HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
ĐẶNG THỊ HOA<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU<br />
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN<br />
VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP<br />
MÃ SỐ: 62 62 01 15<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI, NĂM 2017<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. QUYỀN ĐÌNH HÀ<br />
<br />
Phản biện 1: GS.TS. PHẠM THỊ MỸ DUNG<br />
Hội Kinh tế nông lâm<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS. LÊ TRỌNG HÙNG<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
<br />
Phản biện 3: PGS.TS. LÊ HÀ THANH<br />
Trường Đại học Kinh tế quốc dân<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
PHẦN 1. MỞ ĐẦU<br />
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
Biến đổi khí hậu là một hiện tượng đã và đang diễn biến trong quá khứ cũng<br />
như hiện tại và được phỏng đoán là có thể biến động nhanh hơn trong tương lai (Lê<br />
Anh Tuấn, 2011). Theo Dasgupta et al. (2007), Nguyễn Mậu Dũng (2010), Việt<br />
Nam là một trong 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do sự biến đổi của<br />
khí hậu. Trong những năm gần đây, tác động của BĐKH đến SXNN là vô cùng to<br />
lớn. Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng về cả tính biến động và tính dị<br />
thường như nắng, nóng, rét, bão, lũ, mưa lớn, hạn hán, giông tố, lốc..., đặc biệt là<br />
trong những trường hợp liên quan đến hoạt động của El-Nino, La-Nina.<br />
Hiện nay, SXNN của người dân ở vùng ven biển (VVB) tỉnh Nam Định phát<br />
triển ở mức thấp với những hoạt động chủ yếu như trồng trọt, chăn nuôi, quản lý<br />
bảo vệ rừng ngập mặn, NTTS…. Hàng năm, những hoạt động này của vùng phải<br />
chịu nhiều đợt tàn phá do khí hậu, thời tiết thay đổi bất thường mang đến nên đã<br />
làm cho SXNN của người dân, đặc biệt là những người dân nghèo, ngày càng trở<br />
lên khó khăn hơn (Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định, 2015).<br />
Tìm cách để giảm bớt các tác động tiêu cực của BĐKH là một trong những<br />
vấn đề hiện nay đang được Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành địa phương hết<br />
sức quan tâm. Nghiên cứu của IUCN, SEI và IISD (2003) “Sinh kế và biến đổi khí<br />
hậu” cho thấy cách tiếp cận tổng hợp trong việc giải quyết sinh kế bền vững với<br />
BĐKH nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH gây ra. Nghiên cứu của<br />
Selvaraju et al. (2006) về “Thích ứng với sự thay đổi và biến đổi khí hậu trong<br />
những khu vực bị hạn hán ở Bangladesh” đã sử dụng phương pháp thảo luận nhóm<br />
và phỏng vấn sâu để phân tích những thay đổi của khí hậu trong quá khứ, hiện tại<br />
và dự báo cho tương lai, phân loại các đối tượng bị tổn thương trước tác động của<br />
BĐKH và đề xuất các giải pháp thích ứng với hạn hán trong SXNN ở Bangladesh.<br />
Bài viết về “Mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng tại vùng trũng<br />
thấp ở tỉnh Thừa Thiên Huế” của Lê Văn Thăng và cs. (2011) đã đưa ra một số mô<br />
hình thích ứng với BĐKH. Nghiên cứu của Đinh Vũ Thanh và Nguyễn Văn Viết<br />
(2012) về “Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực nông nghiệp và giải<br />
pháp ứng phó” cho thấy BĐKH đã có những tác động nhất định đến trồng trọt, lâm<br />
nghiệp, thủy sản, tài nguyên nước và thủy lợi. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ<br />
sở của Đặng Thị Hoa và Chu Thị Thu (2013) về “Giải pháp nâng cao khả năng<br />
thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện<br />
Giao Thủy, tỉnh Nam Định” đã nghiên cứu sự thích ứng của người dân ven biển<br />
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Như vậy, cho đến nay đã có một số nghiên cứu<br />
1<br />
<br />
liên quan tới BĐKH, tới sự thích ứng với BĐKH cho các vùng khác nhau ở trên<br />
thế giới và trong nước, tuy nhiên một đề tài nghiên cứu về sự thích ứng với BĐKH<br />
trong SXNN của người dân ven biển tỉnh Nam Định thì chưa có nghiên cứu nào<br />
thực hiện.<br />
Trước nguy cơ ảnh hưởng và cảnh báo về BĐKH, Nam Định nói chung và<br />
VVB tỉnh Nam Định nói riêng cần phải có các giải pháp thích ứng với BĐKH<br />
nhằm ứng phó với hiểm họa này. Để thực hiện được mục tiêu ứng phó và giảm nhẹ<br />
BĐKH của tỉnh, việc tìm ra các giải pháp thích ứng cho vùng ven biển Nam Định<br />
cần được nghiên cứu, trao đổi.<br />
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
1.2.1. Mục tiêu chung<br />
Đánh giá sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển tỉnh<br />
