intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án mô tả lại bức tranh về bối cảnh lịch sử cũng như các chính sách về lương, bổng và trợ cấp của triều Nguyễn dành cho quân đội, phân tích và chỉ ra được những nỗ lực, cố gắng của triều Nguyễn trong việc thi hành chế độ đãi ngộ cho quân đội bao gồm chính sách lương, trợ cấp và khen thưởng cho hai đối tượng chủ yếu trong lực lượng quân đội như võ quan và binh lính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VŨ THỊ NGA CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1884 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI- 2021 1
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS.Phan Ngọc Huyền 2. TS. Nguyễn Thị Thu Thủy Phản biện 1: PGS.TS. Đinh Quang Hải –Viện sử học Phản biện 2: PGS.TS. Đàm Thị Uyên –Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Minh Đức –Viện Lịch sử quân sự Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: + Thư viện Quốc Gia, Hà Nội + Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Vũ Thị Nga (2019) “Chế độ đãi ngộ đối với võ quan trong quân đội của vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884” Tạp chí Khoa học, trường Đại học Sư phạm, tháng 2/ 2019 2. Vũ Thị Nga (2020) “Chế độ lương và trợ cấp cho binh lính trong quân đội triều Nguyễn (1802-1884)”. Tạp chí Khoa học, trường Đại học Sư phạm, tháng 2/ 2020. 3. Vũ Thị Nga (2021)“Chế độ đãi ngộ đối với thân nhân võ quan và binh lính trong quân đội triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 ”. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5/2021, trang 76-83. 3
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trong thời kỳ độc lập, dưới sự trị vì của các vua từ Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị đến Tự Đức, triều Nguyễn đã xây dựng được một một bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền cao độ được xây dựng trên cơ sở một tổ chức hành chính thống nhất và lực lượng quân đội khá hoàn bị. Trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến sự vững mạnh của quân đội triều Nguyễn đó chính là chế độ đãi ngộ nhà nước cho võ quan và binh lính. Được xây dựng trong thời kỳ suy yếu của chế độ phong kiến, dưới triều Nguyễn kinh tế nông nghiệp là chủ đạo lấy thu thuế điền thổ là nguồn thu chủ yếu của quốc gia nhưng diện tích ruộng đất ngày càng bị thu hẹp. Cùng với đó là thiên tai mất mùa liên tiếp nổ ra, nông dân và các thành phần khác trong xã hội liên tiếp nổ ra chống lại vương triều. Trong bối cảnh như vậy, đời sống của võ quan và binh lính như thế nào? Chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với quân đội có thực sự phù hợp? Họ có thực sự được nhà nước quan tâm? Đây chính là những câu hỏi cần được giải đáp bằng những cứ liệu khách quan và khoa học. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ góp phần bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu về biện pháp và chính sách xây dựng lực quân đội của triều Nguyễn đồng thời đánh giá cụ thể hơn chế độ lương bổng và chính sách đãi ngộ cho quân đội có ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức, trình độ tác chiến của các lực lượng vũ trang dưới vương triều này. Thông qua tìm hiểu vấn đề về lương bổng và trợ cấp của triều Nguyễn dành cho quân đội chúng ta cũng có thể hiểu được tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của nhà nước Đại Nam dưới sự cai trị của vương triều Nguyễn. Đây là một trong những cách tiếp cận giúp chúng ta có cách nhìn đa chiều hơn về lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX dưới sự cai trị của vương triều Nguyễn. Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động như hiện nay, những thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách phá hoại nền độc lập và chủ quyền biên giới lãnh thổ của nước ta thì việc xây dựng một lực lượng quân đội chính quy tinh nhuệ có tinh thần kiên định vững vàng là vấn đề được Đảng và nhà nước rất coi trọng. 4
  5. Việc tìm hiểu những chính sách lương bổng và trợ cấp của triều Nguyễn dành cho quân đội nhất là chế độ đối với các binh lính đi làm nhiệm vụ lâu ngày, làm nhiệm vụ ở nơi khó khăn vất vả, ở các tiền đồn từ đó có thể rút ra được một số bài học thiết thực trong công tác tiền lương và chính sách đối với thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng nhằm phục vụ cho xây dựng, tổ chức và phát triển quân đội trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu những chính sách lương bổng và trợ cấp của triều Nguyễn quân đội có ý nghĩa thiết thực làm cơ sở để tham khảo cho chính sách đãi ngộ đối với quân đội của nước ta hiện nay như ưu tiên cho quân đội ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo, chính sách người có công và chính sách đối với những người có công với cách mạng. Kết quả việc nghiên cứu của đề tài cũng góp phần bổ sung nguồn tài liệu có giá trị khoa học phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu, giảng