intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử "Kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945" được nghiên cứu với mục đích phục dựng lại tình hình kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 trên cơ sở hệ thống hóa, phân tích và làm rõ những tư liệu liên quan đến nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh Sơn La trong phạm vi nghiên cứu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ PHƢỢNG KINH TÕ N¤NG NGHIÖP TØNH S¥N LA Tõ §ÇU THÕ KØ XIX §ÕN N¡M 1945 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2022
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ VĂN SEN PGS.TS. NGUYỄN DUY BÍNH Phản biện 1: ……………………………………………… ……………………………………………………………... Phản biện 2: ……………………………………………… …………………………………………………………….. Phản biện 3: ……………………………………………… …………………………………………………………….. Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước vốn có nền kinh tế nông nghiệp phát triển lâu đời. Cho đến trước khi chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam vẫn là ngành kinh tế chủ đạo. Tuy nhiên, lịch sử phát triển của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam nói chung và mỗi địa phương, mỗi vùng miền lại có những nét khác biệt và biến đổi theo từng thời kì do những tác động của các điều kiện lịch sử cụ thể. Ở khu vực miền núi hay các vùng biên viễn do điều kiện tự nhiên, đặc điểm tổ chức xã hội có nhiều nét đặc trưng nên tình hình ruộng đất, tập quán canh tác, kỹ thuật sản xuất, phương thức trao đổi… và nền kinh tế nông nghiệp nói chung cũng có những nét khác biệt. Cho đến nay, hoạt động kinh tế nông nghiệp ở những khu vực này mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn. Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, nơi tụ cư của nhiều tộc người cùng sinh sống nhưng đa phần là người Thái. Cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đây vẫn là khu vực nằm dưới quyền cai quản chủ yếu của các dòng họ quý tộc người Thái. Do tính chất và tổ chức xã hội có nhiều nét riêng biệt cộng với chính sách quản lý của nhà nước phong kiến Nguyễn cũng như chính quyền thực dân Pháp có sự phân biệt đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển của kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 trên nhiều phương diện. Cho đến hiện nay, ở Sơn La, hầu hết các tộc người vẫn lấy kinh tế nông nghiệp làm ngành kinh tế chủ đạo, tuyệt đại đa số cư dân sống dựa vào kinh tế nông nghiệp. Song trong thực tế, những nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp của tỉnh Sơn La trong lịch sử còn mờ nhạt. Với mục đích đi sâu nghiên cứu nhằm phục dựng lại bức tranh kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La với những biến đổi cụ thể qua hai thời kỳ (từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1895 và từ năm 1895 đến năm 1945), đề tài luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rõ rệt. Đề tài góp phần lấp dần những khoảng trống và làm phong phú thêm bức tranh nhiều màu sắc về kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám. Qua đó góp phần lý giải nguyên nhân của sự phát triển chậm chạp ở các khu vực miền núi như tỉnh Sơn La. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần tạo dựng cơ sở, nền tảng và để lại nhiều bài học kinh nghiệm nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển nền kinh tế nông nghiệp ở Sơn La – Tây Bắc theo hướng bền vững và hiện đại. Với những lý do trên tôi lựa chọn vấn đề “Kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945” làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu - Luận án phục dựng lại tình hình kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 trên cơ sở hệ thống hóa, phân tích và làm rõ những tư liệu liên quan đến nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh Sơn La trong phạm vi nghiên cứu. - Luận án rút ra những đặc điểm của kinh tế nông nghiệp của tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công trong cả nước (năm 1945) trong sự đối sánh với một số địa phương khác như Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Giang, Thái Nguyên.
  4. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những yếu tố tác động tới kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La (từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945): sự thay đổi đơn vị hành chính, vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, đời sống xã hội, các chính sách của nhà Nguyễn, các chính sách của thực dân Pháp… - Phục dựng tình hình kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 qua 2 giai đoạn từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1895 (mốc thành lập tỉnh Sơn La); từ năm 1895 đến năm 1945, trên các lĩnh vực: tình hình ruộng đất, các loại hình kinh tế (trồng trọt, chăn nuôi), hoạt động trao đổi buôn bán các sản phẩm nông nghiệp, một số tác động đến đời sống nhân dân, tình hình chính trị - xã hội… - Chỉ ra những biến đổi về kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La giữa hai giai đoạn trong phạm vi nghiên cứu, rút ra một số đặc điểm của kinh tế nông nghiệp địa phương trên cơ sở đặt tỉnh Sơn La trong không gian chung của vùng Tây Bắc và so sánh giữa tỉnh Sơn La với một số địa phương cụ thể như Lai Châu, Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang. Tác giả luận án sẽ tiến hành nhiệm vụ này lồng ghép trong từng nội dung của luận án để có minh chứng cụ thể thông qua những dẫn chứng trực tiếp nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 (bao gồm chế độ ruộng đất, kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, xuất khẩu nông sản). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đầu thế kỉ XIX, từ thời Gia Long, Sơn La thuộc trấn Hưng Hóa gồm các châu: Thuận, Sơn La, Mộc, Phù Hoa, Mai Sơn, Việt. Theo cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, địa phận Sơn La thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hóa gồm 6 châu: Phù Yên, Mộc, Thuận, Mai Sơn, Sơn La, Yên. Dưới thời Pháp thuộc, theo Nghị định 10/10/1895, phạm vi Sơn La gồm 12 châu: Mộc, Phù Yên, Sơn La, Yên, Mai Sơn, Thuận, Tuần Giáo, Điện Biên, Lai, Luân, Quỳnh Nhai, Phong Thổ. Tuy nhiên, ngày 28/6/1909, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách châu Quỳnh Nhai, Điện Biên, Tuần Giáo, Lai, Luân thành lập một tỉnh mới lấy tên là Lai Châu (thuộc đạo Quan binh 4); tách tổng Nghĩa Lộ nhập vào địa bàn tỉnh Yên Bái. Địa hạt Sơn La còn lại 6 châu: Sơn La (hay Mường La và địa phận Thành phố Sơn La hiện nay), Thuận Châu, Mai Sơn, Yên, Mộc, Phù Yên (gồm cả Bắc Yên ngày nay) và được duy trì đến hết thời Pháp thuộc. Địa phận tỉnh Sơn La bao gồm 6 châu như trên chính là không gian nghiên cứu của luận án. Về thời gian: Luận án nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945, tương ứng với giai đoạn từ khi nhà Nguyễn tiến hành lập địa bạ trong cả nước thời Gia Long năm 1805 đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945. Về nội dung: Kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nhiều ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Còn theo nghĩa hẹp kinh tế nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Với các tộc người ở tỉnh Sơn La, ngoài hai ngành trồng trọt và chăn nuôi, các tộc người còn đánh bắt và nuôi cá (người Thái) cũng như
