intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - Những vấn đề luận và thực tiễn

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

89
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận án được kết cấu gồm ba chương như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp. Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành Luật doanh nghiệp ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Chương 3. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật doanh nghiệp ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - Những vấn đề luận và thực tiễn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ TƯ PHÁP<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI<br /> <br /> XAYKHAM VANNAXAY<br /> <br /> HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC<br /> CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ<br /> LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN<br /> CHUYÊN NGÀNH<br /> <br /> : LUẬT KINH TẾ<br /> <br /> MÃ SỐ<br /> <br /> : 9380107<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI - NĂM 2018<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS. TRẦN NGỌC DŨNG<br /> 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Như Phát<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. Dương Đăng Huệ<br /> <br /> Phản biện 3: TS. Nguyễn Văn Cương<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường<br /> Họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội<br /> Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20.....<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> 1/ Thư viện Quốc gia<br /> 2/ Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội<br /> <br /> 1<br /> <br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,<br /> xác định rằng, việc công nhận, bảo hộ chế độ đa sở hữu và phát triển các doanh nghiệp<br /> thuộc các thành phần kinh tế là nhân tố quan trọng, những năm gần đây Nhà nước Lào<br /> rất quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp. Những vấn đề pháp lý<br /> về thành lập, tổ chức, quản lý, tổ chức lại doanh nghiệp được quy định trong nhiều văn<br /> bản khác nhau, đặc biệt được quy định trong Luật Doanh nghiệp (2013). Tuy vậy, các<br /> văn bản pháp luật này, bên cạnh những thành công nhất định, còn bộc lộ nhiều nhược<br /> điểm, bất cập cả về nội dung pháp lý và kỹ thuật lập pháp, là nguyên nhân không nhỏ<br /> dẫn đến việc kìm hãm sự phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo ra<br /> sự phân bổ các nguồn lực không hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và<br /> tính công bằng trong môi trường kinh doanh.<br /> Tình hình trên đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết, trong đó, một yêu<br /> cầu cấp thiết là phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng các vấn đề pháp luật thành lập, tổ<br /> chức - quản lý, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp và đề xuất phương hướng và các giải<br /> pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp của Lào trong tương<br /> lai. Đồng thời, nhận thức rằng, trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, việc học tập kinh<br /> nghiệm của các nước để hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Lào đang trở thành một<br /> trong những phương thức hữu hiệu, không những có thể bảo đảm sự điều chỉnh pháp<br /> luật hiệu quả đối với hoạt động của các doanh nghiệp mà còn giúp tạo sự hài hoà của<br /> pháp luật quốc gia với các nước.<br /> Do vậy, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề “Hoàn thiện pháp luật về doanh<br /> nghiệp ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - Những vấn đề lý luận và thực<br /> tiễn” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình.<br /> 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng của việc nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về doanh nghiệp và<br /> pháp luật về doanh nghiệp; Hệ thống các quy định trong pháp luật hiện hành của Lào<br /> về doanh nghiệp và thực tiễn thi hành pháp luật về doanh nghiệp của Lào ở các khía<br /> cạnh: thành lập, tổ chức - quản lý, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp.<br /> 2.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Đề tài có phạm vi khá rộng, bao trùm lên nhiều chuyên ngành khác nhau của<br /> lĩnh vực luật kinh tế như: luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật tài chính, luật chứng<br /> khoán, v.v... Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, chỉ tập trung<br /> <br /> 2<br /> <br /> nghiên cứu các quy định về thành lập, tổ chức - quản lý, tổ chức lại, giải thể doanh<br /> nghiệp trong LDN (2013) cùng các văn bản pháp luật hướng dẫn LDN (2013).<br /> - Về không gian, luận án tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về doanh<br /> nghiệp của Lào; nhưng, có phân tích, bình luận các quy định pháp luật của một số<br /> nước khác. Việc nghiên cứu quy định pháp luật về doanh nghiệp của một số nước khác<br /> chỉ nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp<br /> luật về doanh nghiệp ở Lào.