intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng xử uốn của dầm bê tông cường độ cao cốt polyme gia cường sợi (FRP) để xây dựng cầu ở Campuchia

Chia sẻ: Lê Hoa Trà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

60
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án nhằm nghiên cứu lựa chọn phương pháp tính toán kết cấu BTCĐC cốt polyme gia cường sợi (FRP) đối với dầm cầu. Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm BTCĐC đến cấp 80 MPa sử dụng cốt polyme gia cường sợi thủy tinh (GFRP), làm rõ ưu điểm và nhược điểm của loại dầm này so với dầm BTCT thông thường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng xử uốn của dầm bê tông cường độ cao cốt polyme gia cường sợi (FRP) để xây dựng cầu ở Campuchia

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br /> <br /> CHENG POR ENG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ UỐN CỦA DẦM BÊ TÔNG<br /> CƯỜNG ĐỘ CAO CỐT POLYME GIA CƯỜNG SỢI<br /> (FRP) ĐỂ XÂY DỰNG CẦU Ở CAMPUCHIA<br /> <br /> Chuyên ngành: Xây dựng công trình đặc biệt<br /> Mã số: 62.58.02.06.01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br /> <br /> HÀ NỘI-2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. GS.TS NGUYỄN VIẾT TRUNG<br /> 2. PGS.TS NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp Trường họp<br /> tại Trường Đại học Giao thông Vận tải............................................................<br /> ……………………………………………………………………………….<br /> ……………………………………………………………………………….<br /> vào hồi 8 giờ 30 ngày --- tháng --- năm 2017.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện trường Đại học GTVT<br /> - Thư viện Quốc gia<br /> <br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ<br /> 1. Cheng Por Eng & Phạm Duy Anh, “Tính toán và đánh giá hiệu quả kết cấu<br /> dầm bê tông cường độ cao cốt tăng cường FRP” Tuyển tập công trình khoa học,<br /> Hội nghị khoa học giảng viên trẻ khoa công trình-2005, trang (39-44).<br /> 2. NCS. Cheng Por Eng, “Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử của dầm bê tông<br /> cường độ cao cốt phi kim loại GFRP”, Tạp chí cầu đường Việt Nam số 102016, trang (9- 13).<br /> <br /> 1<br /> MỞ DẦU<br /> 1) Lý do chọn đề tài<br /> Campuchia là một nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông còn thấp,<br /> nhu cầu xây dựng các công trình cầu đang trở nên thời sự và cấp bách.<br /> Xu hướng tìm vật liệu mới để thay thế cho một phần hoặc toàn bộ cốt thép<br /> để chống ăn mòn cho những kết cấu cầu bê tông cốt thép (BTCT) là rất cần<br /> thiết.<br /> Cốt polyme gia cường sợi (FRP) có nhiều ưu điểm vượt trội so với cốt thép<br /> thường như cường độ chịu kéo cao, không bị ăn mòn có thể sử dụng lâu bền<br /> trong môi trường nước biển, nhẹ hơn cốt thép thường có kích thước tương<br /> đương, không có từ tính.<br /> Bê tông cường độ cao (BTCĐC) cốt polyme gia cường sợi (FRP) sẽ tăng<br /> khả năng chống ăn mòn và tăng khả năng bền vững cho kết cấu công trình, có<br /> thời gian khai thác sử dụng lâu dài và ổn định từ 80 đến 100 năm [48], [51] với<br /> việc bảo trì tối thiểu.