  5. 3 khai thác các sản vật trong rừng. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát các tài liệu lưu trữ bằng tiếng Pháp và các nguồn tài liệu trong nước, chúng tôi chỉ tiếp cận được với những số liệu và ghi chép về hoạt động trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu. Còn những tài liệu về hoạt động khai thác rừng, đánh bắt cá của người Thái rất ít, nếu có cũng chỉ là một số nhận xét về thói quen dựa vào tự nhiên của các tộc người. Mặc dù đây là một trong những hoạt động giúp các tộc người nhất là người Thái đảm bảo nguồn thực phẩm nhưng những hoạt động này mang tính chất tự phát, theo mùa, phục vụ nhu cầu từng gia đình và cống nạp cho bộ phận thống trị… Hay nói cách khác nuôi trồng thủy sản ở trong ao, ruộng của người Thái chỉ như là sinh kế bổ sung của tộc người này; còn lâm nghiệp chủ yếu là khai thác các sản vật lâm nghiệp và lâm nghiệp ngoài gỗ để tiêu dùng trong gia đình nên chúng tôi không đủ dữ liệu để phân tích, đánh giá. Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu kinh tế nông nghiệp truyền thống tỉnh Sơn La bao gồm hai ngành trồng trọt và chăn nuôi qua hai giai đoạn từ đầu thế kỉ XIX đến khi tỉnh Sơn La được thành lập (năm 1895) và từ năm 1895 đến năm 1945. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Với đề tài „Kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945”, tác giả luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac – Lênin, đặc biệt là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu về những yếu tố tác động tới kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La, thực trạng kinh tế nông nghiệp tỉnh trong phạm vi nghiên cứu, chỉ ra những biến đổi của kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La qua hai giai đoạn từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1895 và từ năm 1895 đến năm 1945, rút ra một số đặc điểm của kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945. Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện thông qua việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của chuyên ngành Lịch sử như: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu... Trong đó, hai phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Phương pháp lịch sử giúp tác giả luận án tái hiện lại một cách chính xác, có hệ thống các vấn đề kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La theo tiến trình thời gian và đặt trong hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp lôgic giúp tác giả luận án phân tích và trình bày các vấn đề nghiên cứu cần phải giải quyết hay các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra đối với luận án được chặt chẽ, liền mạch và hợp lý nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Phương pháp thống kê nhằm thu thập tài liệu bởi luận án sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau (nguồn tài liệu tiếng Pháp, nguồn tài liệu Hán – Nôm, nguồn tài liệu sưu tầm, điền dã tại địa phương, các công trình nghiên cứu sách chuyên khảo, luận án...), xử lý và chắt lọc dẫn chứng và tài liệu quan trọng. Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm hiểu những thay đổi về kinh tế nông nghiệp của Sơn La qua 2 giai đoạn từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1895 và từ năm 1895 đến năm 1945, đồng thời có so sánh chọn điểm với một số tỉnh ở miền núi phía Bắc. Phương pháp sưu tầm và xử lý tư liệu được tác giả sử dụng trong suốt quá trình tiến hành làm luận án. Tác giả tiến hành sưu tầm các nguồn tài liệu tiếng việt, tiếng
  6. 4 Thái, Hán Nôm, tiếng Pháp có liên quan đến luận án. Từ những tài liệu sưu tầm được tác giả tiến hành phân định mức độ liên quan đến luận án và tiến hành sắp xếp, xử lí các nguồn tư liệu phù hợp với từng nội dung cụ thể trong luận án. Ngoài ra, tác giả luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành nhất là dân tộc học, địa lý học… kết hợp điều tra, phỏng vấn, điền dã tại địa phương. Bởi trong luận án, các nghiên cứu dân tộc học về các tộc người đặc biệt là các hoạt động kinh tế nông nghiệp được mô tả, phục dựng qua hàng loạt quá trình điền dã, thu thập tư liệu của các nhà dân tộc học. Từ đó, tác giả luận án cũng tiến hành phỏng vấn những nhà nghiên cứu, những người cao tuổi của các tộc người, tiến hành điền dã, khảo sát tại địa phương để có thêm những dữ liệu và đối chứng với những tài liệu lưu trữ nhằm phục dựng một cách hoàn chỉnh nhất về kinh tế nông nghiệp truyền thống của các tộc người tại tỉnh Sơn La. 4.2. Nguồn tài liệu Trong luận án tác giả sử dụng ba nguồn tài liệu: nguồn tài liệu lưu trữ được lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (TTLTQG I), Hà Nội bao gồm nguồn tài liệu địa bạ dưới triều Nguyễn và nguồn tài liệu tiếng Pháp; nguồn tài liệu sưu tầm, điền dã tại địa phương; nguồn tài liệu tham khảo là các công trình nghiên cứu, sách, luận án, luận văn, các bài viết đăng trên các tạp chí, hội thảo… Cụ thể: - Thứ nhất, với nguồn tài liệu lưu trữ + Nguồn tài liệu địa bạ trong luận án tác giả sử dụng các bản địa bạ của tỉnh Sơn La được lưu tại TTLTQG I, Hà Nội. Với 34 địa bạ bằng chữ Hán nôm của tỉnh Sơn La là 34 động, xã thuộc các thời điểm khác nhau. Địa bạ thời Gia Long thuộc 5 châu (Phù Yên, Thuận, Sơn La, Mai Sơn, Mộc). Địa bạ thời Minh Mệnh thuộc 5 châu (Phù Yên, Thuận, Yên, Sơn La, Mai Sơn). + Nguồn tài liệu lưu trữ bằng tiếng Pháp được lưu tại TTLTQG I, Hà Nội. Tài liệu được tác giả khai thác chủ yếu thuộc về các nội dung: báo cáo kinh tế (từ năm 1902 đến năm 1941), báo cáo tình hình chung của tỉnh hàng năm, các phiên họp hội đồng tỉnh, các biên bản chuyển nhượng, các đơn xin cấp đất… chủ yếu ở phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ (với kí hiệu RST) và phông Nha Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thương mại Đông Dương (với kí hiệu AFC). Tuy nhiên, các tài liệu tiếng Pháp cũng bị gián đoạn, thiếu các số liệu thống kê mang tính chất liên tục. – Thứ hai, đối với nguồn tài liệu sưu tầm, điền dã tại địa phương: Nguồn tài liệu quan trọng được sử dụng trong luận án là luật tục của người Thái ở các địa phương như Tục lệ người Thái Đen ở Thuận Châu, Mai Sơn… đã được Cầm Trọng, Ngô Đức Thịnh sưu tầm, dịch ra tiếng Việt và tập hợp lại trong công trình Luật tục Thái ở Việt Nam. Thông qua các bản luật tục này, tác giả luận án có những đối sánh với tài liệu gốc nhất là thời kì phong kiến nhà Nguyễn để xem xét mức độ thực hiện chính sách nông nghiệp và ruộng đất của triều đình trung ương với các tộc người ở Sơn La. Đặc biệt, qua luật tục của người Thái cũng làm rõ được những loại hình sở hữu ruộng đất ở Sơn La thời kì trước khi bị thực dân Pháp xâm chiếm. Bên cạnh đó, tác giả luận án còn sử dụng các cuốn Chuyện kể bản mường (Quam tô mương) của người Thái tại các động/xã thuộc các châu ở Sơn La như Mai Sơn, Thuận, Mộc, Phù Yên, Yên…, các sách ghi chép lai lịch các dòng họ chúa đất ở từng địa phương như Lai lịch dòng họ Bạc Cầm ở Mường Muổi (Thuận Châu), Danh sách tổ tiên họ Lò
  7. 5 Cầm ở Mai Sơn… cũng đã cung cấp cho tác giả luận án những căn cứ quan trọng khi nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp các tộc người, đặc biệt là người Thái ở Sơn La. Ngoài ra còn có những tư liệu truyền miệng và tư liệu phỏng vấn những nhà nghiên cứu Thái học, những nghệ nhân người Thái, người cao tuổi của các tộc người am hiểu lịch sử… Tuy nhiên, tất cả các nguồn tư liệu này đều viết về người Thái là chủ yếu, các tộc người khác có được nhắc đến nhưng với tư cách là những bộ phận lệ thuộc vào người Thái, chỉ có người Thái nơi đây mới có những ghi chép thông qua các bản luật tục đến trước năm 1945. Vì vậy, đối với những nghiên cứu về nông nghiệp tỉnh Sơn La nhất là thời kì phong kiến khi bị khuyết các tài liệu gốc như địa bạ, tác giả luận án đã sử dụng đến luật tục của người Thái để minh chứng, phác họa những luận điểm đưa ra trong tài liệu gốc, tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt, từ đó chỉ ra những đặc trưng trong kinh tế nông nghiệp cũng như tình hình ruộng đất của tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945. - Thứ ba, đối với nguồn tài liệu là các công trình nghiên cứu, sách, luận án, luận văn, các bài viết đăng trên các tạp chí, hội thảo… đây là những tài liệu tham khảo đề cập đến hàng loạt các vấn đề liên quan đến kinh tế nông nghiệp cả nước nói chung, vùng Tây Bắc và tỉnh Sơn La nói riêng trên những khía cạnh khác nhau. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án được coi là một trong những công trình đầu tiên tái hiện lại một cách tương đối toàn diện, có hệ thống về thực trạng kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945. - Luận án phân tích và đánh giá các nhân tố tác động đến kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La như: điều kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử hình thành, các chính sách của nhà nước phong kiến và thực dân Pháp từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945. - Kết quả nghiên cứu của Luận án đã góp phần làm rõ những đặc điểm của kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La nói riêng, khu vực Tây Bắc nói chung từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 như: ruộng đất manh mún; mang nặng tính chất tự cung tự cấp, phụ thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên; phương thức canh tác lạc hậu, chủ yếu là lao động thủ công theo kiểu “chọc lỗ tra hạt”, năng suất lao động và năng suất cây trồng vật nuôi thấp kém; phương thức bóc lột đặc trưng chủ yếu là “cống nạp sản vật và phu phen tạp dịch không công”… - Luận án góp phần bổ sung và làm phong phú thêm tài liệu nghiên cứu về Sơn La nói riêng, Tây Bắc nói chung; kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là tài liệu tham khảo để biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường Đại học, Cao đẳng và Phổ thông ở khu vực Tây Bắc và cả nước. - Kết quả nghiên cứu về “Kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945” góp phần tạo dựng cơ sở, nền tảng và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu để ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào phát triển nền kinh tế nông nghiệp ở Sơn La – Tây Bắc hiện đại và bền vững, nhất là bài học về quản lý đất đai trong giai đoạn hiện nay. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