<br /> - Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành để<br /> đánh giá chính xác thực trạng pháp luật của Lào về doanh nghiệp từ năm 2013 đến<br /> nay. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi của các kiến nghị, luận án cũng nghiên cứu<br /> quá trình vận động và phát triển của hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở nước<br /> CHDCND Lào.<br /> 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài<br /> Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là đưa ra phương hướng và các giải pháp cụ<br /> thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về doanh nghiệp<br /> của nước CHDCND Lào.<br /> Để đạt được mục tiêu trên, tác giả luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:<br /> - Luận án nghiên cứu một cách hệ có thống những vấn đề lý luận về doanh<br /> nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp.<br /> - Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển, phân tích các yếu tố chi<br /> phối và xác định những nội dung cơ bản của pháp luật về doanh nghiệp của nước<br /> CHDCND Lào.<br /> - Luận án khảo cứu mô hình và quy định pháp luật một số quốc gia trên thế giới,<br /> từ đó có so sánh, đánh giá nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho quá<br /> trình xây dựng pháp luật về doanh nghiệp ở Lào.<br /> - Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống pháp luật thực định của nước<br /> CHDCND Lào về doanh nghiệp trên các khía cạnh: thành lập, tổ chức - quản lý, tổ<br /> chức lại, giải thể doanh nghiệp; chỉ ra những ưu điểm, thành công, cũng như những<br /> nhược điểm, bất cập của hệ thống pháp luật này và thực trạng thi hành các quy định về<br /> doanh nghiệp ở Lào.<br /> - Luận án đề xuất phương hướng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp<br /> luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về doanh nghiệp của nước CHDCND Lào.<br /> 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài<br /> Để nghiên cứu đề tài đã chọn, tác giả luận án sử dụng phương pháp luận biện<br /> chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt<br /> <br /> 3<br /> <br /> toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận án, để đưa ra những nhận định, kết luận khoa<br /> học đảm bảo tính khách quan, chân thực.<br /> Từ phương pháp luận chung đó, tác giả luận án sử dụng các phương pháp nghiên<br /> cứu cụ thể, phù hợp với từng nội dung nghiên cứu, như: phương pháp phân tích, tổng<br /> hợp, thống kê, logic, lịch sử, so sánh, đối chiếu, v.v… nhằm làm sáng tỏ các vấn đề<br /> nghiên cứu. Trong đó:<br /> - Phương pháp phân tích, logic, tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ nội dung<br /> của luận án;<br /> - Phương pháp lịch sử, đối chiếu được sử dụng trong nội dung nghiên cứu về lịch<br /> sử hình thành và phát triển của pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào qua<br /> các giai đoạn;<br /> - Phương pháp so sánh được sử dụng trong nội dung nghiên cứu mô hình và pháp<br /> luật về doanh nghiệp của một số quốc gia trên thế giới;<br /> - Phương pháp thống kê được sử dụng trong phần đánh giá thực trạng pháp luật<br /> về doanh nghiệp của Lào tại Chương 2 của luận án.<br /> Những phương pháp nghiên cứu hiện đại này bảo đảm độ tin cậy của những kết<br /> quả nghiên cứu của luận án.<br /> 5. Những đóng góp mới của luận án<br /> Kết quả luận án là sự kế thừa, chọn lọc và phát triển những vấn đề lý luận về<br /> doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp ở nước CHDCND Lào. Luận án đóng góp<br /> một số thành tựu mới cho khoa học pháp lý như sau:<br /> Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu tổng thể và toàn diện những vấn đề lý<br /> luận về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp, thực trạng pháp luật về doanh<br /> nghiệp tại Lào.<br /> Thứ hai, luận án đã phân tích, lập luận về sự phát triển của pháp luật về doanh<br /> nghiệp của Lào, các yếu tố chi phối pháp luật về doanh nghiệp của Lào. Pháp luật về<br /> doanh nghiệp là một bộ phận của pháp luật về kinh doanh. Sự hình thành và phát triển<br /> của pháp luật về doanh nghiệp chịu sự chi phối sâu sắc bởi cơ sở kinh tế, trình độ phát<br /> triển của thị trường và các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng: chế độ chính trị,<br /> truyền thống văn hóa, phong tục tập quán kinh doanh của Lào.<br /> Thứ ba, luận án nhận diện những quy định bất cập trong pháp luật về doanh<br /> nghiệp ở nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở để đánh giá thực<br /> trạng pháp luật về doanh nghiệp của Lào hiện nay để từ đó nghiên cứu, xây dựng<br /> phương hướng và các giải pháp cụ thể, hợp lý nhằm hoàn thiện pháp luật về doanh<br /> nghiệp của Lào.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2