BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br />
_________________<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
GS.TS Phạm Duy Hữu<br />
<br />
TRẦN TRUNG HIẾU<br />
<br />
PGS.TS Lã Văn Chăm<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÊ TÔNG XI MĂNG TRO BAY<br />
LÀM MẶT ĐƯỜNG Ô TÔ Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Chuyên ngành: Xây dựng đường ô tô và đường thành phố<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
Mã ngành:<br />
<br />
62.58.02.05<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ kỹ<br />
thuật cấp Trường Đại học Giao thông vận tải.<br />
Vào hồi: giờ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2017<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
• Thư viện Quốc gia<br />
• Thư viện Trường Đại học Giao thông vận tải<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của luận án<br />
Trên thế giới ở nhiều nước, mặt đường BTXM được xây dựng chiếm tỷ<br />
lệ lớn do có cường độ và độ bền cao. Ở Việt Nam, BTXM ngày càng được<br />
sử dụng nhiều để làm mặt đường ô tô với tổng chiều dài lên tới hàng nghìn<br />
kilomet. Để có 1 tấn xi măng thì ngành công nghiệp sản xuất thải ra môi<br />
trường 1 tấn khí CO2 [47], đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến<br />
hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Trong khi đó, hàng năm ở nước ta có<br />
hàng chục nhà máy nhiệt điện đã thải ra hàng triệu tấn tro bay và tiếp tục<br />
tăng, nếu không được tái sử dụng có hiệu quả thì sẽ lãng phí nguồn tài<br />
nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.<br />
Theo các tài liệu [10],[57],[63], sử dụng tro bay để thay thế một phần xi<br />
măng trong BTXM truyền thống có thể làm tăng độ bền của bê tông lên từ<br />
1,15 đến 2 lần; tro bay có thể dùng tới 70 % khối lượng chất kết dính do đó<br />
góp phần quan trọng trong việc giảm khối lượng xi măng, vì vậy giảm đáng<br />
kể lượng khí thải CO2. BTXM tro bay có lượng nhiệt thủy hóa thấp, nhờ đó<br />
làm giảm khả năng xảy ra nứt trên mặt đường do tác dụng của nhiệt độ và co<br />
ngót ở giai đoạn tuổi sớm so với BTXM truyền thống.<br />
Trong BTXM, tro bay có ảnh hưởng nhất định đến cường độ và được<br />
biểu hiện bằng hệ số hiệu quả tro bay (hệ số k). Tiêu chuẩn Châu Âu EN206<br />
[62] đã đưa ra các quy định về hệ số k. Trong khi đó ở Việt Nam, hệ số k<br />
mới chỉ được đề cập tới trong tài liệu [9] mà chưa có công trình nghiên cứu<br />
lý thuyết và thực nghiệm phù hợp với nguồn vật liệu nước ta, vì vậy cũng<br />
chưa có phương pháp thiết kế thành phần BTXM tro bay theo hệ số k.<br />
Các công trình nghiên cứu về tro bay trong bê tông ở Việt Nam chủ yếu<br />
cho bê tông đầm lăn; làm mặt đường giao thông nông thôn và đường cấp<br />
thấp hoặc làm lớp móng đường cấp cao, chưa có công trình nghiên cứu và<br />
thực nghiệm có hệ thống và đầy đủ về các tính chất và tính năng cơ học của<br />
BTXM tro bay để làm mặt đường quốc lộ và mặt đường cấp cao.<br />
Với các phân tích nêu trên, việc nghiên cứu ảnh hưởng của tro bay đến<br />