dạy và tham khảo về vương triều Nguyễn ở đại học, cao đẳng và trung học phổ thông. Xuất phát từ những lí do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn vấn đề “Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884” làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, luận án hướng đến những mục tiêu sau đây: Trước hết, luận án mô tả lại bức tranh về bối cảnh lịch sử cũng như các chính sách về lương, bổng và trợ cấp của triều Nguyễn dành cho quân đội. Bên cạnh đó, luận án phân tích và chỉ ra được những nỗ lực, cố gắng của triều Nguyễn trong việc thi hành chế độ đãi ngộ cho quân đội bao gồm chính sách lương, trợ cấp và khen thưởng cho hai đối tượng chủ yếu trong lực lượng quân đội như võ quan và binh lính. Kết quả nghiên cứu của luận án nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc đầu tư và xây dựng nền quốc phòng an ninh quốc gia của nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nhằm giải quyết những nhiệm vụ dưới đây: Thứ nhất, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chế độ đãi ngộ đối với quân đội 5
  6. của vương triều Nguyễn như bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước, cơ cấu tổ chức quân đội của triều Nguyễn. Thứ hai, trình bày và phân tích một cách hệ thống những nội dung của các chính sách liên quan đến chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn cho quân đội như: chế độ lương; chế độ phụ cấp, trợ cấp và chế độ khen thưởng đối với quân đội bao gồm võ quan (đương chức và về hưu), binh lính (đương ban và xuất ngũ). Thứ ba, phân tích và đánh giá đặc điểm, những tác động tích cực cũng như hạn chế của chính sách lương, bổng và trợ cấp tài chính của nhà Nguyễn cho quân đội trong thế kỉ XIX. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực thi chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn cho quân đội giai đoạn 1802-1884. Hiện nay, khái niệm quân đội có thể hiểu theo nghĩa rộng tuy nhiên trong nội dung của đề tài chỉ đề cập đến 2 đối tượng là võ quan và binh lính. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tiếp cận những nội dung sau: Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ khi vương triều được thành lập năm 1802 đến năm 1884 khi triều Nguyễn thất bại trong cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp. Về không gian: Các tư liệu và nội dung đề cập trong luận án trên lãnh thổ nhà nước Đại Nam dưới triều Nguyễn. Về nội dung: Luận án giới hạn đề cập đến những vấn đề cơ bản về chế độ đãi ngộ cho quân đội, trong đó có một số nội hàm khái niệm liên quan như: lương, bổng lộc, trợ cấp, phụ cấp, khen thưởng đối với võ quan và binh lính. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án vận dụng phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu về hoàn cảnh lịch sử, nội dung và đặc điểm và những tác động của chính sách lương, bổng lộc và trợ cấp của triều Nguyễn đối với quân đội của triều Nguyễn trong thời kỳ độc lập từ 1802 đến 1884. 6
  7. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện thông qua việc sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đặc trưng của chuyên ngành Lịch sử như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu…Trong đó, hai phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Phương pháp lịch sử: Đây là phương pháp quan trọng nhằm tái hiện lại một cách chính xác, có hệ thống hoàn cảnh, nội dung và mục đích các chính sách về lương, bổng và trợ cấp của triều Nguyễn cho quân đội trong giai đoạn từ năm 1802 đến 1884 Phương pháp logic: Phương pháp lô-gic là phương pháp sử dụng các luận điểm khoa học nhằm xem xét, nghiên cứu, khái quát, lý giải các sự kiện lịch sử. Từ đó, đánh giá, rút ra kết luận, chỉ ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như: Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập tài liệu, xử lý và chắt lọc dẫn chứng và tài liệu quan trọng. Phương pháp sưu tầm và xử lý tư liệu: Trên thực tế, các chủ trương, biện pháp về chính sách lương bổng và trợ cấp dành cho quân đội triều Nguyễn được ghi lại trong nhiều nguồn sử liệu khác nhau. Điều đó đòi hỏi người viết phải so sánh kiểm tra sự trùng khớp hoặc sự khác nhau của sự kiện trong các nguồn tư liệu để chọn ra một dẫn chứng làm tư liệu cho luận án. Phương pháp so sánh đối chiếu: Đây là phương pháp quan trọng giúp cho tác giả từ sự kiện cụ thể có thể rút ra những luận điểm khái quát và đánh giá một vấn đề trong chính sách của nhà nước đối với quân đội. Đặc biệt vấn đề đó được thay đổi như thế nào qua các thời điểm hoặc qua các triều vua từ đó đánh giá ý nghĩa, tác động của nó đối với võ quan, binh lính cũng như ảnh hưởng của nó đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng. 5. Đóng góp của luận án 5. Đóng góp của luận án Đề tài có những đóng góp mới về mặt khoa học và thực tiễn như sau: - Luận án là công trình chuyên sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về cơ sở hình thành và những nhân tố tác động đến những chính sách đãi ngộ của triều 7