  8. 6 Chương 2: Khái quát về tỉnh Sơn La đến trước năm 1945 Chương 3: Kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1895 Chương 4: Kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời trung đại Công trình đặt nền móng cho việc nghiên cứu về ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam chính là Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ (thế kỷ XV) của tác giả Phan Huy Lê. Về sau, hàng loạt các công trình tập trung nghiên cứu về vấn đề ruộng đất, đời sống nông dân triều Nguyễn như Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng Tháng Tám của Nguyễn Kiến Giang, Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX của tác giả Vũ Huy Phúc, Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn của các tác giả Trương Hữu Quýnh – Đỗ Bang và hàng loạt các bài viết liên quan được đăng tải trên các tạp chí khoa học... Đây là cơ sở để tác giả luận án tìm hiểu những tác động từ chính sách của nhà nước phong kiến Nguyễn đến kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La thế kỉ XIX cũng như đặt sự phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La trong sự phát triển chung của đất nước. Thêm vào đó, các luận án tiến sĩ lịch sử đã nghiên cứu về vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của các địa phương trong cả nước như Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Cao Bằng, Hà Tĩnh. Các luận án đã tạo dựng cơ sở để tác giả có hướng nghiên cứu về vấn đề kinh tế nông nghiệp ở một địa phương cụ thể như Sơn La, đồng thời có sự đối sánh nhất định trong quá trình nghiên cứu. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc * Nhóm công trình nghiên cứu của người Pháp - Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 phải kể đến các tác giả người Pháp với hàng loạt các công trình nghiên cứu đặc biệt liên quan tới chế độ ruộng đất, thủy lợi và sản xuất nông nghiệp (cây trồng, sản lượng, năng suất, xuất khẩu nông sản). Mặc dù các nghiên cứu trên không đề cập trực tiếp tới kinh tế nông nghiệp Sơn La, những những nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng, tạo cơ sở nền tảng và khung cảnh chung về kinh tế nông nghiệp của Việt Nam thời kỳ thuộc địa. Qua đó có thể thấy chính sách kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng của Pháp ở Việt Nam, trong đó có Sơn La. Đặc biệt là chính sách quản lý ruộng đất, cấp đất nhượng, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, chính sách thuế ruộng đất,… * Nhóm công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước - Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt sau năm 1954, tình hình nghiên cứu vấn
  9. 7 đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp đã được chú ý nhiều hơn. Hàng loạt các công trình của các tác giả trong nước được công bố, mở ra những vấn đề quan trọng về ruộng đất, về kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời thuộc Pháp. Các tác giả nổi bật về nghiên cứu ruộng đất, kinh tế - xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc phải kể đến như Tạ Thị Thúy, Nguyễn Văn Khánh, Hồ Tuấn Dung, Dương Kinh Quốc... 1.2. Những nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kinh tế nông nghiệp, về các tộc ngƣời, về tộc ngƣời Thái ở Tây Bắc và Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kinh tế nông nghiệp Sơn La * Nhóm công trình nghiên cứu của người Pháp Qua tìm hiểu và kiểm tra kĩ lưỡng các nguồn khác nhau bằng tiếng Pháp, tác giả luận án thấy rằng, trong thời kỳ thuộc địa không có một nghiên cứu nào chuyên khảo về Sơn La nói chung và nông nghiệp Sơn La nói riêng. Đây là điều khá đặc biệt, vì nhiều tỉnh ở Bắc Kì thường có Địa chí do người Pháp biên soạn, nhưng Sơn La thì cho tới hiện nay vẫn chưa tìm thấy văn bản nào. Chính vì lý do trên nên, những thông tin về kinh tế - xã hội của Sơn La, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp của tỉnh này chủ yếu được đề cập trong một số nghiên cứu chung về Bắc Kỳ * Nhóm công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Nghiên cứu các vấn đề liên quan trực tiếp đến kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 gần đây có hai tác giả: Tác giả Tống Thanh Bình với luận án Kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945; Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy với hai bài viết “Địa giới hành chính và tình hình ruộng đất ở Sơn La thế kỷ XIX qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn”, “Tình hình ruộng đất ở Sơn La qua địa bạ Gia Long 4 (1805)”. Thông qua các công trình này đã làm sảng tỏ vấn đề ruộng đất của tỉnh Sơn La qua địa bạ triều Nguyễn, đặc biệt bức tranh toàn cảnh về kinh tế xã hội của tỉnh thời Pháp thuộc. Có thể coi đây là những công trình gần nhất, có liên quan mật thiết đến nội dung nghiên cứu của luận án, cần được kế thừa và tiếp tục mở rộng nghiên cứu. 1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về các tộc người ở Tây Bắc Các công trình chủ yếu làm rõ các ngành kinh tế truyền thống của các tộc người ở Tây Bắc gồm trồng lúa nước, nương rẫy, chăn nuôi của các tộc người trong đó tác giả đặc biệt làm rõ vấn đề này ở tộc người Thái, Mông, Khơ Mú, Xinh Mun, Kháng... 1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về người Thái ở Tây Bắc, Sơn La Sơn La, đến năm 1932 vẫn có 74,5 % bộ phận dân cư là người Thái nên những nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp cũng như vấn đề ruộng đất của người Thái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhắc đến những nghiên cứu về người Thái nói chung, liên quan đến kinh tế nông nghiệp của người Thái nói riêng phải kể đến các tác giả như Cầm Trọng, Đặng Nghiêm Vạn, Lã Văn Lô với hàng loạt các công trình nghiên cứu. Nội dung chủ yếu là phục dựng, phác họa kinh tế - xã hội của người Thái trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Ngoài ra, công trình Luật tục Thái ở Việt Nam (tập quán pháp) có 2 bản Luật tục liên quan trực tiếp tới vấn đề ruộng đất của người Thái ở Sơn La là bản Lệ luật người Thái Đen ở Thuận Châu (Sơn La) và bản Luật lệ
  10. 8 bản mường ở Mai Sơn đây là hai bản luật tục vô cùng quan trọng, có tính xác thực cao, đã cung cấp những vấn đề cần thiết nhất để làm rõ được quyền sở hữu ruộng đất, các loại hình ruộng đất, cách thức phân chia ruộng đất trong các bản, mường Thái trước năm 1930. 