intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trên lĩnh vực chính trị - an ninh từ năm 1986 đến năm 2012

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

88
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Phân tích làm rõ vai trò, thực trạng của công tác xây dựng lực lượng an ninh nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc ở Lào, thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2012; đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ giữ vững chính trị - an ninh, xây dựng lực lượng an ninh Lào phục vụ sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của đất nước trong thời kỳ mới của cách mạng, đặc biệt trong bối cảnh nước Lào đang trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trên lĩnh vực chính trị - an ninh từ năm 1986 đến năm 2012

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIENGXAY THAMMASITH B¶O VÖ §éC LËP D¢N TéC CñA CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO TR£N LÜNH VùC CHÝNH TRÞ - AN NINH Tõ N¡M 1986 §ÕN N¡M 2012 Chuyên ngành: Lịch sử phong trào Cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc Mã số : 62 22 03 12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2016
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Phan Văn Rân 2. PGS, TS Nguyễn Tất Giáp Phản biện 1: ............................................................................. Phản biện 2: ............................................................................. Phản biện 3: ............................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử hình thành và phát triển của mỗi quốc gia dân tộc, độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Đó là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế. Quyền tối cao trong nước thể hiện ở quyền lực đầy đủ để giải quyết mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… của đất nước mình mà không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế thể hiện ở chỗ tất cả các quốc gia tham gia quan hệ quốc tế đều với tư cách là những chủ thể bình đẳng và hoàn toàn độc lập, tự quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại của mình. Với ý nghĩa đó, nhân dân các nước Á, Phi và Mỹ Latinh, ngay từ những ngày đầu bị chiếm làm thuộc địa, đã đứng lên đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Thế kỷ XX là thế kỷ bùng nổ và thắng lợi của các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khắp các châu lục Á, Phi và Mỹ Latinh, trở thành những chủ thể trong đời sống quan hệ quốc tế. Sau khi giành được độc lập về chính trị, các nước vốn là thuộc đia, phụ thuộc bằng nhiều con đường và hình thức khác nhau, đã tập trung mọi nỗ lực nhằm mục tiêu bảo vệ nền độc lập dân tộc vừa giành lại được. Cùng với quá trình khôi phục, phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, các nước này còn phải tăng cường xây dựng và củng cố môi trường an ninh của đất nước, xem đây là điều kiên tiên quyết để củng cố độc lập về chính trị, giành và củng cố độc lập về kinh tế, bảo vệ nền độc lập dân tộc của đất nước. Tuy nhiên, quá trình củng cố độc lập dân tộc diễn ra trong điều kiện rất khó khăn, phức tạp. Các thế lực thực dân, đế quốc không dễ dàng từ bỏ lợi ích của mình ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Lợi dụng những khó khăn của các nước sau khi giành được độc lập, các thế lực thực dân, đế quốc đã thông qua các hình thức mới và biện pháp khác nhau, nhất là dùng biện pháp kinh tế để thiết lập chủ nghĩa thực dân mới đối với các nước độc lập dân tộc trẻ tuổi. Đặc biệt, trong thời đại phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại và toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, các nước phát triển, đang tận dụng lợi thế về vốn, thị
  4. 2 trường, tiềm lực khoa học - công nghệ và các công cụ của mình là các công ty xuyên quốc gia, đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm can thiệp về kinh tế; sử dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để gây sức ép, can thiệp về kinh tế, chính trị, trên cơ sở đó, thiết lập chủ nghĩa thực dân mới, đe dọa đến nền độc lập dân tộc của các nước đang phát triển. Có thể nói, đối với các nước đang phát triển, giành được độc lập dân tộc đã khó, bảo vệ độc lập dân tộc theo đầy đủ nghĩa của nó càng khó hơn, đặc biệt trong bối cảnh thế giới hiện nay. Là một nước tương đối nhỏ, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á lục địa có diện tích hơn 236 nghìn km2 và dân số trên 6 triệu người với 49 dân tộc anh em cùng sinh sống, có vị trí chiến lược quan trọng, nguồn tài nguyên phong phú, đất nước Lào trở thành địa bàn xâm chiếm trong quá trình tìm kiếm thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Năm 1893, thực dân Pháp đã xâm chiếm Lào và biến đất nước Lào thành thuộc địa của mình. Kể từ đó nhân dân các dân tộc Lào đã vùng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đế quốc. Đặc biệt, từ năm 1930, sát cánh cùng nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân các dân tộc Lào kiên trì đấu tranh chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc vào năm 1945. Cũng như các nước đang phát triển khác, sau khi giành được độc lập khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc, sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của