  8. Nguyễn dành cho quân đội giai đoạn 1802-1884. - Luận án tái hiện lại quá trình ban hành, nội dung, biện pháp thực thi, kết quả và những tác động chế độ đãi ngộ cho quân đội triều Nguyễn thông qua các nguồn tư liệu thư tịch và tư liệu chính sử viết về vương triều Nguyễn. - Từ những nội dung của chính sách, luận án đưa ra những nhận xét về đặc điểm, đánh giá những tác động của chính sách đãi ngộ của triều Nguyễn dành cho quân đội đối với chính trị, kinh tế và xã hội Việt Nam đương thời. - Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử vương triều Nguyễn, là cơ sở tham chiếu cho chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp, trợ cấp và khen thưởng cho quân đội...ở các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và các trường trung học phổ thông trên cả nước. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án dự kiến được trình bày trong 5 chương: Chương 1.Tổng quan tình hình nghiên cứu và nguồn tư liệu. Chương 2.Bối cảnh lịch sử và tổ chức quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884. Chương 3.Chế độ đãi ngộ đối với võ quan dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802- 1884. Chương 4.Chế độ đãi ngộ đối với binh lính dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802- 1884 Chương 5.Nhận xét, đánh giá về chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802- 1884. Chương 1. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu đề tài Để tiến hành nghiên cứu nội dung của đề tài, luận án sử dụng các nguồn tư liệu chủ yếu sau đây: 1.1.1. Nguồn tư liệu là thư tịch biên biên soạn về các triều đại trước triều Nguyễn Đây là nguồn sử liệu giúp tác giả luận án tìm hiểu về những chính sách đối với quân đội của các vương triều trước Nguyễn làm cơ sở đối sánh với chính sách lương 8
  9. bổng và trợ cấp của triều Nguyễn cho quân đội giai đoạn 1802-1884 như bộ sử được biên soạn ở các thời kỳ trước Nguyễn; các bộ sử được các sử gia đời trước ghi chép và biên soạn một số bộ sử được biên soạn dưới triều Nguyễn, nội dung viết về các triều đại trước như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí… 1.1.2. Nguồn tư liệu thư tịch biên soạn về lịch sử triều Nguyễn Đây là nguồn sử liệu chính, có tính tin cậy cao, đặt cơ sở quan trọng để phục dựng nội dung chủ yếu của luận án. Các tài liệu này gồm: Đại Nam thực lục (chính biên) là một trong những nguồn tài liệu thiết yếu nhất của đề tài. Tập III và V của bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự đặc biệt ở tập III và V phản ánh những nội dung về tổ chức quân đội và chế độ lương bổng của các triều Gia Long. Minh Mệnh, Thiệu Trị cho quân đội. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên (bản dịch, 10 tập của Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế in vào các năm 2004, 2007, 2009, 2012) là bộ sách viết về điển lệ của các vua triều Nguyễn từ năm Tự Đức thứ 5 (1852) đặc biệt tập III và VII phản ánh chế độ lương bổng và trợ cấp của triều Nguyễn nửa sau thế kỷ XIX từ 1852 đến 1889. Các tư liệu bổ sung gồm: Châu bản triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện, Quốc triều chính biên toát yếu, Minh Mệnh chính yếu, Minh Mệnh ngự chế văn (dụ văn), 1.1.3.Nguồn tư liệu là các bộ thông sử Tác giả luận án còn tham khảo những thông tin trong các bộ thông sử là kết quả nghiên cứu của các nhà sử học đương đại như: Bộ Lịch sử Việt Nam gồm 4 tập do Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm và Lê Mậu Hãn làm đồng chủ biên, Nxb Giáo dục xuất bản tháng 12/2012. Bộ Lịch sử Việt Nam 15 Viện sử học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2013. Bộ Lịch sử Quân sự Việt Nam gồm 14 tập do Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật xuất bản năm 2019. Luận án cũng tham khảo, kế thừa một số tài liệu nghiên cứu đã công bố có liên quan ít nhiều đến nội dung đề tài đã được công bố dưới dạng các sách chuyên khảo, tham khảo, bài viết trên tạp chí nghiên cứu chuyên ngành của các học giả trong và ngoài nước. Ngoài các nguồn sử liệu trên, luận án còn được bổ sung tư liệu văn bia, gia phả của dòng họ về chính sách đãi ngộ của triều Nguyễn cho các võ quan có nhiều công trạng. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1. Những nghiên cứu của các học giả nước ngoài Liên quan đến để tài, có một số công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài như: Alexander Barton Woodside (1971), .B.Smith (1974), Nola Cooke (1999), 9
