HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐẶNG THỊ THÚY KIỀU<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG<br />
HIỆU QUẢ ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ HUYỆN CƯ M’GAR<br />
PHỤC VỤ TÁI CANH CÂY CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên ngành : Quản lý đất đai<br />
Mã số : 9.85.01.03<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hµ NéI, 2018<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Thị Bình<br />
2. TS. Nguyễn Quang Dũng<br />
<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thái Bạt<br />
Hội Khoa học đất Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Quốc Vinh<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phản biện 3: TS. Thái Thị Quỳnh Như<br />
Tổng cục Quản lý đất đai<br />
<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp<br />
Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Vào hồi 08h30 ngày 28 tháng 12 năm 2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Quốc gia<br />
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
PHẦN 1. MỞ ĐẦU<br />
<br />
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
Huyện Cư M’gar cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 18<br />
km về phía Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 82.450,13 ha, trong đó có<br />
35.754 ha đất trồng cà phê và được phân bố ở tất cả các xã. Cư M’gar là huyện có<br />
diện tích đất trồng cà phê lớn nhất so với các địa phương khác trong tỉnh Đắk Lắk.<br />
Tuy nhiên, diện tích cà phê cần phải tái canh khá lớn do cà phê già cỗi, năng suất<br />
thấp hoặc bị bệnh. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk thì<br />
đến năm 2020, huyện Cư M’gar cần phải thực hiện tái canh 11.894 ha, chiếm đến<br />
33,27% diện tích đất trồng cà phê của huyện. Kết quả khảo sát cho thấy những năm<br />
gần đây tại huyện Cư M’gar đang có xu hướng chuyển từ loại sử dụng đất (LUT) cà<br />
phê trồng thuần sang LUT cà phê trồng xen. Nhiều nông hộ đã lựa chọn LUT cà phê<br />
trồng xen với một số cây lâu năm khi thực hiện tái canh cà phê, tuy nhiên trên địa bàn<br />
tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Cư M’gar nói riêng chưa có nghiên cứu nào làm rõ<br />
cơ sở khoa học cho việc định hướng sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê khi tái canh.<br />
Vì vậy nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê huyện Cư<br />
M’gar nhằm phục vụ tái canh cà phê là rất cần thiết và cấp bách góp phần thực hiện<br />
thành công tái canh cà phê tỉnh Đắk Lắk.<br />
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả các loại sử dụng đất trồng cà phê (trồng thuần,<br />
trồng xen), đánh giá thích hợp đất đai đối với một số loại sử dụng đất trồng cà phê<br />
phục vụ tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.<br />
- Đề xuất định hướng sử dụng đất trồng cà phê khi thực hiện tái canh và các giải<br />
pháp sử dụng hiệu quả đất tái canh cà phê huyện Cư M’gar trong thời gian tới.<br />
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Các LUT cà phê (trồng thuần, trồng xen tiêu, xen sầu riêng, xen bơ).<br />
- Các loại đất đang trồng cà phê và có khả năng trồng cà phê.<br />
- Các hộ gia đình, cá nhân trồng cà phê và tái canh cà phê.<br />
- Các chính sách liên quan đến phát triển cây cà phê tại Việt Nam.<br />
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về nội dung: Công tác tái canh cà phê phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đất trồng;<br />
đầu tư vốn; kỹ thuật canh tác, xử lý đất, chọn giống, cách trồng, chăm sóc, phòng trừ<br />
dịch bệnh hại,... Trong phạm vi giới hạn của đề tài này chúng tôi chỉ đi sâu nghiên<br />
cứu khả năng thích hợp đất đai và hiệu quả của các loại sử dụng đất trồng cà phê để<br />
phục vụ cho việc tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.<br />
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn toàn huyện Cư M’gar, trong đó tập<br />
trung nghiên cứu điểm tại 5 xã có diện tích trồng cà phê và tái canh cà phê tương đối<br />
lớn, đó là xã Quảng Tiến, Cư Suê, Ea Kpam, Quảng Hiệp, Ea Kiết.<br />
- Về thời gian:<br />
+ Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2005-2016.<br />
+ Số liệu sơ cấp như điều tra tình hình sản xuất của các vườn cà phê đang cho<br />
thu hoạch và theo dõi các mô hình trồng cà phê trong 3 năm liên tiếp là 2014, 2015<br />
và 2016.<br />
<br />
1<br />
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Xác định được hiệu quả các loại sử dụng đất trồng cà phê, đánh giá được mức<br />
độ thích hợp đất đai đối với các loại sử dụng đất cà phê trồng thuần, cà phê trồng xen<br />
với cây công nghiệp, cây ăn quả và định hướng sử dụng đất trồng cà phê phục vụ tái<br />
canh cà phê huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.<br />
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br />
1.5.1. Ý nghĩa khoa học<br />
Luận án đã góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận khoa học về đánh giá thích hợp<br />
đất đai trồng cà phê phục vụ tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar và các địa phương<br />
khác có điều kiện tương tự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.<br />
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm các căn cứ để các nhà quản lý<br />
tham khảo trong quá trình chỉ đạo thực hiện tái canh cây cà phê trên địa bàn huyện<br />
Cư M’gar và tỉnh Đắk Lắk; đồng thời là căn cứ để người sử dụng đất trồng cà phê<br />
thực hiện tái canh.<br />
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ<br />
Cà phê là cây trồng nhiệt đới, các yếu tố như khí hậu, độ cao địa hình, loại<br />
đất,...có tính chất quyết định đến sinh trưởng và phát triển cây cà phê. Trong các yếu<br />
tố sinh thái chính ảnh hưởng đến cây cà phê thì yếu tố khí hậu mang tính quyết định<br />
vì đây là yếu tố khó thay đổi. Các biện pháp kỹ thuật canh tác chỉ có thể hạn chế bớt<br />
ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng và phát triển cà phê, do vậy khi quy hoạch<br />
vùng trồng cà phê phải đặc biệt quan tâm đến các yếu tố khí hậu trước rồi mới đến<br />
yếu tố đất đai (Lê Ngọc Báu, 2011).<br />
Nhiều nghiên cứu cho thấy cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về đất, có thể<br />
trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám,…<br />
