1<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của luận án<br />
Trong hơn 25 năm qua với việc đổi mới nền kinh tế , đất nước<br />
ta đã có những chuyển biến rõ rệt, các kết quả mang lại đáng được ghi<br />
nhận trên các mặt đã góp phần vào sự phát triển đồng đều. Ngành vận<br />
tải bằng đường hàng không của Việt Nam đã có bước phát triển nhanh<br />
chóng, đặc biệt là đi đầu trong quá trình hội nhập nhanh và đáp ứng tốt<br />
trong quá trình hội nhập đó. Năm 2014, tổng thị trường vận tải hàng<br />
không Việt Nam đạt xấp xỉ 33,5 triệu lượt khách và 751 nghìn tấn hàng<br />
hóa.<br />
Mạng đường bay quốc tế của các hãng Việt Nam đã kết nối với<br />
hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới bằng các đường<br />
bay thẳng kết nối giữa các thành phố hoặc các đường bay kết nối với các<br />
chuyến bay của liên minh hàng không, các hãng hàng không quốc tế<br />
khác. Năm 2014 có 45 hãng hàng không nước ngoài thuộc 25 quốc gia<br />
và vùng lãnh thổ khai thác đi/đến Việt Nam với 83 đường bay từ 47<br />
điểm đến Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hệ thống sân bay nội<br />
địa đã được xây dựng và nâng cấp ngày càng hoàn thiện với 20 sân bay<br />
phủ khắp toàn quốc. Có 04 hãng hàng không Việt Nam khai thác thị<br />
trường hàng không nội địa với 46 đường bay.<br />
Bên cạnh khai thác của các hãng hàng không truyền thống, thị<br />
trường vận tải hàng không Việt Nam có tham gia và phát triển nhanh<br />
của các hãng hàng không chi phí thấp. Đối với thị trường nội địa, hành<br />
khách đã được sử dụng dịch vụ của hãng hàng không chi phí thấp từ<br />
những năm 2008 với sản phẩm của Jetstar Pacific và phân khúc chi phí<br />
thấp thực sự bùng nổ khi VietJet tham gia sân chơi này từ năm 2011.<br />
Dự báo trong giai đoạn đến năm 2020 và các năm tiếp theo thị<br />
trường vận tải hàng không tiếp tục tăng trưởng cao và tăng ở mức 14%<br />
giai đoạn 2015-2020 và 7,5% giai đoạn đến năm 2030; Tổng thị trường<br />
vận tải hàng hóa: tăng ở mức 18% giai đoạn 2015-2020 và 14% giai<br />
<br />
2<br />
đoạn đến năm 2030. Đến năm 2020 có 26 cảng hàng không được đưa<br />
vào khai thác, sử dụng.<br />
Từ năm 2015, tất cả các hãng hàng không Việt Nam sẽ chuyển<br />
sang kinh doanh theo hình thức công ty cổ phần và thách thức lớn của<br />
các hãng hàng không Việt Nam là duy trì và tăng trưởng ổn định mức<br />
lợi nhuận kinh doanh hợp lý nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài<br />
nước để tạo nguồn vốn phát triển lâu dài. Một trong giải pháp quan<br />
trọng và quyết định là xây dựng chính sách giá cước vận tải hàng không<br />
nói chung và giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không nói<br />
riêng ở Việt Nam. Đây cũng là vấn đề cấp bách và thiết thực cho các<br />
doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không ở Việt Nam. Từ thực tiễn<br />
hoạt động của các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng đường hàng<br />
không tại Việt Nam đang đòi hỏi phải có một nghiên cứu đầy đủ và hệ<br />
thống để xây dựng mô hình xây dựng chính sách giá cước vận tải hành<br />
khách bằng đường hàng không tại Việt Nam phù hợp với từng thị<br />
trường và từng giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng với cơ<br />
hội tăng nhanh của thị trường vận tải hàng không. Chính vì vậy đề tài<br />
“Nghiên cứu xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng<br />
đường hàng không ở Việt Nam” sẽ góp phần cả về lý luận và thực tiễn<br />
trong quản lý và điều hành của các hãng hàng không ở Việt Nam.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án<br />