  10. Oscar Chapuis (2000), RFrédéric Mantienne (2003), Keith Weller Taylor (2013) và George Dutton (2016). Đây là những công trình ít nhiều đề cập đến tổ chức quân đội và chế độ đối với võ quan của triều Nguyễn bao gồm cả thưởng và phạt. Nguồn tư liệu này giúp tác giả luận án có cách nhìn đa chiều và khách quan về chế độ đãi ngộ đối với quân đội của vương triều Nguyễn. 1.2.2. Những nghiên cứu của các học giả trong nước Nghiên cứu về triều Nguyễn ngày càng được giới sử học trong nước quan tâm. Đã có nhiều công trình tìm hiểu các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của vương triều Nguyễn đã ra đời. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ xin đề cập đến những nghiên cứu ít nhiều có liên quan tới nội dung của luận án. 1.1.2.1. Nghiên cứu về tổ chức quân đội triều Nguyễn - Nghiên cứu về tổ chức quân đội triều Nguyễn Có nhiều công trình nghiên cứu về quân đội triều Nguyễn nói chung, tổ chức và trang bị quân đội dưới triều Nguyễn nói riêng. Đầu thế kỷ XX, Việt Nam sử lược (Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tái bản năm 2008) của Trần Trọng Kim; Phan Khoang (1948) với công trình Việt –Pháp bang giao sử (từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX), Nguyễn Tường Phượng (1950) với cuốn Lược khảo binh chế Việt Nam qua các triều đại , Chống xâm lăng (Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1898), Quyển thứ nhất:“Nam kỳ kháng Pháp” (Nxb Xây dựng, Hà Nội), tác giả Trần Văn Giàu Sau năm 1975, những vấn đề cụ thể của quân đội triều Nguyễn được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu và bài viết, như: Đỗ Văn Ninh (1993) về“Quân đội nhà Nguyễn”; Nguyễn Minh Đức với bài nghiên cứu “Quân đội thời Nguyễn và khả năng chống ngoại xâm” in trong sách Lịch sử nhà Nguyễn –một cách tiếp cận mới; Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (2007), Lịch sử quân sự Việt Nam; Trương Thị Yến (chủ biên) (2013), Lịch sử Việt Nam, tập 5 (từ 1802-1858), Dương Đình Lập (chủ biên) (2014), Lịch sử tổ chức quân sự Việt Nam, tập 2 (1400-1930).... -Nghiên cứu về lực lượng quân đội: Quân đội triều Nguyễn gồm có Bộ binh, Thủy binh, Tượng binh và Pháo binh. Trong đó, lực lượng được đề cập nghiên cứu nhiều nhất là Thủy binh. Các công trình như: Tố Am Nguyễn Toại (2002) với Thủy quân ngày xưa (trong tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế xuất bản); Lê Thị Toán (2012) với Vài nét về thủy quân thời Nguyễn; Ngô Đức Lập (2014) với Lực lượng thổ binh dưới triều Nguyễn (1802-1885)”. Riêng tác giả Bùi Gia Khánh đã có một số công trình nghiên cứu về thủy quân triều Nguyễn được công bố như: Bùi Gia 10
  11. Khánh (2010), Thuỷ quân triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1885 (Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Huế); Bùi Gia Khánh (2010), Thủy quân triều Gia Long và Minh Mệnh với công tác tuần tra, kiểm soát vùng biển đảo, Thủy quân triều Nguyễn dưới thời Gia Long và Minh Mệnh, Chống cướp biển dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885, Thủy quân triều Nguyễn (1802- 1884 1.2.2.2. Nghiên cứu liên quan đến chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn Nội dung này được phản ánh trong các tác phẩm: Việt Nam sử lược (Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tái bản năm 2008) của Trần Trọng Kim; Việt sử tân biên của tác giả Phạm Văn Sơn; Định chế hành chính và quân sự triều Nguyễn (1802- 1885) do Huỳnh Công Bá (2014), Lịch sử Việt Nam tập 5 (Trương Thị Yến chủ biên), chuyên khảo Thủy quân triểu Nguyễn (1802- 1884) của giả Bùi Gia; Trịnh Ngọc Thiện (2014) trong bài viết Tìm hiểu tổ chức quân đội Việt Nam thời kỳ chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn (Từ cuối thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX) Chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn dành cho quân đội có một số công trình: Nguyễn Minh Tường (1999), “Chính sách đối với chiến sĩ trận vong, trận thương dưới triều Nguyễn”, Hà Duy Biển (2015) với bài viết “Định mức lương bổng của quan lại Bộ Binh dưới triều Minh Mệnh (1820-1840)” in trên Tạp chí Lịch sử quân sự, số 278/2015) và “Cách thức tính toán và chi cấp lương bổng đối với quan lại bộ Binh triều Minh Mệnh (1820 – 1840); Lê Quang Chắn (2015) với luận án Tiến sĩ “Chính sách xã hội của triều Nguyễn giai đoạn 1802-1858” và bài nghiên cứu: “Chính sách ưu đãi của triều Nguyễn đối với võ quan và binh lính (giai đoạn 1802-1884)” in trên Tạp chí Lịch sử quân sự số 11-2013. Nhìn chung, vấn đề lương bổng và trợ cấp của triều Nguyễn đối với quân đội giai đoạn1802-1884 đã được đề cập trong một số công trình khảo cứu. Tuy nhiên, định mức lương cụ thể qua từng giai đoạn của võ quan, chế độ phụ cấp, trợ cấp và khen thưởng cho võ quan và binh lính trong những trường hợp nào, mục đích và vật phẩm ban cấp, đối tượng cụ thể chưa được các nghiên cứu trên đề cập rõ ràng. Do vậy, nhiệm vụ tiếp tục của luận án là làm rõ những vấn đề trên, từ đó có những nhận định, đánh giá khách quan về chính sách đãi ngộ của vương triều Nguyễn dành cho quân đội. 1.3. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu đề tài Thông qua tổng quan tình hình nghiên cứu, liên quan đến nội dung của đề tài có một số vấn đề đã được nghiên cứu: 1. Hệ thống tổ chức quân đội và các lực lượng quân đội dưới triều Nguyễn như tổ chức, lực lượng của bộ Binh, hệ thống phòng thủ đã được khá nhiều tác giả đề cập 11