với điều kiện các loại đất này có tầng canh tác dày, thoát và giữ ẩm tốt, tơi xốp, độ<br />
chua nhẹ, giàu hữu cơ, hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu cao. Đắk Lắk là tỉnh<br />
có khí hậu, độ cao, đất đai phù hợp cho phát triển cây cà phê. Vì vậy Đắk Lắk trở<br />
thành vùng phát triển cà phê tập trung và hiệu quả nhất ở Việt Nam.<br />
Trong 10 năm trở lại đây, biến đổi khí hậu thể hiện rõ tại khu vực Tây Nguyên<br />
và đã ảnh hưởng đến sử dụng đất trồng cà phê. Để ứng phó với biến đổi khí hậu thì<br />
việc chọn các LUT cà phê trồng xen đang chứng tỏ là một cách làm hiệu quả, đem lại<br />
lợi ích về nhiều mặt cho người trồng cà phê. Tuy nhiên khi chọn các loại cây đưa vào<br />
hệ thống trồng xen theo Boussard (1980), cần chú ý đến một số yếu tố như khả năng<br />
thích ứng với khí hậu và đất đai trong vùng của cây trồng chính, nhu cầu về nước, sự<br />
phân bố của hệ rễ và nhu cầu dinh dưỡng, vóc dáng hay tư thế ngoại hình, chu kỳ<br />
sinh trưởng, nguồn nhân công có sẵn, giá trị kinh tế của cây trồng, khả năng cải tạo<br />
đất và cơ giới hóa trên vườn cây.<br />
2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT VÀ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU<br />
ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM<br />
Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của<br />
vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải<br />
có (FAO, 1976).<br />
<br />
2<br />
Hiện nay trên thế giới có 3 phương pháp đánh giá đất chính đó là đánh giá đất<br />
theo định tính (chủ yếu dựa vào sự mô tả và xét đoán), đánh giá đất theo phương<br />
pháp thông số và đánh giá đất theo định lượng dựa trên mô hình mô phỏng định<br />
hướng (Đào Châu Thu và cs., 1998). Các phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới<br />
có những ưu điểm và hạn chế riêng. Ưu điểm chung của các phương pháp đánh giá<br />
đất là đều xác định đối tượng đánh giá bao gồm toàn bộ quỹ đất của vùng lãnh thổ<br />
nghiên cứu. Mục đích chung của các phương pháp đánh giá đất đều nhằm phục vụ<br />
cho quy hoạch sử dụng đất thích hợp, hiệu quả và lâu bền.<br />
Phương pháp đánh giá đất của FAO là sự kế thừa, kết hợp được những điểm<br />
mạnh của phương pháp đánh giá đất của Liên Xô (cũ) và Hoa Kỳ, đồng thời có sự bổ<br />
sung hoàn chỉnh về phương pháp đánh giá đất đai cho các mục đích sử dụng khác<br />
nhau. Việc đưa ra phương pháp đánh giá đất mang tính quốc tế đã giúp cho các nhà<br />
khoa học có tiếng nói chung và giảm những trở ngại trên các phương diện trao đổi<br />
thông tin cũng như kiến thức trong đánh giá sử dụng đất. Điểm nổi bật của phương<br />
pháp đánh giá đất của FAO là coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy<br />
trì và bảo vệ tài nguyên đất đai nhằm xây dựng cơ sở khoa ho ̣c trong viê ̣c sử du ̣ng<br />
bề n vững đấ t nông nghiêp̣ trên phạm vi toàn thế giới cũng như trong từng quốc gia<br />
riêng rẽ (FAO, 1998).<br />
Quy trình đánh giá đất của FAO gồm các bước đó là: xác định mục tiêu, thu thập<br />
tài liệu, xác định loại sử dụng đất, xác định đơn vị đất đai, đánh giá khả năng thích<br />
hợp, xác định hiện trạng kinh tế, xã hội và môi trường, xác định loại sử dụng đất<br />
thích hợp nhất, quy hoạch sử dụng đất và áp dụng của việc đánh giá đất.<br />
Phương pháp đánh giá đất theo FAO được ứng dụng vào Việt Nam từ cuối<br />
những năm 1980. Trong thời gian qua, các nhà khoa học đất cùng với các nhà quy<br />
hoạch quản lý đất đai đã sử dụng tài liệu đánh giá đất của FAO để áp dụng cho công<br />
tác đánh giá đất tại Việt Nam. Đến nay đã có nhiều công trình ứng dụng phương pháp<br />
đánh giá đất của FAO để phục vụ cho quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất<br />
trên địa bàn cả nước.<br />
2.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ VÀ TÁI CANH CÀ PHÊ<br />
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM<br />
2.3.1. Tình hình sử dụng đất trồng cà phê và một số công trình nghiên cứu về sử<br />
dụng đất trồng cà phê<br />
* Trên thế giới<br />
Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị cao trên thế giới, với diện tích trên<br />
10 triệu ha. Theo số liệu của ICO, hiện nay có 54 nước sản xuất cà phê, tập trung chủ yếu<br />
vào các khu vực là Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á-Thái Bình Dương. Hiện tại có 10 nước<br />
đang đứng đầu về sản lượng cà phê của thế giới theo thứ tự là Brazil, Việt Nam,<br />
Comlombia, Indonesia, Ethiopia, Ấn Độ, Honduras, Uganda, Guatemala và Peru.<br />
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng đất trồng cà phê<br />
như: Theo Raju et al. (1982), trên thế giới cà phê được trồng trên nhiều loại đất như<br />
đất phát triển trên phiến sét, đá vôi, bazan, diệp thạch, gơnai, granit,… trong đó đất<br />
nâu đỏ phát triển trên đá bazan được xem là thích hợp nhất. Những nước có diện tích<br />
cà phê trên đất bazan nhiều là Indonesia, Costa Rica, Ethiopia, Colombia, Nicaragoa,<br />
Philippines và Việt Nam. Còn theo Krishnamurthy and Ramaiah (1985) và Ramaiah<br />
<br />
3<br />
(1985) thì đất trồng cà phê ở Ấn Độ gồm đất phát triển trên đá diệp thạch, gơnai,<br />
granit và một số loại đất khác có thành phần cơ giới từ sét pha đến sét nặng. Kết cấu<br />
đất và độ dày tầng đất có tầm quan trọng rất lớn vì cây cà phê có năng lực phát triển<br />
bộ rễ rất mạnh. Ở Brazil, tại những vùng đất có độ màu mỡ dưới trung bình nhưng có<br />
lý tính đặc biệt đã tạo điều kiện cho rễ cây cà phê phát triển mạnh. Ở những vùng đất<br />
chặt, bí hoặc nông làm cho rễ cọc bị ngắn, các rễ khác chỉ lan rộng ở tầng đất mặt và<br />
không sâu quá 30 cm.<br />
* Ở Việt Nam<br />
Theo Tổng cục Thống kê đến năm 2016, cà phê được trồng tại 19 tỉnh trên địa<br />
bàn cả nước, với tổng diện tích là 645.400 ha. Trong đó, Đắk Lắk là tỉnh trồng cà phê<br />
nhiều nhất với diện tích 201.200 ha, chiếm 31,17% tổng diện tích cà phê cả nước.<br />
Ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng đất trồng<br />
cà phê như: Theo Vũ Cao Thái (1989), đất bazan thuộc vùng Tây Nguyên nước ta có<br />
tầng đất dày, kết cấu tốt, tơi xốp, độ phì cao nên cây cà phê nơi đây sinh trưởng, phát<br />
triển tốt, cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn những nơi khác, do vậy người<br />
