intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Kim Tuyền Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án là xây dựng khung lý thuyết về miễn, giảm hình phạt và xác định những phương hướng, nội dung hoàn thiện và đề xuất giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định về miễn, giảm hình phạt, từ đó, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ QUỲNH MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 9.38.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Cao Thị Oanh Phản biện 1: GS.TS. Bùi Minh Thanh Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm Phản biện 3: PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án tiến sĩ họp tại: Học viện Khoa học Xã hội vào lúc: ....... giờ, ngày ....... tháng ...... năm 20..... Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, không phải lúc nào hình phạt cũng được đem ra để áp dụng đối với người, pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội là sẽ có hiệu quả cao và đáp ứng được yêu cầu của chính sách hình sự và các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự (như: phân hóa trách nhiệm hình sự (TNHS), nhân đạo, công bằng). Do đó, bên cạnh chế định hình phạt, pháp luật hình sự cần phải có cả chế định miễn, giảm hình phạt, bởi miễn, giảm hình phạt chính là phương thức, là biện pháp để thực hiện các chính sách và nguyên tắc của luật hình sự, bảo đảm tính hiệu quả của pháp luật hình sự trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm. Ở Việt Nam, từ lâu trong lịch sử lập pháp đã ghi nhận miễn, giảm hình phạt là một quyết định đặc biệt của Tòa án có tính nhân đạo sâu sắc trong quá trình xét xử. Việc Tòa án quyết định miễn, giảm hình phạt cho người, pháp nhân thương mại phạm tội không có nghĩa làm giảm tính răn đe, trừng trị của pháp luật bởi Tòa án chỉ miễn hình phạt khi thấy rằng việc áp dụng hình phạt là không cần thiết hoặc giảm hình phạt khi thấy rằng mức hình phạt giảm là đã đủ sức trừng trị, giáo dục và phòng ngừa. Hơn nữa, việc miễn, giảm hình phạt vừa thể hiện chính sách nhân đạo, vừa có ý nghĩa tiết kiệm các chi phí để thực thi biện pháp cưỡng chế, thúc đẩy tính thiện, động viên, khuyến khích người, pháp nhân thương mại chứng tỏ khả năng tự giáo dục, tự cải tạo, tạo điều kiện cho họ sớm tái hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội và thúc đẩy ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của pháp nhân. Tuy nhiên, trên cả ba phương diện lý luận, lập pháp và thực tiễn xét xử, chế định về miễn, giảm hình phạt vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, Nghiên cứu sinh (NCS.) lựa chọn đề tài “Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ luật học. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận án là xây dựng khung lý thuyết về miễn, giảm hình phạt và xác định những phương hướng, nội dung hoàn thiện và đề xuất giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định về miễn, giảm hình phạt, từ đó, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. 1
  4. Luận án được thực hiện theo chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự (mã số 9 38 01 04). Do đó, phạm vi nghiên cứu của Luận án được xác định: Một là, trong phạm vi lý luận, Luận án tiếp cận vấn đề miễn, giảm hình phạt chung, dưới góc độ khoa học luật hình sự là một chế định phản ánh chính sách phân hóa, tư tưởng nhân đạo và nguyên tắc công bằng trong PLHS; còn dưới góc độ áp dụng pháp luật là một hoạt động quyết định hình phạt của Tòa án trong xét xử mà ở đó Thẩm phán được trao quyền đánh giá và phán quyết về việc miễn, giảm trên cơ sở các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo, được hiểu là các trường hợp miễn hình phạt quy định tại Điều 59, Điều 88, Điều 390, khoản 4 Điều 91 BLHS và các trường hợp giảm hình phạt chung khi có tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại Điều 51 và giảm hình phạt đặc biệt quy định tại Điều 54 BLHS về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng, và một số quy định liên quan đến miễn, giảm hình phạt chung. Phạm vi nghiên cứu của Luận án không xem xét đến trường hợp giảm hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi hay giảm hình phạt trong một số tội danh cụ thể vì việc giảm hình phạt trong các trường hợp này thuộc về chính sách hình sự đối với các đối tượng đặc biệt và đây là những trường hợp giảm mang tính chất cố định và do luật định (về mặt lập pháp) đã quy định cụ thể mức giảm, cũng như không bắt buộc phải có tình tiết giảm nhẹ TNHS, không phải là do người phạm tội có tình tiết giảm nhẹ TNHS mà được giảm nhẹ hình phạt, không phải là trường hợp trao quyền đánh giá, phán xét mức độ giảm nhẹ cho Thẩm phán khi xét xử; đồng thời Luận án cũng không xem xét đến các trường hợp miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt vì đó là hoạt động miễn, giảm việc chấp hành thực hiện sau khi xét xử, diễn ra trong giai đoạn thi hành án. Hai là, trong phạm vi thực tiễn, Luận án phân tích, đánh giá việc áp dụng quy định về miễn, giảm hình phạt của Tòa án các cấp trong giai đoạn 2010 - 2020 trên địa bàn cả nước, chỉ ra những kết quả đạt được, các sai lầm, thiếu sót và các nguyên nhân cơ bản. 3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về chính sách hình sự và cải cách tư pháp; Luận án cũng 2