tính toán, thiết kế thành phần BTXM; nghiên cứu tính chất cơ học, độ bền,<br />
tính công tác của BTXM tro bay để làm mặt đường ô tô trong đề tài “Nghiên<br />
cứu ứng dụng bê tông xi măng tro bay làm mặt đường ô tô ở Việt Nam” là<br />
cần thiết, có ý nghĩa về lý thuyết, thực tiễn, góp phần giảm thiểu tác động<br />
đến môi trường trong điều kiện nước ta có hàng triệu tấn tro bay thải ra mỗi<br />
năm từ các nhà máy nhiệt điện.<br />
2. Mục đích nghiên cứu của luận án<br />
- Phân tích tổng quan ảnh hưởng của tro bay đến các tính chất của bê<br />
tông và cơ chế phản ứng trong hỗn hợp BTXM tro bay.<br />
- Xác định hệ số hiệu quả tro bay (k) để làm cơ sở thiết lập trình tự thiết<br />
kế thành phần vật liệu bê tông theo hệ số k.<br />
<br />
- Xác định một số tính chất của hỗn hợp, tính năng cơ học và độ bền của<br />
BTXM tro bay đáp ứng các yêu cầu làm mặt đường ô tô.<br />
- Thiết kế các dạng kết cấu mặt đường BTXM tro bay và phân tích ảnh<br />
hưởng tro bay đến khả năng kháng nứt của mặt đường ở giai đoạn tuổi sớm.<br />
3. Nội dung, phạm vi và phương pháp nghiên cứu<br />
- Nội dung nghiên cứu: khái quát về BTXM tro bay, cơ chế phản ứng<br />
thủy hóa và phản ứng puzơlan, phân tích ảnh hưởng của tro bay đến các đặc<br />
tính của bê tông. Thiết lập công thức lý thuyết và tiến hành thí nghiệm xác<br />
định hệ số k. Chế tạo và thí nghiệm các tính năng của BTXM tro bay làm<br />
mặt đường ô tô. Phân tích khả năng ứng dụng và thiết kế các dạng kết cấu<br />
áo đường BTXM tro bay. Phân tích ảnh hưởng của tro bay đến cường độ,<br />
ứng suất và khả năng kháng nứt của mặt đường BTXM tro bay.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng vật liệu gồm tro bay nhiệt điện sau tuyển<br />
đáp ứng tiêu chuẩn ASTM C618 và xi măng PC40. Thí nghiệm các tính<br />
năng cơ học của bê tông để làm lớp trên của mặt đường ô tô.<br />
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thí nghiệm trong phòng.<br />
4. Những kết quả chính và mới của luận án<br />
- Đã xây dựng mô hình lý thuyết để xác định hệ số k theo tỷ lệ tro bay /<br />
(1 − 0,5ω )<br />
CKD (f), nước / CKD (ω):<br />
k=<br />
( R − 1) + 1<br />
f<br />
<br />
S<br />
<br />
- Từ đó đề xuất hệ số thực nghiệm k với nguồn vật liệu tro bay ở nước ta:<br />
f = 15 ÷ 35% ⇔ k = 0,7 ÷ 0,4 ; f = 35 ÷ 70% ⇔ k = 0,4 ÷ 0,27<br />
- Đã thiết lập phương pháp thiết kế thành phần vật liệu BTXM tro bay<br />
gồm 8 bước. Trong đó hệ số k được dùng để điều chỉnh hàm lượng chất kết<br />
dính gồm xi măng và tro bay nhằm đạt được cường độ nén và kéo uốn thiết<br />
kế ở tuổi 28 ngày.<br />
- Đã thử nghiệm các tính năng cơ học, độ bền, tính công tác của BTXM<br />
tro bay cho thấy khả năng đáp ứng được các yêu cầu để làm mặt đường ô tô<br />
cấp III, IV trở xuống và đưa ra các dạng kết cấu áo đường phù hợp.<br />
- Đã phân tích ảnh hưởng tích cực của tro bay đến khả năng kháng nứt<br />
do ứng suất nhiệt gây ra trong mặt đường BTXM ở giai đoạn tuổi sớm.<br />
5. Bố cục của luận án<br />
Luận án bao gồm 130 trang thuyết minh cùng với 70 bảng; 56 hình vẽ,<br />
