intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh cho người Việt và việc dạy - học từ vựng văn hóa cho sinh viên Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa trong các giáo trình dạy 4 kỹ năng tiếng cho sinh viên chuyên Anh trong học phần Thực hành tiếng I, II và III ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ đó, luận án làm rõ những khó khăn sinh viên gặp phải khi học từ vựng văn hóa trong các giáo trình, và đưa ra một số giải pháp giúp cải thiện vốn từ vựng văn hóa của sinh viên thông qua việc dạy và học tiếng Anh tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nói riêng và ở Việt Nam, nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh cho người Việt và việc dạy - học từ vựng văn hóa cho sinh viên Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ THANH THÚY TỪ VỰNG VĂN HÓA TRONG CÁC GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH CHO NGƯỜI VIỆT VÀ VIỆC DẠY-HỌC TỪ VỰNG VĂN HÓA CHO SINH VIÊN VIỆT NAM Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGÔN NGỮ HỘ C VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương 2. PGS. TS. Lê Thanh Hà Phản biện 1: GS.TS. Võ Đại Quang Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hương Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Đăng Sửu Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 202... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Xét về từ vựng học, nghiên cứu về các trường từ vựng là một xu thế không chỉ xuất hiện trong tiếng Việt mà còn trong nhiều ngôn ngữ khác. Nhắc đến các chủ đề từ vựng, những chủ đề liên quan đến văn hóa đã gây hứng thú cho các nhà nghiên cứu và người học ngôn ngữ, trong đó có tiếng Anh. Từ vựng văn hóa là chủ đề phần nào nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Từ vựng văn hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ vì nó không chỉ giúp người học mở rộng từ vựng mà còn là cầu nối với nền văn hóa đích. Khi hiểu biết về các khía cạnh văn hóa của quốc gia ngôn ngữ đích, người học có thể sử dụng từ ngữ phù hợp, tránh hiểu lầm và giao tiếp hiệu quả hơn. Đồng thời, việc am hiểu văn hóa cũng thể hiện sự tôn trọng và sự kết nối với người bản xứ, từ đó tạo ra môi trường học tích cực và trải nghiệm ngôn ngữ sâu sắc hơn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về từ khóa văn hóa hay từ ngữ thuộc các trường từ vựng liên quan đến văn hóa riêng lẻ trong tiếng Việt và các ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, vẽ ra một bức tranh toàn cảnh về từ vựng tiếng Anh của các chủ đề liên quan đến văn hóa là một việc chưa được đề cập đến một cách toàn diện trong ngành ngôn ngữ học. Liên quan đến từ vựng văn hóa, người học tiếng Anh gặp nhiều trở ngại trong quá trình hiểu và vận dụng loại từ vựng này trên lớp học cũng như trong các bối cảnh cuộc sống thực. Sinh viên Khoa Tiếng Anh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cũng nằm trong số những người học ấy trên bước đường chinh phục tiếng Anh, chuyên ngành chính các em đang theo đuổi. Các em chưa hiểu hết hàm ý văn hóa chứa đựng trong từ vựng dẫn đến sử dụng chưa đúng loại từ vựng này. Dựa vào tư liệu thu thập được, có thể nhận thấy chưa có những gợi ý cụ thể về một phương pháp dạy từ vựng văn hóa tiếng Anh, chưa có những nghiên cứu về khó khăn của sinh viên khi học loại từ vựng này cũng như nghiên cứu về từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh ở Việt Nam. Xuất phát từ thực tế đó, luận án của chúng tôi chọn nghiên cứu về “Từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh cho người Việt và việc dạy-học từ vựng văn hóa cho sinh viên Việt Nam”. 1