  5. nghiên cứu miễn, giảm hình phạt theo cách tiếp cận đa ngành, liên ngành giữa các ngành khoa học xã hội và luật học. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Như vậy, để trực tiếp giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, NCS. sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ đạo như sau:1) Phương pháp tổng hợp; 2) Phương pháp phân tích; 3) Phương pháp lịch sử; 4) Phương pháp thống kê; 5) Phương pháp so sánh: 6) Phương pháp quan sát. 4. Đóng góp mới về khoa học của Luận án Đây là công trình lần đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thống và đầy đủ những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn, giảm hình phạt theo PLHS Việt Nam ở cấp độ một Luận án tiến sĩ luật học. Luận án đã làm rõ ý nghĩa, cơ sở của việc quy định miễn, giảm hình phạt trong PLHS Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận án đã xây dựng khái niệm, chỉ ra các đặc điểm cơ bản của miễn, giảm hình phạt. Luận án đã hệ thống hóa lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về miễn, giảm hình phạt từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến khi ban hành BLHS năm 2015, đồng thời nghiên cứu quy định trong BLHS Việt Nam và quy định tương tự trong BLHS các nước trên thế giới để đưa ra đánh giá, nhận xét. Trong đó, lần đầu tiên phân tích các quy định trong BLHS năm 2015 về vấn đề miễn, giảm hình phạt cho cả người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội trong tương quan với quy định của BLHS năm 1999 trên cơ sở phân loại các trường hợp miễn, giảm hình phạt với các tiêu chí khác nhau. Đặc biệt, qua việc phân tích bức tranh thực tiễn xét xử về tình hình áp dụng miễn, giảm hình phạt của Tòa án các cấp trong giai đoạn 2010 - 2020, Luận án cũng chỉ ra những sai lầm, thiếu sót, nêu rõ các nguyên nhân cơ bản. Trên cơ sở này, Luận án còn là công trình đầu tiên đề xuất những yêu cầu, đề ra phương hướng, nội dung hoàn thiện quy định về miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm 2015 trên phương diện lập pháp và đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng trên phương diện thực tiễn. 3
  6. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc Qua khảo sát thấy rằng cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ ở cấp độ một Luận án tiến sĩ về đề tài miễn, giảm hình phạt; chỉ có NCS. là người đã nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nhưng cũng chỉ riêng về đề tài miễn hình phạt. Ngoài ra, miễn, giảm hình phạt cũng được nghiên cứu đơn lẻ, đăng tải rải rác trên một số tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành, một phần, mục trong các giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo và mới chỉ được đề cập với tư cách là một vấn đề (khía cạnh liên quan) của các chế định khác như hình phạt, quyết định hình phạt, các biện pháp tha miễn trong luật hình sự hay khi đề cập đến vấn đề tình tiết giảm nhẹ TNHS mà thôi. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc Qua khảo sát tình hình nghiên cứu cho đến nay, chưa có công trình nào của nước ngoài nghiên cứu một cách tổng thể, riêng biệt và toàn diện về chế định miễn, giảm hình phạt theo PLHS Việt Nam; số lượng công trình nghiên cứu về miễn, giảm hình phạt là không nhiều so với những công trình nghiên cứu về các chế định khác như hình phạt, TNHS, tội phạm hoặc về những vấn đề chung trong PLHS. 1.2. ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Đánh giá các công trình khoa học trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài Luận án Tổng quan các công trình khoa học nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước tại mục 1.1 có thể chưa đầy đủ nhưng đã phần nào phản ánh được thực trạng, mức độ, quy mô nghiên cứu về chế định miễn, giảm hình phạt trong PLHS, qua đó cho phép NCS. đưa ra được những nhận xét, đánh giá như sau: Thứ nhất, tuy các công trình khoa học nêu trên (trừ bài viết của NCS.) không trực diện nghiên cứu về miễn, giảm hình phạt nhưng đã hình thành được hệ thống quan điểm, học thuyết liên quan đến miễn, giảm hình phạt như vấn đề tội phạm, TNHS, đặc biệt là về hình phạt, xã hội học về hình phạt, cũng như hệ thống các biện pháp tha miễn TNHS và hình phạt trong luật hình sự. Đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu về tình tiết giảm nhẹ TNHS. Đây là những nghiên cứu có giá trị làm cơ sở khoa học để NCS. tiếp tục triển 4