1.3. Những vấn đề nghiên cứu đã đƣợc làm rõ và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết 1.3.1. Những vấn đề nghiên cứu đã được làm rõ Các công trình sách chuyên khảo, luận án, các bài báo của các tác giả người Pháp và trong nước đã làm rõ được các vấn đề sau: - Các nghiên cứu của các tác giả người Pháp chủ yếu là những công trình liên quan đến chế độ ruộng đất, thủy lợi và sản xuất nông nghiệp của cả Đông Dương nói chung và một số công trình nghiên cứu chung về Bắc Kỳ. Hay nói cách khác, bức tranh toàn cảnh về kinh tế nông nghiệp Đông Dương nhất là vùng Bắc Kỳ đã được các tác giả phục dựng, tái hiện. Đây chính là khung cảnh của luận án khi nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc. - Đã có những công trình chuyên khảo về ruộng đất của cả nước thời phong kiến, thời Pháp thuộc và kinh tế nông nghiệp các địa phương cụ thể như Thái Bình, Nam Định, Cao Bằng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh ... Đây là cơ sở nền tảng quan trọng để tác giả luận án có hướng nghiên cứu chính xác, đặt kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La trong sự phát triển chung của cả nước, cũng như có sự đối sánh với các địa phương khác. - Nhóm các công trình nghiên cứu về vùng Tây Bắc nói chung, các tộc người thiểu số, tộc người Thái nói riêng đã tập trung làm rõ những nghiên cứu trên lĩnh vực đời sống tinh thần, đời sống vật chất, những nét văn hóa đặc trưng, tổ chức xã hội… của các tộc người ở khu vực Tây Bắc thời kì này và dĩ nhiên tỉnh Sơn La cũng nằm trong sự phát triển chung đó. - Trong những công trình của các tác giả trong nước liên quan đến kinh tế nông nghiệp vùng Tây Bắc nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng, các tác giả như Cầm Trọng, Đặng Nghiêm Vạn đã đứng trên khía cạnh dân tộc học để nghiên cứu, phác họa, phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về kinh tế nông nghiệp của các tộc người nhất là người Thái ở Tây Bắc. Gần đây, các tác giả như Tống Thanh Bình, Nguyễn Thị Thu Thủy đã có những nghiên cứu trực tiếp về vấn đề ruộng đất của tỉnh Sơn La thời phong kiến hay kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc. Đặc biệt, trong luận án của tác giả Tống Thanh Bình đã có phần nghiên cứu sâu về kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La trước năm 1895 và nông nghiệp tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc, đưa ra những nhận xét về kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc trong chương 4 “Nhận xét về kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945”. Tác giả luận án sẽ kế thừa và tiếp tục làm rõ bức tranh kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945. Như vậy, về tổng thể chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách chi tiết vấn đề Kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1945, nên tác giả lựa chọn vấn đề này làm đề tài luận án. 1.1.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết Với mục tiêu nghiên cứu về “Kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ
  11. 9 XIX đến năm 1945” qua hai giai đoạn từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1895 và từ năm 1895 đến năm 1945, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước và các tác giả người Pháp, luận án cần tiếp tục giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất: Làm rõ những yếu tố tác động đến kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La: sự thay đổi đơn vị hành chính, vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội, chính sách của nhà Nguyễn, chính sách của thực dân Pháp. Thứ hai: Phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 qua hai giai đoạn từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1895 và từ năm 1895 đến năm 1945 bao gồm: ruộng đất (cơ sở của kinh tế nông nghiệp), hoạt động sản xuất của hai ngành kinh tế chủ đạo: trồng trọt và chăn nuôi, hoạt động trao đổi, buôn bán các sản phẩm nông nghiệp. Thứ ba: Rút ra những nhận xét, những đặc điểm, những biến đổi của kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La qua hai giai đoạn. Đồng thời có sự so sánh đặc điểm trong sở hữu ruộng đất, trong loại hình canh tác giữa các tộc người với nhau, rộng hơn là đặt tỉnh Sơn La trong sự đối sánh với khu vực Tây Bắc và một số địa phương như cụ thể như Lai Châu, Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang. Thư tư: Chỉ ra những tác động của kinh tế nông nghiệp đến các vấn đề xã hội của tỉnh trong phạm vi nghiên cứu. CHƢƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH SƠN LA TRƢỚC NĂM 1945 2.1. Sự thay đổi đơn vị hành chính 2.1.1. Sơn La trước thế kỉ XIX Đơn vị hành chính của tỉnh Sơn La trong lịch sử được căn cứ theo địa vực tỉnh Hưng Hóa dưới triều Nguyễn. Từ khi người Thái vào Tây Bắc – Sơn La, ổn định cư trú khoảng thế kỉ IX đến thế kỉ XIII hình thành các châu mường do người Thái đứng đầu, dần dần thần phục, lệ thuộc vào nhà nước phong kiến Lý, Trần, Lê và đầu Nguyễn, trở thành những đơn vị hành chính của Đại Việt. Nói cách khác, Sơn La nằm trong chỉnh thể nhà nước Đại Việt, chịu sự quản lý và gắn kết với chính quyền trung ương. 2.1.2. Sơn La dưới triều Nguyễn (từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1885) Dưới thời Gia Long, địa phận Sơn La thuộc phủ Gia Hưng, trấn Hưng Hóa bao gồm 6 châu: Sơn La, Thuận, Mai Sơn, Việt, Mộc, Phù Hoa với 25 động. Thời Minh Mệnh, địa phận Sơn La thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hóa gồm 6 châu: Phù Yên, Mộc, Yên, Sơn La, Mai Sơn, Thuận với 28 động, xã. 2.1.3. Sơn La từ năm 1886 đến năm 1945 Tháng 12/1887, Pháp đánh chiếm Sơn La. Tháng 4/1888, về cơ bản, thực dân Pháp đã chiếm được khu vực trung tâm của Sơn La và bắt đầu xây dựng bộ máy cai trị. Thực dân Pháp liên tiếp ban hành các Nghị định với mục đích hoàn thiện bộ máy cai trị và tiến hành bóc lột quần chúng nhân dân. Ngày 10/10/1895, với việc chuyển Tiểu quân khu Vạn Bú thuộc đạo Quan binh 4 là vùng đất quân quản sang chế độ dân sự với tên gọi tỉnh Vạn Bú, chính quyền thuộc địa cho rằng địa bàn này đã được bình định. Ngày 10/10/1895, trở thành thời điểm ra đời của tỉnh Sơn La. Với nghị định ngày 28/6/1909 của Toàn quyền Đông Dương để thành lập một tỉnh mới lấy tên là Lai Châu
  12. 10 (thuộc đạo Quan binh 4); tách tổng Nghĩa Lộ nhập vào địa bàn tỉnh Yên Bái; địa hạt Sơn La còn lại 6 châu: Sơn La (hay Mường La và địa phận Thành phố Sơn La hiện nay), Thuận Châu, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên (gồm cả Bắc Yên ngày nay). Năm 1932, Sơn La gồm 6 châu, 29 mường, 1.180 bản và Trung tâm hành chính Vạn Yên. Các đơn vị hành chính trên tồn tại đến hết thời kỳ Pháp thuộc 2.2. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên Cuối thế kỉ XIX, tỉnh Sơn La giáp Đạo quan binh số 4 ở phía Tây và phía Bắc, ở phía Bắc Sơn La còn giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và Sầm Nưa của Lào. Các yếu tố điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn... đã có những tác động hai chiều đến kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La. Hay nói cách khác, các yếu tố điều kiện tự nhiên vừa phù hợp với việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh vừa đặt ra hàng loạt những thách thức, khó khăn cần giải quyết. 2.3. Dân cƣ - xã hội 2.3.1. Dân cư Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Sơn La thuộc tỉnh đất rộng, người thưa. Sơn La có 12 tộc người gồm: Thái, Kinh, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Xinh Mun, Kháng, La Ha, Lào, Tày, Hoa sống rải rác trên khắp lãnh thổ của tỉnh và trong đó người Thái có số dân đông đảo nhất. Mỗi tộc người đều cư trú trên những địa vực khác nhau và ở Sơn La có 3 nhóm dân cư chính có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội của tỉnh bao gồm: nhóm Thái, nhóm Mông, nhóm người bị gọi chung là Xá (bao gồm Kháng, Xinh Mun, La Ha, Khơ Mú). Việc địa bàn sinh sống của các nhóm dân cư có sự phân hóa rõ nét sẽ ảnh hưởng lớn đến loại hình canh tác kinh tế nông nghiệp tương ứng với từng vùng, từng tộc người cụ thể. 2.3.2. Xã hội Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, quan hệ xã hội ở Sơn La một mặt bị chi phối bởi quan hệ thực dân nửa phong kiến, mặt khác, tùy từng vùng dân tộc mà bị chi phối bởi quan hệ khác nhau. Vùng tồn tại chế độ phìa, tạo (vùng người Thái), thống quán, thống lý, quan sự (vùng người Mông), sen, quản, khun (vùng người Khơ Mú). Song sự thống trị của quý tộc Thái với chế độ phìa, tạo đã bao trùm lên toàn bộ xã hội nơi đây, các tộc người khác phải lệ thuộc vào quý tộc Thái với những mức độ khác nhau. Cơ cấu xã hội ở Sơn La trước khi có thực dân Pháp vào xâm chiếm về cơ bản gồm 2 tầng lớp: thống trị và bị trị. Tầng lớp thống trị bao gồm chúa đất (vùng người Thái), Thống lý, Thống quán (vùng người Mông) và các chức dịch. Tầng lớp bị trị ở vùng người Thái và các tộc người bị gọi là Xá (Khơ Mú, Kháng, Xinh Mun, La Ha) là nông dân bao gồm ba bộ phận: nông dân tự do, nông dân bán tự do – gọi là cuông, nhốc, gia nô – gọi là côn hươn. Với vùng người Mông tầng lớp bị trị gồm bộ phận nông dân tự do (pề sềnh), bộ phận giống như cuông nhốc của người Thái gọi là sáo pang, sú clơ. Đến khi thực dân Pháp vào, quyền thống trị cao nhất thuộc về Công sứ, nhân viên, binh lính Tòa Công Sứ; sau đó mới đến Tri châu và các chức dịch người Việt. Đã xuất hiện tầng lớp tiểu tư sản nhưng số lượng ít. Công nhân số lượng ít vì đồn điền cũng như các ngành công nghiệp không phát triển. Đặc biệt trong xã hội người Thái càng có sự phân hóa sâu sắc với 5 đẳng cấp khác nhau (phìa tạo, kỳ mục, mo chang, nông dân công xã, gia nô).
