BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br />
<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
SEREY MARDY<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP<br />
BỀN VỮNG Ở TỈNH SVAY RIÊNG, CAMPUCHIA<br />
<br />
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp<br />
Mã số<br />
: 62.62.01.15<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2014<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br />
<br />
1. TS. Nguyễn Phúc Thọ<br />
2. TS. Chu Thị Kim Loan<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
PGS.TS. Lê Hữu Ảnh<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
GS.TSKH. Lê Du Phong<br />
Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
TS. Phí Văn Kỷ<br />
Trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Học viện họp tại<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
vào hồi<br />
<br />
giờ, ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2014<br />
<br />
Có thể tìm hiểu Luận án tại thƣ viện:<br />
- Thƣ viện Quốc gia<br />
- Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
MỞ Đ U<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế<br />
Campuchia, là ngành trực tiếp sản xuất ra lương thực thực phẩm phục vụ nhu cầu<br />
thiết yếu cho con người, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành kinh tế khác,<br />
góp phần rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của, ổn định an ninh trật tự,<br />
đặc biệt là đối với nước đang phát triển như Campuchia.<br />
Svay Riêng là một trong những tỉnh nhỏ nhất thuộc phía Đông Nam của<br />
Campuchia. Diện tích canh tác nông nghiệp cũng như đóng góp của ngành vào tăng<br />
trưởng kinh tế rát lớn. Trong giai đoạn 2001-2012, sản xuất nông nghiệp tăng<br />
trưởng khá; tỷ lệ của ngành nông nghiệp góp phần trong GDP là 25,9%, trong đó<br />
trồng trọt chiêm 13,6%, chăn nuôi 3,54% và các cây trồng khác chiếm 8,76%. Cơ<br />
cấu mùa vụ, cây trồng, con vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực góp phần cải<br />
thiện đời sống nhân dân và thực hiện tốt về bảo vệ môi trường sinh thái.<br />
Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp của tỉnh Svay Riêng chưa bền vững. SXNN<br />
còn mang tính nhỏ lẻ, sản xuất tự cung, tự cấp là chủ yếu. Sản phẩm nông nghiệp làm<br />
ra chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng của hộ gia đình và thị trường nội địa, có hướng tới<br />
xuất khẩu nhưng chưa nhiều và hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết lợi thế và tiềm<br />
năng của tỉnh. Mức sống người dân vẫn còn bấp bênh và nhận thức của người dân về<br />
SXNN, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường vẫn ở mức thấp. Việc xử lý chất thải<br />
nông nghiệp chưa chặt chẽ mang lại ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.<br />
Như vậy, việc nghiên cứu, đề xuất và giải quyết một số tồn tại trong SXNN sẽ<br />
tạo chuyển biến mạnh mẽ trong SXNN, nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời khắc<br />
phục những hạn chế ở khu vực nông thôn của tỉnh Svay Riêng, nên nghiên cứu đề<br />
tài:“Nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Svay Riêng, Campuchia”.<br />
2. Mục ti u nghi n cứu<br />
2.1. Mục tiêu chung<br />
Từ phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Svay<br />
Riêng, chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh<br />
hưởng đến PTNN bền vững của tỉnh Svay Riêng, đề xuất những giải pháp chủ yếu<br />
PTNN tỉnh Svay Riêng một cách bền vững trong thời gian tới.<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Hệ thống hoá và góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển<br />