  7. khai nghiên cứu vấn đề lý luận về miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự. Thứ hai, nội dung các công trình trong nước về cơ bản đã thống nhất trong việc nêu khái niệm và các đặc điểm cơ bản của miễn hình phạt và nội dung của các trường hợp miễn hình phạt… được thể hiện trong hệ thống sách báo pháp lý và hệ thống các giáo trình chuẩn tại những cơ sở đào tạo luật. Một số công trình bước đầu đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định BLHS, nhưng là kiến nghị hoàn thiện BLHS năm 1999 trong khi BLHS năm 2015 mặc dù có hiệu lực thi hành nhưng vẫn còn một số bất cập. Thứ ba, việc nghiên cứu theo cách gọi là “giảm hình phạt” chưa được đề cập mà giảm hình phạt được nhắc đến trong các nghiên cứu hiện nay mới chỉ được quan niệm là khi có tình tiết giảm nhẹ TNHS trong vụ án, cũng như khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS thì đó chính là việc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS. Ở đây, giảm hình phạt với tư cách là một trường hợp nhân đạo gắn liền với miễn hình phạt chưa được các nhà nghiên cứu trong nước đề cập. Ngoài ra, chưa có nghiên cứu phân biệt, so sánh giảm hình phạt và giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Thứ tư, nội dung các công trình khoa học ở nước ngoài thể hiện điểm chung giữa PLHS các nước và Việt Nam là việc có điều kiện tiên quyết để giảm nhẹ hình phạt là phải có tình tiết giảm nhẹ TNHS. Thứ năm, các nghiên cứu về miễn, giảm mới chỉ tập trung vào từng vấn đề của miễn, giảm hình phạt, chưa có tính tổng thể và nghiên cứu về khái niệm, căn cứ áp dụng theo luật thực định. Do đó, tính tổng thể và sự liên kết đồng bộ dưới góc độ khoa học luật hình sự về miễn, giảm hình phạt là chưa có. Mặc dù vậy, qua nghiên cứu cho thấy có một số công trình có giá trị tham khảo về khoa học và thực tiễn tốt, đặc biệt là các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng. Thứ sáu, các công trình khoa học nêu trên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: 1) Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: 2) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: 3) Phương pháp so sánh luật học: 4) Phương pháp phân tích pháp luật thực định. Tuy nhiên, chưa có công trình nào sử dụng tổng hợp, hệ thống các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn và các phương pháp nghiên cứu khác để có thể tiếp cận một cách toàn diện, khách quan, đầy đủ các vấn đề về lý luận, thực tiễn và dưới khía cạnh pháp lý hình sự Việt Nam về miễn, giảm hình phạt từ khi ban hành BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015. Đặc biệt, các quy định về giảm hình phạt chưa thấy được đề cập hoặc nghiên cứu triển khai thi hành BLHS 5
  8. năm 2015 về miễn, giảm hình phạt là chưa có và cùng một lúc cả hai chế định này. 1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu khi triển khai thực hiện đề tài Luận án tiến sĩ luật học “Miễn, giảm hình phạt theo PLHS Việt Nam”, bao gồm: Một là, phân tích những đặc điểm cơ bản của miễn, giảm hình phạt từ đó xây dựng khái niệm khoa học về “miễn hình phạt”, “giảm hình phạt” và “miễn, giảm hình phạt” trong điều kiện lập pháp Việt Nam đã có sự thay đổi khi quy định bổ sung pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm. Ngoài ra, trên cơ sở này, làm sáng tỏ các cơ sở (lý luận, thực tiễn và lập pháp), cũng như ý nghĩa của việc quy định miễn, giảm hình phạt trong PLHS nước ta. Hai là, hệ thống hóa lịch sử về miễn, giảm hình phạt theo PLHS Việt Nam và nghiên cứu, so sánh quy định tương tự về miễn, giảm hình phạt trong BLHS các nước trên thế giới, trong đó đề cập đến chính sách hình sự, mối quan hệ giữa miễn, giảm hình phạt với các tình tiết giảm nhẹ TNHS để rút ra nhận xét; đồng thời phân tích các điều kiện và những yêu cầu của tình hình tác động đến việc quy định miễn, giảm hình phạt. Ba là, trên cơ sở quy định của BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015, NCS. làm rõ thực trạng quy định pháp luật về miễn, giảm hình phạt. Những nội dung này sẽ được phân tích, đánh giá rút ra những ưu điểm, hạn chế trong quy định của BLHS và trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giáo dục, cải tạo người phạm tội ở nước ta hiện nay, qua đó đặt ra việc nghiên cứu, sửa đổi và hoàn thiện chính sách hình sự. Bốn là, phân tích, đánh giá đúng và chính xác thực tiễn áp dụng quy định của BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 trong hoạt động xét xử của TAND các cấp khi áp dụng quy định miễn, giảm hình phạt trong giai đoạn 2010 - 2020 là nhiệm vụ quan trọng đặt ra khi nghiên cứu Luận án. Kết quả nghiên cứu thực tiễn xét xử được đối chiếu với lý luận về miễn, giảm hình phạt, từ đó chỉ ra những bất cập trong quá trình áp dụng để làm cơ sở cho phương hướng, kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam năm 2015. Năm là, ngoài ra, cùng với việc tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015, thì yêu cầu có những giải pháp khác bảo đảm áp dụng đúng và chính xác quy định của BLHS Việt Nam về miễn, giảm hình phạt dưới góc độ thực tiễn xét xử (sự tham gia của gia đình, cơ quan, tổ chức; sự kiểm tra, giám sát hay các giải pháp về tổ chức, cán bộ, nghiệp vụ...) là rất cần thiết. 6