đồ thị; ngoài ra còn có 103 tài liệu tham khảo và phần phụ lục gồm 97 trang.<br />
Chương 1: Tổng quan về BTXM tro bay.<br />
Chương 2: Xác định hệ số hiệu quả tro bay và thiết kế thành phần<br />
BTXM tro bay.<br />
Chương 3: Thí nghiệm một số tính năng của BTXM tro bay làm mặt<br />
đường ô tô.<br />
Chương 4: Nghiên cứu ứng dụng BTXM tro bay trong kết cấu mặt<br />
đường ô tô. Phần kết luận và Phần phụ lục.<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ BTXM TRO BAY<br />
<br />
- Ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Ấn độ, Hàn Quốc,... việc<br />
nghiên cứu tro bay trong bê tông rất phát triển và đã được ứng dụng đa dạng<br />
trong lĩnh vực xây dựng mặt đường ô tô và sân bay. Ở nước ta, các nghiên<br />
cứu chủ yếu là thực nghiệm để đưa ra một số loại thành phần bê tông. Các<br />
công trình mặt đường ô tô được ứng dụng thực tế chủ yếu là đường giao<br />
thông nông thôn và đường cấp thấp hoặc làm lớp móng mặt đường.<br />
<br />
Nội dung Chương 1 trình bày khái quát chung về các quy định đối với<br />
BTXM làm mặt đường ô tô; về BTXM tro bay từ đó đưa ra nhận xét sau:<br />
- Trên thế giới và ở Việt Nam xu hướng sử dụng BTXM làm mặt đường<br />
ngày càng tăng, đặc biệt đối với các đường cấp cao và đường trục chính.<br />
Các tính năng chính bê tông cần phải đáp ứng là cường độ chịu kéo uốn và<br />
độ bền nhiệt nhằm đảm bảo khả năng chịu lực và độ bền khai thác. Ở Việt<br />
Nam hiện nay, tro bay sau khi tuyển đã đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật<br />
(ASTM C618) và có thể sử dụng cho bê tông làm mặt đường ô tô.<br />
- Quá trình phản ứng diễn ra trong hỗn hợp BTXM tro bay gồm các phản<br />
ứng thuỷ hoá và các phản ứng puzơlan (giữa các oxit SiO2, Al2O3, Fe2O3,<br />
CaO với Ca(OH)2). Kết quả của phản ứng puzơlan là sự chuyển hóa<br />
Ca(OH)2 kém bền vững thành các chất CSH mới có tính bền vững giúp cho<br />
bê tông tăng thêm cường độ, tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn.<br />
Mức độ phản ứng puzơlan phụ thuộc vào tỷ lệ tro bay (f) và tỷ lệ nước (ω).<br />
Hình 1.1 –<br />
Quá trình<br />
phản ứng<br />
trong BTXM<br />
thông thường<br />
không tro bay<br />
Hình 1.2 –<br />
Quá trình<br />
phản ứng<br />
trong BTXM<br />
tro bay<br />
- Lựa chọn tỷ lệ tro bay (f) hợp lý sẽ tạo ra được bê tông có cường độ<br />
chịu lực đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật làm mặt đường ô tô. Bên cạnh<br />
đó tro bay còn có tác dụng giảm nhiệt thủy hóa; tăng độ bền chịu nước, ion<br />
clo và giảm lượng khí thải CO2 do quá trình sản xuất xi măng ra môi trường.<br />
- Ảnh hưởng của tro bay về mặt cường độ được thể hiện bằng hệ số hiệu<br />
quả (k). Ở tuổi thí nghiệm nhất định, hệ số k phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ tro<br />
(f) và tỷ lệ N/CKD (ω). Ở nước ta chưa có các nghiên cứu lý thuyết và thực<br />
nghiệm để xác định hệ số k.<br />
- Một số phương pháp lựa chọn thành phần BTXM tro bay hiện nay xem<br />
tro bay như một loại chất kết dính được sử dụng để thay thế một phần xi<br />
măng thuần túy về mặt khối lượng mà chưa xét đến hiệu quả tro bay trong<br />
