intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu góp phần hoàn thiện phương pháp thiết kế mặt đường mềm sân bay ở Việt Nam

Chia sẻ: Thị Hằng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

83
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, lần đầu tiên có sự nghiên cứu tổng quan các phương pháp thiết kế, ảnh hưởng của tải trọng tàu bay, vật liệu, nền đất, hoạt động khai thác,... đến điều kiện làm việc của mặt đường mềm sân bay, xem xét những hạn chế của tiêu chuẩn thiết kế TCVN 10907:2015,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu góp phần hoàn thiện phương pháp thiết kế mặt đường mềm sân bay ở Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br /> <br /> NGHIÊN CỨU GÓP PHẦN HOÀN THIỆN<br /> PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ MẶT ĐƯỜNG MỀM SÂN BAY<br /> Ở VIỆT NAM<br /> <br /> Chuyên ngành: Xây dựng đường ôtô và đường thành phố<br /> Mã ngành: 62.58.02.05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT<br /> <br /> HÀ NỘI, 2018<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> GS. TS Phạm Huy Khang<br /> GS. TS Vũ Đình Phụng<br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp<br /> trường, họp tại Trường đại học Giao thông vận tải.<br /> Vào hồi........giờ........ngày.........tháng........năm 2018<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia<br /> - Thư viện Trường đại học Giao thông vận tải<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Việc sử dụng kết cấu mặt đường bê tông nhựa (BTN) đang là một xu thế<br /> trên thế giới và Việt Nam với những ưu điểm trong việc sử dụng nguồn vật<br /> liệu, thời gian thi công nhanh, giá thành rẻ và thuận lợi cho công tác duy tu bảo<br /> dưỡng, sửa chữa và nâng cấp. Việc nghiên cứu lựa chọn phương pháp thiết kế<br /> mặt đường mềm sân bay phù hợp với điều kiện khai thác thực tế tại các cảng<br /> hàng không, sân bay ở nước ta là rất cần thiết nhưng hiện nay chưa có sự đầu tư<br /> nghiên cứu tương xứng, tiêu chuẩn TCVN 10907:2015 được ban hành trên cơ<br /> sở biên dịch từ tiêu chuẩn CHИП của Nga vẫn còn một số tồn tại. Do đó, việc<br /> nghiên cứu góp phần hoàn thiện tiêu chuẩn thiết kế TCVN 10907:2015 áp dụng<br /> trong giai đoạn trước mắt và đề xuất thêm phương pháp thiết kế mới đảm bảo<br /> khai thác các dòng tàu bay thương mại có tần suất, tải trọng lớn đang được các<br /> Hãng hàng không khai thác tại các cảng hàng không, sân bay trong nước là vấn<br /> đề có ý nghĩa khoa học, có tính thời sự và cấp thiết hiện nay.<br /> 2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Nghiên cứu các phương pháp thiết kế mặt đường mềm sân bay trên thế<br /> giới và Việt Nam. Khảo sát hiện trạng kết cấu, điều kiện khai thác tại các sân bay;<br /> Ứng dụng phần mềm Abaqus tính ứng suất, biến dạng hệ kết cấu nhiều<br /> lớp của mặt đường mềm sân bay và tính toán chiều dày các lớp kết cấu.<br /> Nghiên cứu góp phần hoàn thiện tiêu chuẩn TCVN 10907:2015 và định<br /> hướng áp dụng tiêu chuẩn AC 150/5320-6 (2016) tại Việt Nam.<br /> 3. Cấu trúc của luận án<br /> Gồm có mở đầu, 4 chương, phần kết luận và kiến nghị, danh mục các<br /> công trình của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục<br /> 4. Những đóng góp mới của đề tài<br /> - Xây dựng mô hình tính ứng suất, biến dạng, ứng dụng phần mềm<br /> Abaqus tính ứng suất, biến dạng và khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến ứng<br /> suất, biến dạng của hệ kết cấu nhiều lớp mặt đường mềm sân bay;<br /> - Xây dựng toán đồ xác định chiều sâu ảnh hưởng của tải trọng, các công<br /> thức hồi quy tính toán độ võng tương đối khi tải trọng vượt ngoài các toán đồ,<br /> xây dựng thuật toán và viết phần mềm thiết kế góp phần hoàn thiện tiêu chuẩn<br /> TCVN 10907:2015;<br /> - Ứng dụng phần mềm Abaqus tính toán chiều dày các lớp kết cấu mặt<br /> đường mềm sân bay;<br /> - Nghiên cứu định hướng áp dụng tiêu chuẩn AC 150/5320-6 (2016) để<br /> thiết kế và đánh giá tuổi thọ kết cấu mặt đường sân bay tại Việt Nam.