  4. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên lý thuyết về từ vựng văn hóa, luận án nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa trong các giáo trình dạy 4 kỹ năng tiếng cho sinh viên chuyên Anh trong học phần Thực hành tiếng I, II và III ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ đó, luận án làm rõ những khó khăn sinh viên gặp phải khi học từ vựng văn hóa trong các giáo trình, và đưa ra một số giải pháp giúp cải thiện vốn từ vựng văn hóa của sinh viên thông qua việc dạy và học tiếng Anh tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nói riêng và ở Việt Nam, nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích nghiên cứu kể trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ: 1) Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài của luận án; trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lí luận cho luận án. 2) Miêu tả, phân tích và chỉ ra đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa trong một số giáo trình dạỵ tiếng Anh cho sinh viên chuyên. 3) Đánh giá năng lực sử dụng từ vựng văn hóa của sinh viên chuyên Anh thông qua hai bài đọc hiểu và điền từ vào chỗ trống liên quan đến cùng một chủ đề văn hóa nhưng trong hai bối cảnh khác nhau (quen thuộc và không quen thuộc). 4) Khảo sát những khó khăn của sinh viên chuyên Anh gặp phải khi tìm hiểu và sử dụng từ vựng văn hóa trong một số giáo trình tiếng Anh và từ các nguồn tài liệu thực tế khác; Trên cơ sở đó, lồng ghép trao đổi với giáo viên về việc dạy từ vựng văn hóa cho sinh viên. 5) Đề xuất một số giải pháp dạy và học từ vựng văn hóa trong các giáo trình cho sinh viên chuyên Anh trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là từ vựng văn hóa thu thập được trong 7 giáo trình tiếng Anh dạy bốn kỹ năng cho sinh viên chuyên trong học phần Thực hành tiếng I, II, III tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
  5. Luận án giới hạn ở việc phân tích các đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa trong một số giáo trình tiếng Anh cho sinh viên chuyên tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhằm chỉ ra vai trò của chúng trong việc dạy-học từ vựng văn hoá cho sinh viên. Để đánh giá năng lực sử dụng từ vựng văn hóa của sinh viên chuyên Anh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, do giới hạn về thời gian và quy mô của luận án, luận án giới hạn ở bài kiểm tra năng lực đọc hiểu từ vựng văn hóa. 4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp miêu tả, phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp khảo sát, thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp, thủ pháp phân tích thành tố nghĩa. 4.2. Ngữ liệu nghiên cứu Đề tài của luận án sử dụng 2 loại tư liệu khác nhau. Thứ nhất, tư liệu để nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của vốn từ vựng văn hóa trong một số giáo trình tiếng Anh cho sinh viên được lấy từ 7 giáo trình tiếng Anh. Đây là những tài liệu được dùng chính thức trong quá trình dạy và học cho sinh viên Khoa Tiếng Anh tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Thứ hai, tư liệu để đánh giá năng lực sử dụng từ vựng văn hoá của sinh viên là 2 bài kiểm tra năng lực đọc hiểu của 163 sinh viên năm thứ hai đang học ở Khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Bảng hỏi điều tra cũng được sử dụng để tìm hiểu những khó khăn mà sinh viên gặp phải, những phương pháp các em sử dụng để học và ghi nhớ từ vựng văn hóa và một số phương pháp giảng viên sử dụng để trợ giúp sinh viên cải thiện vốn từ vựng văn hóa. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Có thể nói rằng đây là luận án đầu tiên đi sâu tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa tiếng Anh trong một số giáo trình dạy 4 kỹ năng tiếng cho sinh viên chuyên. Kết quả của luận án sẽ cung cấp những khung lý thuyết điển hình liên quan đến từ vựng văn hóa, làm rõ đặc điểm cấu tạo của nhóm từ vựng đặc biệt này, chỉ ra đặc điểm ngữ nghĩa của chúng. 3