Nghiên cứu lý luận về đặc điểm về giá cước vận tải hành khách<br />
bằng đường hàng không, các yếu tố ảnh hưởng đến xác định giá cước vận<br />
tải hàng không và thị trường kinh doanh vận tải hàng không. Nghiên cứu<br />
chính sách giá cước trong vận tải hàng không bao gồm cơ sở và cách xác<br />
định.<br />
Nghiên cứu đánh giá thực trạng của các hãng vận tải hàng<br />
không ở Việt Nam trong đó đi sâu đánh giá những đặc điểm của các<br />
hãng vận tải hàng không đang trong quá trình chuyển đổi tự chủ trong<br />
kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần, từ đó làm cơ sở cho việc xác<br />
định những nội dung cần phải hoàn thiện.<br />
<br />
3<br />
Hoàn thiện mô hình xây dựng chính sách giá cước vận tải hành<br />
khách bằng đường hàng không ở Việt Nam trong điều kiện thị trường<br />
hàng không Việt Nam theo hướng tăng trưởng và mở đối với các doanh<br />
nghiệp tham gia cung ứng vận tải hành khách bằng đường hàng không ở<br />
Việt Nam, theo hướng tiếp cận thị trường và đối tượng hành khách phù<br />
hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là chính sách giá cước vận tải hành khách<br />
bằng đường hàng không tại Việt Nam, trọng tâm là phương pháp tính<br />
giá thành vận tải hàng không trong đó xem xét đến các chi phí phân bổ,<br />
quy trình và phương pháp xây dựng chính sách giá cước vận tải hành<br />
khách bằng đường hàng không của các doanh nghiệp vận tải hàng không<br />
ở Việt Nam.<br />
Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung vào nghiên cứu<br />
các nội dung về xây dựng giá thành vận tải hàng không và chính sách<br />
giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không áp dụng cho doanh<br />
nghiệp kinh doanh vận tải hàng không ở Việt Nam, trong đó tập trung<br />
nghiên cứu sâu áp dụng cho Vietnam Airlines.<br />
Các số liệu thông kê, phân tích trong luận án chủ yếu xác định<br />
đến năm 2014. Nội dung kết quả nghiên cứu được áp dụng cho giai<br />
đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030.<br />
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu<br />
Về mặt khoa học, luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về<br />
xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng<br />
không và làm rõ những nội dung cần hoàn thiện áp dụng trong các<br />
doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới.<br />
Về mặt thực tiễn, luận án chỉ ra các bất cập của quy trình và mô<br />
hình xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách hiện nay. Đồng<br />
thời, đề xuất cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không ở<br />
Việt Nam, mô hình tính giá thành vận tải hàng không và xây dựng giá<br />
cước vận tải hành khách bằng đường hàng không.<br />
<br />
4<br />
5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Với sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện<br />
chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề được khách quan và<br />
toàn diện nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Luận án sử dụng một số<br />
phương pháp nghiên cứu sau đây:<br />
Phần cơ sở lý luận: luận án nghiên cứu, hệ thống hóa các tài<br />
liệu, giáo trình, tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học đã công<br />
bố cũng như các kết quả ứng dụng thực tiễn có liên quan đến lĩnh vực<br />
của đề tài.<br />
Trong phân tích đánh giá thực trạng: luận án sử dụng các<br />
phương pháp phân tích, đánh giá chuyên ngành trên cơ sở số liệu và báo<br />