nông nghiệp bền vững.<br />
- Phân tích thực trạng, chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế,<br />
những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững ở địa bàn tỉnh Svay Riêng.<br />
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn<br />
tỉnh Svay Riêng trong thời gian tới.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghi n cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng và giải pháp phát triển nông<br />
nghiệp bền vững ở tỉnh Svay Riêng, Campuchia.<br />
1<br />
<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu tình hình phát triển nông nghiệp<br />
(PTNN) bền vững về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Còn ngành thuỷ sản là một<br />
ngành không do Sở Nông nghiệp quản lý nên chúng tôi không nghiên cứu. Trong<br />
ngành trồng trọt, nghiên cứu đi sâu phân tích thực trạng phát triển cây lương thực (giới<br />
hạn là sản xuất lúa). Đối với ngành chăn nuôi, luận án chủ yếu tập trung phân tích thực<br />
trạng phát triển bền vững chăn nuôi gia súc và một số loại gia cầm.<br />
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững<br />
trên địa bàn tỉnh Svay Riêng, Campuchia.<br />
- Phạm vi thời gian: Thời gian lấy số liệu thứ cấp từ 2001-2012; thời gian khảo<br />
sát: từ 2011-2012; thời gian dự kiến đến năm 2020.<br />
4. Những đóng góp mới của luận án<br />
Các đóng góp mới của Luận án được thể hiện chung trong việc đáp ứng 3 mục<br />
tiêu của Luận án. Cụ thể, đó là:<br />
-Làm rõ hơn lý luận về sự phát triển nông nghiệp bền vững qua 3 khía cạnh kinh<br />
tế, xã hội, môi trường trong phát triển.<br />
-Sự vận dụng tổng hợp các cách tiếp cận và phương pháp trong nghiên cứu phát<br />
triển nông nghiệp bền vững.<br />
-Các giải pháp đặc trưng phát triển nông nghiệp bền vững cho tỉnh Svay Riêng,<br />
Campuchia.<br />
5. Kết cấu của luận án<br />
Luận án bao gồm 148 trang (Mở đầu: 4 trang; Chương 1: 28 trang; Chương 2:<br />
22 trang; Chương 3: 69 trang; Chương 4: 22; ết luận và đề nghị: 3 trang) với 31<br />
bảng số liệu, 16 hình và 4 hộp. Luận án đã tham khảo 88 tài liệu, trong đó có 32 tài<br />
liệu Tiếng Việt, 22 tài liệu Tiếng nh và 33 tài liệu Tiếng hmer.<br />
Chƣơng 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG<br />
1.1. Cơ sở l luận về phát triển nông nghiệp ền vững<br />
1.1.1. Khái niệm và bản chất của phát triển nông nghiệp bền vững<br />
Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững<br />
Từ khái niệm về phát triển bền vững, kết hợp với đặc điểm của phát triển nông<br />
nghiệp, nghiên cứu đưa ra khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững như sau:<br />
“Phát triển nông nghiệp một cách bền vững là quá trình phát triển cần sự kết hợp<br />
hợp lý, hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với việc thực hiện tốt các<br />
vấn đề xã hội và môi trường trong SXNN. Sự phát triển đó đòi hỏi phải đáp ứng<br />
được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng<br />
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai của SXNN”.<br />
Trong nghiên cứu này, Phát triển nông nghiệp ền vững được hiểu là quá<br />
trình thay đổi của nền nông nghiệp đáp ứng yêu cầu hiện tại về sản phẩm nông<br />
nghiệp, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển mà vẫn duy trì tài nguyên thiên nhiên cho<br />
các thế hệ mai sau.<br />
1.1.2. Tác động của phát triển nông nghiệp bền vững<br />
Tác động của phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm: (i) Cung cấp lương<br />
2<br />
<br />
thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội; (ii) Cung cấp nguyên liệu cho phát triển công<br />