<br /> 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> Luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, lần đầu tiên có sự nghiên cứu<br /> tổng quan các phương pháp thiết kế, ảnh hưởng của tải trọng tàu bay, vật liệu,<br /> nền đất, hoạt động khai thác,... đến điều kiện làm việc của mặt đường mềm sân<br /> bay, xem xét những hạn chế của tiêu chuẩn thiết kế TCVN 10907:2015, kết quả<br /> nghiên cứu góp phần hoàn thiện tiêu chuẩn thiết kế để áp dụng trong giai đoạn<br /> <br /> 2<br /> <br /> trước mắt, về lâu dài khi có đủ những nghiên cứu, đánh giá, kiến nghị áp dụng<br /> tiêu chuẩn AC 150/5320-6 (2016) khi thiết kế và đánh giá tuổi thọ kết cấu mặt<br /> đường tại các cảng hàng không, sân bay đáp ứng yêu cầu thực tế khai thác và<br /> quản lý cơ sở hạ tầng tại cảng hàng không, sân bay của nước ta.<br /> Luận án là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho các nhà quản lý, khai thác,<br /> thiết kế cảng hàng không, sân bay ở nước ta.<br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ<br /> MẶT ĐƯỜNG MỀM SÂN BAY<br /> 1.1. Tổng quan mặt đường mềm sân bay<br /> 1.1.1. Tổng quan về mặt đường sân bay<br /> Kết cấu mặt đường sân bay được thiết kế và xây dựng đủ cường độ chịu<br /> được tác động của tải trọng tàu bay, đảm bảo độ ổn định, êm thuận, chịu được<br /> lực cắt xoay trượt, với điều kiện thời tiết bất lợi, không bị nứt vỡ hoặc không bị<br /> bong bật cốt liệu do tác động cánh quạt và khí phụt của động cơ tàu bay.<br /> 1.1.2. Cấu tạo chung mặt đường mềm sân bay<br /> Mặt đường mềm sân bay là một kết cấu nhiều lớp, vật liệu có cường độ và<br /> độ bền giảm dần từ trên xuống dưới theo chiều sâu tác dụng của tải trọng.<br /> <br /> Hình 1.1. Cấu tạo mặt đường mềm sân bay [65]<br /> 1.1.3. Các yêu cầu đối với mặt đường mềm sân bay<br /> Mặt đường đảm bảo chịu được tác dụng của tải trọng của tàu bay, bền, ổn<br /> định, độ bằng phẳng, độ nhám cao và sự toàn vẹn trong mọi điều kiện thời tiết.<br /> 1.1.4. Quy định về sức chịu tải kết cấu mặt đường<br /> Sức chịu tải của kết cấu mặt đường sân bay được xác định theo chỉ số<br /> phân cấp kết cấu PCN (Pavement Classification Number) phụ thuộc vào CBR<br /> của nền đất.<br /> Tải trọng tàu bay và sức chịu tải của nền đất ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số<br /> ACN (Aircraft Classification Number) của tàu bay, khi thiết kế kết cấu mặt<br /> đường yêu cầu PCN phải lớn hơn giá trị ACN, chỉ số ACN của tàu bay phụ<br /> thuộc vào các cấp chịu lực của nền đất tính theo CBR như hình 1.2.<br /> Nhận xét: Khi khai thác các loại tầu bay B777, B787, A350, yêu cầu sức<br /> chịu tải (PCN) của kết cấu mặt đường là lớn nhất và thường sẽ là các loại tàu<br /> bay được sử dụng để tính toán chiều dày kết cấu mặt đường.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Hình 1.2a. Mối quan hệ giữa sức chịu tải của nền đất với<br /> ACN yêu cầu của tàu bay Boeing [36]-[41].<br /> <br /> Hình 1.2b. Mối quan hệ giữa sức chịu tải của nền đất với<br /> ACN yêu cầu của tàu bay Airbus [30]-[34].<br /> 1.1.5. Điều kiện khai thác tại các Cảng hàng không (CHK) ở nước ta<br /> 1.1.5.3. Điều kiện khai thác thực tế<br /> Từ năm 2010, khi các loại tàu bay mới A321, A330, A340, A350, B777,<br /> B747, B787… có tải trọng và áp suất bánh hơi lớn hơn so với tiêu chuẩn tính<br /> toán được khai thác với tần suất lớn tại các CHK ở nước ta, tuổi thọ kết cấu mặt<br /> đường giảm xuống nhanh chóng, xuất hiện nhiều hư hỏng.<br /> 1.2. Cơ sở lý thuyết tính toán<br /> 1.2.1. Cơ chế phá hoại kết cấu mặt đường mềm<br /> Dưới tác dụng của tải trọng tàu bay, sự biến dạng của mặt đường là kết<br /> quả của một loạt các quá trình xẩy ra đồng thời hoặc kế tiếp nhau (hình 1.4).<br /> P<br /> KÐo<br /> NÐn<br /> kÐo<br /> <br /> C¾t<br /> <br /> VÕt nøt<br /> <br /> Tråi lª n<br /> nÐn<br /> ®Ê t<br /> <br /> Hình 1.4. Cơ chế phá hoại mặt đường [4], [7], [9], [75]<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0