intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số locus đa hình STR ở người Việt Nam nhằm sử dụng trong khoa học hình sự, nhận dạng cá thể và xác định huyết thống

Chia sẻ: Nguyễn đại Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài thiết kế được các cặp mồi đặc hiệu để có thể nhân bản và phân tích được tính đa hình một số locus STR chọn lọc bổ sung; xây dựng thang alen chuẩn cho các locus F13A01; D8S1179 và HPRTB; điều tra, khảo sát tính đa hình và xác định được tần số phân bố các alen thuộc 15 locus STR của người Việt,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số locus đa hình STR ở người Việt Nam nhằm sử dụng trong khoa học hình sự, nhận dạng cá thể và xác định huyết thống

MỞ ĐẦU<br /> Công nghệ phân tích ADN trong sử dụng các locus STR hiện<br /> nay đã trở thành công cụ đắc lực trong phân tích nhận dạng cá thể<br /> người và giám định huyết thống ở rất nhiều quốc gia khác nhau trên<br /> thế giới. Tại Việt Nam từ năm 1998 trở lại đây đã có sự phát triển<br /> mạnh mẽ và nhanh chóng về trình độ cũng như khả năng ứng dụng<br /> kỹ thuật phân tích ADN sử dụng hệ các locus STR. Đã có nhiều<br /> nghiên cứu về hệ các locus STR trên nhiễm sắc thể thường cũng như<br /> NST giới tính. Nhiều bộ KIT chuẩn sử dụng các locus STR được ứng<br /> dụng, các bộ KIT có thể sử dụng phù hợp với từng công nghệ khác<br /> nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng PTN.<br /> Để chủ động trong công nghệ phân tích và phù hợp với điều kiện<br /> PTN tại Việt Nam, từ năm 2001 đến nay, Viện Kỹ thuật Hoá-Sinh và<br /> Tài liệu nghiệp vụ, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật - Bộ Công an đã<br /> nghiên cứu chế tạo thành công KIT phân tích đa gen sử dụng 9 locus<br /> đa hình STR. Các kết quả nghiên cứu hiện nay đã và đang được ứng<br /> dụng tốt trong trong phân tích gen hình sự tại một số cơ sở giám định<br /> công an các địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Cần<br /> Thơ, Khánh Hòa...<br /> Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở phân tích 9 gen thì thực tế cho thấy<br /> trong nhiều trường hợp giám định cụ thể, đặc biệt là đối với những<br /> ca giám định phức tạp (trường hợp giám định huyết thống xác định<br /> tội phạm tình dục có nghi can nhiều người mà những người này lại<br /> có quan hệ huyết thống, họ hàng...) vẫn chưa cho kết quả đáng tin<br /> cậy.<br /> Do vậy, chúng tôi xác định việc mở rộng nghiên cứu để tăng số<br /> lượng locus là yêu cầu cần thiết, đồng thời cần có sự đánh giá tổng<br /> <br /> 1<br /> <br /> thể về tần suất phân bố của các locus STR ở quần thể người Việt để<br /> đưa ra được hướng ứng dụng phù hợp. Đề tài luận án “Nghiên cứu<br /> một số locus đa hình STR ở người Việt Nam nhằm sử dụng trong<br /> khoa học hình sự, nhận dạng cá thể và xác định huyết thống” được<br /> tiến hành với các mục tiêu sau:<br /> 1. Thiết kế được các cặp mồi đặc hiệu để có thể nhân bản và<br /> phân tích được tính đa hình một số locus STR chọn lọc bổ<br /> sung (F13A01; D8S1179 và HPRTB).<br /> 2. Xây dựng thang alen chuẩn cho các locus F13A01; D8S1179<br /> và HPRTB.<br /> 3. Điều tra, khảo sát tính đa hình và xác định được tần số phân<br /> bố các alen thuộc 15 locus STR của người Việt (D5S1358,<br /> D7S820, D13S317, CSF1PO, TH01, TPOX, D16S539,<br /> D3S1358, vWA, F13B, FES/FPS, LPL, F13A01; D8S1179<br /> và HPRTB)<br /> 4. Đánh giá và đề xuất được các locus STR định hướng ứng<br /> dụng trong nhận dạng cá thể và xác định huyết thống phù<br /> hợp với người Việt Nam.<br /> Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ<br /> ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br /> -<br /> <br /> Nghiên cứu xây dựng được điều kiện tối ưu để phân tích tổ<br /> hợp 4 locus đa hình mới F13A01, D8S1179, HPRTB và<br /> Amelogenin có thể nhân bội đồng thời trong cùng một phản<br /> ứng. Bổ sung cho các tổ hợp locus đã nghiên cứu, góp phần<br /> <br /> 2<br /> <br /> làm tăng độ chính xác trong phân tích nhận dạng cá thể<br /> người và giám định huyết thống phù hợp với điều kiện PTN<br /> tại Việt Nam.