nghiệp; (iii) Cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị; (iv) Cung cấp<br />
ngoại tệ cho nền kinh tế; (v) Là thị trường tiêu thụ các sản phẩm của ngành công<br />
nghiệp và dịch vụ; (vi) Giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.<br />
1.1.3. Yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững<br />
Phát triển nông nghiệp bền vững có đặc điểm: (i) Phát triển nông nghiệp bền<br />
vững gắn với sản xuất hàng hóa; (ii) Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với nâng<br />
cao chất lượng và giá trị nông sản; (iii) Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với<br />
nâng cao năng suất lao động nông nghiệp; (iv) Phát triển nông nghiệp bền vững gắn<br />
với đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.<br />
1.1.4. Nội dung phát triển nông nghiệp bền vững<br />
Nội dung cụ thể của phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm: Về kinh tế:<br />
(i) Quy mô SXNN; (ii) Năng suất, sản lượng sản phẩm; (iii) Thu nhập của nông hộ;<br />
(iv) Hiệu quả kinh tế của SXNN; (v) Cơ cấu ngành nông nghiệp. Về xã hội: (i) Lao<br />
động và việc làm; (ii) Xóa đói giảm nghèo; (iii) Cân bằng giới trong phát triển<br />
SXNN. Về môi trường: (i) Tình hình sử dụng thuốc BVTV; (ii) Chất thải nông<br />
nghiệp; (iii) Ô nhiễm môi trường nông nghiệp. Mối quan hệ giữa các nội dung phát<br />
triển về kinh tế, xã hội và môi trường: (i) Mối quan hệ giữa phát triển T-XH; (ii)<br />
Mối quan hệ giữa phát triển T-MT; (iii) Mối quan hệ giữa phát triển XH-MT.<br />
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững<br />
Phát triển nông nghiệp bền vững chịu ảnh hưởng của các nhân tố như sau: 1.<br />
Điều kiện tự nhiên; 2. Các chủ trương, chính sách PTNN; 3. Chuyển giao công nghệ<br />
kỹ thuật trong SXNN; 4. Nguồn vốn đầu tư cho PTNN; 5. Thị trường tiêu thụ sản<br />
phẩm; 6. Lao động và chất lượng nguồn lao động SXNN; 7. Nhận thức của nông hộ về<br />
SXNN và phát triển bền vững; 8. Nhận thức của nông hộ về cách sử dụng thuốc<br />
BVTV và 9. Nhận thức của nông hộ về cách xử lý chất thải và ô nhiễm môi trường.<br />
1.1.6. Phương pháp đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững<br />
Sự lồng ghép giữa các phương pháp nghiên cứu kinh tế xã hội với nhau sẽ<br />
mang lại kết quả cao trong nghiên cứu PTNN bền vững. Các phương pháp gồm có<br />
phương pháp phân tích hệ sinh thái nông nghiệp ( E ), phương pháp đánh giá nông<br />
thôn có sự tham gia (PR ), phương pháp nghiên cứu hệ thống canh tác (FSR) và phân<br />
tích khả năng bền vững.<br />
1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển nông nghiệp ền vững<br />
1.2.1. Phát triển nông nghiệp bền vững của một số nước trên thế giới<br />
Luận án đã nghiên cứu thực tiễn phát triển nông nghiệp bền vững ở một số<br />
tỉnh của một số nước trong khu vực SE N như tỉnh Long n (Việt Nam), tỉnh<br />
Surin (Thái Lan) và tỉnh Riau (Indonesia) bởi vì các tỉnh này có những đặc điểm<br />
khá giống nhau về địa hình, khí hậu và tập quán canh tác. Thực tiễn từ các nước<br />
này thể hiện các chính sách, thể chế phát triển SXNN; quy hoạch SXNN; tổ chức<br />
sản xuất; công nghệ kỹ thuật áp dụng trong SXNN; vấn đề thị trường tiêu thụ nông<br />
sản; nông nghiệp hữu cơ; hiệu quả SXNN và một số vấn đề liên quan đến xã hội,<br />
môi trường trong SXNN.<br />
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Svay Riêng<br />
Luận án đã rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp bền vững ở<br />
tỉnh Svay Riêng là: (1) Bổ sung, hoàn thiện những chủ trương, chính sách cho phát<br />
triển SXNN bền vững; (2) Hoàn thiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch chỉ tiết cho<br />
3<br />
<br />