ta mệnh danh chúng là “thiên đường” của cây cà phê. Theo Nguyễn Văn Toàn<br />
(2005), đất đỏ bazan hiện đang trồng cà phê ở Tây Nguyên có 405.284 ha, chiếm<br />
26,2% tổng quỹ đất bazan và chiếm 92,6% tổng diện tích cà phê toàn vùng. Hầu hết<br />
cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên đều được trồng trên đất đỏ (Ferralsols - FR) 396.336<br />
ha, chiếm 97,8%; trên đất đen (Luvisols - LV) có 8.468 ha và rải rác ở đất nâu thẫm<br />
(Phaeozems - PH) 480 ha. Như vậy, xét về điều kiện đất (độ dốc, tầng dày) về cơ bản<br />
đất đang trồng cà phê là hợp lý.<br />
Đã có một số kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê như<br />
nghiên cứu của Nguyễn Văn Hóa (2014) cho thấy thu nhập cà phê trong niên vụ<br />
2010/2011 của tỉnh Đắk Lắk cho thu nhập hỗn hợp (MI) đạt 74,57 triệu đồng/ha, lợi<br />
nhuận kinh tế đạt 64,76 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 1,08 lần<br />
(108%), lợi nhuận kinh tế trên một tấn cà phê nhân đạt 24,67 triệu đồng. Phạm Thế<br />
Trịnh (2014), cũng đã nghiên cứu hiệu quả kinh tế của sử dụng đất trồng cà phê trên<br />
địa bàn huyện Krông Năng của tỉnh Đắk Lắk cho thấy đối với các vườn trồng cà phê<br />
thuần lợi nhuận trung bình từ 37,34 triệu đồng/ha/năm đến 99,91 triệu đồng/ha/năm.<br />
Đặc biệt là mô hình cà phê trồng xen mắc ca năm thứ 9 cho lợi nhuận 294,47 triệu<br />
đồng/ha/năm.<br />
2.3.2. Tình hình tái canh cà phê của một số nước trên thế giới và Việt Nam<br />
Trên thế giới đã có nhiều nước thực hiện chương trình tái canh cà phê như Ấn<br />
Độ, Colombia, Indonesia, Uganda, Brazil,... Lý do chính phải tiến hành tái canh cà<br />
phê vì già cỗi hoặc bị bệnh do tuyến trùng và nấm gây hại dẫn đến năng suất thấp.<br />
Ở Việt Nam, diện tích đã tái canh và ghép cải tạo cà phê của cả nước là 43.270<br />
ha. Theo kế hoạch, diện tích cà phê cần tái canh đến năm 2020 là 200.000 ha (Trung<br />
tâm Khuyến nông quốc gia, 2014).<br />
Tỉnh Đắk Lắk có đến 66.783 ha cà phê già cỗi, trong đó có 28.603 ha độ tuổi từ<br />
15 năm đến 20 năm chiếm 42,83% và 38.180 ha trên 20 năm chiếm 57,17% (Cục<br />
Trồng trọt, 2014). Ngoài diện tích cà phê già cỗi, còn một số diện tích có cây giống<br />
xấu, bị nhiễm bệnh dẫn đến sinh trưởng kém và cho năng suất dưới 2 tấn nhân/ha cần<br />
<br />
4<br />
phải tái canh. Theo kế hoạch thì giai đoạn 2016 - 2020 toàn tỉnh Đắk Lắk phải thực<br />
hiện tái canh 32.335 ha cà phê.<br />
Một số công trình nghiên cứu về tái canh cà phê ở Việt Nam như: nghiên cứu<br />
của Chế Thị Đa và cs. (2012), cho thấy kỹ thuật làm đất rà rễ kỹ, xử lý hố trước khi<br />
trồng, bón phân hữu cơ với liều lượng 15-20 kg/hố, luân canh với cây họ đậu hoặc<br />
cây ngô và thời gian luân canh ít nhất 1 năm với mật số tuyến trùng trong đất, rễ <<br />
100 con/100g đất thì hầu hết tái canh cà phê đều thành công. Đề tài cũng đã nghiên<br />
cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp trong tái canh cà phê vối. Nghiên<br />
cứu của Trương Hồng và cs. (2016), đã khẳng định tuyến trùng Pratylenchus coffeae,<br />
Meloidogyne incognita và nấm Fusarium sp., Rhizoctonia sp. là tác nhân chính gây<br />
chết cà phê tái canh. Nghiên cứu của Vũ Anh Tú (2017), đã xác định được yếu tố hạn<br />
chế chính của đất bazan trồng tái canh cà phê tại Gia Lai đó là về hóa học là hàm<br />
lượng hữu cơ, kali dễ tiêu, magiê trao đổi; về vật lý là dung trọng; và về sinh học là<br />
sự xuất hiện của các loài tuyến trùng Pratylenchus spp., Meloidogyne spp.<br />
và Rotylenchulus reniformis với mật độ cao, gây hại cà phê vối từ đó cung cấp cơ sở<br />
khoa học để bổ sung quy trình tái canh cà phê trên đất bazan ở Gia Lai.<br />
2.4. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ HƯỚNG NGHIÊN<br />
CỨU CỦA ĐỀ TÀI<br />
2.4.1. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu<br />
Nhiều nghiên cứu đã nêu được đặc điểm, tính chất của đất trồng cà phê, yêu<br />
cầu sử dụng đất đối với cây cà phê cũng như vai trò của việc trồng xen cây lâu năm<br />
với cây cà phê. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cũng đã làm rõ được<br />
nguyên nhân phải tái canh cà phê và khẳng định việc tái canh cà phê là cần thiết. Đắk<br />
Lắk là tỉnh có diện tích cà phê nhiều nhất cả nước và cũng là tỉnh có diện tích cà phê<br />
cần phải tái canh khá nhiều (chỉ sau tỉnh Lâm Đồng). Một số báo cáo ban đầu của các<br />
cơ quan chức năng cũng đã tổng kết được thực trạng tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh<br />
Đắk Lắk. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ đi sâu về các biện pháp kỹ thuật tái canh<br />
cà phê như kỹ thuật làm đất, chọn giống, bón phân, xử lý tuyến trùng,… mà chưa chú<br />
ý nghiên cứu sâu về chất lượng đất và khả năng thích hợp đất đai, phương thức canh<br />
tác (trồng thuần, trồng xen) để làm sao giúp người trồng cà phê nâng cao hiệu quả sử<br />
dụng đất khi tái canh cà phê. Vì vậy cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn về hiệu<br />
quả kinh tế, xã hội và môi trường của các LUT cà phê, khả năng thích hợp đất đai đối<br />
với các LUT cà phê, trên cơ sở đó khuyến cáo nông hộ nên tái canh những LUT cà<br />
phê nào để đem lại hiệu quả cao, tránh được các rủi ro do biến động của thời tiết, sâu<br />
bệnh và giá cả.<br />
2.4.2. Hướng nghiên cứu của đề tài<br />
Phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến sử dụng đất cà<br />
phê của huyện Cư M’gar. Đánh giá thực trạng sử dụng đất trồng cà phê của huyện Cư<br />
M’gar như: diện tích đất cà phê, tình hình biến động diện tích cà phê, diện tích các<br />
LUT cà phê. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các LUT cà phê và<br />
tình hình tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar. Đánh giá thích hợp đất đai cho các<br />
LUT cà phê, đề xuất định hướng sử dụng đất cà phê và một số giải pháp sử dụng hiệu<br />
quả đất cà phê khi tái canh tại huyện Cư M’gar.<br />
<br />
5<br />
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất trồng<br />
cà phê tại huyện Cư M’gar.<br />
- Thực trạng sử dụng đất trồng cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk giai<br />
đoạn 2005 - 2016.<br />
- Phân hạng thích hợp đất đai phục vụ tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh<br />
Đắk Lắk.<br />
- Theo dõi một số mô hình sử dụng đất trồng cà phê.<br />
