế mở như Việt Nam. Tác giả thực hiện tham khảo các công trình nghiên cứu ở các nền kinh tế mở nhỏ trong những năm gần đây như Mala Raghavan và Param Silvapulle (2007), Mala Raghavan và cộng sự (2009) khi nghiên cứu chính sách tiền tệ Malaysia, Abdul Aleem (2010) nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ Ấn độ, Shahawaz Karim và cộng sự (2011) chính sách tiền tệ lên nền kinh tế New Zealand, Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013), Phạm thị Tuyết Trinh (2013) khi nghiên cứu tại Việt Nam. 3.1.2 Quan hệ giữa lãi suất chính sách với lạm phát và tăng trưởng. Để kiểm chứng xem liệu NHNN điều hành chính sách có dựa vào thay đổi làm phát và tăng trưởng kinh tế hay không, đề tài nghiên cứu thêm mô hình đo lường mức độ tác động của thay đổi lạm phát và tăng trưởng kinh tế đến lãi suất.
  15. 15 Mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất theo Bayangos and Jansen (2009), Bayoumi và Melander (2008), Richard Clarida, Jordi Galí, and Mark Gertler (1999), Rudebusch and Svensson (1999), Bernanke và Gertler (1995). Mô hình đề xuất như sau: IRDt-IRDt-1 = α1 + α2 (CPIt-CPIt-1) + α3 (IPGt-IPGt-1) + εt (21) Trong đó IRDt là lãi suất tái cấp vốn mà NHNN áp dụng tái cấp vốn đối với các NHTM. IRDt – IRDt-1 là chênh lệch lãi suất kỳ này với kỳ trước, biến đo lường thay đổi của lãi suất chính sách mà NHNN thay đổi qua các kỳ. CPIt là lạm phát tại thời điểm t, CPIt-1 là lạm phát tại thời điểm t-1, IPGt là chỉ số tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp đại diện cho biến tăng trưởng kinh tế tại thời điểm t, IPGt-1 là chỉ số tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp tại thời điểm t-1. 3.1.3 Mức độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất cho vay, tăng trưởng tín dụng tư nhân Để kiểm định mức độ truyền dẫn trực tiếp từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường, đề tài nghiên cứu mô hình phản ánh mối quan hệ trực tiếp từ biến mục tiêu và biến công cụ. Mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất theo Bayangos and Jansen (2009), Bayoumi và Melander (2008), Rudebusch and Svensson (1999), Bernanke và Gertler (1995). Trong mô hình này, IRL là biến phụ thuộc, IRD là biến độc lập phản ánh % thay đổi từ lãi suất chính sách tác động như thế nào đến lãi suất thị trường. IRLt = β1+β2IRDt + εt (22) CPSt = ʎ1+ʎ2IRDt + εt (23) Trong đó: IRLt là lãi suất cho vay bình quân của các NHTM, lãi suất cho vay chịu sự tác động trực tiếp từ lãi suất chiết khấu, khi NHNN thay đổi lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay sẽ phải thay đổi. Liệu thực tế có như lý thuyết hay không khi mà thị trường tài chính của mỗi quốc gia mỗi khác. Bên cạnh đó nó còn phụ thuộc bởi nhiều yếu tố khác như chênh lệch lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay… 3.1.4 Mô hình kiểm định các nhân tố tác động đến tín dụng tư nhân. Tăng trưởng kinh tế, cung tiền và lãi suất thực có tác dụng rất lớn đến tín dụng (Bernanke và Gertler (1995). Mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất theo Bernanke và Gertler (1995), Bayangos and Jansen (2009), Bayoumi và Melander (2008). CPSt = π1 + π2IPGt – π3(IRLt-CPIt)+ π4M2t+ εt (24) Trong đó CPSt là tăng trưởng tín dụng tư nhân đại diện tín dụng trong nền kinh tế, IPGt là tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp đại diện cho tăng trưởng kinh tế, IRLt là lãi suất cho vay, CPIt-1 lạm phát kỳ trước, M2t là cung tiền, IRLt – CPIt là lãi suất cho vay thực. Trong mô hình này cho thấy thay đổi trong tín dụng tư nhân