Nam Định, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao thích ứng với BĐKH cho người<br />
dân ven biển trong SXNN những năm tới.<br />
1.2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về sự thích ứng với<br />
BĐKH trong SXNN của người dân ven biển;<br />
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng<br />
với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển tỉnh Nam Định;<br />
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thích ứng với BĐKH trong SXNN<br />
của người dân ven biển tỉnh Nam Định những năm tới.<br />
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Để đạt được mục tiêu và những nội dung nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu<br />
của đề tài bao gồm khách thể nghiên cứu và chủ thể nghiên cứu. Khách thể nghiên<br />
cứu chính là những vấn đề lý luận và thực tiễn về thích ứng với BĐKH trong SXNN<br />
của người dân ven biển tỉnh Nam Định; các điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội, các<br />
tác nhân có liên quan đến sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân địa<br />
phương. Chủ thể nghiên cứu của luận án là các hộ nông dân đang sinh sống ở VVB<br />
có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.<br />
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về không gian: (i) Đề tài nghiên cứu SXNN theo nghĩa rộng, bao gồm:<br />
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, diêm nghiệp và chỉ trong lĩnh vực sản xuất, không<br />
nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;<br />
(ii) Đề tài nghiên cứu trên phạm vi các huyện vùng ven biển tỉnh Nam Định, trong<br />
đó tập trung nghiên cứu sâu tại các xã ven biển có SXNN chịu tác động trực tiếp của<br />
2<br />
<br />
BĐKH. Các xã được khảo sát chuyên sâu đó là: xã Giao Xuân, Giao An, Giao<br />
Thiện, TT Quất Lâm (huyện Giao Thủy); xã Hải Đông, Hải Chính, Hải Triều (huyện<br />
Hải Hậu); xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc, Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng).<br />
- Về thời gian: Các thông tin phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ<br />
năm 2015 trở về trước, các giải pháp đề xuất có thể áp dụng cho giai đoạn 20172020 và tầm nhìn đến năm 2030.<br />
- Về nội dung: (i) Tập trung nghiên cứu các biểu hiện của BĐKH ở vùng ven<br />
biển tỉnh Nam Định; (ii) Nghiên cứu sự ảnh hưởng của BĐKH đến SXNN của<br />
người dân ven biển tỉnh Nam Định; (iii) Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích<br />
sâu các biện pháp thích ứng với BĐKH trong SXNN đang được người dân áp dụng<br />
tại địa phương; (iv) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với BĐKH<br />
trong SXNN của người dân ven biển tỉnh Nam Định.<br />
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
- Luận án đã chỉ ra được những biểu hiện của BĐKH (bão, xâm nhập mặn,<br />
nhiệt độ, lượng mưa, số giờ nắng, độ ẩm, hạn hán, nắng nóng và rét thay đổi bất<br />
thường....) và ảnh hưởng của BĐKH đến SXNN ở vùng ven biển Nam Định.<br />
- Luận án đã chỉ ra được các biện pháp thích ứng người dân ven biển Nam<br />
Định đã và đang áp dụng trong SXNN (thay đổi giống cây trồng/vật nuôi, thay đổi<br />
kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng/vật nuôi, chuyển mục đích sử dụng<br />
đất, nâng cấp/gia cố khu nuôi trồng, chấp nhận tổn thất...) và đề xuất được các giải<br />
pháp nâng cao sự thích ứng với BĐKH cho người dân trong thời gian tới (phát<br />
triển cơ sở hạ tầng, chuyển mục đích sử dụng đất, lồng ghép SXNN với các kế<br />
hoạch phát triển khác của vùng ven biển tỉnh Nam Định...).<br />
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN<br />
- Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận, cơ sở<br />
thực tiễn và khung lý thuyết, khung phân tích phù hợp về sự thích ứng với BĐKH<br />
trong SXNN của người dân ven biển.<br />
- Luận án đã làm rõ được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích<br />
ứng với BĐKH trong SXNN theo các nhóm hộ giàu, trung bình, nghèo ở từng<br />
ngành sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, nghề muối, đồng thời<br />
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự thích ứng với BĐKH trong SXNN cho<br />
người dân vùng ven biển Nam Định.<br />
- Luận án làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý xây dựng phương án ứng<br />
phó với BĐKH của tỉnh Nam Định giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2030. Từ đó,<br />
hoạch định chính sách hỗ trợ người dân SXNN ở vùng ven biển từ tổ chức thực hiện<br />
đến tiêu thụ sản phẩm nông sản và chiến lược phát triển SXNN trong thời gian tới.<br />
<br />
3<br />
<br />