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sử dụng đất trồng cà phê huyện<br />
Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk theo công cụ SWOT.<br />
- Đề xuất sử dụng đất khi tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.<br />
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp<br />
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các Bộ ngành, tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư M’gar<br />
và công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan.<br />
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu<br />
Dựa trên các nhóm đất chính hiện đang trồng cà phê của huyện Cư M’gar đề<br />
tài đã tiến hành phân ra 3 tiểu vùng đặc trưng cho 3 nhóm đất chính trên địa bàn gồm:<br />
Tiểu vùng 1 đặc trưng là nhóm đất đỏ vàng với diện tích 69.426,72 ha: chọn 3 xã<br />
Quảng Tiến, Cư Suê và Ea Kpam. Tiểu vùng 2 đặc trưng là nhóm đất đen với diện<br />
tích 8.355,95 ha: chọn xã Quảng Hiệp. Tiểu vùng 3 đặc trưng là nhóm đất xám với<br />
diện tích 2.185,71 ha: chọn xã Ea Kiết.<br />
3.2.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp<br />
- Chọn có chủ ý 300 nông hộ trồng cà phê theo các LUT trồng thuần và trồng<br />
xen trên địa bàn 5 xã để phỏng vấn, thông tin cần điều tra trong mẫu phiếu soạn sẵn.<br />
- Phỏng vấn sâu 8 cán bộ của ngành nông nghiệp, Viện Khoa học và Kỹ thuật<br />
Nông lâm nghiệp Tây Nguyên theo những thông tin trong mẫu phiếu soạn sẵn.<br />
3.2.4. Phương pháp lựa chọn và theo dõi mô hình<br />
Đề tài chọn 4 mô hình nghiên cứu gồm: cà phê trồng thuần, cà phê xen tiêu, cà<br />
phê xen sầu riêng và cà phê xen bơ tại các xã Cư Suê, Ea Tul, Ea Kpam. Thời gian<br />
theo dõi mô hình trong 3 năm: từ năm 2014 đến 2016.<br />
3.2.5. Phương pháp lấy mẫu đất, phúc tra bản đồ thổ nhưỡng<br />
Trên cơ sở bản đồ đất tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1/100.000, tách riêng phần huyện<br />
Cư M’gar đưa về tỷ lệ 1/25.000. Tuân thủ quy trình điều tra, lập bản đồ đất của Bộ<br />
Khoa học và Công nghệ TCVN 9487:2012; sổ tay điều tra, phân loại, lập bản đồ đất<br />
và đánh giá đất (Lê Thái Bạt và cs., 2015), đào 8 phẫu diện đất và lấy 8 mẫu đất<br />
tầng mặt, lấy mẫu đất phân tích theo tầng phát sinh để phân tích nhằm phúc tra bản<br />
đồ thổ nhưỡng.<br />
3.2.6. Phương pháp phân tích đất<br />
Các mẫu đất được phân tích tại Phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa học đất<br />
(Trường Đại học Tây Nguyên), các phương pháp phân tích tuân thủ theo các tiêu<br />
chuẩn Việt Nam.<br />
<br />
<br />
6<br />
3.2.7. Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích<br />
Số liệu điều tra sơ cấp được xử lý bằng phần mềm Excel. Số liệu sau khi được<br />
xử lý như hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các LUT cà phê, tình hình tái<br />
canh cà phê sẽ được tổng hợp thành các bảng thống kê hoặc các biểu đồ.<br />
3.2.8. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê<br />
Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường đối với các LUT cà phê dựa theo<br />
Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp (tập 2) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông<br />
thôn năm 2009. Hiệu quả các LUT cà phê được chia thành 3 mức: cao, trung bình,<br />
thấp dựa trên kết quả tính toán cụ thể tại địa bàn nghiên cứu.<br />
3.2.9. Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO<br />
Dựa vào quy trình đánh giá đất theo FAO để phân hạng thích hợp đất đai cho<br />
các LUT cà phê tại huyện Cư M’gar theo các mức: rất thích hợp (S1), thích hợp (S2),<br />
ít thích hợp (S3), không thích hợp (N).<br />
3.2.10. Phương pháp phân tích SWOT<br />
Khung phân tích SWOT sử dụng để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ<br />
hội và thách thức trong sử dụng đất trồng cà phê tại huyện Cư M’gar, làm cơ sở để<br />
lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê khi tái canh tại địa<br />
phương.<br />
3.2.11. Phương pháp xây dựng bản đồ<br />
Sử dụng các chức năng của hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng bản đồ<br />
đơn vị đất đai, bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cho LUT cà phê, bản đồ định<br />
hướng sử dụng đất trồng cà phê và bản đồ định hướng sử dụng đất tái canh cà phê tại<br />
huyện Cư M’gar.<br />
<br />
<br />
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN<br />
ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ TẠI HUYỆN CƯ M’GAR<br />
4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên<br />
- Vị trí địa lý<br />
Huyện Cư M’gar cách thành phố Buôn Ma thuột, tỉnh Đắk Lắk 18 km về phía<br />
Bắc. Huyện gồm có 17 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 15 xã và 2 thị trấn.<br />
- Đặc điểm địa hình, địa mạo<br />
Địa hình của huyện được chia thành các dạng chính là đồi lượn sóng, thung<br />
lũng hẹp và đồi núi dốc. Là huyện miền núi nhưng diện tích đất có độ dốc từ 30 đến<br />
150 chiếm 59,09% diện tích tự nhiên, bề mặt thoáng, ít bị chia cắt, rất thuận lợi cho<br />
phát triển sản xuất cà phê.<br />
- Khí hậu thời tiết<br />
Huyện Cư M’gar có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu<br />
từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm<br />
sau. Lượng mưa trung bình là 1.800,6 mm/năm, nhiệt độ trung bình 23,430C. Đây là<br />
kiểu khí hậu rất thích hợp để cây cà phê sinh trưởng và phát triển.<br />
<br />
7<br />
- Đặc điểm thủy văn<br />
Hệ thống thuỷ văn của huyện Cư M’gar chủ yếu là các suối thuộc lưu vực sông<br />
SrêPốk gồm suối Ea Tul và Ea M’Dróh. Ngoài ra còn có hệ thống các suối nhánh của<br />
suối EaTul và Ea M’Dróh như Ea Drơng, Ea Néh, Ea Pôk, Pak Chur,...góp phần cung<br />
cấp nước tưới cho sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Cư M’gar.<br />
- Đặc điểm tài nguyên đất<br />
Địa bàn huyện Cư M’gar có 4 nhóm đất gồm:<br />
+ Nhóm đất đỏ vàng (F) có diện tích 69.426,72 ha, chiếm 84,20% tổng diện tích<br />
đất tự nhiên, gồm có 5 loại đất là đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk), đất nâu vàng trên đá<br />
bazan (Fu), đất đỏ vàng trên đá sét (Fs), đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa) và đất<br />
vàng nhạt trên đá cát (Fq).<br />
+ Nhóm đất đen (R): có diện tích 8.355,95 ha, chiếm 10,13% diện tích tự<br />