  13. 11 Nhìn chung, trước năm 1945, người Thái đóng vai trò trụ cột trong bản mường, trong đó, vai trò của các phìa – chúa đất (chẩu mường, chủ mường) rất quan trọng. Về hình thức mà xét, tất cả đất đai, ruộng nương, nguồn nước, rừng rú… đều thuộc quyền sở hữu bản mường nhưng ở Sơn La theo tập quán pháp, quyền sở hữu đó thực chất thuộc về các chúa đất. Cơ sở của chế độ phìa tạo chính là chế độ ruộng công – ruộng toàn mường. CHƢƠNG 3 KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1895 3.1. Chính sách của nhà Nguyễn đối với kinh tế nông nghiệp Các chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn như: đo đạc lập địa bạ trong cả nước, ban cấp ruộng đất, khai hoang đều có những tác động nhất định đến kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La thời kì này. Tựu chung lại, nhà Nguyễn luôn cố gắng bảo vệ số lượng ruộng đất công, xong qúa trình tư hữu hóa ruộng đất dưới triều Nguyễn diễn ra nhanh chóng. Tỷ lệ ruộng công tư giữa các địa phương không giống nhau xuất phát từ đặc trưng của từng vùng. Vì vậy, chế độ tô, thuế ruộng đất triều Nguyễn đối với từng địa phương là khác nhau và có sự thay đổi theo từng đời vua. Thuế ruộng đất thời Nguyễn về cơ bản theo nguyên tắc là thuế thu bằng hiện vật. Đồng thời chính sách thuế ở miền Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho giai cấp địa chủ thu địa tô cao, kích thích mở rộng sở hữu địa chủ vừa và nhỏ bằng cách xâm chiếm công điền và làm phá sản sở hữu nhỏ của nông dân tự canh. 3.2. Tình hình ruộng đất 3.2.1. Qua địa bạ Trong sưu tập địa bạ ở Trung tâm lưu trữ quốc gia I có 34 địa bạ thuộc địa phận tỉnh Sơn La ngày nay. Ruộng đất tỉnh Sơn La được tập trung phản ánh qua địa Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840). Cụ thể: Bảng 3.3. Tình hình ruộng đất ở Sơn La qua địa bạ Gia Long 4 (1805) Niên Phục hóa TT Xã Tƣ điền Thực canh Lƣu hoang Hạng đại thành công Châu Phù Yên Tam 1 Động Tường Phong GL4 66.8.13.2.01 60.8.13.2.0 90,9% 6.0.00.0.0 9,1% đẳng Tam 2 Động Quang Hoa GL4 115.0.05.8.0 100.0.05.8.0 87% 15.0.00.0.0 13% đẳng Châu Thuận Tam 3 Động Khinh Khoái GL4 19.9.04.8.0 6.7.04.0.0 31,6% 13.2.00.8.0 68,4% đẳng Tam 4 Động Nam Trịnh GL4 49.7.03.2.0 14.7.00.0.0 28,6% 35.0.03.2.0 71,4% đẳng Tam 5 Động Thanh Bình GL4 61.6.12.6.0 13.3.05.0.0 21,3% 48.3.07.6.0 78,7% đẳng Tam 6 Động Hoàng Mai GL4 58.7.13.1.0 13.6.10.0.0 22,4% 45.1.03.1.0 77,6% đẳng 1 Viết tắt của 66 mẫu 8 sào 13 thước 2 tấc 0 phân
  14. 12 Tam 7 Động Trịnh Bắc GL4 60.6.00.3.0 12.5.00.0.0 20,6% 48.1.00.3.0 79,4% đẳng Châu Sơn La Tam 8 Động Hiếu Trại GL4 165.0.03.8.0 96.5.00.0.0 58,5% 68.5.03.8.0 41,5% đẳng Tam 9 Động Cột Kham GL4 96.8.05.6.0 31.8.05.0.0 32,9% 65.0.00.6.0 67,1% đẳng Tam 10 Động Trình La GL4 418.7.09.7.0 105.7.00.0.0 25,2% 313.0.09.7.0 74,8% đẳng Châu Mai Sơn Tam 11 Động Lô Ty GL4 18.7.14.0.0 18.7.14.0.0 đẳng Động Trình [Chiềng] Tam 12 GL4 169.6.09.0.0 81.5.00.0.0 48,1% 88.1.09.0.0 51,9% Ban đẳng Động Trình [Chiềng] Tam 13 GL4 17.0.00.0.0 17.0.00.0.0 Bôn đẳng Động Trình [Chiềng] Tam 14 GL4 52.5.02.1.0 47.6.02.1.0 90,7% 4.9.00.0.0 9,3% Chanh đẳng Châu Mộc Tam 15 Động Hướng Càn GL4 73.8.09.7.0 30.4.05.7.0 41,2% 43.4.04.0.0 58,8% đẳng Tam 16 Động Mộc Hạ GL4 91.4.01.8.0 37.2.01.8.0 40,7% 54.2.00.0.0 59,3% đẳng Tam 17 Động Mộc Thượng GL4 91.4.01.8.0 40.2.00.0.0 44% 51.2.01.8.0 56% đẳng Tam 18 Động Xuân Nha GL4 20.2.05.7.0 15.2.00.7.0 75,2% 5.0.05.0.0 24,8% đẳng Tam 19 Động Cẩm Nông GL4 12.1.09.2.0 7.1.00.0.0 58,6% 5.0.09.2.0 43.4% đẳng Tổng 1660.3.06.3.0 750.9.07.3.0 45,2% 816.3.04.1.0 49,2% 93.0.09.9.0 5,6% Bảng 3.4. Tình hình ruộng đất ở Sơn La qua địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) Niên Lƣu Phục hóa TT Xã Tƣ điền Thực canh Hạng đại hoang thành công Châu Phù Yên Tam 1 Xã Tường Phù MM21 78.3.07.4.0 70.3.07.4.0 89,8% 8.0.00.0.0 10,2% đẳng Tam 2 Xã Tường Phong MM21 66.8.13.2.0 60.8.13.2.0 91% 6.0.00.0.0 9,0% đẳng Châu Thuận Tam 3 Xã Khinh Khoái MM21 19.9.04.8.0 6.7.04.0.0 33,7% 13.2.00.8.0 66,3% đẳng Tam 4 Xã Nam Trịnh MM21 49.7.03.2.0 14.7.00.0.0 29,6% 35.0.03.2.0 70,4% đẳng Tam 5 Xã Thanh Bình MM21 61.6.12.6.0 13.3.05.0.0 21,6% 48.3.07.6.0 78,4% đẳng Châu Yên Tam 6 Xã Bác Nhĩ MM21 171.9.02.0.0 100.2.10.0.0 58,3% 71.6.07.0.0 41,7% đẳng Tam 7 Xã Trịnh Nho MM21 182.2.05.9.0 100.2.00.9.0 55% 82.0.05.0.0 45% đẳng Châu Sơn La Tam 8 Xã Nhân Lý MM21 111.8.14.7.0 39.0.14.0.0 34,9% 72.8.00.7.0 65,1% đẳng Tam 9 Xã Trình La MM21 418.7.09.7.0 105.7.00.0.0 25,2% 74,8% 313.0.09.7.0 đẳng