Lào cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Lào là quốc gia đa dân tộc và lại gánh chịu hậu quả của chính sách “chia để trị” của chủ nghĩa thực dân, đế quốc thời kỳ bị chiếm làm thuộc địa để lại. Thêm vào đó, cuộc đấu tranh giai cấp và giành độc lập dân tộc ở Lào lại diễn ra rất gay go, quyết liệt và kéo dài. Đặc điểm này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị- an ninh sau khi đã giành được độc lập dân tộc. Chính vì vậy, sau khi đất nước hoàn toàn được giải phóng và thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) năm 1975, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Đảng NDCM Lào) đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Lào được tiến hành đồng thời là: Xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc. Đối với nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc, cùng với việc tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng thế trận chiến tranh
  5. 3 nhân dân, nền quốc toàn dân, Đảng NDCM Lào còn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng lực lượng an ninh nhân dân nhằm giữ vững chính trị- an ninh, trật tự an toàn xã hội, xem đây là nhân tố quan trọng và là điều kiện tiên quyết để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, tạo cơ sở vững chắc để bảo vệ độc lập dân tộc. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc xây dựng lực lượng an ninh nhân dân nhằm giữ vững môi trường chính trị- an ninh hòa bình, ổn định, góp phần bảo vệ độc lập dân tộc cho nên hoạt động trên lĩnh vực này kể từ khi thành lập nước CHDCND Lào đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, do xuất phát từ đặc điểm như đã nêu trên cho nên trong những năm qua, các nước đế quốc và các thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của các dân tộc Lào. Bằng nhiều hình thức và thủ đoạn khác nhau, các lực lượng này thường xuyên tiến hành các hoạt động nhằm gây mất ổn định chính trị- an ninh, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc Lào, thực hiện “diễn biến hòa bình” để xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân các dân tộc Lào đã lựa chọn. Thực tiễn những năm qua cho thấy, với sự trợ giúp của các nước đế quốc, các lực lượng phản động ngoài nước luôn tìm mọi cách cấu kết với bọn lực lượng phản động trong nước, với các thế lực phản động cũ chống phá cách mạng Lào một cách điên cuồng, trước mắt là gây mất ổn định chính trị- an ninh, tiến tới gây bạo loạn lật đổ khi có cơ hội. Tình hình này càng phức tạp hơn khi Lào đang thực hiện đường lối đổi mới đất nước, mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với tư cách là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Xuất phát từ đặc điểm của đất nước Lào, trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng Lào thời kỳ đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa và từ kinh nghiệm giữ vững chính trị- an ninh, góp phần đắc lực vào sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc trong thời gian qua với những thành công và hạn chế của nó, tôi xin chọn vấn đề “Bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trên lĩnh vực chính trị - an ninh từ năm 1986 đến năm 2012” làm đề tài Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc của mình.
  6. 4 Thông qua việc giải quyết những nhiệm vụ mà đề tài Luận án đặt ra, tôi mong muốn góp phần giải quyết một trong những vấn đề quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của Lào trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án - Phân tích làm rõ vai trò, thực trạng của công tác xây dựng lực lượng an ninh nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc ở Lào, thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2012, - Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ giữ vững chính trị - an ninh, xây dựng lực lượng an ninh Lào phục vụ sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của đất nước trong thời kỳ mới của cách mạng, đặc biệt trong bối cảnh nước Lào đang trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: - Làm rõ quan niệm về độc lập dân tộc; về lĩnh vực chính trị - an ninh và vai trò của lực lượng an ninh đối với công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Lào trong thời kỳ đổi mới đất nước - Phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến tình hình chính trị - an ninh của đất nước Lào nói riêng, nền độc lập dân tộc của Lào nói chung và yêu cầu mới đặt ra đối với việc giữ vững chính trị- an ninh, trong đó có việc xây dựng lực lượng an ninh của Lào từ năm 1986 đến năm 2012. - Phân tích quan điểm của Đảng NDCM Lào về vai trò của lĩnh vực chính trị- an ninh, nhiệm vụ xây dựng lực lượng an ninh đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và phát triển đất nước từ năm 1986 đến 2012. - Phân tích thực trạng bảo vệ độc lập dân tộc của Lào trên lĩnh vực chính trị- an ninh từ năm 1986 đến năm 2012 với những thành tựu và hạn chế của nó, trên cơ sở đó nêu ra những đánh giá và rút ra những kinh nghiệm cho công tác này trong thời gian tới. - Nêu ra những phương hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giữ vững chính trị an ninh, tăng cường xây dựng lực lượng an ninh nhằm góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc trước yêu cầu mới của cách mạng Lào.