phụ thuộc vào sản lượng thực. 3.2 BIẾN NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU Bảng 3.1: Tổng hợp các biến nghiên cứu STT Biến Diễn giải Nguồn Được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây 1 IPGt Tăng trưởng giá trị sản lượng Quỹ tiền tệ thế Cushman và Zha (1997), Fung (2002), .. công nghiệp. giới IMF 2 CPIt Lạm phát giá tiêu dùng Quỹ tiền tệ thế Mishkin, F. S. (2003), Raghavan và Param Silvapulle giới IMF. (2007) Atif Ali Jaffri (2010), Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013).. 3 IRDt Lãi suất tái cấp vốn Ngân hàng nhà Bernanke và Gertler (1999), Elbourne và de Haan nước Việt Nam (2006).. 4 IRLt Lãi suất cho vay bình quân Quỹ tiền tệ thế Piti Disyatat, Pinnarat Vongsinsirikul (2003), Abdul giới IMF Aleem (2010), Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013). 5 M2t Tăng trưởng cung tiền M2 Quỹ tiền tệ thế Blanchard, O., Quah, D (1989), Mishkin, F. giới IMF, NH (1995),… (ADB) 6 EXUt Tỷ giá hối đoái USD/VND Ngân hàng nhà Fama, E., (1984), Soyoung Kim (2000), Kasajima, S., nước Việt Nam & Lewis, S. (2001), Phạm thị Tuyết Trinh (2013), .. 7 CPSt Tăng trưởng tín dụng tư nhân. Ngân hàng châu Bernanke, B.S. và Gertler, M. (1995), Bayoumi và Á thái bình dương Ola Melander (2008), Veronica B. Bayangos (2010) (ADB) 8 VNIt Chỉ số giá chứng khoán Việt Sở giao dịch Sellin, P., (2001), Ben S. Bernanke and Kenneth T Nam chứng hoàng Kuttner (2005),.. HCM (HOSE) 9 MIGt Tăng trưởng Nhập khẩu Quỹ tiền tệ thế Carlos Cortinhas (2007), Türsoy, Günsel, Rjoub
  16. 16 giới (IMF) (2008), Tulin Anlas (2012), Phạm Thị Tuyết Trinh (2013) 10 MXGt Tăng trưởng xuất khẩu Quỹ tiền tệ thế Carlos Cortinhas (2007), Türsoy, Günsel, Rjoub giới (IMF) (2008), Tulin Anlas (2012), Phạm Thị Tuyết Trinh (2013) 11 IRUt Lãi suất liên bang FED. Quỹ tiền tệ thế Cushman and Zha (1997), Dungey and Pagan (2000), giới (IMF) Fung (2002), and Tang (2006),.. 12 OILt Giá dầu thế giới. Lấy từ trang Carlos Cortinhas (2007), Aslanoğlu (2008), Nguyễn www.eia.gov. Khắc Quốc Bảo (2013) 3.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Để thực hiện nghiên cứu thực nghiệm, đề tài đưa ra thiết kế nghiên cứu như sau: Hình 3.3: Thiết kế nghiên cứu truyền dẫn CSTT Cơ chế truyền dẫn Mục tiêu của Các kênh trong CSTT CSTT truyền dẫn CSTT Thực trạng điều hành CSTT tại Việt Nam Mô hình hóa truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam Mô hình hồi quy tuyến Mô hình SVAR Kiểm định đồng liên kết, tính đa biến (OLS) (Kênh lãi suất, kênh tỷ kiểm định nhân quả giá, kênh tín dụng) Granger Kiểm định đa công Kiểm định sự phù tuyến, khắc phục hợp của mô hình phương sai thay đổi Phân tích phản ứng Kiểm định tính dừng, Ước lượng và sốc xác định độ trễ phân tích kết quả Phân tích phân rã Ước lượng và phân phương sai tích kết quả Kết luận và kiến nghị giải pháp điều hành CSTT tại Việt Nam Nguồn: Thiết kế của tác giả
  17. 17 Kết luận chương 3 Để phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ, tác giả dử dụng mô hình SVAR để phân tích cơ chế truyền dẫn từ biến công cụ đến mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng thông qua phương pháp ước lượng, phân tích phản ứng sốc và phân tích phân rã phương sai. Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm định mối quan hệ giữa biến mục tiêu và biến công cụ. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết để kiểm định mối quan hệ dài hạn giữa các biến và phương pháp Granger để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa các biến công cụ và biến mục tiêu.