nhiên. Nhóm đất đen gồm có 2 loại đất là đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hoá đá<br />
bọt và đá bazan (Ru) và đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan (Rk).<br />
+ Nhóm đất xám (X): chỉ có 1 loại đất xám trên đá macma axit và đá cát (Xa)<br />
có diện tích 2.185,71 ha, chiếm 2,66% diện tích tự nhiên.<br />
+ Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): có 1 loại là đất dốc tụ (D),<br />
diện tích 1.530,84 ha, chiếm 1,86% diện tích tự nhiên.<br />
Hiện trạng cà phê của huyện Cư M’gar được trồng trên 3 nhóm đất chính là đất<br />
đỏ vàng, đất đen và đất xám.<br />
- Đặc điểm tài nguyên nước<br />
Tài nguyên nước mặt và nước ngầm có trữ lượng khá lớn, trong đó nguồn nước<br />
mặt của huyện chủ yếu được lấy từ 2 hệ thống suối chính là Ea Tul và Ea M’Dóh.<br />
Ngoài nguồn nước mặt từ các suối, hiện nay huyện có 69 công trình hồ, đập thủy lợi<br />
thiết kế tưới cho 9.784 ha, thực tế tưới đạt 97,65% diện tích thiết kế.<br />
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội<br />
Năm 2016 tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 9.809,250 tỷ đồng, trong đó khu<br />
vực kinh tế nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 62,24%, công nghiệp - xây dựng chiếm<br />
13,51%, thương mại- dịch vụ chiếm 24,25%. Toàn huyện có tổng dân số là 174.693<br />
người, với tổng số 39.660 hộ. Trên địa bàn huyện có 29 dân tộc cùng sinh sống, dân<br />
tộc thiểu số chủ yếu là dân tộc tại chỗ (Ê Đê) và các dân tộc phía Bắc di cư vào địa<br />
bàn. Nguồn lao động của huyện Cư M’gar khá dồi dào với tổng số 98.475 người,<br />
chiếm 56,37% tổng dân số.<br />
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử<br />
dụng đất trồng cà phê trên địa bàn huyện Cư M’gar<br />
- Thuận lợi: Huyện có điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu thích hợp để phát<br />
triển cây cà phê và những cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả. Lực lượng lao động<br />
của huyện dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây cà phê.<br />
- Khó khăn: Huyện có 29 thành phần dân tộc cùng sinh sống nhưng trình độ<br />
dân trí không đồng đều. Hơn nữa phong tục, tập quán sinh hoạt và sản xuất khác nhau<br />
nên khó khăn trong việc chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật sử dụng đất<br />
trồng cà phê. Khí hậu thời tiết trong những năm gần đây diễn biến bất thường, mùa<br />
khô kéo dài hơn, cùng với đó là xu hướng suy giảm nguồn nước ngầm đã ảnh hưởng<br />
đến sản xuất cà phê của người dân trong huyện.<br />
<br />
<br />
8<br />
4.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ TẠI HUYỆN CƯ<br />
M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2005 – 2016<br />
4.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và đất trồng cà phê tại huyện Cư<br />
M’gar giai đoạn 2005 – 2016<br />
4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Cư M’gar năm 2016<br />
Năm 2016, tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện là 74.554,18 ha, chiếm<br />
90,42% diện tích tự nhiên; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp có 66.345,50 ha chiếm<br />
80,47%, đất lâm nghiệp có 7.979,17 ha chiếm 9,68% và đất nuôi trồng thủy sản có<br />
229,51 ha chiếm 0,28%. Trong đất sản xuất nông nghiệp của huyện Cư M’gar gồm có<br />
đất trồng cây hàng năm với diện tích 7.685,98 ha, chiếm 10,31% và đất trồng cây lâu<br />
năm có 58.659,52 ha, chiếm 78,68%. Cà phê là cây trồng có diện tích lớn nhất với<br />
35.754 ha, chiếm 47,96% diện tích nhóm đất nông nghiệp và được phân bố ở tất cả<br />
các xã trên địa bàn huyện.<br />
4.2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất trồng cà phê huyện Cư M’gar năm 2016<br />
Trên địa bàn huyện Cư M’gar có diện tích cà phê trồng thuần chiếm 9,53%, cà<br />
phê xen tiêu chiếm đến 72,05%, cà phê xen bơ chiếm 10,55% và cà phê xen sầu riêng<br />
chiếm 6,01%, còn lại là cà phê trồng xen một số cây khác như mít, cam, na,…với<br />
diện tích rất nhỏ và trồng phân tán.<br />
Bảng 4.1. Hiện trạng các LUT cà phê huyện Cư M’gar năm 2016<br />
Trong đó (ha)<br />
Diện<br />
Cà Cà phê Cà phê<br />
STT Đơn vị hành chính tích Cà phê Cà phê<br />
phê xen sầu xen các<br />
(ha) xen tiêu xen bơ<br />
thuần riêng cây khác<br />
1 Xã Cư Dliê M'nông 4.222 214,59 2.728,65 327,98 920,52 30,26<br />
2 Xã Cư M'gar 1.189 118,66 890,47 49,28 70,69 59,90<br />
3 Xã Cuôr Đăng 2.103 74,74 1.238,09 401,25 328,49 60,43<br />
4 Xã Cư Suê 2.290 45,57 2.035,81 65,27 134,42 8,93<br />
5 Xã Ea D'rơng 2.530 96,62 1.823,21 181,79 384,89 43,49<br />
6 Xã Ea H'đing 2.034 150,52 1.471,40 133,63 259,34 19,12<br />
7 Xã Ea Kiết 2.245 455,30 1.540,09 71,94 121,23 56,43<br />
8 Xã Ea Kpam 1.286 104,42 886,02 90,05 152,13 53,37<br />
9 Xã Ea Kuếh 1.494 229,18 964,83 83,51 157,32 59,16<br />
10 Xã Ea M'Dróh 2.021 328,04 1.450,64 77,19 97,41 67,71<br />
11 Xã Ea M'nang 630 13,17 531,59 8,57 59,72 16,95<br />
12 Thị trấn Ea Pốk 2.322 56,42 1.758,30 72,83 387,08 47,37<br />
13 Xã Ea Tar 2.834 545,39 1.908,66 123,28 208,62 48,05<br />
14 Xã Ea Tul 4.282 569,53 3.197,44 238,21 236,74 40,08<br />
15 Xã Quảng Hiệp 1.964 88,77 1.628,35 97,11 121,55 28,21<br />
16 Thị trấn Quảng Phú 433 11,47 345,53 37,15 30,79 8,05<br />
17 Xã Quảng Tiến 1.875 305,63 1.360,44 88,69 102,75 17,50<br />
Toàn huyện 35.754 3.408,02 25.759,52 2.147,74 3.773,70 665,01<br />
Tỷ lệ (%) 100,00 9,53 72,05 6,01 10,55 1,86<br />
Hiện nay diện tích cà phê từ 20 năm tuổi trở lên có đến 5.868,60 ha, chiếm<br />
16,41% tổng diện tích cà phê của huyện. Đây là diện tích cà phê đã bước vào giai<br />
đoạn già cổi, năng suất kém do hết chu kỳ kinh doanh.<br />
<br />
9<br />
4.2.1.3. Biến động sử dụng đất trồng cà phê huyện Cư M’gar giai đoạn 2005 – 2016<br />
Cư M’gar là huyện có diện tích, sản lượng cà phê lớn nhất tỉnh Đắk Lắk. Năm<br />
2005 diện tích cà phê có 32.000 ha và đến năm 2016 diện tích cà phê trên địa bàn đã<br />
tăng lên đến 35.754 ha. Sự phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng cà phê đã góp<br />
phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.<br />
4.2.2. Thực trạng canh tác cà phê tại huyện Cư M’gar<br />
- Phân bón: Để chăm sóc vườn cà phê nông hộ đã sử dụng phân hoá học và<br />
phân hữu cơ. Tuy nhiên, nông hộ sản xuất cà phê trên địa bàn huyện đã bón phân vô<br />