  7. 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị- an ninh cũng như hoạt động của công tác xây dựng lực lượng an ninh Lào nhằm giữ vững chính trị - an ninh đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của Lào. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về thời gian: luận án tập trung nghiên cứu quá trình đấu tranh giữ vững chính trị - an ninh, xây dựng lực lượng an ninh của Lào nhằm bảo vệ độc lập dân tộc Lào thời kỳ đổi mới từ năm 1986 (thời điểm bắt đầu sự nghiệp đổi mới) đến năm 2012 (năm đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội IX của Đảng NDCM Lào, cũng là thời điểm NCS bắt đầu thực hiện luận án). - Về nội dung: Luận án đặt trọng tâm nghiên cứu độc lập dân tộc và vai trò của sự ổn định chính trị - an ninh, trong đó có việc xây dựng lực lượng an ninh đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của Lào từ năm 1986 đến năm 2012. Trên cơ sở những thành tựu và han chế cũng như những kinh nghiệm được rút ra từ quá trình này, luận án sẽ đề xuất phương hướng và những khuyến nghị giải pháp chủ yếu nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giữ vững chính trị- an ninh, tăng cường xây dựng lực lượng an ninh góp phần bảo vệ độc lập dân tộc trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng Lào. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận - Quan điểm lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng chỉ đạo của đồng chí Cayxỏn Phômvihản, đường lối chủ trương của Đảng NDCM Lào, chính sách của Nhà nước CHDCND Lào về độc lập dân tộc, về chính trị- an ninh và vai trò của lực lượng an ninh đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc trong thời kỳ đổi mới đất nước Lào. - Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và lực lượng an ninh nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để tiến hành quá trình nghiên cứu.
  8. 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận án thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị cho nên trong quá trình triển khai thực hiện luận án, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và lôgíc. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích và tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh, dự báo… như những phương pháp hỗ trợ cần thiết cho phương pháp nghiên cứu chủ yếu nêu trên. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Nghiên cứu một cách toàn diện và có tính hệ thống về mối quan hệ giữa chính trị- an ninh và độc lập dân tộc, quá trình xây dựng lực lượng an ninh góp phần bảo vệ độc lập dân tộc của Lào thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2012. - Đánh giá những thành tựu và hạn chế đồng thời rút ra một số kinh nghiệm của hoạt động giữ vững chính trị- an ninh, xây dựng lực lượng an ninh góp phần bảo vệ độc lập dân tộc thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giữ vững chính trị- an ninh, xây dựng lực lượng an ninh, góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc của Lào trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về độc lập dân tộc, bảo vệ độc lập dân tộc và vai trò của vai trò chính trị- an ninh nói chung, của lực lượng an ninh nói riêng đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của nước CHDCND Lào. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn học lịch sử phong trào giải phóng dân tộc, cũng như dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực chính trị- an ninh của Lào 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu gồm có 4 chương, 9 tiết.
  9. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU 1.1.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - Các Văn kiện của Đảng NDCM Lào và các tác phẩm của các thế hệ lãnh đạo Lào: Các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, các tác phẩm của đồng chí Cayxỏn Phômvihẳn như: cuốn "Một vài kinh nghiệm và một số vấn đề về phương hướng mới của cách mạng Lào”, tác phẩm của đồng chí Khămtày Xinphănđon, như: Trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Các công trình khoa học khác: + Cuốn: "Cuộc sống và sự nghiệp vĩ đại của chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn vĩ nhân của nước Lào", do Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng NDCM Lào xuất bản, năm 2005. Cuốn sách: "30 năm trưởng thành và phát triển của lực lượng an ninh" do Bộ An ninh Lào xuất bản năm 2007. Cuốn sách: “Luật lực lượng an ninh nhân dân", do Bộ An ninh kết hợp với Cục tuyên truyền, Bộ Tư pháp xuất bản (2007). Cuốn: "Giữ vững chính trị an ninh, kiên trì đường lối đổi mới mà Đảng ta lựa chọn trong quá trình tham gia tổ chức thương mại quốc tế" của Đuông Chay Phi Chít (Nxb Neo Lào Hắc Xạt, 2005). Liên quan đến đề tài nghiên cứu còn có nhiều luận án, luận văn, bài viết của học viên và các tác giả Lào như:“Thu thập, đánh giá và sử dụng tài liệu có liên quan đến vụ án trong hoạt động đều tra hình sự tại nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" của Xổmvăng Thămmaxít (Luận văn thạc sĩ, bảo vệ năm 1998). 1.1.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, ngay từ rất sớm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam hết sức quan tâm lãnh đạo việc xây dựng lực lượng an ninh, giữ vững chính trị - an ninh và vai trò của nó đối với sự nghiệp xây