bê tông bởi tro bay và xi măng có những ảnh hưởng khác nhau đến sự phát<br />
triển cường độ và các tính năng cơ học khác.<br />
<br />
Chương 2. XÁC ĐỊNH HỆ SỐ HIỆU QUẢ TRO BAY VÀ THIẾT KẾ<br />
THÀNH PHẦN BTXM TRO BAY<br />
2.1. Phương pháp xác định hệ số hiệu quả tro bay (k)<br />
Cường độ nén BTXM tro bay ở 28 ngày (RFC) được xây dựng trên cơ sở<br />
công thức Bolomey cải tiến:<br />
X + kF<br />
(2.1)<br />
R = A R [ FC<br />
− 0,5]<br />
FC<br />
<br />
x<br />
<br />
N<br />
<br />
Trong đó: Rx là cường độ nén của xi măng ; XFC và F là khối lượng xi măng<br />
và tro bay trong BTXM tro bay (FC); N và A là lượng nước và hệ số chất<br />
lượng cốt liệu; k là hệ số hiệu quả tro bay.<br />
Gọi Rs là tỷ số giữa cường độ bê tông FC và cường độ BTXM thông<br />
thường không tro bay (PC). Từ đó thiết lập công thức xác định hệ số k:<br />
(1 − 0,5ω )<br />
(2.2)<br />
k=<br />
( RS − 1) + 1<br />
f<br />
Trong đó: f là tỷ lệ tro bay / CKD; ω là tỷ lệ N/CKD.<br />
2.2. Thí nghiệm xác định hệ số hiệu quả tro bay<br />
Theo Cho.HB [56] thì ảnh hưởng của tỷ lệ tro bay (f) và tỷ lệ nước (ω)<br />
đến hệ số k trong bê tông và vữa xi măng tro bay có sự tương đồng.<br />
Vật liệu thí nghiệm gồm xi măng Nghi Sơn PC40; tro bay Phả Lại loại F<br />
với 9 loại tỷ lệ là 0; 10; 15; 20; 25; 30; 40; 50 và 70 % và 3 loại tỷ lệ nước<br />
(ω) là 0,35; 0,4 và 0,5. Tổng cộng có 162 mẫu thí nghiệm.<br />
<br />
Hình 2.1– Quan hệ<br />
giữa hệ số RS với tỷ<br />
lệ f và tỷ lệ ω<br />
<br />
Từ các kết quả thí nghiệm cường độ nén của vữa xi măng tro bay FC và<br />
vữa xi măng PC, thiết lập biểu đồ quan hệ giữa Rs với tỷ lệ tro bay (f) và<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
nước (ω) như Hình 2.1. Ở cả ba tỷ lệ nước (ω) thì Rs đạt giá trị lớn nhất ở f<br />
=15%. Sau đó Rs giảm dần khi tỷ lệ tro bay (f) tăng lên.<br />
Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tương quan thực nghiệm, phân<br />
tích phương sai nhằm đánh giá ảnh hưởng của các biến số f và ω tới Rs với<br />
mức ý nghĩa α = 0,05 có độ tin cậy 95% như trong Bảng 2.1.<br />
<br />
như là thành phần hạt nhỏ lấp đầy các lỗ rỗng. Kết quả phân tích này cũng<br />
hoàn toàn phù hợp với kết quả đã nghiên cứu lý thuyết về mức độ phản ứng<br />
hóa học của tro bay trong bê tông. Lúc này ảnh hưởng của tỷ lệ N/CKD đến<br />
hệ số k không nhiều, hệ số k phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ tro bay f. Từ đồ thị<br />
Hình 2.2 có thể chia thành 2 đoạn như trong Bảng 2.3.<br />
Bảng 2.3 – Giá trị hệ số hiệu quả tro bay (k)<br />
TT<br />
Tỷ lệ tro bay (f)<br />
Hệ số hiệu quả tro bay (k)<br />
1<br />
15 ÷ 35%<br />
0,70 ÷ 0,40<br />
2<br />
35 ÷ 70%<br />
0,40 ÷ 0,27<br />
Đối chiếu với một số các kết quả nghiên cứu và quy định trên thế giới<br />
như Babu kiến nghị với f = 15 ÷ 75%, k = 1,15 ÷ 0,33; Cho H.B kiến nghị<br />
với f = 15 ÷ 70%, k = 1,24 ÷ 0,2. Theo tiêu chuẩn Châu Âu EN 206:2013<br />
quy định khi không có các thí nghiệm để xác định k thì dùng đồng nhất một<br />