cơ vượt liều lượng khoảng 15% và ít quan tâm bón phân hữu cơ.<br />
- Tưới nước: Nguồn nước mặt đã cung cấp nước tưới cho 20.000 ha, chiếm<br />
55,94% tổng diện tích đất cà phê của huyện. Số diện tích cà phê còn lại nông hộ khai<br />
thác nguồn nước ngầm như giếng đào, giếng khoan để tưới. Đa số nông hộ đã tưới<br />
nước cho cà phê cao hơn khuyến cáo.<br />
- Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: huyện cũng đã chỉ đạo triển khai,<br />
thực hiện chương trình cà phê có thông tin chứng nhận trên địa bàn huyện, do đó việc<br />
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cà phê đã có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ<br />
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông hộ đã giảm đáng kể so với trước đây.<br />
4.2.3. Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất cà phê tại huyện Cư M’gar<br />
- Hiệu quả kinh tế<br />
Kết quả điều tra 300 hộ cho thấy hiệu quả kinh tế của các LUT cà phê có sự<br />
khác nhau do giá bán của sản phẩm cây trồng xen như tiêu, sầu riêng, bơ có sự khác<br />
nhau. Mặt khác do mỗi tiểu vùng có chất lượng đất đai và điều kiện sản xuất khác<br />
nhau dẫn đến năng suất cà phê và các cây trồng xen cũng có sự chênh lệch, vì vậy<br />
hiệu quả của các LUT cà phê tại các tiểu vùng cũng có sự khác nhau.<br />
- Hiệu quả xã hội<br />
Kết quả điều tra tại các tiểu vùng cho thấy LUT cà phê thuần có hiệu quả xã hội<br />
ở mức trung bình vì nông hộ mong muốn giảm diện tích, khả năng thu hút lao động<br />
thấp và chỉ có 1 sản phẩm cung cấp cho xã hội (cà phê).<br />
LUT cà phê xen tiêu tại tiểu vùng 1 và 2 có hiệu quả xã hội ở mức trung bình vì<br />
nông hộ hiện nay không mong muốn tăng diện tích LUT này, tại tiểu vùng 3 thì LUT<br />
cà phê xen tiêu có hiệu quả xã hội cao do nông hộ mong muốn tăng diện tích. Hơn<br />
nữa nguy cơ rủi ro về dịch bệnh tại tiểu vùng 3 thấp hơn so với tiểu vùng 1 và 2 vì<br />
vậy LUT cà phê xen tiêu được nông hộ chấp nhận.<br />
LUT cà phê xen sầu riêng và cà phê xen bơ tại 3 tiểu vùng đều có hiệu quả xã<br />
hội cao vì đây là các LUT ít có nguy cơ rủi ro về tiêu thụ sản phẩm, hơn nữa nguy cơ<br />
rủi ro về dịch bệnh cũng thấp, mặt khác lại có khả năng thu hút lao động cao nên<br />
được nông hộ chấp nhận.<br />
- Hiệu quả môi trường<br />
Kết quả tổng hợp cho thấy hiệu quả môi trường của các LUT cà phê thuần, cà<br />
phê xen tiêu và cà phê xen sầu riêng đều đạt mức trung bình tại cả 3 tiểu vùng, LUT<br />
cà phê xen bơ đạt hiệu quả cao ở cả 3 tiểu vùng. Các LUT cà phê trên địa bàn huyện<br />
Cư M’gar đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn định mức từ 1,2 đến 3,4 lần,<br />
tưới nước cao hơn khuyến cáo từ 1,3 đến 2,9 lần.<br />
Chi tiết về hiệu quả các LUT cà phê tại bảng 4.2, 4.3 và 4.4.<br />
<br />
<br />
10<br />
Bảng 4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế các LUT cà phê tại huyện Cư M’gar<br />
Tổng lợi nhuận Tỷ suất Đánh<br />
GTSX (1.000đ) Tổng<br />
TT Các LUT (1.000đ) lợi nhuận giá<br />
số điểm<br />
Số tiền Số điểm Số tiền Số điểm Tỷ lệ (%) Số điểm chung<br />
1 Tiểu vùng 1<br />
- Cà phê thuần 121.565 1 44.464 1 57,67 2 4 Thấp<br />
- Cà phê xen tiêu 317.859 3 186.523 3 142,02 3 9 Cao<br />
- Cà phê xen sầu riêng 271.903 2 157.324 3 137,31 3 8 Cao<br />
- Cà phê xen bơ 299.207 2 192.745 3 181,05 3 8 Cao<br />
2 Tiểu vùng 2<br />
- Cà phê thuần 111.848 1 31.794 1 39,72 1 3 Thấp<br />
11<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Cà phê xen tiêu 284.796 2 153.864 3 117,51 3 8 Cao<br />
- Cà phê xen sầu riêng 233.735 2 115.123 2 97,06 2 6 TB<br />
- Cà phê xen bơ 214.091 2 106.976 2 99,87 2 6 TB<br />
3 Tiểu vùng 3<br />
- Cà phê thuần 109.060 1 29.346 1 36,81 1 3 Thấp<br />
- Cà phê xen tiêu 288.597 2 160.866 3 125,94 3 8 Cao<br />
- Cà phê xen sầu riêng 237.062 2 121.843 2 105,75 3 7 TB<br />
- Cà phê xen bơ 249.857 2 147.353 2 143,75 3 7 TB<br />
12<br />
Bảng 4.4. Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT cà phê huyện Cư M’gar<br />
Mức độ Khả năng<br />
Lượng thuốc Số lần đa dạng thích ứng<br />
BVTV tưới nước hóa cây với thay đổi Tổng Đánh<br />
Các LUT<br />
TT trồng thời tiết, khí hậu số giá<br />
So với So với điểm chung<br />
Số Số Số Số Mức độ Số<br />
định mức định mức<br />
điểm điểm loại cây điểm thích ứng điểm<br />
(lần) (lần)<br />
1 Tiểu vùng 1<br />
- Cà phê thuần 1,3 2 1,4 2 1 2 TB 2 8 TB<br />
- Cà phê xen tiêu 3,2 1 2,9 1 2 3 Cao 3 8 TB<br />
- Cà phê xen sầu riêng 2,8 1 2,5 1 2 3 Cao 3 8 TB<br />
13<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Cà phê xen bơ 1,8 2 1,8 2 2 3 Cao 3 10 Cao<br />
2 Tiểu vùng 2<br />
- Cà phê thuần 1,2 2 1,3 2 1 2 TB 2 8 TB<br />
- Cà phê xen tiêu 3,4 1 2,6 1 2 3 Cao 3 8 TB<br />
- Cà phê xen sầu riêng 3,0 1 2,3 1 2 3 Cao 3 8 TB<br />
- Cà phê xen bơ 1,7 2 1,6 2 2 3 Cao 3 10 Cao<br />
3 Tiểu vùng 3<br />
- Cà phê thuần 1,2 2 1,3 2 1 2 TB 2 8 TB<br />
- Cà phê xen tiêu 2,8 1 2,7 1 2 3 Cao 3 8 TB<br />
- Cà phê xen sầu riêng 2,7 1 2,2 1 2 3 Cao 3 8 TB<br />
- Cà phê xen bơ 1,7 2 1,6 2 2 3 Cao 3 10 Cao<br />
Kết quả tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho thấy các LUT cà phê<br />
tại các tiểu vùng trên địa bàn huyện Cư M’gar như bảng 4.5.<br />
Bảng 4.5. Tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của<br />
các LUT cà phê tại huyện Cư M’gar<br />
Phân loại các hiệu quả Đánh<br />
STT Các LUT<br />
Kinh tế Xã hội Môi trường giá chung<br />
1 Tiểu vùng 1<br />
- Cà phê thuần Thấp TB TB Thấp<br />
- Cà phê xen tiêu Cao TB TB TB<br />
- Cà phê xen sầu riêng Cao Cao TB Cao<br />
- Cà phê xen bơ Cao Cao Cao Cao<br />
2 Tiểu vùng 2<br />
- Cà phê thuần Thấp TB TB Thấp<br />
- Cà phê xen tiêu Cao TB TB TB<br />
- Cà phê xen sầu riêng TB Cao TB TB<br />
- Cà phê xen bơ TB Cao Cao Cao<br />
3 Tiểu vùng 3<br />
- Cà phê thuần Thấp TB TB Thấp<br />
- Cà phê xen tiêu Cao Cao TB Cao<br />
- Cà phê xen sầu riêng TB Cao TB TB<br />
- Cà phê xen bơ TB Cao Cao Cao<br />
Có thể nhận thấy các LUT cà phê trồng xen đều có hiệu quả từ trung bình đến<br />
cao ở cả 3 tiểu vùng, LUT cà phê trồng thuần đều cho hiệu quả thấp, vì vậy khi thực<br />
hiện tái canh cà phê nên lựa chọn các LUT cà phê trồng xen. Kết quả phân loại hiệu<br />
quả trên đây là một trong những căn cứ quan trọng để định hướng sử dụng đất khi thực<br />