  10. 8 dựng và bảo vệ Tổ quốc. Liên quan đến vấn đề này, cho đến nay đã công bố nhiều tác phẩm, công trình, đề tài, sách, luận văn… nghiên cứu khác nhau như: Tổng kết lịch sử đấu tranh chống phản cách mạng của Đảng, (1966); Tổng kết về âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động chống phá Việt Nam của các thế lực phản cách mạng (1995); Tổng kết hoạt động đấu tranh của ta đối với từng loại đối tượng thù địch (1999); Tổng kết công tác xây dựng lực lượng, nhất là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia ... - Đề tài KX-05-09-3, Đề tài cấp Bộ (1998), “Quản lý Nhà nước về an ninh quốc gia - thực trạng và giải pháp”, Nguyễn Trọng Phúc: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân trong những năm 1975-1990, Nguyễn Bình Ban: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ chính trị an ninh trong những năm đổi mới (1986-1996), Luận án tiến sĩ, Hà Nội, năm 2003. Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (đồng chủ biên), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004. Sách: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ chính trị an ninh trong thời kỳ đổi mới - một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Bình Ban (sách chuyên khảo), Nxb CAND, Hà Nội 2007. Các tài liệu này tập trung giải quyết các vấn đề như: sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý của nhà nước trên lĩnh vực xây dựng lực lượng an ninh nói chung; tổng kết những mặt hoạt động chủ yếu của lực lượng Công an nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ chính trị - an ninh quốc gia, góp phần bảo vệ độc lập dân tộc. 1.1.3. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu ở các quốc gia khác Ở ngoài nước, các công trình nghiên cứu về độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, dân tộc, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển là tương đối đa dạng về hình thức bao gồm từ các bài viết riêng lẻ, các sách chuyên khảo đến các kỷ yếu hội thảo… trong đó nổi lên những nội dung chủ yếu sau đây: Vôlôđin và Sirôcốp (Nga)"Toàn cầu hoá: nguồn gốc, xu thế, triển vọng", "Toàn cầu hoá - nghịch lý của thế giới tư bản chủ nghĩa" của
  11. 9 Tôn Ngũ Viên, "Những mảng tối của toàn cầu hoá" (nhiều tác giả), "Toàn cầu hoá các cuộc phản kháng" của Samir Amin và Francois Houtart…"Toàn cầu hoá với các nước đang phát triển" của H. R. Hemmer (Đức), "Toàn cầu hoá và cơ hội nào cho các nước đang phát triển" của Tôn Ngũ Viên (Trung Quốc), "Con đường toàn cầu hoá của các nước đang phát triển" (Bản dịch đăng trên tạp chí công tác tư tưởng số 9/2000… Tuy với các cách tiếp cận khác nhau nhưng đều có chung quan điểm: "Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang trở thành xu hướng tất yếu của thời đại. Các quốc gia dân tộc qua đó có thể giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, ngày càng bộc lộ rõ hơn mặt trái của toàn cầu hóa khi một thế giới bao gồm đa dạng các quốc gia dân tộc, với sự phức tạp, muôn màu của các nền kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội đang cùng tham gia vào quá trình này. Điều đó cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nền độc lập dân tộc của các nước, trước hết là các nước đang phát triển. Các công trình khoa học nêu trên phân tích khá sâu nhiều vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào phân tích một cách toàn diện về vấn đề xây dựng lực lượng an ninh Lào nhằm góp phần bảo vệ độc lập dân tộc trong thời kỳ mới, đặc biệt, trong bối cảnh Lào trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới và đang trong quá trình hội nhập quốc tế. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TRỐNG CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu về sự nghiệp bảo vệ chính trị- an ninh và sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với sự nghiệp bảo vệ chính trị- an ninh quốc gia đều có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề gốc độ khác nhau. Các công trình này chủ yếu nêu lên tính khách quan và phân tích thực trạng sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia trong những năm đổi mới. Tuy nhiên, các công trình này chưa tập trung phân tích một cách toàn diện và có hệ thống về độc lập dân tộc và vai trò của việc giữ vững chính trị- an ninh, tăng cường xây dựng lực lượng an ninh để bảo vệ độc lập dân tộc trong bối cảnh Lào đẩy mạnh hội nhập quốc tế như hiện nay.