hệ số ở mức tối thiểu bằng 0,4 (f ≤ 33%). Tuy nhiên có một số quốc gia đưa<br />
ra các quy định riêng, Ailen (k = 0,2 ÷ 0,8 với f ≤ 25%); Đan Mạch (k = 0,5<br />
với f ≤ 33%); Pháp (0,4; 0,5 và thường là 0,6 với f ≤ 35%); Đức (0,4 và 0,7<br />
với f ≤ 33%). So sánh với các giá trị tham khảo trên thì kết quả thí nghiệm<br />
hệ số k với các thông số vật liệu ở nước ta thu được là có độ tin cậy.<br />
2.3. Phương pháp thiết kế thành phần bê tông theo hệ số hiệu quả tro bay<br />
Phương pháp thiết kế được xây dựng vận dụng theo tiêu chuẩn ACI<br />
211.4R có xét đến ảnh hưởng của hệ số hiệu quả (k). Nội dung gồm 8 bước:<br />
+ Xác định cường độ yêu cầu và độ sụt (Bước 1);<br />
+ Lựa chọn cỡ hạt lớn nhất danh định của cốt liệu (Bước 2);<br />
+ Lựa chọn thành phần cốt liệu thô tối ưu (Bước 3);<br />
+ Xác định lượng nước và hàm lượng khí (Bước 4);<br />
+ Xác định tỷ lệ nước / xi măng (Bước 5);<br />
+ Xác định khối lượng xi măng ban đầu (Bước 6);<br />
+ Xác định khối lượng xi măng và tro bay (Bước 7);<br />
+ Thành phần hỗn hợp BTXM tro bay theo hệ số k (Bước 8).<br />
Trong đó hàm lượng xi măng (XFC) và tro bay (F) được xác định dựa vào<br />
tỷ lệ tro bay (f), hệ số k và khối lượng xi măng ban đầu (X0) như sau:<br />
1− f<br />
f<br />
(2.7)<br />
X =<br />
X ; F=<br />
X<br />
<br />
Bảng 2.1 – Kết quả phân tích tương quan giữa hệ số Rs với tỷ lệ (f) và (ω)<br />
Tỷ lệ tro bay<br />
Phương trình hồi quy<br />
Hệ số R2<br />
-1<br />
0,899<br />
(2.3)<br />
0 ÷ 15%<br />
Rs = 0,67. f – 0,063. ω + 1,018<br />
15 ÷ 70%<br />
Rs = – 1,093. f + 1,149<br />
0,884<br />
(2.4)<br />
Thay các công thức (2.3),(2.4) vào (2.2) thu được phương trình hệ số k sau:<br />
Bảng 2.2 – Phương trình thực nghiệm hệ số hiệu quả tro bay (k)<br />
Tỷ lệ tro bay (f)<br />
Hiệu quả tro bay (k)<br />
1<br />
1<br />
ω<br />
k = −0,063<br />
− 0,335ω + 0,05 − 0,009 + 1,67<br />
(2.5)<br />
0 ÷ 15%<br />
fω<br />
f<br />
f<br />
1<br />
ω<br />
k = 0,546ω + 0,149 − 0,0074 − 0,093<br />
15 ÷ 70%<br />
(2.6)<br />
f<br />
<br />
f<br />
<br />
Để thuận tiện cho tra cứu, thay các giá trị f = 0,1 ÷ 0,7 và ω = 0,35 ÷ 0,5<br />
vào các công thức (2.5),(2.6) để xác định hệ số k. Mặt khác theo Cho.HB<br />
[55],[56], hệ số k của bê tông được lấy bằng 0,9 lần của vữa từ đó thiết lập<br />
biểu đồ quan hệ giữa hệ số k với tỷ lệ tro bay (f) và nước / CKD như sau:<br />
<br />
Hình 2.2 – Quan hệ giữa hệ số k với f và ω<br />
Theo Hình 2.2, khi tỷ lệ tro bay từ 10 ÷ 15% đồ thị có xu hướng đi lên (k<br />
tăng) do lượng Ca(OH)2 được tạo ra từ phản ứng thuỷ hoá đã tham gia phản<br />
ứng pozzolan với các thành phần hoạt tính trong tro bay (SiO2, Al2O3) tạo ra<br />
khoáng CHS mới bền vững. Hệ số k có giá trị cực đại khi tỷ lệ f = 15%.<br />
Khi tỷ lệ tro bay lớn hơn 15%, lượng xi măng trong hỗn hợp giảm đi<br />
đáng kể, đồng thời lượng tro bay tăng lên nhiều hơn nhưng chỉ một phần tro<br />
bay tham gia phản ứng pozzolan và cũng không đủ bù đắp cường độ của<br />
lượng xi măng giảm đi. Trong khi đó một lượng lớn tro bay chỉ đóng vai trò<br />
<br />
FC<br />
<br />
1 + ( k − 1) f<br />
<br />