  12. cụ thể trong các công trình khảo cứu chuyên nhưng phần trình bày dừng lại ở mức khái quát. 2. Vấn đề chế độ đãi ngộ cho quân đội dưới triều Nguyễn đã được đề cập ở một số khía cạnh: những định chế về thưởng phạt, cách tính và việc chi trả lương bổng cho quan lại và binh lính dưới từng triều vua (chủ yếu mới khảo cứu về triều Minh Mệnh). Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh khác mà những nghiên cứu đi trước chưa đề cập cụ thể, hệ thống và cần tiếp tục được làm rõ như: 1. Về tổ chức, võ quan gồm những chức danh, phẩm hàm của võ quan chỉ huy các lực lượng quân từ trung ương đến địa phương là gì; số lượng và sự phát triển hay suy giảm của các lực lượng trong quân đội qua các triều vua ra sao. 2. Bên cạnh đó, cần làm rõ việc sử dụng quan binh như sai phái, chia ban...Điều này cũng sẽ liên quan đến việc thưởng và trợ cấp cho binh lính khi đi làm nhiệm vụ. 3. Về chế đãi ngộ cho quân đội triều Nguyễn, cần làm rõ chế độ trợ cấp bằng lương, chế độ trợ cấp ngoài lương gồm phụ cấp, trợ cấp, khen thưởng. Tiểu kết chương 1 Lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử Việt Nam dưới triều Nguyễn nói riêng đã được các học giả nước ngoài quan tâm. Tuy vấn đề đãi ngộ của các vương triều phong kiến đối với quân đội còn tương đối ít ỏi nhưng những nhận định của các học giả về vấn đề này ít nhiều giúp tác giả luận án trong việc so sánh, đánh giá vấn đề mà tác giả luận án nghiên cứu. Những năm gần đây, lịch sử Việt Nam dưới triều Nguyễn trong đó có những vấn đề về quân đội như tổ chức, phiên chế trong quân đội, khí tài, hệ thống phòng thủ đã được giới sử học trong nước đề cập tới trong những bộ thông sử cũng như trong các bài nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với quân đội một cách hệ thống và toàn diện còn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Nguồn sử liệu chính sử được biên soạn dưới triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Châu bản triều Nguyễn… là nguồn tư liệu chính cho nội dung của luận án. Bên cạnh đó, luận án còn kế thừa, tham khảo những tư liệu, các bài nghiên cứu liên quan trực tiếp đến nội dung của luận án làm cơ sở cho việc đánh giá, nhận định về đặc điểm của chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn dành cho quân đội. 12
  13. Chương 2. CƠ SỞ CỦA CHẾ ĐỘ LƯƠNG BỔNG VÀ TRỢ CẤP CHO QUÂN ĐỘI CỦA TRIỀU NGUYỄN (1802-1884) 2.1. Bối cảnh lịch sử đầu thế kỷ XIX 2.1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực 2.1.1.1. Các nước trên thế giới bị tác động bởi sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đang chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc. Từ nửa sau thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào ở Châu Âu và Bắc Mĩ. Châu Á và khu vực Đông Nam Á - nơi có sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào trở thành đối tượng nhòm ngó của chủ nghĩa thực dân phương Tây Đối với khu vực Đông Nam Á, từ rất sớm, các nước phương Tây đã đặt chân đến khu vực này giao thương buôn bán, đồng thời biến một số nước ở khu vực thành thuộc địa 2.1.1.2. Quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á diễn ra phức tạp. Đến cuối thế kỷ XVIII, hầu hết các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái. Hòa bình hay bất ổn ở khu vực Đông Nam Á lục địa thế kỷ XIX đều chịu sự chi phối của quan hệ Xiêm -Việt, hai nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Chân Lạp và Lào. 2.1.2. Bối cảnh trong nước Năm 1802, Nguyễn Ánh lập ra vương triều Nguyễn, chấm dứt cuộc nội chiến liên miên giữa Đàng Trong - Đàng Ngoài và thời gian dài đất nước bị chia cắt. 2.1.2.1. Bối cảnh triều Nguyễn trước năm 1858 là giai đoạn triều Nguyễn thực thi chế đãi ngộ cho võ quan và binh lính trong thời kỳ hòa bình. 2.1.2.2. Bối cảnh triều Nguyễn sau năm 1858 là giai đoạn triều Nguyễn thực hiện những chế độ đãi ngộ đối với quân đội vừa nhằm củng cố vương quyền, vừa dẹp yên những cuộc nổi dậy đồng thời phải đối phó với sự xâm lược của thực dân Pháp. Đây là những yếu tố quan trọng tác động đến việc ban hành và điều chỉnh chế độ đãi ngộ của các vua triều Nguyễn đối với quân đội. 2.2. Khái quát chế độ đãi dành cho quân đội của các triều đại trước Nguyễn Chế độ đãi ngộ đối với binh lính thế kỷ X, Lý, Trần phản ánh rất ít qua các thư tịch cổ. Từ triều Lê Sơ, triều đình chế độ đãi ngộ cho võ quan và binh lính được các vương triều chú trọng hơn trước. Trong đó, bộ phận võ quan là khai quốc công thần của các vương triều nhận được chế độ ưu cấp đặc biệt. Thế kỷ XVII, XVIII, để bảo vệ 13