  9. Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT TRONG PLHS Nếu tội phạm được ví như một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, là bệnh tật của xã hội, thì hình phạt được ví như một phương thuốc để điều trị. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp mắc bệnh đều phải dùng đến thuốc và không phải mọi trường hợp bệnh đều được sử dụng liều lượng thuốc giống nhau, điều này còn tùy thuộc vào cơ thể của mỗi chủ thể đang mang căn bệnh đó và mức độ trầm trọng của bệnh. Hình phạt cũng vậy, không phải mọi trường hợp phạm tội đều phải dùng đến hình phạt và không phải mọi trường hợp phạm tội đều có một hình phạt giống nhau; vì vậy, miễn giảm hình phạt cũng giống như cách để có một liều thuốc vừa đủ để trị bệnh, bởi đó chính là cách thức để Tòa án quyết định một hình phạt phù hợp với từng trường hợp phạm tội. Tòa án đóng vai trò là người bác sĩ, quyết định hình phạt cũng giống như việc sử dụng thuốc với liều, lượng chính xác, phù hợp để điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát với mục đích cuối cùng là để đẩy lùi căn bệnh (đẩy lùi tội phạm), bảo vệ con người và xã hội, chứ không phải là trả thù, là tiêu diệt chủ thể mang bệnh (con người và xã hội). Đấy chính là mục đích của hình phạt nói riêng và của pháp luật nói chung. Đó cũng chính là căn cứ cho thấy việc ghi nhận chế định miễn hình phạt không đi ngược lại “nguyên tắc hình phạt” của PLHS. 2.1.1. Khái niệm miễn hình phạt Trên cơ sở phân tích các đặc điểm cơ bản, so sánh với miễn hình phạt với miễn TNHS, cũng như với miễn chấp hành hình phạt, NCS. đưa ra khái niệm như sau: Miễn hình phạt là một hình thức của TNHS, phản ánh chính sách phân hóa TNHS, tư tưởng nhân đạo, nguyên tắc công bằng trong PLHS với nội dung không buộc người, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu hình phạt về tội phạm mà họ đã thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định, do Tòa án quyết định trong quá trình xét xử, tại bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật. 2.1.2. Khái niệm giảm hình phạt Tiếp cận giảm hình phạt dưới góc độ lý luận là một hình thức của TNHS và dưới góc độ áp dụng pháp luật, đó là hoạt động quyết định hình 7
  10. phạt của Tòa án trong giai đoạn xét xử khi có tình tiết giảm nhẹ, khác biệt với trường hợp giảm hình phạt trên phương diện lập pháp như giảm nhẹ đối với người dưới 18 tuổi, giảm trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, giảm trong tội phản bội tổ quốc… và cũng khác biệt với trường hợp giảm trong giai đoạn thi hành án, sau xét xử, đó là giảm thời hạn chấp hành hình phạt. NCS. đã phân tích các đặc điểm cơ bản, bản chất và phân biệt với các trường hợp giảm hình phạt nêu trên, để từ đó đưa ra khái niệm giảm nhẹ hình phạt được nghiên cứu trong phạm vi Luận án như sau: Giảm hình phạt là một hình thức của TNHS, phản ánh chính sách phân hóa TNHS, tư tưởng nhân đạo, nguyên tắc công bằng trong PLHS với nội dung giảm nhẹ hình phạt đối với người, pháp nhân thương mại phạm tội khi có tình tiết giảm nhẹ TNHS và có đủ những điều kiện luật định, do Tòa án quyết định trong quá trình xét xử, tại bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật. 2.1.3. Khái niệm và đặc điểm của miễn, giảm hình phạt Trên cơ sở khái niệm, các đặc điểm cơ bản và nội hàm của miễn hình phạt và giảm hình phạt, theo NCS. để xây dựng định nghĩa khoa học về khái niệm “miễn, giảm hình phạt”, trước hết cần chỉ ra những đặc điểm cơ bản của chế định này như sau: Một là, miễn, giảm hình phạt là hình thức của TNHS và được thể hiện bằng sự phản ứng mang tính chất nhân văn từ phía Nhà nước đối với người, pháp nhân thương mại có hành vi phạm tội. Hai là, miễn, giảm hình phạt phản ánh nội dung “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng”, “trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục, cải tạo” trong chính sách hình sự và các nguyên tắc cơ bản trong PLHS Việt Nam như: phân hóa, nhân đạo... Ba là, miễn, giảm hình phạt thể hiện các mức độ khoan hồng của PLHS (của Nhà nước) đối với người, pháp nhân thương mại phạm tội. Bốn là, miễn, giảm hình phạt chỉ do duy nhất một cơ quan là Tòa án áp dụng. Năm là, đối tượng bị áp dụng biện pháp miễn, giảm hình phạt là người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội, được áp dụng trong giai đoạn xét xử và do Tòa án quyết định. Sáu là, đối với người phạm tội được miễn hình phạt không bị coi là có án tích, còn pháp nhân thương mại phạm tội sau 02 năm kể từ ngày chấp hành xong bản án, quyết định... thì được đương nhiên xóa án tích. Còn nếu được giảm hình phạt, các chủ thể này vẫn phải chịu án tích trên cơ sở chung. 8