  12. 10 Chương 2 QUAN NIỆM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ LÀO TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 2.1. QUAN NIỆM VỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH 2.1.1. Nội hàm vấn đề độc lập dân tộc: Độc lập dân tộc chính là quyền làm chủ của một quốc gia, là mục tiêu của chính sách quốc gia và là nội dung chủ yếu của lợi ích dân tộc. Đối với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, độc lập dân tộc thể hiện trước tiên là độc lập tự chủ về cương lĩnh, đường lối của Đảng NDCM Lào, không lệ thuộc vào bất cứ thế lực chính trị nào. Trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế và bảo vệ chủ quyền quốc gialà hai mặt, của một quá trình, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn. Vấn đề có ý nghĩa quyết định là CHDCND Lào cần xác định đúng những quyết sách chiến lược, những bước đi cụ thể, phù hợp, hết sức tỉnh táo để đảm bảo cho quá trình đó đều phát triển và hỗ trợ cho nhau. 1.1.2. Nội hàm vấn đề độc lập trên lĩnh vực chính trị- an ninh Chính trị là mối quan hệ, sự tương tác giữa chủ thể xã hội với toàn bộ các tổ chức và thành viên trong xã hội với quyền lực chi phối chứa đựng bên trong đó, quyền lực chung (quyền lực xã hội), gọi là quyền lực chính trị. “An ninh” là yên ổn, không có rối loạn. Nói đến an ninh chính trị trước hết phải nói đến an ninh quốc gia. Đó là nói đến sự yên ổn của một quốc gia, ở bên trong thì không có rối loạn, không bị chia cắt, ở bên ngoài thì không bị các quốc gia khác quấy nhiễu, xâm phạm, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. An ninh quốc gia là một khái niệm mang tính chính trị - pháp lý, thể hiện bản chất chế độ xã hội của một quốc gia. An ninh quốc gia là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của một quốc gia. An ninh quốc gia bao gồm an ninh trên
  13. 11 các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại... trong đó chính trị an ninh là cốt lõi, xuyên suốt. Bảo vệ nền chính trị - an ninh đó là các hoạt động bảo vệ chính trị và nhà nước, bảo vệ Đảng, giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước; bảo vệ các cơ quan đại diện, cán bộ, sinh viên và người lao động đang công tác, học tập và lao động ở nước ngoài. Bên cạnh đó giữ vững chính trị - an ninh còn là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá hệ thống chính trị, gây chia rẽ mất đoàn kết, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bảo vệ chính trị an ninh là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách của toàn Đảng, toàn dân, của các ngành, các cấp. 2.2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH Ở LÀO 2.2.1. Những nhân tố chủ quan 2.2.1.1. Khái quát lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị - an ninh ở Lào * Về nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào: - Về địa lý, hành chính:Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào nằm ở trung tâm của Đông Nam Á lục địa, có diện tích 236.800 km2, phía Bắc giáp Trung Quốc với 416 km đường biên giới; Tây Bắc giáp Mi-an-ma có đường biên dài 230 km; Tây Nam giáp Thái Lan với 1.730 km đường biên; Nam giáp Căm-pu-chia với 492 km đường biên và phía Đông giáp Việt Nam với 2.067 km đường biên. Dân số gần 6 triệu người, trong đó nữ chiếm tỷ lệ 50,2%. Lào là quốc gia đa dân tộc với 49 dân tộc anh em, chia làm 3 hệ chính là Lào Lùm (sống ở đồng bằng) chiếm 65% dân số; Lào Thâng (sống ở lưng chừng núi) chiếm 22% và Lào Xủng (sống vùng núi cao) chiếm 13% dân số. Địa lý hành chính: Lào có 16 tỉnh, 1 thành phố (Thủ đô Viêng-chăn). Khí hậu: Lục địa, chia làm hai mùa là mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 6) và mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11). - Về kinh tế-xã hội: Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Nhìn chung, kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định; chủ yếu là do sức sản xuất thấp; nguồn vốn dựa vào bên ngoài còn lớn, trong khi nội lực còn yếu
  14. 12 * Về lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị - an ninh ở Lào. Cuộc kháng chiến chống thực dân và giành độc lập từ 1886 - 1975, xoá bỏ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân, cử Xuphanunvông làm Chủ tịch nước và thành lập Chính phủ mới do Cayxỏn Phomvihẳn làm Thủ tướng. Đảng NDCM Lào trở thành Đảng cầm quyền. Sự kiện lịch sử này đánh dấu sự kết thúc thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở ra một thời kỳ mới trong sự phát triển của Lào - “thời kỳ nhân dân các dân tộc ở Lào thực sự làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình và tiến bước trên con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa rạng rỡ dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Giai đoạn 1975-1986 là thời kỳ Lào duy trì cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp đã dẫn tới những khó khăn lớn của kinh tế, chính trị, xã hội Lào vào giữa những năm 1980, gây ra những thách thức lớn đối với bảo vệ độc lập của đất nước. 2.2.1.2. Tình hình của đất nước Lào trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới Kể từ khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Lào được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, nhân dân Lào đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trong sự nghiệp xây dựngđất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần củng cố độc lập dân tộc, thể hiện trên một số lĩnh vực chủ yếu như: Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng - An ninh, quan hệ đối ngoại 2.2.2. Những nhân tố khách quan 2.2.2.1. Diễn biến phức tạp của tình hình thế giới Một là, cuộc cách mạng KH - CN hiện đại đã làm cho sức sản xuất xã hội vượt bậc, vượt qua biên giới quốc gia, thúc đẩy quá trình quốc tế hóa nền kinh tế thế giới phát triển lên một giai đoạn mới - giai đoạn toàn cầu hóa. Đồng thời với xu thế toàn cầu hóa là xu thế khu vực hóa nổi lên. Hai là, tương quan lực lượng chuyển biến có lợi cho CNTB, CNXH tạm thời lâm vào thoái trào. Ba là, sau chiến tranh lạnh thế giới có những biến đổi to lớn. Ở châu Âu, Liên Xô tan rã chia làm 15 quốc gia, khối Vacsava không còn, nước Đức thống nhất, Nam Tư chia thành 5 quốc gia, Tiệp Khắc thành 2 quốc gia, nhất thể hóa Châu Âu, hệ thống Yala tan rã v.v.. Châu Á - Thái Bình
  15. 13 Dương từ căng thẳng chuyển sang tương đối ổn định; ở đây nổi lên 3 yếu tố thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chiến lược: 1) sự thần kỳ về kinh tế của Nhật và các “con Rồng” châu Á, 2) Sự trỗi dậy của Trung Quốc, 3) Khoảng “trống quyền lực” sau khi Mỹ, Nga giảm bớt hiện diện. Bốn là, thế giới và khu vực đang trong quá trình từ “trật tự thế giới” cũ quá độ sang trật tự thế giới mới. Quan hệ quốc tế vận động theo 5 xu thế chủ yếu mà Đại hội Đảng VIII của Việt Nam đã dự báo nhưng có sự phát triển mới. Thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen, có những nhân tố là thời cơ thuận lợi nhưng trong đó có những khó khăn thách thức. Có thời cơ xuất hiện ngay trong thách thức, ngược lại có mối đe dọa xuất hiện ngay trong thời cơ, có mối quan hệ vừa là đối tác vừa là đối tượng, vì vậy nếu Đảng và Nhà nước Lào giữ vững được độc lập tự chủ và con đường XHCN, có chiến lược đúng đắn, sách lược khôn khéo với từng đối tượng, đồng thời tổ chức chỉ đạo phát hiện sớm sẽ nắm được thời cơ, phòng ngừa nguy cơ và thủ đoạn “gài bẫy”, sẽ củng cố và phát triển được thế lực của Lào, là cơ sở để bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia trong bối cảnh mới của thế giới. 2.2.2.2. Những tác động lớn từ khu vực Đông Nam Á Trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn thì Lào, một nước nhỏ bé, luôn phải cảnh giác với những thỏa hiệp của các nước lớn có thể gây phương hại đến an ninh, độc lập chủ quyền của đất nước. Chính trị nước lớn bản chất là xung đột quyền lợi, nhưng cũng sẵn sàng thỏa hiệp đổi chác với nhau trên lưng nước nhỏ. Các cuộc khủng hoảng chính trị ở một số khu vực trên thế giới thời gian gần đây đang thu hút sự gia tăng can dự của Mỹ cũng như các nước lớn. Do đó, không loại trừ khả năng một nước lớn nào đó, để đạt được lợi ích ở khu vực chiến lược của mình, sẽ có sự thỏa hiệp ở khu vực Đông Nam Á. Nếu điều đó diễn ra, các nước Đông Nam Á, trong đó có Lào, có thể gặp những khó khăn, phức tạp trong chính sách cân bằng quan hệ với các nước lớn tại khu vực... Như vậy, ngoại trừ tình hình hoặc Mỹ hoặc Trung Quốc cố tình đơn phương đảo ngược trật tự hiện thời ở khu vực Đông Nam Á, đa số các nước hữu quan đều muốn duy trì sự cân bằng như hiện có và có những nỗ lực chung nhằm củng cố sự cân bằng này bằng mọi hình thức hợp tác có thể được. Hiện nay, các nước lớn chưa có điều kiện thực hiện một hành
  16. 14 động đơn phương gây xáo trộn khu vực Đông Nam Á, mặc dù căng thẳng đang tiếp tục tăng lên xung quanh khu vực Biển Đông. Chừng nào các đối tác của Lào, còn duy trì các chính sách và những mối quan hệ ở trạng thái cân bằng tại khu vực, thì những điều kiện để Cộng hòa Dân chủNhân dân Làocó thể phát triển được sự hợp tác như vậy còn kéo dài. Đương nhiên, triển vọng sau đó như thế nào còn tuỳ thuộc một phần vào bản lĩnh ứng xử của Lào. Điều quan trọng là Lào cần phải duy trì quan hệ với tất cả các bên liên quan, đồng thời tăng cường sức mạnh nội tại để đương đầu với các mối đe dọa. Chương 3 THỰC TRẠNG BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 3.1. MỘT SỐ THÀNH TỰU CHỦ YẾU 3.1.1. Về mặt lý luận, chủ trương, đường lối Thứ nhất, Đảng NDCM và Nhà nước Lào luôn coi trọng hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo công tác giữ vững ổn định