  15. 13 Tam 10 Xã Hướng Bạo MM21 96.8.05.6.0 31.8.05.0.0 32,9% 65.0.00.6.0 67,1% đẳng Châu Mai Sơn Tam 11 Xã Lô Ty MM21 18.7.14.0.0 18.7.14.0.0 100% đẳng Tổng 1277.0.03.1.0 561.8.13.5.0 44% 715.1.04.6.0 56% Qua nghiên cứu các bản địa bạ tập trung chủ yếu ở hai niên đại Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) có thể thấy: toàn bộ các loại ruộng đất ở các động, xã của Sơn La theo thống kê 100% là ruộng tư; tỷ lệ phân bố ruộng đất tư không đồng đều giữa các địa phương; ruộng đất của các động, xã thuộc Sơn La ở nửa đầu thế kỷ XIX chỉ canh tác một vụ thu, không canh tác vào vụ hè, diện tích ruộng thu là 100%; quy mô ruộng đất của các động/xã của Sơn La nửa đầu thế kỉ XIX không có sự biến đổi; không có chủ sở hữu ruộng đất lớn trên 16 mẫu, chủ yếu là sở hữu vừa và nhỏ; vị thế các họ người Thái như họ Cầm, họ Lò, họ Hà khá lớn trong tổng số các chủ sở hữu; người có sở hữu ruộng đất lớn nhất không phải là chức dịch trong động, họ chủ yếu là các chủ sở hữu vừa và nhỏ. 3.2.2. Qua các nguồn tài liệu khác Thông qua việc nghiên cứu “Tục lệ người Thái Đen ở Thuận Châu” và “Luật lệ bản mường ở Mai Sơn”, trong toàn bộ nội dung các bản Luật lệ không hề đề cập tới loại ruộng tư nhân nào mà chỉ đề cập tới việc phân chia ruộng đất công hay người Thái gọi là ruộng toàn mường. Ruộng toàn mường được phân chia cho hai bộ phận sau: thứ nhất: ruộng phân chia cho quý tộc và chức dịch bao gồm người đứng đầu mường, các chức dịch trong bản mường; thứ hai: ruộng phân chia cho nông dân bao gồm nông dân gánh vác và nông dân cuông, nhốc, pụa pái. Sự phân chia mang tính chất luật lệ này đã làm xuất hiện hàng loạt các loại hình sở hữu ruộng đất khác nhau trong xã hội. 3.3. Hoạt động sản xuất nông nghiệp 3.3.1. Trồng trọt Các loại cây trồng Ruộng nước do người Thái sở hữu nên ở ruộng nước người Thái chỉ độc canh cây lúa và chỉ canh tác một vụ. Ở nương trồng nhiều loại cây trồng khác nhau: lúa, ngô, khoai, sắn; những cây có chất dầu như vừng, lạc; và đặc biệt trồng bông, chàm để giải quyết nhu cầu mặc, làm chăn, đệm... Việc sinh sống bằng ruộng nước là chủ yếu, kèm theo kinh tế nương rẫy bổ trợ cho cuộc sống khiến người Thái có cuộc sống định cư. Trong khi các tộc người khác như người Mông tính định cư mất đi do phải thường xuyên thay đổi chỗ canh tác như tục ngữ Thái có câu “ba ngày chuyển nhà, ba tháng rời bản”. Kỹ thuật trồng trọt Đối với ruộng nước, người Thái là bộ phận chính trong việc canh tác trên ruộng nước. Song về cơ bản kỹ thuật trồng trọt còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên nhất là nguồn nước, ruộng nước chỉ canh tác một vụ, không bón phân cho ruộng. Người Thái đã tạo ra hệ thống thủy lợi “mương, phai, lái, lín, lốc, cọn” để dẫn nước vào ruộng. Các biện pháp kĩ thuật bao gồm: cày – giãy cỏ - phát bụi rậm - đắp bờ - bừa sau khi đã dẫn nước tới ruộng – cấy - chăm sóc - thu hoạch - kết thúc mùa vụ. Đối với nương rẫy, nguồn sống chính của hầu hết các tộc người trong tỉnh đặc
  16. 14 biệt nhóm người Mông và nhóm người Môn Khơ me (Kháng, La Ha, Xinh Mun, Khơ Mú) là hai bộ phận canh tác nương rẫy chủ yếu ở Sơn La. Xét về kỹ thuật, mỗi tộc người đều có những khâu kỹ thuật canh tác trên nương khác nhau. Nhưng về cơ bản, hầu hết các tộc người kể cả người Thái đều trồng nương theo phương pháp thủ công, theo kiểu truyền thống “đao canh hỏa chủng”, dùng dao phát cỏ, cây sau đó để khô dùng lửa đốt lấy tro, đợi đến đầu mùa mưa dùng gậy “chọc lỗ tra hạt”. Riêng người Mông, ngoài bộ phận theo phương pháp làm nương thủ công họ tiến hành kỹ thuật làm nương tiến bộ hơn đó là dùng cày và bừa: dùng dao phát cỏ, chặt cây, chờ khô, dùng lửa đốt, rồi cày ải qua đông, rồi cày lần hai và bừa dọn cho sạch cỏ, sau đó mới tiến hành trồng trọt. Quy mô (năng suất và sản lượng) Dựa trên quy mô sở hữu ruộng đất, chúng ta hoàn toàn có thể đoán định, các hình thức trồng trọt ở Sơn La manh mún, không có đồn điền chuyên canh. Nếu so sánh về quy mô thì nương rẫy bao giờ có diện tích lớn hơn so với ruộng nước, nhưng xét về sản lượng thì ruộng nước cao hơn nhiều. So sánh trong chính bộ phận làm nương rẫy của các tộc người hoàn toàn có thể nhận thấy, người Mông với việc dùng cày trên nương rẫy, biết bón phân chuồng cho đất, rõ ràng có những tiến bộ lớn so với phương thức canh tác “chọc lỗ bỏ hạt” và dựa vào nguồn phân có sẵn trong tự nhiên của hầu hết các tộc người khác. Vì vậy năng suất cũng cao hơn, cuộc sống của họ định cư hơn so với các tộc người lấy nương rẫy làm nguồn sống chính khác trong tỉnh. 3.3.2. Chăn nuôi Các loại vật nuôi Đối với người Thái, trước đây trong mỗi gia đình đều nuôi gia súc, gia cầm. Phổ biến là nuôi trâu, bò, lợn, ngựa, dê, chó, mèo, gà, vịt, cá… với mục đích chính để cung cấp sức kéo cho nông nghiệp, để tăng cường lượng thực phẩm cho các bữa ăn, để phục vụ cho các nghi lễ cúng tế, để tiếp khách… và khi cần thiết cũng đem ra trao đổi buôn bán. Đối với người Mông, trâu là vật nuôi phổ biến để cung cấp sức kéo cho nông nghiệp, chăn nuôi tiểu gia súc phát triển với nhiều giống lợn, gà sinh sản nhanh cho năng suất cao. Đối với Người Khơ Mú và người Kháng chăn nuôi khá đa dạng bao gồm chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò, ngựa), chăn nuôi gia súc nhỏ (lợn, chó, dê) và gia cầm (chủ yếu gà và vịt). Còn người Xinh Mun hoạt động chăn nuôi chỉ dừng ở mức chăn thả gia cầm. Kỹ thuật chăn nuôi Các tộc người thường chăn nuôi gia súc, gia cầm theo lối nửa chăm sóc, nửa tự nhiên. Hầu hết vật nuôi đều tự kiếm ăn (chăn nuôi theo lối thả rông), đến chiều tối, hoặc đến mùa vụ mới được dắt, lùa về nhà. Nhìn chung, chăn nuôi thời kì này mang tính chất hộ gia đình là chủ yếu, chưa xuất hiện những hình thức chăn nuôi lớn. Mục tiêu chính của chăn nuôi là phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân hay chăn nuôi của các tộc người ở Sơn La thời kì này mang tính tự cấp tự túc rõ nét. Điều này dẫn đến số lượng các sản phẩm từ chăn nuôi trong trao đổi buôn bán thấp.