  11. Ngoài ra, tùy từng trường hợp người được miễn hình phạt vẫn có thể bị Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp tư pháp (nếu cần thiết). Trong khi đó, giảm hình phạt chung thì người, pháp nhân thương mại phạm tội vẫn có thể phải bị áp dụng hình phạt bổ sung. Do đó, với cách tiếp cận đã đề cập trong đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Luận án và lý giải trong phần về miễn hình phạt, giảm hình phạt thì khái niệm miễn, giảm hình phạt đang nghiên cứu được định nghĩa như sau: Miễn, giảm hình phạt là hình thức của TNHS, phản ánh chính sách hình sự và các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam, thuộc về hoạt động quyết định hình phạt của Tòa án, do Tòa án áp dụng trong quá trình xét xử, nhằm không áp dụng hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với người, pháp nhân thương mại phạm tội, khi có tình tiết giảm nhẹ TNHS và có đủ những điều kiện luật định. 2.1.4. Cơ sở của việc quy định miễn, giảm hình phạt trong PLHS Việt Nam Căn cứ vào chính sách hình sự, quy định trong PLHS qua các thời kỳ, thực tiễn xét xử và kinh nghiệm lập pháp hình sự các nước cho thấy, cơ sở của quy định miễn, giảm hình phạt trong PLHS nước ta được thể hiện trên ba phương diện dưới đây. Một là, cơ sở lý luận: 1) Xuất phát từ chính sách hình sự với nội dung phân hóa TNHS và cá thể hóa hình phạt trong PLHS; 2) Thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong PLHS; 3) Để thực thi nguyên tắc công bằng trong PLHS; 4) Nhằm bảo đảm thực hiện tốt các mục đích và tính hiệu quả của hình phạt. Hai là, cơ sở thực tiễn: 1) Xuất phát từ thực tiễn đa dạng, phức tạp và phong phú của hành vi phạm tội; 2) Xuất phát từ nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm, cũng như giáo dục, cải tạo và tăng tính hướng thiện của người, pháp nhân thương mại phạm tội. Ba là, cơ sở lập pháp: 1) Việc quy định miễn, giảm hình phạt bảo đảm cho việc quyết định của Tòa án có hiệu lực trong thực tiễn; 2) Đáp ứng yêu cầu tương thích với các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. 2.1.5. Ý nghĩa của việc miễn, giảm hình phạt Việc miễn, giảm hình phạt trong hoạt động xét xử của Tòa án có ý nghĩa quan trọng. Miễn, giảm hình phạt đúng góp phần bảo đảm pháp chế XHCN trong Nhà nước Việt Nam, là cơ sở để đạt được các mục đích của hình phạt và tiết kiệm các chi phí để thực thi các biện pháp cưỡng chế về hình sự. 9
  12. 2.2. LỊCH SỬ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 Nghiên cứu lịch sử lập pháp Việt Nam cho thấy, trước lần pháp điển hóa thứ nhất - BLHS năm 1985, trong các văn bản pháp lý đơn lẻ và thực tiễn xét xử có đề cập đến một số biện pháp khoan hồng đặc biệt để áp dụng đối với người phạm tội là miễn hình phạt và trong sự lựa chọn với một số biện pháp tha miễn TNHS như: xử nhẹ, miễn tội, miễn hết cả tội, giảm nhẹ hình phạt, miễn TNHS... khi người phạm tội có tình tiết giảm nhẹ TNHS, từ đó, để Tòa án vận dụng “linh hoạt” trong từng trường hợp cụ thể, gắn với từng đối tượng cụ thể và được thể hiện qua các văn bản đã được NCS. phân tích từ tiểu mục 2.2.1. đến 2.2.3 trong Luận án. Ngoài ra, trong các tiểu mục này, NCS. cũng đánh giá, phân tích quy định BLHS năm 1985, 1999 và điểm mới của BLHS năm 2015 để chỉ ra xu hướng phát triển của chế định miễn, giảm hình phạt trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam với những nhận xét của từng giai đoạn tương ứng từ từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến khi ban hành BLHS năm 2015. Chƣơng 3 QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VÀ MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI 3.1 QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 3.1.1. Phân loại miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm 2015 Phân loại miễn, giảm hình phạt là việc chia các trường hợp miễn, giảm hình phạt thành từng nhóm khác nhau trên cơ sở những tiêu chí hay căn cứ nhất định để phục vụ mục đích nghiên cứu, việc áp dụng có căn cứ và hoàn thiện PLHS. Nghiên cứu các trường hợp miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm 2015 và thực tiễn xét xử cho thấy có ba tiêu chí phân loại và danh mục các trường hợp khác nhau. 3.1.2. Quy định về miễn hình phạt trong BLHS năm 2015 a. Quy định về miễn hình phạt trong Phần chung BLHS Phần chung BLHS năm 2015 quy định các trường hợp miễn hình phạt như sau: 10
  13. * Miễn hình phạt chung đối với người phạm tội (Điều 59 BLHS năm 2015) Điều 59 BLHS năm 2015 quy định: “Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn TNHS...”. * Miễn hình phạt quy định gián tiếp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (khoản 4 Điều 91 BLHS năm 2015) Khoản 4 Điều 91 BLHS năm 2015 quy định “Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc... áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa”. Theo đó, mặc dù các nhà làm luật nước ta không ghi nhận trực tiếp đây là trường hợp miễn hình phạt đối với người dưới 18 tuổi, nhưng căn cứ vào nội dung điều luật, NCS. cho rằng đây cũng là một trường hợp miễn hình phạt có điều kiện - áp dụng biện pháp tư pháp “giáo dục tại trường giáo dưỡng”. * Miễn hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 88 BLHS năm 2015) Điều 88 BLHS năm 2015 quy định: “Pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra”. Tuy nhiên, khác với đối tượng là cá nhân, BLHS năm 2015 vẫn chưa quy định việc pháp nhân thương mại được miễn hình phạt coi như chưa có án tích như đối với người phạm tội. b. Quy định về miễn hình phạt trong Phần các tội phạm BLHS Điều 390 BLHS quy định “Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn TNHS hoặc miễn hình phạt” * Lưu ý, ngoài các trường hợp miễn hình phạt được quy định trong BLHS Việt Nam năm 2015, thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định tại Điều 451 về một trường hợp miễn hình phạt mang tính chất đặc thù, đó là miễn hình phạt cho người không có năng lực TNHS tại Điều 451 Bộ luật này. c. Hậu quả pháp lý của việc miễn hình phạt Hiện nay, người được miễn hình phạt là người có tội, họ phải chịu TNHS, họ đã bị tiến hành điều tra, truy tố, xét xử nhưng khi xét xử, họ không bị Tòa án áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là 11