chính trịan ninh, xem đây là nhiệm vụ có tầm quan trọng trong bảo vệ độc lập dân tộc thời kỳ đổi mới đất nước. Thứ hai, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước Lào đối với công tác xây dựng lực lượng an ninh, Thứ ba, Thực hiện nhất quán quan điểmgiữ vững ổn định chính trị an ninh là sự nghiệp của toàn dân, Thứ tư, Đảng và Nhà nước Lào luôn chú trọng đến vai trò và trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền các cấp từ trung ương đến cơ sở trong việc giữ vững ổn định chính trị an ninh, trật tự an toàn xã hội, góp phần bảo vệ độc lập dân tộc. Thứ năm, Đảng và Nhà nước Lào luôn xác định, giữ vững ổn định chính trị an ninh, góp phần bảo vệ độc lập dân tộc là nhiệm vụ của toàn dân: 3.1.2. Về thực tiễn Thứ nhất, tăng cường xây dựng cơ sở chính trị Thứ hai, đẩy mạnh công tác bảo vệ chính trị- an ninh nội bộ
  17. 15 Thứ ba, tăng cường công tác quản lý xuất nhập cảnh Thứ tư, giữ vững công tác an ninh biên giới Thứ năm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội 3.1.3. Nguyên nhân của những thành công Một là, toàn Đảng đã nhận thức ngày càng sâu sắc tầm quan trọng của nhiệm vụ giữ vững chính trị an ninh trong tổng thể sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, do đó đã đặc biệt quan tâm lãnh đạo lĩnh vực này. Hai là, tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung, đời sống nhân dân ổn định và ngày càng nâng cao, sự lớn mạnh của lực lượng an ninh nói riêng trong những năm qua đã củng cố niềm tin sâu sắc của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện lãnh đạo của Đảng đối với linh vực giữ vững chính trị an ninh. Ba là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức phối hợp của Đảng và các cấp ủy, chính quyền trong hoạt động bảo vệ chính trị an ninh có nhiều tiến bộ rõ rệt, phục vụ đắc lực, có hiệu quả việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước ở địa bàn cơ sở. Bốn là, Đảng NDCM Lào, Đảng ủy và Ban lãnh đạo Bộ An ninh luôn quan tâm lãnh đạo sát sao công tác xây dựng lực lượng an ninh- quốc phòng, 3.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ 3.2.1. Về chủ trương, đường lối, nhận thức Thứ nhất, một số cấp ủy Đảng vẫn còn nhận thức chưa đúng đắn về chủ trương giữ vững ổn định chính trịan ninh, xem đây là công việc của lực lượngan ninh chứ không phải công việc của cấp mình, ngành mình và là nhiệm vụ của toàn dân. Thứ hai, việc cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng bằng chính sách, văn bản luật pháp đôi khi chưa kịp thời, gây khó khăn trong tổ chức thực hiện. Thứ ba, hoạt động tổng kết, sơ kết để có những đánh giá đúng tình hình và rút ra những kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị đôi khi tiến hành chưa kịp thời và chưa thật sâu sắc. Thêm vào đó, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng NDCM Lào, của các cấp ủy Đảng đối với lĩnh vực giữ vững ổn định chính trịan ninh còn thiếu đồng bộ và sự phối kết hợp còn thiếu chặt chẽ.
  18. 16 Thứ tư, quá trình xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chính trịan ninh của đất nước vẫn chưa thật bền vững và còn thiếu chiều sâu, theo kiểu phong trào bề nổi theo từng đợt. Thứ năm, hoạt động của lực lượngan ninh vẫn còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. 3.2.2. Về thực tiễn Thứ nhất, công tác bảo vệ chính trị an ninh còn sơ hở, thiếu sót Thứ hai, công tác bảo vệ chính trị nội bộ một số nơi làm chưa tốt Thứ ba, công tác kiểm tra người xuất nhập cảnh chưa được tốt Thứ tư, công tác đấu tranh và giải quyết những tình huống đột xuất tại các đô thị chưa được đảm bảo Thứ năm, công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội còn thiếu sót, bất cập 3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém Một là, cuộc đấu tranh bảo vệ chính trị an ninh, bảo vệ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong điều kiện hòa bình, hội nhậpquốc tế là sự nghiệp còn khá mới mẻ. Chính vì vậy, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng NDCM Lào đối với lĩnh vực giữ vững chính trị an ninh, vì vậy cũng gặp rất nhiều khó khăn phức tạp. Hoạt động lãnh đạo giữ vững chính trị an ninh của Đảng Nhân dân cách mạng Lào chịu tác động bởi những đặc điểm tình hình riêng, chịu sự chi phối tác động của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội không ổn định, các thế lực thù địch nhất từ nước ngoài luôn tìm cách tấn công phá hoại Lào rất quyết liệt về mọi mặt. Hai là, nhận thức về nhiệm vụ lãnh đạo giữ vững chính trị an ninh của một số cấp ủy, bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thật sự sâu sắc, chưa thấy rõ thấy hết âm mưu, thủ đoạn chống phá nguy hiểm của các thế lực thù địch đối với Lào và đặc biệt lãnh đạo giữ vững chính trị an ninh, còn tư tưởng khoán trắng cho lực lượng an ninh quốc phòng. Ba là, năng lực lãnh đạo lĩnh vực chính trị an ninh của một số cấp ủy, tổ chức Đảng còn hạn chế. Một số các cấp ủy đảng, chính quyền tự bằng lòng thỏa mãn với những chuyên môn mình có được, ý thức cầu tiến chưa cao, ngại khó trong tìm tòi nắm bắt cái mới để áp dụng cải tiến vào lãnh đạo công tác an ninh. - Bốn là, đời sống kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, ý thức cảnh giác chính trị của một bộ phận nhân dân các bộ tộc, nhất là ở vùng sâu, vùng núi xa xôi còn rất thấp, vì vậy rất khó tiếp thu đường lối, chủ trương, pháp