  14. quyền cai trị của dòng họ và chống lại thế lực đối lập chúa chính quyền vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn thời kỳ này đã thực hiện nhiều ưu đãi đặc biệt đối với quân đội đặc biệt là bộ phận ưu binh trong chính quyền Lê- Trịnh. 2.3. Tổ chức quân đội dưới triều Nguyễn 2.2.1. Phân loại, phiên chế các ngạch quân Cũng như các triều đại trước, quân đội triều Nguyễn gồm các lực lượng Bộ binh, Thủy binh, Pháo binh, Tượng binh. Về tổ chức phiên chế các đơn vị trong Bộ binh, gồm 5 cấp đứng đầu là cấp Doanh dưới là Vệ, Cơ và Đội do Đô Thống, hàm Chánh nhị phẩm chỉ huy. Về cách tuyển mộ binh lính, nhà nước lấy lính trên số dân đinh, ngoài lính tuyển được lựa chọn thông qua sổ đinh của làng xã do nhà nước quản lý, binh lính của vương triều Nguyễn còn được bổ sung bằng cách lấy mộ binh. Mộ binh là loại binh lính tuyển chọn từ bộ phận dân cư không có tên trong sổ đinh của làng xã, gọi là dân ngoại tịch. Phân biệt theo mức độ tin cậy và khả năng tác chiến thì có Thân binh, Cấm binh và Tinh binh. Trong mỗi ngạch quân, bên cạnh lực lượng quân thường trực chiến đấu còn có một lực lượng không nhỏ tham gia sai phái, phục dịch những công việc thường ngày trong Kinh thành, Phủ đệ của thành viên Hoàng tộc, Nha môn các bộ được biên chế thành từng Đội. 2.2.2. Cơ cấu, tổ chức 2.2.2.1. Cơ cấu của bộ Binh Trong hệ thống hành chính của triều Nguyễn, bộ Binh là một trong 6 bộ (lục bộ), đây là cơ quan chuyên trách công tác binh bị nói chung được thành lập từ thời vua Gia Long. Trách nhiệm của bộ Binh gồm: quản lý ngạch võ quan; tuyển mộ binh lính; huấn luyện quân; trang bị cho binh sĩ, điều động quân đi canh phòng đồn trú và đánh dẹp; tổ chức phòng thủ đồng thời chịu trách nhiệm quản lý kho súng, kho thuốc súng và công tác bưu chính 2.2.2.2. Tổ chức lực lượng ở trung ương Tổ chức quân đội Trung ương bao gồm 5 cấp, cao nhất là cấp Doanh thấp nhất là Ngũ. Chỉ huy các đơn vị quân Trung ương gồm các võ quan hàm từ Chánh nhị phẩm đến Tòng ngũ phẩm, riêng 2 cấp Thập và Ngũ chỉ huy các đơn vị quân này chưa được xếp vào ngạch võ quan. 2.2.2.3. Tổ chức lực lượng ở địa phương Tổ chức của lực lượng quân đội các địa phương được tổ chức thành 5 cấp tương đương với quân ở Kinh thành. Trong đó Liên cơ chỉ có ở những tỉnh lớn. Cấp Vệ 14
  15. tương đương với cấp Cơ ở Kinh thành được tổ chức ở các tỉnh vừa và nhỏ. Quan lại chỉ huy các đơn vị quân ở địa phương gồm: Đề đốc (đứng đầu một Liên cơ), Lãnh binh (đứng đầu một cơ/vệ), Cai đội (đứng đầu một đội), Suất thập (đứng đầu một thập), Ngũ trưởng (đứng đầu một ngũ). 2.2.3. Số lượng và nhiệm vụ 2.2.3.1. Số đơn vị và quân lính ở kinh thành Tổ chức của quân đội triều Nguyễn gồm 5 cấp đối với cả lực lượng quân ở Kinh thành và quân ở địa phương trong đó Doanh (ở trung ương) - Liên cơ (ở địa phương) số lượng các đơn vị trực thuộc và số quân trong mỗi một đơn vị. Ngoài đóng ở Kinh đô, ngạch tinh binh trong Ngũ quân thời Nguyễn còn kiêm quản 1 lực lượng đóng ở địa phương. Số quân của mỗi Cơ ở các địa phương tương đương với các Vệ đóng ở Kinh thành với số quân là 500 người, số quân trên thực tế có sự chênh lệch so với định lệ 2.2.3.1. Số đơn vị và quân lính ở địa phương Ngoài quân chủ lực đóng ở Kinh thành Huế, ở các tỉnh đều có quân đội thường trực được thành lập theo quy định của triều đình nhà Nguyễn. Lực lượng này còn được gọi Cơ binh hay Biền binh. Cơ binh gồm 2 lực lượng chủ yếu là Bộ binh và Thủy binh. Bộ binh bao gồm cả tượng cơ và pháo binh. Việc tổ chức quân đội, đồng thời với việc phân bổ các ngạch quân, nơi đóng quân đồng thời với việc phân nhiệm rõ ràng đối với từng đội quân. Tiểu kết chương 2 Quân đội triều Nguyễn đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của đất nước. So sánh vai trò và vị trí của các lực lượng trong quân đội triều Nguyễn rõ ràng Thân binh là đội quân được coi trọng nhất, Tinh binh và Cơ binh đứng sau Thân cấm binh. Điều đó có thể thấy qua hệ thống võ quan, cùng một chức quan nhưng lại có sự khác nhau về phẩm hàm trong mỗi ngạch binh. Chẳng hạn, đứng đầu cấp Vệ của Thân binh võ quan có hàm từ Tòng Nhị phẩm đến Tòng tam phẩm, nhưng ở cấp Vệ của Cấm binh là từ Tòng Nhị phẩm đến Chánh tứ phẩm. Phẩm hàm của võ quan cấp Vệ ở Cấm binh thấp hơn một bậc. Bên cạnh đó, chức Phó vệ úy ở ngạch Thân binh hàm Tòng tam phẩm nhưng cũng chức quan này ở Cấm binh phẩm hàm là Chánh tứ phẩm (thấp hơn một bậc). Hoặc cùng là Cai đội, ở ngạch Thân binh là hàm Tòng Tứ phẩm, ngạch Cấm binh và Tinh binh Cai đội thấp hơn ở Thân binh 1 bậc là Chánh ngũ phẩm hoặc Tòng lục phẩm, Cai đội thuộc lính Cơ binh chỉ là Chánh lục phẩm, thấp hơn Cai đội phẩm trật thấp nhất ở Trung ương một bậc. 15