  18. 18 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 CÁC KIỂM ĐỊNH THỐNG KÊ 4.1.1 Phân tích mô tả dữ liệu Dữ liệu dùng để nghiên cứu định lượng, tác giả sử dụng dữ liệu theo tháng, dữ liệu theo tháng phản ánh kịp thời những biến động vĩ mô của nền kinh tế, đặc biệt là các biến trong truyền dẫn chính sách tiền tệ Việt Nam. Ngoài ra, sử dụng mô hình SVAR rất nhạy cảm với những thay đổi theo mùa vụ, trong khi dữ liệu theo tháng thường chịu ảnh hưởng của mùa vụ, nên dữ liệu đưa vào mô hình tác giả đã loại ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ bằng công cụ Census X12. Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả Biến Mean Median Maximum Minimum Std. Dev. Probability Obs IPG_SA 0.126 0.114 0.685 (0.128) 0.099 0.000 150 CPI_SA 0.092 0.074 0.299 0.006 0.063 0.000 150 M2_SA 0.264 0.263 0.515 0.102 0.086 0.035 150 CPS_SA 0.275 0.269 0.652 0.022 0.131 0.044 150 IRB_SA 0.084 0.081 0.137 0.068 0.012 0.000 150 IRD_SA 0.078 0.067 0.152 0.047 0.029 0.000 150 IRL_SA 0.120 0.113 0.188 0.085 0.027 0.000 150 IRU_SA 0.020 0.010 0.067 0.005 0.019 0.000 150 OIL_SA 65.202 62.118 119.016 15.985 27.865 0.006 150 VNI_SA 429.243 422.511 1119.41 137.36 220.688 0.000 150 MIG_SA 0.199 0.205 0.838 (0.400) 0.185 0.000 150 MXG_SA 0.196 0.207 0.408 (0.214) 0.130 0.000 150 4.1.2 Kiểm định tính dừng Trong mô hình SVAR, tính dừng của chuỗi dữ liệu rất quan trọng, các chuỗi dữ liệu phải có tính dừng hoặc đồng liên kết. Phần này tác giả sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị để kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu. Nếu chuỗi dữ liệu gốc không dừng thì chuỗi dữ liệu phải dừng ở sai phân bậc 1. Bảng 4.2: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (Unit roost test) Biến Tên biến T- Statitic Prob Kết quả IPGt Chỉ số sản lượng công nghiệp 3.735 0.005 Dừng ở D(0)* CPIt Chỉ số giá tiêu dùng 4.022 0.0017 Dừng ở D(0)* IRDt Lãi suất tái cấp vốn 8.574 0.000 Dừng ở D(1)* IRLt Lãi suất cho vay 2.889 0.049 Dừng ở D(0)** M2t Cung tiền M2 3.28 0.017 Dừng ở D(0)** CPSt Tín dụng khu vực tư nhân 2.730 0.071 Dừng ở D(0)*** MIGt Tăng trưởng nhập khẩu 5.637 0.000 Dừng ở D(0)* MXGt Tăng trưởng xuất khẩu 2.607 0.091 Dừng ở D(0)*** VNIt Chỉ số giá chứng khoán 8.64 0.000 Dừng ở D(1)* IRUt Lãi suất của Mỹ (fed) 5.02 0.000 Dừng ở D(1)* OILt Giá dầu thế giới 7.58 0.000 Dừng ở D(1)* EXUt Tỷ giá hối đoái USD 10.89 0.000 Dừng ở D(1)* Ghi chú: D: Sai phân, D(0) chuỗi gốc, D(1) sai phân bậc 1 *(**), (***) mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
  19. 19 4.1.3 Xác định độ trễ tối ưu Độ trễ tối ưu được xác định cho mô hình SVAR được tổng hợp như sau: Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu Lag LogL LR FPE AIC SC HQ 0 1.198.526 NA 1.26e-15 -1.728.298 -1.715.571 -1.723.126 1 2.270.522 2.035.239 3.79e-22 -3.229.741 -31.40651* -3.193.537 2 2.331.583 1.106.176 2.64e-22* -32.66062* -3.100.608 -31.98825* 3 2.362.523 53.36039* 2.87e-22 -3.258.728 -3.016.912 -3.160.460 4 2.383.020 3.356.762 3.64e-22 -3.236.260 -2.918.081 -3.106.960 5 2.403.351 3.152.880 4.67e-22 -3.213.553 -2.819.010 -3.053.220 6 2.431.965 4.188.328 5.37e-22 -3.202.847 -2.731.941 -3.011.483 7 2.457.882 3.568.353 6.53e-22 -3.188.235 -2.640.966 -2.965.838 8 2.490.059 4.150.311 7.36e-22 -3.182.694 -2.559.061 -2.929.265 9 2.530.973 4.921.627 7.48e-22 -3.189.817 -2.489.821 -2.905.356 10 2.568.155 4.149.225 8.22e-22 -3.191.529 -2.415.170 -2.876.036 11 2.603.993 3.687.745 9.51e-22 -3.191.295 -2.338.573 -2.844.770 12 2.649.131 4.252.105 9.99e-22 -3.204.538 -2.275.453 -2.826.981 4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.2.1 Kết quả nghiên cứu mô hình SVAR dạng khung 4.2.1.1 Kết quả ước lượng Theo bảng 4.3 mô hình kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu là 2, kết quả kiểm định được tổng hợp như sau: Hình 4.4 : Kết quả ước lượng mô hình SVAR dạng khung (Phương trình 17a) Biến phụ thuộc IPG_SA CPI_SA M2_SA IRD_SA Biến độc lập IPG_SA 0,162** CPI_SA 0,222 -0,599* M2_SA 0,246*** 0,13* -0,2** IRD_SA -1,225*** -0,059*** 0,055*** -0,14** C 0,163 -0,01 0,005 0,0014 R2 24% 98% 94% 96% * (**), (***) lần lượt là mức ý nghĩa thống kế 1%, 5% và 10% Dựa vào kết quả ước lượng bảng 4.4 ta thấy giá trị sản lượng công nghiệp chịu tác động bởi chính nó, tác động cùng chiều với cung tiền và tác động ngược chiều với lãi suất tái cấp vốn. Kết quả này được phát hiện tương tự bởi Oyaromade (2006), Philip Ifeakachukwu (2012) khi nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ tại nước đang phát triển Nigeria. 4.2.1.2 Phân tích phản ứng xung mô hình dạng khung Phản ứng của tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp (IPGt) và lạm phát (CPIt) trước cú sốc của giá dầu (OILt) Hình 4.1: Phản ứng của IPGt, CPIt trước cú sốc giá dầu OILt Response of IPG_SA to Cholesky Response of CPI_SA to Cholesky One S.D. OIL_SA Innovation One S.D. OIL_SA Innovation .016 .016 .012 .012 .008 .004 .008 .000 .004 -.004 -.008 .000 -.012 -.004 -.016 -.020 -.008 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
  20. 20 - Cú sốc của OILt ngay lập tức tác động mạnh đến tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp, tác động chậm đối với lạm phát, tương tự với kết quả nghiên cứu của Jeevan Kumar Khundrakpam and Rajeev Jain (2012) Phản ứng của tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp (IPGt) và lạm phát (CPIt) trước cú sốc của lãi suất chính sách của Fed (IRUt) Hình 4.2: Phản ứng của IPG và CPI trước cú sốc của lãi suất Fed Response of IPG_SA to Cholesky Response of CPI_SA to Cholesky One S.D. IRU_SA Innovation One S.D. IRU_SA Innovation .025 .008 .020 .006 .015 .004 .010 .002 .005 .000 .000 -.002 -.005 -.004 -.010 -.006 -.015 -.008 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 - Khi lãi suất Fed tăng, tăng trưởng giá trị sản lượng ở Việt Nam tăng nhanh và kéo dài. - Phản ứng của CPI chậm trước cú sốc của lãi suất Fed. Phản ứng của tăng trưởng và lạm phát trước cú sốc của lãi suất chính sách Hình 4.3: Phản ứng của IPGt và CPIt trước cú sốc của lãi suất (IRDt) Response of IPG_SA to Cholesky Response of CPI_SA to Cholesky One S.D. IRD_SA Innovation One S.D. IRD_SA Innovation .020 .008 .016 .006 .012 .004 .008 .002 .004 .000 .000 -.002 -.004 -.008 -.004 -.012 -.006 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 - Tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp phản ứng mạnh và nhanh trước cú sốc của lãi suất. - Phản ứng của CPI chậm và yếu trước cú sốc của lãi suất tái cấp vốn. Phản ứng của cung tiền trước cú sốc của lãi suất chính sách Hình 4.4: Phản ứng của cung tiền M2t trước cú sốc của lãi suất IRDt Response of M2_SA to Cholesky One S.D. IRD_SA Innovation .012 .008 .004 .000 -.004 -.008 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 - Phản ứng của cung tiền gần như chậm hơn 3 tháng trước cú sốc của lãi suất chính sách, sau đó tăng chậm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2