  14. hình phạt về tội mà họ đã thực hiện do có căn cứ để miễn hình phạt. Tuy nhiên, các nhà làm luật quy định rõ hậu quả là người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích (khoản 2 Điều 69 BLHS năm 2015). Vì vậy, trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật chưa bảo đảm được công bằng giữa trường hợp người được miễn hình phạt với người vi phạm hành chính mà NCS. đã chỉ ra cần được các nhà làm luật nước ta sửa đổi cho phù hợp. 3.1.3. Quy định về giảm hình phạt trong BLHS năm 2015 BLHS năm 2015 quy định việc giảm hình phạt trong hoạt động xét xử của Tòa án thuộc về quyết định hình phạt với các trường hợp cụ thể tại các Điều 51, khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 54 Bộ luật này để áp dụng đối với người phạm tội. Ngoài ra, BLHS năm 2015 cũng quy định trường hợp giảm hình phạt chung đối với pháp nhân khi có tình tiết giảm nhẹ TNHS chung do luật định (Điều 84) nhưng không quy định giảm hình phạt trong trường hợp đặc biệt đối với đối tượng này. a. Quy định về giảm hình phạt chung đối với người phạm tội Giảm hình phạt chung đối với người phạm tội là trường hợp giảm mức hình phạt trong phạm vi một khung hình phạt khi có tình tiết giảm nhẹ TNHS chung do BLHS quy định. Cụ thể, khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 quy định 22 tình tiết giảm nhẹ TNHS chung. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 còn quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án”. Tuy nhiên, các tình tiết giảm nhẹ tại khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 có giá trị pháp lý thấp hơn so với các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, nên mức độ giảm nhẹ TNHS cũng thấp hơn. Qua nghiên cứu nhận thấy trong BLHS, các nhà làm luật nước ta đều không quy định cụ thể mức độ giảm nhẹ hình phạt khi người phạm tội có một hoặc nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS chung do luật định như thế nào. Thực tiễn do mỗi vụ án, mỗi người phạm tội khác nhau nên rõ ràng không thể quy định được, nên trao quyền đánh giá, phán xét việc giảm hình phạt này cho Tòa án (Thẩm phán) bằng cách quy định theo khung với biên độ hình phạt nhất định. Tuy nhiên, điều cũng dẫn đến một thực trạng là việc quyết định hình phạt, giảm hình phạt cũng có thể bị chi phối bởi ý thức chủ quan của người Thẩm phán. Vì vậy, cùng tội danh, cùng hành vi, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ TNHS..., mọi yếu tố là như nhau nhưng việc giảm nhẹ lại có mức độ khác nhau dẫn đến quyết định hình phạt khác nhau ở những vụ án 12
  15. khác nhau khi được xét xử bởi các Thẩm phán khác nhau. Trong khi đó, đến nay vẫn chưa có văn bản quy định hướng dẫn cụ thể về cách tính mức hình phạt áp dụng đối với người, pháp nhân thương mại phạm tội. Trên cơ sở này, NCS. đề xuất phương pháp để tính mức hình phạt và sẽ được trình bày tại Chương 4 Luận án. b. Quy định về giảm hình phạt đặc biệt đối với người phạm tội Giảm hình phạt đặc biệt đối với người phạm tội là trường hợp giảm mức hình phạt với cơ chế giảm nhẹ đặc biệt khi có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS chung (từ hai tình tiết giảm nhẹ TNHS chung trở lên) tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015. Việc giảm hình phạt này dẫn đến các mức giảm hình phạt chuyển khung liền kề nhẹ hơn hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn như sau: - Trường hợp thứ nhất, giảm hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; - Trường hợp thứ hai, giảm hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt và không buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; - Trường hợp thứ ba, giảm hình phạt bằng việc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, được quy định tại khoản 3 Điều 54 BLHS. c. Quy định về giảm hình phạt chung cho pháp nhân thương mại phạm tội Giảm hình phạt chung đối với pháp nhân thương mại phạm tội là trường hợp giảm mức hình phạt trong phạm vi một khung hình phạt khi có tình tiết giảm nhẹ TNHS chung do BLHS quy định. Khoản 1 Điều 84 BLHS năm 2015 quy định 05 tình tiết giảm nhẹ TNHS chung do luật định áp dụng đối với pháp nhân thương mại để Tòa án xem xét giảm hình phạt. Tương tự, về mức giảm, các nhà làm luật trao quyền cho Tòa án trong quá trình xét xử để giảm hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội, tuy nhiên trong “khung” - biên độ giới hạn mà pháp nhân thương mại bị truy cứu TNHS. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS thì dịch chuyển về mức khởi đầu và ngược lại. Ngoài ra, khoản 2 Điều 84 BLHS năm 2015 cũng quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án”. d. Hậu quả pháp lý của việc giảm hình phạt 13