  16. Chương 3. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI VÕ QUAN TRONG QUÂN ĐỘI DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 -1884 3.1. Chế độ đãi ngộ bằng lương cho võ quan 3.1.1. Chế độ đãi ngộ bằng lương cho võ quan đương chức - Lương tiền, gạo Dưới triều Nguyễn, chế độ ban cấp lương bằng tiền và gạo cho võ quan được ban hành trong chế độ chung của quan viên (văn-võ). Chế độ lương tiền gạo bắt đầu được ban hành dưới thời Gia Long. Định mức lương tiền- gạo của quan viên được các vua từ Minh Mệnh đến Thiệu Trị và Tự Đức tùy theo thực tế sinh hoạt và tình trạng tài chính của đất nước mà có sự điều chỉnh về định mức cho phù hợp. Về thủ tục lĩnh lương của quan được một số vua triều Nguyễn quy định như sau: Võ quan ở Kinh đến lĩnh lương ở bộ Hộ, ngoài Kinh thì do người coi xét sở ty chịu trách nhiệm cấp phát theo phẩm hàm. Về thời gian lĩnh lương của quan (văn –võ), dưới triều vua Gia Long, vào năm Gia Long năm thứ 9 (1810), nhà vua quy định trả lương cho quan viên 1 tháng 1 lần. Từ năm Minh Mệnh thứ 5 (1824), triều đình đổi định 3 tháng lĩnh lương 1 lần. - Lương điền Ngoài được cấp lương bằng tiền và gạo, võ quan dưới thời Nguyễn còn được cấp công điền công thổ theo lệ quân điền. So với chế độ lương ban cấp bằng tiền và gạo, chính sách ban cấp ruộng đất của triều Nguyễn đối với quan lại (trong đó có võ quan) không có sự chênh lệch lớn giữa các phẩm hàm. -Tiền may quân phục Ngoài lương được cấp bằng tiền, gạo và ruộng được chia theo khẩu phần, dưới triều Nguyễn võ quan hàng năm còn được nhận tiền nhà nước ban cấp cho việc may quần áo. Ngoài được ban cấp xuân phục, võ quan cũng như quan lại còn được triều đình ban cấp quần áo mùa đông. 3.1.2. Chế độ đãi ngộ bằng lương cho võ quan về hưu Đây cũng là một trong những chính sách quan trọng của triều Nguyễn vừa đảm bảo đời sống cho võ quan đồng thời thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với những người có công đối với vương triều. Chế độ này được ban hành đầu tiên dưới triều vua Gia Long cho các công thần có công. Đến triều vua Tự Đức, chế độ lương cho võ quan được ban hành trong chế độ chung của quan viên. Võ quan được nhận lương bằng tiền và gạo theo tháng định cao thấp tùy theo phẩm hàm. 16
  17. 3.2. Chế độ đãi ngộ ngoài lương cho võ quan đương chức 3.2.1. Chế độ phụ cấp Bên cạnh nhận lương theo định lệ, đối với võ quan khi đi làm nhiệm vụ như đi sai phái, đóng giữ ở những vùng biên giới, tiền đồn hoặc tham gia chiến trận được vua ban cấp thêm tiền bạc, quân trang, thuốc men. Bên cạnh đó, võ quan còn được trợ cấp khi tham huấn luyện và có kết quả cao trong tập luyện. Vật phẩm ban cấp thường là tiền gạo. Định mức nhiều ít tùy theo thời gian và điều kiện ở nơi võ quan đi làm nhiệm vụ. 3.1.2. Chế độ trợ cấp - Chế độ trợ cấp đối với võ quan khi ốm Đối với võ quan bị ốm, triều Nguyễn cho nghỉ hưu hoặc cấp cho thuốc hoặc cho Thái y đến chữa bệnh. Nếu võ quan ốm tuổi đã cao, triều Nguyễn giải quyết cho giảm tuổi rồi cho về hưu. Đối với võ quan ốm rồi chết được triều Nguyễn trợ cấp tiền, vải. -Chế độ trợ cấp đối với võ quan đương nhiệm bị chết: Triều Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mệnh đã ban hành và điều chỉnh về định mức trợ cấp tuất cho võ quan gồm cấp theo định lệ, một số võ quan chết còn được thưởng thêm bạc. Võ quan chết còn được triều Nguyễn cho địa phương tế lễ và xây miếu thờ. - Trợ cấp đối với võ quan trận thương Ngoài việc được chăm sóc bởi các sinh y trong các sở Dưỡng tế được đặt ở trong Kinh thành và các địa phương, võ quan và binh lính còn được hưởng những quyền lợi kinh tế khác như khen thưởng và trợ cấp tiền bạc. -Trợ cấp đối với võ quan trận vong Chế độ này gồm trợ cấp đối với võ quan bị chết trong quân ngũ theo định lệ và cấp thêm như tặng thêm tiền, vải lụa, tặng phẩm hàm, vải lo ma chay, tế lễ, thờ phụng và chế độ đối với thân nhân của họ. Chế độ trợ cấp đối với võ quan bị nạn gió Chế độ trợ cấp này ban hành năm Gia Long thứ 14 (1815), năm Tự Đức thứ 26 (1873), triều Nguyễn bổ sung một số đãi ngộ dành cho võ quan bị nạn bão trong khi đi làm việc. Mức ban cấp dựa trên một số tiêu chí như: phẩm trật, đi làm việc công hay việc riêng, võ quan sống hay chết. 3.2.3. Chế độ bổng lộc đối với võ quan đương chức 17
  18. - Chế độ ưu cấp đối với công thần Dưới thời Nguyễn có 3 loại công thần quan trọng: Khai quốc công thần, Trung hưng công thần và Vọng Các công thần. Đầu thời Nguyễn, vua Gia Long theo lệ của chúa Nguyễn trọng thưởng cho tướng sĩ có công bắt giặc bao gồm võ quan đi dẹp các cuộc nổi dậy trong nước và võ quan binh có công trong chiến đấu chống các thế lực ngoại bang (quân Xiêm, Cao Miên và Pháp). Thưởng cho võ quan trong các hoạt động xây dựng và kiến thiết đất nước Dưới triều Nguyễn võ quan lãnh đạo đội quân đi làm nhiệm vụ xây dựng các công trình công cộng như thành quách, sản xuất nông nghiệp cũng được ban thưởng. Thưởng đối với võ quan nhân dịp lễ tết. Việc ban ân bổng này của võ quan được thực hiện với hai hình thức: ban thành định lệ và thưởng theo chỉ dụ ban ấn của nhà vua trong mỗi dịp cụ thể. Trong đó, việc ban ân thưởng theo từng dịp cụ thể là chủ yếu. Chế độ đối với võ quan về hưu. Không chỉ ban cấp lương đối với võ quan về hưu, chế độ cấp triều phục nhằm đảm bảo đời sống cho võ quan khi rời quân ngũ mà triều Nguyễn còn thực hiện cấp tuất cho võ quan về hưu