cáo được công bố cũng như các số liệu, tài liệu thu thập bổ sung tại các<br />
doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không ở Việt Nam.<br />
Để đề xuất các giải pháp xây dựng chính sách giá cước vận tải<br />
hành khách bằng đường hàng không ở Việt Nam, luận án sử dụng các<br />
công cụ phân tích, mô phỏng kết hợp với phương pháp chuyên gia để<br />
đánh giá những mô hình dự kiến và rút ra kết luận.<br />
6. Nội dung nghiên cứu của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu, nghiên cứu tổng quan, nội dung luận án<br />
gồm 3 chương., 148 trang, 18 hình, 7 bảng.<br />
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
Đánh giá các kết quả nghiên cứu trong nước, do đây là ngành<br />
nghiên cứu hẹp và có tính chất chuyên sâu, nên phần nghiên cứu về vận<br />
tải hàng không chủ yếu là các luận án tiến sĩ và một số ít đề tài nghiên<br />
cứu thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam, Cục hàng không Việt<br />
Nam. Trong những năm qua sự phát triển của hàng không Việt Nam có<br />
sự tăng trưởng nhanh chóng, nhưng nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn<br />
diện về vận tải hàng không là chưa mang tính tổng quan chung. Hầu hết<br />
các nghiên cứu về lĩnh vực vận tải hàng không đều mang tính chất về<br />
mô hình phát triển của Tổng công ty hàng không Việt Nam, những vấn<br />
đề về phát triển đường bay, về chất lượng, về cạnh tranh và về vấn đề<br />
<br />
5<br />
hội nhập của hàng không Việt Nam, cụ thể là của Vietnam Airlines.Đặc<br />
biệt là trong cơ chế như hiện nay chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào xây<br />
dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không ở<br />
Việt Nam và tập trung các giải pháp, cách thức tiếp cận đảm bảo vừa<br />
đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách bằng hàng không, vừa đảm bảo<br />
hiệu quả hoạt động kinh doanh của hãng hàng không của Việt Nam. Vì<br />
vậy hướng nghiên cứu của luận án tập trung vào việc quyết định về xác<br />
định giá thành theo mục tiêu của doanh nghiệp tham gia (các hãng), từ<br />
đó có chính sách giá cước về vận tải hành khách của các doanh nghiệp<br />
cung ứng vận tải hành khách bằng đường hàng không.<br />
Chƣơng 1.<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁ CƢỚC<br />
VẬN TẢI VÀ CHÍNH SÁCH GIÁ CƢỚC VẬN TẢI HÀNH<br />
KHÁCH BẰNG ĐƢỜNG HÀNG KHÔNG<br />
1.1.<br />
<br />
Vận tải hành khách bằng ĐHK<br />
<br />
1.1.1.<br />
<br />
Khái niệm và đặc điểm về vận tải hàng không<br />
<br />
Vận tải hàng không là một phương thức vận tải mà sản phẩm<br />
của nó là sự dịch chuyển của hành khách, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện<br />
từ vị trí này đến vị trí khác bằng máy bay.<br />
Vận tải hàng không có những đặc điểm sau: i) Tốc độ của vận<br />
tải hàng không rất cao, tốc độ khai thác lớn, do đó thời gian vận tải<br />
nhanh; ii) Vận tải hàng không luôn đòi hỏi công nghệ cao, từ các thiết bị<br />
tại ga cảng, thiết bị kiểm soát không lưu và không thể không kể đến<br />
công nghệ chế tạo máy bay với mục tiêu ngày càng nâng cao tính an<br />
toàn, tiện nghi và nhanh chóng; iii) Vận tải hàng không cung cấp các<br />
dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn các phương thức vận tải khác.<br />
1.1.2.<br />
1.1.2.1.<br />
<br />
Thị trƣờng vận tải hành khách bằng ĐHK<br />
Thị trường<br />
<br />
Thị trườngvận tải hàng không là khu vực, địa điểm mà ở đó<br />
diễn ra sự mua và bán dịch vụ vận tải hàng không giữa khách hàng và<br />
các hãng hàng không hoặc đại diện bán hàng của các hãng.<br />
<br />