  17. 15 3.3.3. Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Kinh tế Sơn La thời kỳ này vẫn là một nền kinh tế tự túc, tự cấp, làm tới đâu tự người sản xuất tiêu dùng tới đó. Các sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu của các hộ gia đình. Trao đổi buôn bán có diễn ra nhưng chủ yếu là giữa các tộc người trong vùng với nhau. Hình thức trao đổi chủ yếu là sản vật đổi lấy sản vật, có định giá hoặc không có định giá. Cư dân thường mang các sản phẩm đan lát, thổ sản quý… đổi lấy các thứ cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày và nông cụ. Trong đó các sản phẩm của trồng trọt bao giờ cũng lớn hơn sản phẩm từ chăn nuôi. Đặc biệt, thời kỳ này đã xuất hiện chợ Chiềng Lề, nơi tập trung các thương nhân người Hoa, người Việt đến để trao đổi buôn bán. 3.4. Nhận xét về kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1895 Thứ nhất, vấn đề cốt lõi của kinh tế nông nghiệp chính là ruộng đất, tuy nhiên khi nghiên cứu về vấn đề ruộng đất của tỉnh Sơn La thời kì này có thể thấy sự khác biệt giữa tính chất tư hữu được đề cập đến trong địa bạ triều Nguyễn và tính chất công hữu trong các bản luật tục địa phương của người Thái, song tựu chung lại đều nổi lên vai trò của các dòng họ người Thái trong vấn đề sở hữu ruộng đất nơi đây. Thứ hai, chế độ ruộng công – ruộng toàn mường ở tỉnh Sơn La là một trong những nguyên nhân dẫn đến “sức ì” trong sản xuất nông nghiệp. Thứ ba, đặc trưng của sản xuất nông nghiệp tỉnh Sơn La nói riêng và cả khu vực Tây Bắc nói chung là mỗi tộc người đều có thế mạnh riêng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp trên những địa bàn khác nhau. Thứ tư, kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La thời kì này là một nền sản xuất lạc hậu, trì trệ, mang nặng tính tự cung tự cấp, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Thứ năm, dưới tác động của vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp đã khiến cho xã hội có sự phân hóa rõ nét với đặc trưng là sự tồn tại lâu dài của chế độ phìa tạo trong các bản mường. Xã hội đã phân hoá thành hai bộ phận: một bên là giai cấp thống trị đại diện là quý tộc với trách nhiệm quản lý bản mường; một bên là giai cấp bị trị bao gồm toàn bộ nông dân trong bản mường với trách nhiệm lao động để gánh vác việc mường. Tuy nhiên, khi tiếp cận các nguồn tài liệu khác nhau, tác giả luận án nhận thấy, cho đến trước khi thực dân Pháp xâm lược, ở Sơn La không có những phong trào đấu tranh của nông dân các tộc người chống lại chế độ phìa tạo. Điều này khiến xã hội Sơn La ít biến động, ít mâu thuẫn, ít xung đột. Sau này, khi thực dân Pháp vào thống trị Sơn La vì những ưu việt này nên về cơ bản vẫn giữ nguyên bộ máy thống trị cũ theo chế độ phìa tạo. CHƢƠNG 4 KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA TỪ NĂM 1895 ĐẾN NĂM 1945 4.1. Những điều kiện lịch sử mới tác động đến kinh tế tỉnh Sơn La 4.1.1. Thực dân Pháp đánh chiếm và đặt ách cai trị tại Sơn La Ngày 3/12/1887, từ Bảo Hà (Lào Cai) được sự dẫn đường của Cầm Bun Hoan (thủ lĩnh nghĩa quân Mường La đã ra đầu thú thực dân Pháp năm 1884) tên quan tư Pháp Uđơri (Ouderie) dẫn đầu đội quân xâm lược theo đường Ngọc Chiến, It Ong, Tạ
  18. 16 Bú, Mường Bú (Mường La) đánh chiếm Sơn La. Tháng 4/1888, về cơ bản, thực dân Pháp đã chiếm được khu vực trung tâm của Sơn La và bắt đầu xây dựng bộ máy cai trị. Tỉnh Sơn La theo chế độ công sứ, đứng đầu là công sứ người Pháp và có một số cơ quan, nhân viên giúp việc. Bên cạnh đó, chính quyền đô hộ tiếp tục duy trì bộ máy hành chính phong kiến rất phức tạp đứng đầu là Tuần phủ, quản đạo nhưng chỉ là sự thừa hành, quyền hành rất hạn chế. Giúp việc cho tuần phủ có một số bộ phận chuyên lo những công việc về mặt hành chính, lễ nghi, văn hóa, xã hội… Còn ở địa phương: các châu, mường, bản gần như thực dân Pháp giữ nguyên bộ máy thống trị của quý tộc phong kiến trước đây. Đồng thời, thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị một cách rõ nét bằng cách sử dụng hệ thống chính quyền có tính chất tự trị của các dân tộc Thái, Mông, Xá, Dao. Những chính sách chính trị của thực dân Pháp kết hợp với những biện pháp kinh tế đã khiến cho xã hội Sơn La có nhiều biến chuyển sâu sắc. 4.1.2. Chính sách nông nghiệp của chính quyền thuộc địa Chính sách ruộng đất Ngay sau khi kết thúc các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, thực dân Pháp tăng cường công cuộc cướp đoạt ruộng đất dẫn tới sự xuất hiện ngày càng nhiều của các đồn điền rộng lớn. Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền là chủ trương lớn nhất của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Bên cạnh đó, ở Bắc Kỳ - nơi chế độ ruộng công tồn tại lâu đời, thực dân Pháp chủ trương duy trì, thậm chí phát triển chế độ sở hữu công, cấm các làng xã không được bán công điền công thổ. Chính sách này đã đẩy nông dân Bắc Kỳ rơi vào tình cảnh phá sản, bần cùng và bế tắc. Chính sách khai thác nông nghiệp thuộc địa Với mục đích hỗ trợ việc khai thác nông nghiệp của người Âu cũng như khuyến khích nông nghiệp bản xứ phát triển, chính quyền đô hộ đã thành lập Phòng Canh nông Bắc Kỳ năm 1894 và thiết lập các cơ quan như: Nha Khí tượng Đông Dương (năm 1897), Sở Thú y (năm 1901), Hội đồng cải tiến chăn nuôi (năm 1904)… Bên cạnh đó, năm 1920, Ủy ban Hành động Nông nghiệp thuộc địa cùng với một số cơ quan tư vấn về nông nghiệp: Sở Nông nghiệp Đông Dương, Tổng Thanh tra Nông – Lâm nghiệp và Chăn nuôi, Viện nghiên cứu nông nghiệp Đông Dương. Đồng thời, để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là khai thác, mở rộng đồn điền, ngay từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX chính quyền thuộc địa đã thực hiện hàng loạt các biện pháp như chính sách thuế nông nghiệp, chính sách khen thưởng, chính sách trợ cấp cho việc trồng trọt và chăn nuôi của các điền chủ…Ngoài ra chính quyền thuộc địa còn cho xây dựng các hệ thống thủy nông, các công trình giao thông, đường sắt, đường bộ… Trong một chừng mực nhất định, những việc làm này đã có tác động tích cực đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở Bắc Kỳ. Chính sách thuế Chính sách thuế liên quan đến nông nghiệp tại tỉnh Sơn La bao gồm thuế ruộng đất và thuế đối với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hai loại thuế này đã thể hiện rõ nét mục đích vơ vét, bóc lột của chính quyền thuộc địa. 4.2. Tình hình ruộng đất 4.2.1. Diện tích và phân bố