<br /> Việc sử dụng cốt polyme gia cường sợi (FRP) cho ngành xây dựng cầu ở<br /> Campuchia là mới, với rất ít các nghiên cứu về kết cấu bê tông cốt polyme gia<br /> cường sợi (FRP) theo hướng ứng dụng cho công trình cầu.<br /> Do vậy, việc nghiên cứu ứng xử uốn của dầm BTCĐC cốt polyme gia cường<br /> sợi (FRP) theo hướng ứng dụng trong xây dựng cầu ở Campuchia là hướng<br /> nghiên cứu có tính khoa học và thực tiễn.<br /> 2) Mục đích nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu lựa chọn phương pháp tính toán kết cấu BTCĐC cốt polyme<br /> gia cường sợi (FRP) đối với dầm cầu.<br /> - Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm BTCĐC đến cấp 80 MPa<br /> sử dụng cốt polyme gia cường sợi thủy tinh (GFRP), làm rõ ưu điểm và nhược<br /> điểm của loại dầm này so với dầm BTCT thông thường.<br /> - Thiết kế một số dầm cầu nhịp đơn giản sử dụng cốt polyme gia cường sợi:<br /> GFRP, CFRP và GFRP kết hợp với cốt thép để áp dụng tại Campuchia.<br /> 3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> * Đối tượng nghiên cứu:<br /> - Bê tông cường độ cao (BTCĐC);<br /> - Các phương pháp tính toán, thiết kế dầm BTCĐC cốt polyme gia cường<br /> sợi (FRP);<br /> - Thí nghiệm ứng xử uốn của dầm BTCĐC cốt polyme gia cường sợi thủy<br /> tinh (GFRP);<br /> - Thiết kế dầm cầu BTCĐC sử dụng cốt thép, cốt GFRP, cốt CFRP và cốt<br /> Hybrid.<br /> <br /> 2<br /> * Phạm vi nghiên cứu:<br /> - Bê tông cường độ cao có cường độ cao, f’c ≤ 83 MPa;<br /> - Các phương pháp tính toán, thiết kế dầm BTCĐC cốt FRP chủ yếu dựa<br /> trên phương pháp theo các chỉ dẫn AASHTO GFRP-1 và ACI 440.1R-06;<br /> - Chỉ nghiên cứu, tính toán kết cấu bê tông cốt FRP không dự ứng lực;<br /> - Các kết quả thí nghiệm đo được gồm có: Quan hệ tải trọng - độ võng, quan<br /> hệ tải trọng - biến dạng của cốt GFRP, quan hệ tải trọng - biến dạng của bê tông<br /> vùng nén mà chưa đo được giới hạn bề rộng vết nứt và chưa xét đến các ảnh<br /> hưởng khác.<br /> 4) Phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với<br /> thực nghiệm. Nghiên cứu lý thuyết được thực hiện trên cơ sở tham khảo các<br /> tiêu chuẩn thiết kế của Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu. Phương pháp thực nghiệm<br /> được thực hiện để đánh giá ứng xử uốn của dầm BTCĐC cốt FRP, kiểm chứng<br /> lý thuyết tính toán và lý thuyết nguyên cứu đã đề xuất.<br /> 5) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:<br /> - Ý nghĩa khoa học của luận án: Luận án nghiên cứu BTCĐC sử dụng cốt<br /> FRP cho kết cấu dầm và bản mặt cầu bằng phương pháp kết hợp lý thuyết với<br /> thực nghiệm ứng xử uốn dầm BTCĐC cốt sợi thủy tinh từ đó lựa chọn phương<br /> pháp tính toán phù hợp đối với kết cấu dầm BTCĐC cốt polyme gia cường sợi<br /> (FRP).<br /> - Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể coi<br /> là tài liệu tham khảo tốt cho việc ứng dụng BTCĐC cốt polyme gia cường sợi<br /> (FRP) cho kết cấu cầu tại Campuchia, cần thiết cho sự phát triển hệ thống cầu<br /> ở Campuchia.<br /> 6) Nội dung, kết cấu luận án<br /> Luận án gồm bản thuyết minh 126 trang bao gồm: 44 bảng; 57 hình, có 4<br /> chương, phần mở đầu và kết luận. Ngoài ra có 97 tài liệu tham khảo và 62 trang<br /> phụ lục.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2