  16. Căn cứ các quy định của BLHS năm 2015 cho thấy, đối với người, pháp nhân thương mại phạm tội được giảm hình phạt vẫn phải chịu án tích trên các cơ sở chung. Ngoài ra, tùy từng trường hợp khi giảm hình phạt chung thì người, pháp nhân thương mại phạm tội vẫn có thể phải bị áp dụng hình phạt bổ sung trên cơ sở chung. 3.2. QUY ĐỊNH TƢƠNG TỰ VỀ MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI Hiện nay, công cuộc cải cách tư pháp nhằm bảo đảm công lý và quyền con người với xu hướng quốc tế hóa, các quy định PLHS nói chung và quy định liên quan đến miễn, giảm hình phạt nói riêng cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng đáp ứng các yêu cầu của pháp luật quốc tế và tương thích với pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, NCS. lựa chọn 05 quốc gia để nghiên cứu, so sánh. Nga có hệ thống pháp luật khá tương đồng với pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các quy định luật hình sự Nga rất được chú trọng tiếp thu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện luật hình sự ở nước ta. Trung Hoa là quốc gia có cùng thể chế chính trị và bối cảnh kinh tế, xã hội tương đồng với Việt Nam. Nhật Bản là một quốc gia châu Á khác, tuy không cùng thể chế chính trị nhưng truyền thống xã hội cũng khá tương đồng với Việt Nam, hơn nữa là quốc gia văn minh, tiến bộ. Còn Pháp, Đức là các quốc gia có nền pháp luật tân tiến và điển hình cho pháp luật châu Âu.. Nội dung quy định tương tự các nước được đề cập tại mục 3.2.1 đến mục 3.2.5. Luận án này. Nghiên cứu, tham chiếu quy định tương tự trong BLHS các nước đang nghiên cứu, cho phép đưa ra những nhận xét sau đây: Một là, đa số các nước được nghiên cứu quy định về miễn, giảm hình phạt không hoàn toàn giống nhau. Có nước quy định trực tiếp về miễn hình phạt như Pháp, Đức, Nhật, Trung Hoa, nhưng có nước lại không quy định trực tiếp về miễn hình phạt như Nga; có nước thì quy định trực tiếp cả miễn, giảm hình phạt như Trung Hoa. Có nước thì quy định về giảm hình phạt tương tự giống Việt Nam như Nga. Các nước đang đề cập chỉ có Nga là quy định rõ trong BLHS thêm về trường hợp giảm hình phạt chung, các nước như Trung Hoa, Nhật Bản và Đức không có quy định giảm hình phạt chung mà chỉ có quy định về các trường hợp giảm trực tiếp. Có nước lại không quy định trực tiếp về giảm hình phạt như Pháp. Hai là, giống như BLHS Việt Nam thì BLHS Nhật Bản, BLHS Trung Hoa quy định Tòa án có thể xem xét các tình tiết giảm nhẹ khác, ngoài các tình tiết luật định là căn cứ để quyết định hình phạt nhẹ hơn, nhưng điểm 14
  17. khác biệt là ở Trung Hoa chỉ có TAND tối cao mới có thẩm quyền xem xét trường hợp này. Ba là, BLHS Việt Nam nên quy định có lựa chọn các tình tiết giảm nhẹ làm căn cứ cho việc miễn hình phạt hoặc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định giống BLHS Nga. Sự lựa chọn đó là cần thiết và chỉ khi có sự hiện diện của những tình tiết như vậy mới khiến cho người phạm tội đáng được khoan hồng đặc biệt, được miễn, giảm nhẹ hình phạt hơn quy định. Bốn là, một trường hợp đương nhiên miễn hình phạt trong BLHS Đức có thể tham khảo khi hoàn thiện BLHS nước ta là trường hợp người phạm tội “được Tòa án miễn hình phạt nếu hậu quả của hành vi đã làm tổn thương người thực hiện tội phạm nặng đến mức mà việc tuyên hình phạt rõ ràng là không có ý nghĩa như người phạm tội gây tai nạn giao thông mà nạn nhân lại chính là vợ, con mình... Năm là, ngoài ra, các nhà làm luật có thể cân nhắc về việc xác định những tình tiết giảm nhẹ nào là tình tiết giảm nhẹ căn bản, có ý nghĩa quan trọng nhất trong quá trình giải quyết vụ án, giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, đúng, hiệu quả và thể hiện được rõ nét nhất khả năng tự giáo dục, cải tạo, thái độ ăn năn hối cải của người phạm tội, ví như BLHS Nga, BLHS Pháp coi tự thú, có hành vi ngăn chặn hậu quả, bồi thường thiệt hại… là các tình tiết giảm nhẹ quan trọng có thể cân nhắc để miễn, giảm hình phạt. Chƣơng 4 THỰC TIỄN ÁP DỤNG, NỘI DUNG HOÀN THIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT 4.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP 4.1.1. Tình hình áp dụng miễn hình phạt Hệ thống TAND từ trước đến nay không thống kê riêng số liệu về miễn hình phạt mà thống kê chung cùng với chế định miễn TNHS. Theo số liệu thống kê của TAND tối cao thì tình hình áp dụng quy định miễn hình phạt và miễn TNHS trong giai đoạn 2010 - 2020 được thể hiện qua biểu đồ như sau: 15
  18. Đối với trường hợp Tòa án áp dụng biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi thay thế hình phạt (miễn hình phạt có điều kiện) được áp dụng trong thực tiễn xét xử như sau: Như vậy, qua bảng biểu thống kê của TAND tối cao cho thấy tỷ lệ được miễn TNHS, miễn hình phạt trong các năm hầu hết đều chiếm tỷ lệ chưa đến 0,05%. Số liệu thống kê gộp chung giữa miễn TNHS và miễn hình phạt thể hiện một số năm áp dụng nhiều nhưng thực tế chủ yếu là các trường hợp được miễn TNHS. Một số năm mà tỷ lệ các trường hợp được miễn TNHS và miễn hình phạt tăng cao so với các năm khác bởi đó là thời điểm sửa đổi, bổ sung Luật và ban hành Luật mới nên có nhiều trường hợp được miễn TNHS do sự chuyển biến của tình hình được áp dụng, chứ không phải 16