  19. 17 luật của Đảng, Nhà nước nói chung, nhất là những chủ trương, quan điểm về bảo vệ chính trị an ninh, nhưng lại rất dễ bị bọn xấu kích động, lợi dụng chống chính quyền. - Năm là, lực lượng an ninh tuy đã từng bước phát triển, trưởng thành mọi mặt nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập trước đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ. Chế độ chính sách đối với lực lượng an ninh và cán bộ an ninh còn chắp vá, bất cập và chưa rõ ràng. Những chính sách đã có thì chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống sinh hoạt. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác nghiệp vụ và sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước còn thiếu và chưa đồng bộ. 3.3. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trước hết, cần kiên định nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện lĩnh vực giữ vững chính trị an ninh. Ban chấp hành Trung ương Đảng, mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Quốc phòng - An ninh Trung ương phải đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp, toàn diện về mọi mặt hoạt động quốc phòng - an ninh và lực lượng quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống. Hai là, các cấp ủy Đảng phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo công tác giữ vững chính trị an ninh và xây dựng chế độ tổng kết kinh nghiệm về lãnh đạo công tác giữ vững chính trị an ninh để nâng cao hiệu quả lãnh đạo. Ba là, Đảng NDCM Lào thường xuyên quan tâm lãnh đạo Nhà nước pháp chế hóa kịp thời mọi quan điểm, chủ trương và định hướng chính sách lớn về giữ vững chính trị an ninh. Bốn là, các cấp Ủy Đảng trong lực lượng an ninh tích cực chủ động đổi mới các mặt công tác, bám sát và phục vụ có hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Năm là, tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, kinh doanh của nhân dân, tạo sự giàu có cho nhân dân và đất nước, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc phòng - an ninh làm cơ sở vững chắc để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giữ vững chính trị an ninh. Sáu là, thường xuyên quan tâm xây dựng và củng cố cơ sở vững mạnh toàn diện về chính trị, quốc phòng - an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội,
  20. 18 nhất là phát triển cấp Bản, cụm Bản. Tăng cường vận động quần chúng tổ chức thực hiện chủ trương đường lối, nhiệm vụ bảo vệ chính trị an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Bảy là, thực thi đường lối ngoại giao độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tăng cường hợp tác đấu tranh giữ vững chính trị an ninh. Tám là, Đảng lãnh đạo chặt chẽ việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng (gồm an ninh và quân đội), xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng một cách rộng khắp, vững mạnh, đủ về số lượng, có chất lượng cao, có cơ cấu tổ chức hợp lý, đủ sức thực hiện nhiệm vụ giữ vững chính trị an ninh. Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH TRONG THỜI GIAN TỚI 4.1. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA LÀO TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH TRONG THỜI GIAN TỚI 4.1.1. Kịch bản thứ nhất: Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Lào sẽ diễn ra với nhiều thuận lợi Kịch bản này khó có thể trở thành hiện thực Đối với Lào, khó khăn sẽ càng tăng lên trong việc thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế bởi lẽ trên thực tế, để bù đắp lại những thiệt hại do suy thoái kinh tế thế giới, cũng như để bảo đảm thực hiện thành công những chiến lược phát triển của mình. Lào - một nước còn non trẻ và yếu về kinh tế thì khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, kịch bản đầu tiên là Lào có nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị an ninh là khó có khả năng diễn ra trong bối cảnh thế giới và khu vực hiện nay. 4.1.2. Kịch bản thứ hai: Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của Lào trên lĩnh vực chính trị an ninh gặp nhiều khó khăn khi kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái và các nước lớn sẽ tăng cường sự can thiệp vào các quốc gia đang phát triển, trong đó có Lào
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2