hiện tái canh cà phê nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê, góp phần thực<br />
hiện tốt chương trình tái canh cà phê trên địa bàn huyện Cư M’gar và tỉnh Đắk Lắk.<br />
4.2.4. Đánh giá tình hình tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk<br />
giai đoạn 2011-2016<br />
4.2.4.1. Thực trạng tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk<br />
Những nguyên nhân dẫn đến phải tái canh cà phê trên địa bàn huyện là do<br />
nhiều diện tích cà phê đã già cỗi, năng suất thấp, trồng cà phê ở những vùng đất<br />
không đủ tiêu chuẩn và cà phê bị bệnh. Trong đó nguyên nhân chính là do cà phê bị<br />
già cỗi. Hiện nay huyện Cư M’gar đang tiến hành tái canh cà phê tại tất cả các xã trên<br />
địa bàn huyện. Từ năm 2011-2016 toàn huyện đã tái canh được 2.492 ha (bảng 4.6).<br />
Mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 huyện Cư M’gar sẽ tái canh 10.110 ha cà phê.<br />
Trong quá trình thực hiện tái canh cà phê nông hộ đã được hỗ trợ cây giống cà<br />
phê, hỗ trợ men vi sinh để ủ vỏ cà phê, hỗ trợ để mở các lớp tập huấn, quản lý dịch<br />
hại tổng hợp về cà phê,…Tuy nhiên, thực tế việc tái canh trên diện tích cà phê già<br />
cỗi, kém năng suất trên địa bàn huyện diễn ra còn chậm do công tác tái canh cà phê<br />
vẫn còn nhiều khó khăn đó là: việc tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ tái canh còn<br />
nhiều trở ngại, nguyên nhân chủ yếu là do việc kiểm tra xác nhận hộ tái canh cà phê<br />
tại cấp xã để vay vốn còn chậm, số lần giải ngân vốn vay tái canh nhiều (3 lần), thủ<br />
tục vay và giải ngân vốn phức tạp vì phải có chứng từ minh chứng công tác tái canh,<br />
nông hộ có nhu cầu vay vốn tái canh cà phê nhưng hiện đang có dư nợ và thế chấp tài<br />
sản bằng vườn cà phê tại ngân hàng hoặc do chưa được cấp giấy chứng nhận quyền<br />
<br />
14<br />
sử dụng đất nên không thể vay vốn. Ngoài ra, việc chọn cây trồng xen hiệu quả trong<br />
vườn cà phê tái canh chưa được khuyến cáo và chưa có sự hướng dẫn cụ thể của các<br />
ngành chức năng, việc áp dụng quy trình kỹ thuật tái canh cà phê chưa đúng do số lần<br />
tập huấn tại cấp xã còn ít, trung bình khoảng 2 năm các xã mới được cán bộ khuyến<br />
nông huyện tập huấn 1 lần.<br />
Bảng 4.6. Diện tích tái canh cà phê huyện Cư M’gar giai đoạn 2011-2016<br />
Tổng Trong đó (ha)<br />
diện tích<br />
STT Đơn vị hành chính Năm Năm Năm Năm Năm Năm<br />
đã tái<br />
2011 2012 2013 2014 2015 2016<br />
canh (ha)<br />
1 TT Quảng Phú 182 - - 21 46 55 60<br />
2 TT Ea Pốk 176 2 - 50 24 30 70<br />
3 Xã Ea Kiết 129 18 31 - 22 29 29<br />
4 Xã Cư ĐliêM’nông 252 - 40 60 76 36 40<br />
5 Xã Ea Tar 195 - 25 10 5 5 150<br />
6 Xã Ea M’róh 85 - 20 - 5 25 35<br />
7 Xã Quảng Hiệp 194 56 60 30 25 8 15<br />
8 Xã Ea H’đing 22 - 2 - 3 7 10<br />
9 Xã Ea Kpam 82 - 15 16 16 15 20<br />
10 Xã Ea Tul 204 13 27 30 40 42 52<br />
11 Xã CưM’Gar 77 39 - 6 5 10 17<br />
12 Xã Quảng Tiến 234 18 - 76 40 - 100<br />
13 Xã Ea Đrơng 55 - - 5 10 10 30<br />
14 Xã Ea M’nang 95 25 - 15 15 20 20<br />
15 Xã Cư Suê 105 - - 50 10 15 30<br />
16 Xã Cuôr Đăng 40 - - 5 5 20 10<br />
17 Xã Ea Kuếh 62 - 22 10 5 5 20<br />
Toàn huyện 2.492 171 440 394 352 427 708<br />
Trên địa bàn huyện Cư M’gar, tái canh từng phần vườn cà phê chiếm đến<br />
89,87%, còn phương thức tái canh toàn bộ vườn cà phê chỉ chiếm 10,13% diện tích<br />
cà phê đã tái canh của nông hộ. Tùy loại đất, kỹ thuật xử lý đất, mức độ nhiễm bệnh<br />
của vườn cà phê cũ, loại cây giống, nguồn nước tưới,… mà số tiền đầu tư tái canh<br />
cho 1 ha cà phê dao động từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng.<br />
4.2.4.2. Nguyên nhân tái canh cà phê thành công và không thành công tại huyện<br />
Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk<br />
Theo kết quả điều tra khảo sát trên địa bàn huyện Cư M’gar có 88,67% diện tích<br />
tái canh cà phê của nông hộ thành công, còn lại 11,33% diện tích tái canh cà phê<br />
không thành công (bảng 4.7).<br />
Kết quả điều tra khảo sát 36 vườn cà phê tái canh không thành công trên địa bàn<br />
huyện Cư M’gar cho thấy những khu vực (vườn cà phê) thực hiện tái canh không<br />
thành công là do một số nguyên nhân sau: (i) đất được chọn có tầng đất mỏng, thoát<br />
nước kém, độ dốc > 150; (ii) trồng cà phê không có cây che bóng; (iii) thiếu nước<br />
tưới; (iv) xử lý đất chưa đúng kỹ thuật: chưa xử lý phòng trừ bệnh trong đất trước khi<br />
trồng cây cà phê mới, không phơi đất sau khi nhổ cây cà phê cũ; (v) chọn cây cà phê<br />
giống không đảm bảo chất lượng.<br />
<br />
15<br />
Bảng 4.7. Tỷ lệ diện tích tái canh cà phê thành công của nông hộ<br />
trên địa bàn huyện Cư M’gar<br />
Tổng Trong đó Tỷ lệ diện<br />
Số hộ Số hộ diện tích Tái canh tích tái<br />
Tên đơn vị Tái canh<br />
TT điều tái đã không canh<br />
hành chính thành<br />
tra canh tái canh thành công thành<br />
công (ha)<br />
(ha) (ha) công (%)<br />
1 Xã Quảng Tiến 60 31 13,84 12,09 1,75 87,35<br />
2 Xã Cư Suê 60 18 10,62 9,31 1,31 87,69<br />
3 Xã Quảng Hiệp 60 23 8,97 7,95 1,02 88,60<br />
4 Xã Ea Kpam 60 19 8,28 7,45 0,83 90,02<br />
5 Xã Ea Kiết 60 27 10,73 9,63 1,10 89,71<br />
Tổng 300 118 52,44 46,43 6,01 88,67<br />
Như vậy, muốn thực hiện tái canh cà phê thành công thì cần phải lựa chọn đất<br />
đai phù hợp cho việc trồng cà phê, nghĩa là cần nghiên cứu kỹ những yếu tố về đất<br />
đai như loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, chế độ tưới,… bên cạnh đó là việc lựa chọn<br />
phương thức tái canh hợp lý như việc trồng xen với các cây lâu năm để làm cây che<br />
bóng. Ngoài ra những yếu tố về kỹ thuật như xử lý đất, chọn giống, kỹ thuật trồng,<br />
chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh hại cũng rất cần thiết. Tuy nhiên trong phạm vi của<br />
đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu khả năng thích hợp đất đai đối với các LUT cà phê cần<br />
lựa chọn phù hợp để phục vụ cho việc tái canh.<br />
4.3. PHÂN HẠNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ TÁI CANH CÀ PHÊ TẠI<br />
HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK<br />
4.3.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai<br />
Dựa trên kết quả điều tra về thổ nhưỡng cũng như các nguồn tài liệu hiện có của<br />