  19. miễn hình phạt. Tỷ lệ số bị cáo được miễn hình phạt hoặc miễn TNHS năm 2010 và 06 tháng đầu năm 2020 là như nhau và đều chiếm tỷ lệ ít (0,03%). Thực tế, từ năm 2016 đến nay thì có nhiều đơn vị Tòa án hàng năm không có trường hợp bị cáo nào được áp dụng quy định miễn hình phạt. NCS. cũng đã nghiên cứu ngẫu nhiên 300 bản án hình sự thuộc các loại án sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm ở các đơn vị như TAND thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, TAND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh và TAND cấp cao tại Hà Nội và kết quả là cả 300 bản án này đều không áp dụng miễn hình phạt (Phụ lục). Theo số liệu xét xử giám đốc thẩm tại TAND cấp cao tại Hà Nội từ khi thành lập năm 2015 đến ngày 31/5/2020, xét xử giám đốc thẩm tổng cộng 518 vụ án, nhưng không có vụ án nào áp dụng miễn hình phạt đối với bị cáo. 4.1.2. Tình hình áp dụng giảm hình phạt Từ trước năm 2014 thì hệ thống TAND không có thống kê về giảm hình phạt, không thống kê về việc áp dụng Điều 46, Điều 47 (BLHS năm 1999) nay là Điều 51, Điều 54 (BLHS năm 2015). Theo đó, trong 07 năm từ năm 2014 trở lại đây, số bị cáo được áp dụng tình tiết giảm nhẹ là tương đối cao, có nhiều năm tỷ lệ chiếm tới trên 70% (năm 2016, 2017). Số bị cáo được xử nhẹ dưới khung theo Điều 47 BLHS năm 1999 (Điều 54 BLHS năm 2015) thì tỷ lệ áp dụng ít hơn việc xử nhẹ trong khung nhưng cũng không phải là áp dụng ít. Đa số các vụ án mà không bị hủy điều tra lại hoặc bị cáo không kêu oan thì đều được áp dụng tình tiết giảm nhẹ để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Qua nghiên cứu 300 bản án (Phụ lục) cũng cho thấy, đa số các vụ án các bị cáo đều được giảm nhẹ nên rất ít trường hợp bị xử phạt mức cao nhất của khung hình phạt. Trường hợp không giảm nhẹ mặc dù có tình tiết giảm nhẹ thường là các vụ án có tính chất, mức độ đặc biệt nghiêm trọng và có mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình và thường là áp dụng các hình phạt này. Đối với hình phạt tù có thời hạn thì đều được giảm, gần như khoảng 99% là không xử mức cao nhất của khung hình phạt. 4.1.3. Kết quả đạt đƣợc Việc áp dụng miễn, giảm hình phạt trong xét xử là tương đối chuẩn xác, đúng quy định pháp luật, mang lại những hiệu quả tốt trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội (do BLHS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 nhưng chưa có vụ án nào pháp nhân thương mại phạm tội), bảo đảm hiệu quả phòng ngừa chung và tiết kiệm các chi phí để thực thi biện 17
  20. pháp cưỡng chế, thể hiện được chính sách nhân đạo, thúc đẩy tính thiện, góp phần ổn định trật tự xã hội. Từ năm 2010 đến ngày 31/5/2020, tổng số trường hợp được miễn hình phạt hoặc miễn TNHS là 3.383 trường hợp, nhưng số lượng áp dụng miễn hình phạt sai là rất ít. Theo số liệu thống kê từ TAND tối cao và TAND cấp cao tại Hà Nội về công tác giám đốc thẩm, tái thẩm thì trong 10 năm gần đây, không có vụ án nào bị kháng nghị giám đốc thẩm hủy, sửa về miễn hình phạt vì lý do bị cáo không đủ điều kiện mà được miễn. Đến nay, NCS. chỉ mới phát hiện ra một vài trường hợp trong thực tiễn không áp dụng đúng quy định miễn hình phạt, nhưng chủ yếu là sai sót ở việc đủ điều kiện nhưng Tòa không miễn hình phạt hoặc lẽ ra áp dụng quy định miễn hình phạt thì Tòa án lại áp dụng miễn TNHS hoặc các chế định giảm nhẹ khác. Còn việc giảm nhẹ của Tòa án trong những năm qua là đúng, vừa phản ánh được chính sách phân hóa, nhân đạo, thể hiện nguyên tắc công bằng, vừa bảo đảm được mục đích trừng trị, giáo dục người phạm tội và bảo đảm phòng ngừa chung. 4.1.4. Sai lầm, thiếu sót và các nguyên nhân cơ bản a. Sai lầm, thiếu sót trong áp dụng miễn hình phạt Sai lầm, thiếu sót trong áp dụng miễn hình phạt của Tòa án được phản ánh thông qua các dạng điển hình như sau: - Người phạm tội đủ điều kiện được miễn hình phạt nhưng lại không được miễn hình phạt (Ví dụ: Bản án số 05/2019/HSPT ngày 23/01/2019 của TAND tỉnh Hải Dương); - Miễn hình phạt đối với người phạm tội không đủ điều kiện (Vụ án Đặng Văn K. phạm tội “cưỡng đoạt tài sản” tại tỉnh T (vì hiện nay vụ án đang được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm nên NCS. không nêu cụ thể số bản án và tên bị cáo). b. Sai lầm, thiếu sót trong việc áp dụng giảm hình phạt Sai lầm, thiếu sót trong áp dụng giảm hình phạt của Tòa án được phản ánh thông qua các dạng điển hình như sau: - Giảm hình phạt quá nhẹ, không tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi phạm tội của bị cáo (Ví dụ: Bản án HSST số 07/2019/HS-ST ngày 12/3/2019, TAND tỉnh Hà Tĩnh; Bản án HSST số 112/2018/HSST ngày 27/8/2018 của TAND tỉnh Nghệ An; Bản án HSST số 13/2019/HS-ST ngày 27/02/2019 của TAND tỉnh Nghệ An). - Giảm hình phạt chưa đủ mức, dẫn đến quyết định hình phat nặng đối với bị cáo (Ví dụ: Bản án HSST số 07/2019/HSST ngày 21/01/2019 của 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2