0<br />
<br />
1 + ( k − 1) f<br />
<br />
0<br />
<br />
2.4. Thí nghiệm và thiết lập công thức thành phần vật liệu BTXM tro<br />
bay làm mặt đường ô tô<br />
Mục tiêu thiết lập công thức thành phần vật liệu BTXM tro bay làm mặt<br />
đường ô tô với cường độ thiết kế Rtkku = 4,5 MPa, Rtkn = 41,3 MPa.<br />
Nội dung thí nghiệm BTXM tro bay FCk.NC với hệ số kNC (Bảng 2.3) và<br />
thí nghiệm đối chứng với loại bê tông FCk.EN có hệ số kEN = 0,4 theo EN206.<br />
Mỗi loại bê tông với 5 loại tỷ lệ tro bay 15%; 20%; 25%, 30% và 33% (theo<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
EN206). Một tổ thí nghiệm gồm 6 mẫu hình trụ. Vật liệu xi măng và tro bay<br />
đã được nêu ở mục 2.2; cát có mô đun độ lớn 2,9; đá dăm có Dmax=12,5 mm.<br />
Kết quả thí nghiệm được phân tích bằng phần mềm Minitab 17 như sau:<br />
<br />
Khối lượng xi măng cao có thể dẫn tới hiện tượng co ngót nhiệt trong<br />
quá trình thủy hóa. Nhiệt thủy hóa tỏa ra dẫn đến sự chênh lệch nhiệt độ bề<br />
mặt và trong lòng khối bê tông là nguyên nhân chính phát sinh ứng suất kéo<br />
gây ra các vết nứt trong mặt đường BTXM. Bên cạnh đó việc tiêu chuẩn<br />
EN206 đưa ra hệ số k chung cho các tỷ lệ tro bay khác nhau không đánh giá<br />
được ảnh hưởng của tro bay đến cường độ của bê tông.<br />
Với kết quả thí nghiệm dùng hệ số kNC thì hàm lượng xi măng được giảm<br />
đi đáng kể nhưng khi tỷ lệ tro bay lớn hơn 30 %, bê tông khó đạt được<br />
cường độ thiết kế mong muốn. Vì vậy, kiến nghị tỷ lệ tro bay sử dụng từ 15<br />
÷ 30 % và hệ số k được lấy là giá trị trung bình của kEN và kNC như sau:<br />
Bảng 2.5 – Giá trị hệ số hiệu quả tro bay trong bê tông mặt đường ô tô<br />
Tỷ lệ tro bay, f<br />
15 ÷ 20%<br />
20 ÷ 25%<br />
25 ÷ 30%<br />
Hệ số hiệu quả tro bay, k<br />
0,55 ÷ 0,52<br />
0,52 ÷ 0,48<br />
0,48 ÷ 0,44<br />
Khi đó thành phần vật liệu BTXM tro bay làm mặt đường ô tô được tính<br />
toán theo tỷ lệ tro bay f và hệ số k như sau:<br />
Bảng 2.6 – Thành phần vật liệu BTXM tro bay làm mặt đường ô tô<br />
Loại BTXM tro bay<br />
TT<br />
Tên chỉ tiêu<br />
PC<br />
FC15 FC20 FC25 FC30<br />
A Thành phần vật liệu<br />
1 Khối lượng xi măng (XFC), kg<br />
400<br />
390<br />
380<br />
370<br />
440<br />
2 Khối lượng tro bay (F), kg<br />
73<br />
96<br />
125<br />
160<br />
0<br />
3 Khối lượng cốt liệu thô, kg<br />
1106 1106 1106 1106 1106<br />
4 Khối lượng nước (N), kg<br />
172<br />
172<br />
172<br />
172<br />
172<br />
5 Khối lượng cốt liệu nhỏ, kg<br />
700<br />
685<br />
665<br />
640<br />
740<br />
6 Phụ gia hóa dẻo, lít<br />
4,00<br />
3,90<br />
3,80<br />
3,70<br />
4,40<br />
B Các thông số tính toán<br />
7 Hệ số hiệu quả tro bay (k)<br />
0,55<br />
0,52<br />
0,48<br />
0,44<br />
0<br />
8 Khối lượng chất kết dính, kg<br />
473<br />
486<br />
505<br />
530<br />
440<br />
40<br />
50<br />
60<br />
70<br />
0<br />
9 Khối lượng xi măng quy đổi<br />
Tổng khối lượng xi măng sau<br />
440<br />
440<br />
440<br />
440<br />
440<br />
10<br />
quy đổi (Σ Xqđ=XFC + k.F), kg<br />
11 Tỷ lệ tro bay / CKD, %<br />