  19. 17 Theo thống kê của Henry trong “Kinh tế nông nghiệp ở Đông Dương” tổng diện tích của tỉnh Sơn La là 10.865 km2 trong đó diện tích ruộng là 8.000 ha, với dân số 90.003 người thì bình quân ruộng đất là 0,088 ha/ người. Diện tích ruộng đất phân bố không đồng đều giữa các châu, điều này phần nhiều do yếu tố địa hình, điều kiện tự nhiên quy định. 4.2.2. Các loại hình ruộng đất - Chế độ ruộng công (từ năm 1896 đến năm 1925) Trước năm 1925, trong các báo cáo thống kê về vấn đề ruộng đất của Sơn La đã khẳng định “Sở hữu tư nhân về ruộng đất không tồn tại ở tỉnh Sơn La”. Như vậy, toàn bộ ruộng đất thời kì này là sở hữu công. Mặc dù đều là sở hữu công về ruộng đất nhưng chính quyền thuộc địa chủ trương thu hẹp quyền bóc lột trên cơ sở ruộng công của tầng lớp “phìa, tạo”, biến “phìa, tạo” thành những công chức ăn lương. Duy trì cơ bản chế độ “phìa, tạo” biến nó thành bộ máy tay sai của chính quyền thực dân. Chính quyền thuộc địa can thiệp vào chế độ ruộng công rất khôn khéo, tiến hành phân bổ lại ruộng đất công với mục đích xén bớt các phần ruộng của chẩu mường do luật mường cũ quy định, rồi đền bù sự hao hụt đó bằng cách trả lương. Trên thực tế, ruộng đất trong xã hội Thái từ khi thực dân Pháp xâm lược về cơ bản vẫn là của công do bộ phận "phìa tạo" nắm quyền quản trị và phân phối. Ruộng công được chia thành hai loại: Loại thứ nhất bao gồm các ruộng "phìa tạo", ruộng chức là loại ruộng đất tốt nhất, chiếm khoảng 50% toàn bộ ruộng đất địa phương, dành riêng cho "phìa tạo" và các chức giúp việc trong bộ máy cai trị của "phìa tạo". Loại thứ hai gọi là "ruộng phần phu" "ruộng nóc" hoặc "ruộng gánh vác", chiếm khoảng 50% toàn bộ ruộng đất, đại bộ phận là những ruộng xấu hơn, quân cấp cho các hộ nông dân để đóng góp phục dịch cho bọn “phìa tạo”, đi phu, đi lính, đóng thuế cho đế quốc, trên nguyên tắc ai đóng được nhiều thì được hưởng nhiều ruộng, ai đóng góp ít thì được hưởng ít, ai không đóng góp được thì có thể bị lấy lại ruộng. Như vậy, tầng lớp thống trị với khoảng 5% nhân khẩu, chiếm tới 50% ruộng đất, còn nông dân đông tới 95% nhân khẩu, mới chiếm 50% ruộng đất còn lại. Trung bình một nhân khẩu trong tầng lớp thống trị chiếm gấp 20 lần ruộng đất của một nhân khẩu nông dân. Phương thức bóc lột của bọn thống trị chủ yếu bắt nông dân làm "cuông" và nộp "nguột". Thực dân Pháp tiến hành thống trị nhân dân Thái bằng cách quy định cụ thể thêm nội dung việc mường thành hai khoản phu và thuế. Cày cấy loại ruộng gánh vác này người nông dân phải nộp tô, thuế, đi phu, đi lính và phục dịch không công cho chẩu mường và tạo bản. Chính sách này khiến cho bộ phận nông dân tự do trong các làng bản trước đây trở nên cùng cực hơn cả bộ phận cuông, nhốc, nhiều bản nông dân gánh vác đã đi xin với phìa tạo để làm cuông, nhốc. - Sự xuất hiện ruộng đất tư Để thúc đẩy nông nghiệp của Sơn La phát triển, từ năm 1925, chính quyền thuộc địa ban hành Nghị định ngày 13/11/1925 quy định về khai thác nông nghiệp của người bản xứ. Chính quyền tỉnh đã cho phép và khuyến khích khai thác nông nghiệp theo hướng hàng hóa của người bản địa, gọi là chương trình thuộc địa hóa nông nghiệp người bản xứ ở Sơn La. Nghị định ngày 13/11/1925, được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 7/6/1939 là chính sách đầu tiên của chính quyền thuộc địa về
  20. 18 việc thiết lập quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất ở Sơn La. Ruộng đất tư nhân xuất hiện ngay từ chính các loại ruộng đất truyền thống, cụ thể: một số quý tộc nhất là ở vùng Phù Yên, Thuận Châu, Phong Thổ... đã biến phần “ruộng bớt” giành cho quý tộc từ lâu đời (ná bớt tạo) thành ruộng tư, cho phát canh thu tô dưới hình thức mà họ gọi là "thuê làm ruộng" (chảng hây) với phần để lại sau khi trả công, thực chất là tô khoảng trên dưới 50%. Quan cai trị người Pháp cũng can sự vào hình thức bóc lột cuông nhốc của người Thái. Đồng thời ruộng tư xuất hiện các thông qua các hình thức mới trong sở hữu ruộng đất tiêu biểu là cấp nhượng, mua bán ruộng đất với số lượng lớn… 4.3. Hoạt động sản xuất nông nghiệp 4.3.1. Trồng trọt Các loại cây trồng Bước sang thế kỉ XX, về cơ bản các loại cây trồng ở Sơn La vẫn bao gồm cây lương thực: lúa và ngô, ngoài ra là các loại sắn, khoai, đậu đỗ và rau quả. Cây ăn quả lâu năm được nhân dân trồng là xoài, mít, na, chanh, đào, mận… và một số cây công nghiệp như chè, cánh kiến, dâu tằm, bông, gai dầu… Đồng thời trồng các loại cây thảo dược, nấm… phục vụ nhu cầu trong tỉnh và bán ra bên ngoài. Ở ruộng nước người Thái vẫn độc canh cây lúa. Chính quyền đã cho thành lập thành lập một ban chuyên nghiên cứu về giống lúa, đưa lúa mì vào để thử nghiệm trồng và muốn nhân rộng tại đây. Bắt đầu từ năm 1924, một vài người Pháp bắt đầu trồng thử nghiệm cà phê, chè ở Mộc Châu.Năm 1933, bắt đầu trồng thử nghiệm khoai tây ở một số nơi. Đưa một số cây ăn quả mới để trồng thí nghiệm như nho… - Kỹ thuật trồng trọt Chủ yếu vẫn là lúa 1 vụ như trước kia. Tuy nhiên thời kì này bắt đầu xuất hiện lúa 2 vụ nhưng diện tích ít, chỉ có ở Phù Yên. Đến thời kì này, việc trồng trọt vẫn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên trong canh tác nhất là nguồn nước. Trong việc trồng chăm sóc các loại cây trồng khác như lúa nương, ngô, bông, chàm về cơ bản không thay đổi, vẫn không chăm sóc, không có các biện pháp kỹ thuật mới mà chỉ phụ thuộc vào tự nhiên. - Thực trạng một số loại cây trồng tiêu biểu Cây lương thực quan trọng nhất, có diện tích, sản lượng lớn nhất là lúa, ngô. Ngoài ra còn có các loại cây trồng khác như khoai lang, sắn, đỗ, rau, cây ăn quả; các loại cây công nghiệp như chè, bông, cánh kiến, gai dầu… cũng đóng góp những sản lượng nhất định trong tổng sản lượng trồng trọt của tỉnh Sơn La hàng năm. 4.3.2. Chăn nuôi Chăn nuôi là thế mạnh của các tỉnh miền núi trong đó có Sơn La. Dưới thời Pháp thuộc, chăn nuôi đã được chú trọng và từng bước có sự phát triển cả về phương thức sản xuất lẫn chất lượng sản phẩm, song còn gặp nhiều khó khăn. Do có cơ sở thức ăn phong phú, nhất là từ diện tích các đồng cỏ tự nhiên, từ phụ phẩm của ngành trồng trọt nên ngành chăn nuôi đã có điều kiện mở rộng quy mô và nâng cao giá trị sản xuất, hình thành nên sản phẩm mang tính hàng hóa rất sớm từ thời bấy giờ. Đàn gia súc, gia cầm của Sơn La giai đoạn 1929 - 1939 phát triển tương đối ổn định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0