chết. Ngoài ra họ còn được thưởng tiền bạc. Tiểu kết chương 3 Dưới triều Nguyễn, chế độ đãi ngộ cho võ quan trong quân đội được các triều vua đặc biệt quan tâm và thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Lương của võ quan trong quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 bao gồm tiền gạo và ruộng đất. Định mức lương dựa trên phẩm trật và được ban cấp theo định lệ lương chung của quan viên văn võ. Ngoài chế độ đãi ngộ bằng lương, võ quan còn được nhận các khoản đãi ngộ ngoài lương như phụ cấp, trợ cấp và khen thưởng. Đặc điểm nổi bật của chế độ trợ cấp đối với võ quan khi đi làm nhiệm vụ dưới triều Nguyễn là hầu như chưa có định lệ mà thường thông qua những sự kiện và đối với từng đội quân cụ thể. Chương 4. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI BINH LÍNH TRONG QUÂN ĐỘI DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1884 18
  19. 4.1. Chế độ đãi ngộ bằng lương cho binh lính 4.1.1.Chế độ lương cho binh lính tại ngũ -Chế độ lương bằng tiền, gạo Vua Gia Long khi lên ngôi đã đặt định lệ ban cấp cho một số vệ đội lính mộ ở Bắc Thành. Dưới thời Minh Mệnh, nhà vua ban hành chế độ tiền lương cho một số đơn vị đồng thời điều chỉnh mức lương của một số đội vệ trong Kinh tùy theo số lượng công việc cũng như xuất thân của binh lính. Dưới thời vua Tự Đức, chế độ lương tiền của một số đội quân như đội Tuyển Phong của Thân binh và một số vệ đội của Cấm binh. Về thể lệ cấp phát lương cho binh lính được ban hành và hoàn thiện dưới triều vua Gia Long (năm 1812), Minh Mệnh và Tự Đức thứ 24 (1871). -Chế độ lương điền Lương điền là lương cấp bằng ruộng ở quê nhà để nuôi cha mẹ, vợ con binh lính. Lương điền được cấp nhiều ít khác nhau tùy hạng lính. Dưới triều Nguyễn mỗi người lính tại ngũ thì thân nhân tại quê nhà vừa được chia ruộng khẩu phần chiếu theo lệ quân quân điền, vừa được cấp lương điền. -Chế độ ban cấp quân phục Ngoài lương, binh lính trong quân đội triều Nguyễn còn được ban cấp quần áo và nhận một khoản tiền do nhân dân đóng góp gọi là tiền phụ dưỡng nuôi lính. 4.1.2. Chế độ lương đối với binh lính xuất ngũ Chế độ này được ban hành năm Tự Đức thứ 21 (1868), không phân biệt hạng lính từ đội trưởng trở xuống. Tuổi về hưu của binh lính theo quy định là 55 tuổi. Riêng với binh lính ốm yếu, tuổi trên 50 dưới 55 tuổi cũng được triều đình cho về hưu. Triều Nguyễn cũng thực hiện xét công và thăng thụ cho binh lính có công và cấp lương cho họ theo chức phẩm được thăng trước khi về hưu. 4.2. Chế độ đãi ngộ ngoài lương 4.1.2. Chế độ phụ cấp - Phụ cấp đi đường Việc trợ cấp cho việc di chuyển của binh lính của triều Nguyễn đối với quân đội được thực hiện dưới với 2 chế độ: chế độ đối với quân di chuyển bằng đường bộ và quân lính đi bằng đường thủy. Dựa theo thời gian hay quãng đường nhà Nguyễn có chế độ phụ cấp lương nhật trình. 19
  20. -Phụ cấp đối với binh lính ở nơi làm nhiệm vụ Các vua triều Nguyễn, đặc biệt dưới thời vua Tự Đức rất quan tâm đến việc trợ cấp thêm tiền gạo, quần áo, thuốc men cho binh lính ở nơi làm nhiệm vụ đặc biệt là đối với binh lính làm nhiệm vụ ở vùng xa, vùng có khí hậu khắc nghiệt. - Phụ cấp đi làm nhiệm vụ lâu ngày, trong điều kiện khó khăn Những binh lính đi làm việc trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt, đi làm nhiệm vụ xa nhà và những người đi làm nhiệm vụ lâu ngày đều được triều Nguyễn cấp thêm tiền, gạo, quần áo. 4.2.2. Chế độ trợ cấp - Trợ cấp đối với binh lính khi ốm: Năm Gia Long thứ 11 (1812), triều Nguyễn quy định các địa phương phải lập các trại Dưỡng tế, mỗi sở lấy lương y sở tại, thay nhau ứng trực mỗi phiên 1, 2 người để chữa bệnh cho binh lính. Kinh phí do địa phương chi cấp. -Trợ cấp đối với binh lính trận thương Chế độ trợ cấp này được ban hành thành định lệ dưới triều Minh Mệnh. Đối với binh lính trong Kinh bị trận thương, vua Minh Mệnh ban cấp cho 3 trường hợp: đi đánh dẹp các cuộc nổi dậy của nông dân bị, đi dẹp thổ phỉ bị thương và khi đi đánh giặc ở Nam Kỳ bị thương với mức ban thưởng khác nhau. - Chế độ trợ cấp cho binh lính trận vong Triều Nguyễn thực hiện một số ưu đãi cho võ binh lính và thân nhân như giảm trừ thời gian đi lính, trợ cấp tiền gạo hàng tháng. -Chế độ trợ cấp cho binh lính bị nạn gió Năm Gia Long thứ 2 (1803) triều Nguyễn ban hành chế độ này và tiếp tục được các vua triều Nguyễn thời kỳ sau thi hành nhất là dưới triều vua Tự Đức. 4.2.3. Chế độ khen thưởng cho binh lính đương ban 4.2.3.1.Khen thưởng đối với binh lính thực hiện nhiệm vụ quân sự và đi sứ - Thưởng đối với binh lính làm nhiệm vụ canh phòng và đi sứ Hình thức ban thưởng thường là thưởng chung cho quân làm nhiệm vụ ở một địa phương. Triều Nguyễn còn có chế độ thưởng ưu hậu cho quân lính đi đóng giữ vùng biên giới, nhất là những tiền đồn ven biển. Bên cạnh đó, triều Nguyễn còn thưởng cho binh lính đi sứ hay lính vận chuyển 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1