15<br />
20<br />
25<br />
30<br />
0<br />
85<br />
80<br />
75<br />
70<br />
12 Tỷ lệ xi măng / CKD, %<br />
100<br />
18<br />
25<br />
33<br />
43<br />
0<br />
13 Tỷ lệ tro bay / xi măng, %<br />
0,36<br />
0,35<br />
0,34<br />
0,32<br />
14 Tỷ lệ N / CKD<br />
0,39<br />
15 Tỷ lệ nước / xi măng quy đổi<br />
0,39<br />
0,39<br />
0,39<br />
0,39<br />
0,39<br />
Từ số liệu Bảng 2.6, phân tích theo Hình 2.5: khi đưa hệ số k vào trong<br />
công thức tính toán thành phần vật liệu theo nguyên tắc với các tỷ lệ tro bay<br />
khác nhau, nhưng tổng khối lượng xi măng quy đổi (ΣXqđ=XFC + k.F) là<br />
không đổi để các loại bê tông đều đạt được cường độ thiết kế yêu cầu.<br />
<br />
60<br />
<br />
Cư ờ ng đ ộ nén (M Pa )<br />
<br />
50<br />
<br />
60<br />
51.17<br />
<br />
50.44<br />
<br />
45.31<br />
<br />
49.84<br />
<br />
43.39<br />
<br />
42.01<br />
<br />
41,3 R_tk<br />
40<br />
<br />
46.52<br />
<br />
46.45<br />
<br />
50<br />
<br />
50.83<br />
<br />
50.70<br />
<br />
46.31<br />
<br />
30<br />
<br />
45.57<br />
<br />
42.36<br />
40.53<br />
<br />
20<br />
<br />
10<br />
<br />
47.39<br />
<br />
44.66<br />
<br />
30<br />
<br />
20<br />
<br />
49.69<br />
<br />
45.84<br />
<br />
R_tk<br />
41.3<br />
39.98 40<br />
<br />
41.30<br />
<br />
10<br />
<br />
0<br />
<br />
FC15<br />
<br />
FC20<br />
<br />
FC25<br />
Loại bê tông tro bay FC(k.NC)<br />
<br />
FC30<br />
<br />
FC33<br />
<br />
0<br />
<br />
FC15<br />
<br />
FC20<br />
<br />
FC25<br />
<br />
FC30<br />
<br />
FC33<br />
<br />
Loại bê tông tro bay FC(k.EN)<br />
<br />
Hình 2.3. Kết quả thí nghiệm cường độ nén BTXM tro bay<br />
Nhận xét: Khi tỷ lệ f = 33 %, bê tông FC33k.NC và FC33k.EN đều có cường<br />
độ nén (đặc trưng) nhỏ hơn cường độ thiết kế. Vì vậy chỉ nên sử dụng tỷ lệ f<br />
≤ 30 % khi thiết kế cho bê tông có cường độ kéo uốn Rtkku = 4,5 MPa.<br />
Từ các kết quả thí nghiệm xác định cường độ nén đặc trưng (f ’c) đem so<br />
sánh với cường độ nén thiết kế Rtkn (41,3 MPa) và lập thành bảng như sau:<br />
Bảng 2.4 – So sánh cường độ nén đặc trưng (f’c) và cường độ thiết kế (Rtkn)<br />
BTXM tro bay FCk-NC<br />
BTXM tro bay FCk-EN<br />
Tỷ lệ<br />
tro bay<br />
Cường độ đặc<br />
Tỷ số<br />
Cường độ đặc<br />
Tỷ số<br />
%<br />
trưng f’c, MPa<br />
f’c / Rtkn<br />
trưng f’c, MPa<br />
f’c / Rtkn<br />
15<br />
45,31<br />
1,10<br />
46,31<br />
1,12<br />
20<br />
43,39<br />
1,05<br />
45,84<br />
1,11<br />
25<br />
42,01<br />
1,02<br />
44,66<br />
1,08<br />
30<br />
41,30<br />
1,00<br />
42,36<br />
1,02<br />
<br />
Hình 2.4 – Biểu đồ<br />
quan hệ giữa tỷ số<br />
f’c / Rtkn và tỷ lệ tro<br />
bay (f)<br />
<br />
Nhận xét: Ở cùng một tỷ lệ tro bay (f) nhất định, cường độ đặc trưng bê<br />
tông FCk-EN lớn hơn so với bê tông FCk-NC do khối lượng xi măng được sử<br />
dụng nhiều hơn. Tuy nhiên bê tông FCk-EN với các tỷ lệ f bằng 15 % và 20 %<br />
có khối lượng xi măng tương ứng là 412 kg/m3 và 401 kg/m3 lớn hơn theo<br />
quy định đối làm mặt đường ô tô là 400 kg/m3.<br />
<br />