<br /> -<br /> <br /> Bổ sung số liệu khảo sát tần suất alen 15 locus đa hình người<br /> Việt, trong đó đã khảo sát mới 07 alen của locus F13A01 và<br /> 07 alen của locus HPRTB, phát hiện thêm được các alen mới<br /> ở quần thể người Việt là alen số 8 của locus CSF1PO; alen<br /> số 13 của locus vWA và alen số 15 của locus FES/FPS.<br /> <br /> -<br /> <br /> Đánh giá được khả năng ứng dụng của 15 locus STR đối với<br /> quần thể người Việt qua tính toán các chỉ số thống kê.<br /> BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN<br /> <br /> Luận án gồm 121 trang và 6 trang phụ lục, được bố cục như sau:<br /> mở đầu 4 trang; tồng quan 27 trang; vật liệu và phương pháp nghiên<br /> cứu 13 trang; kết quả và thảo luận 69 trang; kết luận, kiến nghị 2<br /> trang; danh mục các công trình khoa học đã công bố 1 trang.<br /> <br /> 3<br /> <br /> CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN<br /> 1.1. CÁC PHƢƠNG PHÁP NHẬN DẠNG CÁ THỂ NGƢỜI<br /> Các phương pháp giám định nhận dạng cá thể người được nghiên<br /> cứu từ trước tới nay bao gồm:<br /> <br /> -<br /> <br /> Phương pháp hình thái học<br /> Nhận dạng cá thể bằng các yếu tố có bản chất protein (Xác<br /> định nhóm máu, xác định một số nhóm protein và nhóm<br /> enzym)<br /> <br /> -<br /> <br /> Nhận dạng cá thể người qua phân tích ADN nhân và ADN<br /> ty thể.<br /> <br /> Việc sử dụng các phương pháp trong nhận dạng cá thể tuỳ thuộc<br /> vào loại mẫu, số lượng và chất lượng mẫu (bao gồm cả mẫu giám<br /> định nhận dạng và mẫu so sánh), số lượng cá thể cần nhận dạng,<br /> trang thiết bị của cơ sở giám định và trình độ chuyên môn của giám<br /> định viên.<br /> Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật<br /> và công nghệ, đặc biệt sau khi phát minh về phản ứng PCR ra đời,<br /> việc nhận dạng cá thể người bằng phương pháp phân tích ADN nhân<br /> trở thành công cụ đắc lực trong giám định bởi những ưu việt nổi bật<br /> của nó, đặc biệt phương pháp trở nên hữu dụng trong hình sự, khi mà<br /> các dấu vết thu được ở hiện trường còn lại rất ít hoặc đã bị biến tính,<br /> không thể tiến hành bằng các phương pháp nhận dạng truyền thống.<br /> 1.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA HÌNH ADN<br /> ỨNG DỤNG TRONG NHẬN DẠNG CÁ THỂ NGƢỜI<br /> Việc phân tích ADN trong nhận dạng hiện nay được tiến hành<br /> dựa trên một nguyên lý chung: ADN được tách ra khỏi tế bào (có<br /> trong mẫu sinh học thu được), sau đó các đoạn ADN được nhân lên<br /> <br /> 4<br /> <br /> bởi các cặp mồi đặc hiệu và sản phẩm nhân bội được phân tích bằng<br /> kỹ thuật điện di hay giải trình tự. Kết quả điện di sẽ được hiển thị<br /> nhờ hệ thống thiết bị phù hợp, cho biết kiểu gen cá thể cần phân tích.<br /> Các kỹ thuật được ứng dụng hiện nay bao gồm:<br /> - Kỹ thuật PCR<br /> - Kỹ thuật điện di<br /> - Kỹ thuật giải trình tự<br /> 1.3. CÁC LOCUS STR TRONG HỆ GEN NGƢỜI VÀ ỨNG<br /> DỤNG CỦA CHÚNG TRONG NHẬN DẠNG CÁ THỂ<br /> Các đoạn ADN có cấu trúc lặp lại từ 2 – 6 bp được gọi là các<br /> đoạn lặp lại ngắn (STR). Các cấu trúc STR mang tính bảo thủ cao,<br /> được di truyền qua các thế hệ và mang tính đặc trưng cá thể . Các<br /> STR có thể được khuếch đại bằng phản ứng PCR.<br /> Trong số các dạng lặp khác nhau của hệ STR, các đoạn lặp 4<br /> nucleotit được sử dụng phổ biến hơn các đoạn lặp 2 hoặc 3 nucleotit<br /> vì:<br /> <br /> -<br /> <br /> Khoảng kích thước giữa các alen nhỏ vừa phải phù hợp cho phản<br /> ứng PCR phức.<br /> <br /> -<br /> <br /> Khoảng kích thước giữa các alen nhỏ vừa phải làm giảm khả<br /> năng mất alen đối với các alen có kích thước nhỏ hơn.<br /> <br /> -<br /> <br /> Khả năng tạo ra các sản phẩm PCR có kích thước nhỏ thuận lợi<br /> cho việc phân tích các mẫu ADN đã biến tính.<br /> <br /> -<br /> <br /> Việc giảm các sản phẩm “stutter” (băng giả) so với các<br /> dinucleotit thuận lợi cho việc đọc kiểu gen đối với các mẫu lẫn.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2