huyện Cư M’gar, đã lựa chọn được 6 chỉ tiêu và phân cấp ngưỡng thích hợp cho các<br />
LUT cà phê để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai gồm: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất,<br />
thành phần cơ giới, chế độ tưới và độ cao so với mặt nước biển. Mỗi chỉ tiêu trên được<br />
xây dựng thành một bản đồ chuyên đề hay còn gọi là bản đồ đơn tính, kết quả đã xây<br />
dựng được 6 bản đồ chuyên đề. Các bản đồ chuyên đề này được chồng xếp với nhau để<br />
tạo thành bản đồ đơn vị đất đai huyện Cư M’gar. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất<br />
đai của huyện Cư M’gar đã xác định có 69 LMU với 10.166 khoanh đất (bảng 4.8).<br />
Bảng 4.8. Tổng hợp các đơn vị đất đai theo loại đất tại huyện Cư M’gar<br />
Số<br />
Ký Số lượng lượng Diện tích Tỷ lệ<br />
STT Tên loại đất<br />
hiệu đất đơn vị đất khoanh (ha) (%)<br />
đất<br />
1 Đất xám trên đá macma axit và đá cát Xa 5 114 1.863,44 2,26<br />
2 Đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hoá đá<br />
Ru 8 1.077 5.003,67 6,07<br />
bọt và đá bazan<br />
3 Đất nâu đỏ trên đá bazan Fk 33 7.395 47.172,91 57,21<br />
4 Đất nâu vàng trên đá bazan Fu 13 877 3.534,35 4,29<br />
5 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 9 701 9.239,18 11,21<br />
6 Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa 1 2 217,23 0,26<br />
Tổng diện tích đất đánh giá 69 10.166 67.030,78 81,30<br />
Tổng diện tích đất không đánh giá 15.419,35 18,70<br />
Tổng diện tích đất tự nhiên 82.450,13 100,00<br />
<br />
16<br />
4.3.2. Phân hạng thích hợp đất đai đối với các LUT cà phê<br />
Kết quả phân hạng thích hợp đất đai của các LUT cà phê tại huyện Cư M’gar<br />
như sau: LUT cà phê thuần có 1.287,06 ha rất thích hợp (S1), 26.777,87 ha thích hợp<br />
(S2), 29.781,37 ha ít thích hợp (S3), 9.184,48 ha không thích hợp (N); Đối với LUT<br />
cà phê xen tiêu có 1.287,06 ha rất thích hợp (S1), 14.498,35 ha thích hợp (S2),<br />
28.929,98 ha ít thích hợp (S3) và 22.315,39 ha không thích hợp (N); LUT cà phê xen<br />
sầu riêng không có mức rất thích hợp (S1), có 28.064,93 ha thích hợp (S2), 16.650,46<br />
ha ít thích hợp (S3) và 22.315,39 ha không thích hợp (N); Đối với LUT cà phê xen bơ<br />
có 1.287,06 ha rất thích hợp (S1), 26.777,87 ha thích hợp (S2), 16.650,46 ha ít thích<br />
hợp (S3) và 22.315,39 ha không thích hợp (N).<br />
4.4. KẾT QUẢ THEO DÕI MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ<br />
- Hiệu quả kinh tế: kết quả theo dõi mô hình cho thấy LUT cà phê trồng thuần<br />
có tổng lợi nhuận là 51,213 triệu đ/ha/năm, tỷ suất lợi nhuận đạt 63,47%. Đối với<br />
LUT cà phê trồng xen tiêu có tổng lợi nhuận là 201,232 triệu đ/ha/năm, tỷ suất lợi<br />
nhuận là 149,77%. So với cà phê trồng thuần, cà phê trồng xen tiêu cho lợi nhuận cao<br />
hơn 150,019 triệu đ/ha/năm. Mô hình cà phê trồng xen sầu riêng có tổng lợi nhuận là<br />
170,323 triệu đ/ha/năm, tỷ suất lợi nhuận là 145,92%. So với cà phê thuần thì cà phê<br />
xen sầu riêng cho lợi nhuận cao hơn 119,110 triệu đ/ha/năm. Mô hình cà phê trồng<br />
xen bơ có tổng lợi nhuận là 207,503 triệu đ/ha/năm, tỷ suất lợi nhuận là 185,98%. So<br />
với cà phê thuần thì cà phê xen bơ cho lợi nhuận cao hơn 156,290 triệu đ/ha/năm.<br />
- Hiệu quả xã hội: các mô hình cà phê trồng xen giúp giải quyết thêm việc<br />
làm cho nông hộ, đặc biệt là tận dụng được lao động nhàn rỗi. Thời gian thu hoạch<br />
sản phẩm cà phê và các cây trồng xen khác nhau tạo ra nguồn thu nhập trãi đều<br />
trong năm giúp ổn định cuộc sống nông hộ và hạn chế được rủi ro khi giá cà phê<br />
xuống thấp hơn so với mô hình cà phê trồng thuần.<br />
- Hiệu quả môi trường: các mô hình cà phê trồng xen có tác dụng giữ độ ẩm,<br />
giảm nhiệt độ cần thiết, điều hòa khí hậu vườn cà phê giúp vườn cà phê phát triển tốt<br />
hơn trong điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi hơn so với mô hình cà phê thuần.<br />
Như vậy, kết quả theo dõi mô hình cho thấy các LUT cà phê trồng xen cho hiệu<br />
quả cao hơn so với LUT cà phê trồng thuần.<br />
4.5. PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SỬ DỤNG<br />
ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK THEO CÔNG<br />
CỤ SWOT<br />
Để có cơ sở đề xuất những giải pháp sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê khi tái<br />
canh, đề tài tiến hành phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sử dụng đất trồng cà<br />
phê tại huyện Cư M’gar thông qua phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và<br />
thách thức bằng công cụ SWOT. Kết quả phân tích SWOT đối với sử dụng đất cà phê<br />
trên địa bàn huyện Cư M’gar thể hiện tại bảng 4.9.<br />
<br />
17<br />
Bảng 4.9. Phân tích SWOT trong sử dụng đất cà phê tại huyện Cư M’gar<br />
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)<br />
- Đặc điểm đất đai, địa hình phù hợp với cây - Việc phát triển diện tích trồng cà phê còn ồ<br />
cà phê và một số cây công nghiệp lâu năm ạt, tự phát do chưa có định hướng tổng thể;<br />
trồng xen trong vườn cà phê như tiêu, sầu diện tích canh tác đạt tiêu chuẩn xuất khẩu<br />
riêng, bơ,... còn thấp.<br />
- Khí hậu phù hợp với cây cà phê và một số - Nhiều diện tích cà phê chưa chủ động được<br />
cây công nghiệp lâu năm trồng xen trong vườn nước tưới, nhất là vào mùa khô.<br />
cà phê như tiêu, sầu riêng, bơ,...<br />
- Tiềm năng đất đai để tăng diện tích trồng xen - Kỹ thuật trồng xen cây sầu riêng và cây bơ<br />
cây sầu riêng, cây bơ trong vườn cà phê còn trong vườn cà phê còn khá mới đối với nhiều<br />
khá lớn. nông hộ.<br />
- Lực lượng lao động của địa phương dồi dào, - Tập quán canh tác cà phê của một số nông<br />
nông hộ có nhiều kinh nghiệm trong việc hộ chưa theo khuyến cáo.<br />
trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê. - Chi phí cho việc tái canh cà phê khá cao gây<br />
- Nông hộ chấp nhận tái canh cà phê với tỷ lệ khó khăn cho nông hộ; tuyến trùng và nấm<br />
cao vì những lợi ích về các mặt hiệu quả của tồn tại trong đất trồng cà phê ảnh hưởng đến<br />
các loại sử dụng đất trồng cà phê. công tác tái canh.<br />
Cơ hội (O) Thách thức (T)<br />
- Hiện nay Nhà nước và địa phương đang có - Diện tích cà phê hiện nay đã vượt mức<br />
nhiều chính sách hỗ trợ cho việc sử dụng đất khuyến cáo của huyện Cư M’gar và tỉnh Đắk<br />
trồng cà phê.