  6. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, luận án có cơ sở đề xuất các phương pháp dạy và học từ vựng văn hóa tiếng Anh cho sinh viên chuyên tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án chỉ ra đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa tiếng Anh, những phương pháp dạy và học từ vựng văn hóa. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp minh chứng củng cố thêm lý thuyết về cách nhận biết từ vựng văn hóa tiếng Anh và ngữ nghĩa của chúng, cũng như các phương pháp dạy và học từ vựng văn hóa tiếng Anh điển hình cho sinh viên chuyên. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể: - Giúp người đọc hiểu rõ đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa tiếng Anh. - Góp phần hệ thống hóa vốn từ vựng văn hóa trong một số giáo trình tiếng Anh dạy bốn kỹ năng. - Là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình biên soạn từ điển từ vựng văn hóa Anh-Việt và giảng dạy nhóm từ vựng này cho sinh viên nói riêng và người học tiếng Anh nói chung. 7. Bố cục của luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình đã công bố có liên quan tới luận án, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án sẽ triển khai thành 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chương 2. Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa trong một số giáo trình tiếng Anh cho người Việt Chương 3. Thực trạng dạy và học từ vựng văn hóa cho sinh viên Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) 4
  7. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về từ vựng văn hóa trên thế giới Trên thế giới, nghiên cứu về từ vựng văn hóa đã nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả. Các công trình nghiên cứu về từ khóa trong các ngôn ngữ khác nhau, từ vựng văn hóa (định nghĩa, tiêu chí nhận diện, cách phân loại theo chủ đề). Một số tác giả tiêu biểu như Raymonds Williams (1983), Wierzbicka (1997), Levisen (2012), Alonso và Ponte (2015), Nurrohmah (2014), Balaban & Çaølayan (2014). Mỗi công trình nghiên cứu về một khía cạnh nào đó liên quan đến từ vựng văn hóa. Tuy nhiên, đa số chưa nghiên cứu khái quát về loại từ vựng đặc biệt này hay liên hệ với việc giảng dạy ngoại ngữ. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về từ vựng văn hóa ở trong nước Từ vựng văn hóa đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu trong ngành ngôn ngữ học ở Việt Nam. Một số tác giả liên quan như Trịnh Thị Kim Ngọc (1999), Nguyễn Văn Chiến (2004), Nguyễn Đức Tồn (2002, 2008), Lý Tùng Hiếu (2012), Nguyễn Liên Hương (2017, 2018), Lê Thị Kiều Vân (2017). Các tác giả đưa ra định nghĩa từ vựng văn hóa, xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt, nghiên cứu mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa hoặc bàn về một số từ khóa văn hóa trong hai hay ba ngôn ngữ khác nhau. Các nghiên cứu về từ vựng văn hóa trong tiếng Việt chưa vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về các nhóm từ vựng văn hóa khác nhau. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về dạy và học từ vựng văn hóa Trên thế giới và trong nước, nhiều tác giả đi sâu tìm hiểu về vấn đề dạy và học từ vựng văn hóa. Trên thế giới, một số nhà nghiên cứu đã đề cập đến sự tác động của tri thức nền đối với kỹ năng đọc hiểu trong quá trình học ngoại ngữ. Một số công trình liên quan như Hudson (2007), Keshavarz & Atai (2007), Fisher & Frey (2009), Liu (2011). Tầm quan trọng của tri thức nền, trong đó có sự gắn bó mật thiết với từ vựng văn hóa, đã được công nhận qua các công trình. Tuy nhiên, các tác giả mới bàn đến kỹ năng đọc hiểu mà chưa nói đến các kỹ năng khác. 5
  8. Zhao (2019) nghiên cứu việc học từ vựng tiếng Anh trong mối liên hệ với văn hóa Trung Quốc và văn hóa Anh. Dựa vào đó, tác giả liên hệ tới việc dạy và học ngoại ngữ với nhiều gợi ý về phương pháp. Đây là một nghiên cứu cần được chú ý tham khảo trong luận án về dạy và học ngoại ngữ, bao gồm tiếng Anh; tuy nhiên, nội dung chủ yếu gắn với việc học, chưa tập trung khai thác vấn đề dạy từ vựng văn hóa. Ở Việt Nam, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dạy và học từ vựng văn hóa tiếng Anh. Trịnh Thị Kim Ngọc (1999) bàn về ảnh hưởng của tri thức nền đối với việc dạy và học ngoại ngữ; trong đó tri thức nền bao hàm vốn từ vựng văn hóa. Nguyen Thi Thuy Trang (2012) đã tiến hành nghiên cứu về tầm quan trọng của tri thức nền và giới hạn thời gian lên kỹ năng đọc hiểu của người học tiếng Anh ở Việt Nam như ngôn ngữ thứ hai thông qua các bài kiểm tra đọc và điền từ vào chỗ trống với bối cảnh quen thuộc và không quen thuộc, cùng với vốn từ vựng liên quan đến văn hóa. Các tác giả chủ yếu nhắc đến mối liên hệ của tri thức nền (bao hàm từ vựng văn hóa) với kỹ năng đọc hiểu, mà chưa đề cập đến các kỹ năng còn lại. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Các lý thuyết về từ vựng 1.2.1.1. Khái niệm từ, cụm từ/ ngữ, thành ngữ tiếng Anh Các lý thuyết về từ vựng liên quan đã được giải thích chi tiết. Đó là các khái niệm về từ, cụm từ/ ngữ, thành ngữ trong tiếng Anh làm cơ sở cho việc xác định từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh được lựa chọn. 1.2.1.2. Các đơn vị từ vựng Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Anh là hình vị, đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất (Temmerman, 1984). Theo tác giả, có hai loại hình vị: độc lập và phụ thuộc. Hình vị độc lập có thể tự là từ đơn, có nghĩa và mang chức năng ngữ pháp. Hình vị phụ thuộc đi kèm với các hình vị khác. Trong đó, có hai loại hình vị độc lập: hình vị từ vựng, hình vị ngữ pháp. Còn hình vị phụ thuộc thay đổi theo dạng thức của từ vựng. 1.2.1.3. Phương thức cấu tạo của từ Trong tiếng Anh, xét theo phương thức cấu tạo từ, từ được chia thành từ đơn, từ phái sinh, từ ghép (từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ). Luận án sau đó tổng hợp từ vựng văn hóa theo phương thức cấu tạo từ thành các bảng số liệu chi tiết trong chương 2. 6
  9. 1.2.1.4. Nghĩa của từ Luận án đã trình bày khái niệm nghĩa của từ, các thành phần nghĩa của từ, các phương thức chuyển nghĩa, khái niệm nghĩa biểu trưng, mối liên hệ giữa nghĩa từ vựng với văn hóa. Dựa trên cơ sở đó, luận án đi sâu phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa trong chương 2. 1.2.2. Các lý thuyết về từ vựng văn hóa Dựa trên quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, luận án đã bàn về khái niệm từ vựng văn hóa, tiêu chí nhận biết từ vựng văn hóa, cách phân lọai từ vựng văn hóa theo chủ đề. Trong đó, Wiezbicka và Nguyễn Văn Chiến là các tác giả có đóng góp đáng kể khi nhắc đến các công trình nghiên cứu về từ vựng văn hóa. 1.2.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa Có mối liên hệ bền chặt giữa ngôn ngữ và văn hóa của mỗi dân tộc. Văn hóa ảnh hưởng nhiều đến ngôn ngữ; và ngôn ngữ, đến lượt nó, phản ánh và lưu giữ văn hóa của mỗi quốc gia. Ngôn ngữ được sử dụng như một công cụ thể hiện đặc trưng về văn hóa của dân tộc; và ngược lại, văn hóa quy định cách thức vận hành của ngôn ngữ nhằm truyền lại những đặc điểm của ngôn ngữ đó. Văn hóa được ẩn sâu ở vốn từ vựng trong ngôn ngữ nguồn (tiếng Anh) và một nền văn hóa khác chứa đựng trong ngôn ngữ đích (tiếng Việt). 1.2.4. Các lý thuyết về dạy và học từ vựng văn hóa Dạy và học từ vựng văn hóa đã được một số tác giả trên thế giới và ở Việt Nam đặc biệt quan tâm trong các nghiên cứu của họ. Phương pháp dạy-học từ vựng văn hóa có điểm tương đồng và khác biệt với cách dạy-học từ vựng nói chung. Các phương pháp dạy và học loại từ vựng đặc biệt này được nhắc đến, làm cơ sở cho các đề xuất trong chương 3. 7
  10. Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ VỰNG VĂN HÓA TRONG MỘT SỐ GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH CHO NGƯỜI VIỆT 2.1. Đặc điểm cấu tạo của từ vựng văn hóa trong một số giáo trình tiếng Anh cho người Việt 2.1.1. Số lượng từ vựng văn hóa tiếng Anh trong các giáo trình được khảo sát Sự phân bố từ vựng văn hóa trong 7 giáo trình tiếng Anh được thể hiện trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Từ vựng văn hóa tiếng Anh trong 7 giáo trình Stt Tên giáo trình Số lượng từ vựng Tỉ lệ % văn hóa 1. Writing Academic English (Part 1) 405 12.14% 2. Effective Academic Writing 1 349 10.46% 3. Premium B1 Coursebook 669 20.05% 4. Gold Experience (2nd edition)-SB 270 8.1% 5. Q-Skills for success (Reading & Writing) 4 836 25.06% 6. Real life - Upper-intermediate 274 8.21% 7. Writing Academic English (Part 2) 533 15.98% Tổng cộng 3336 100% Dựa vào bảng tổng hợp trên, có thể thấy số lượng từ ngữ văn hóa được sử dụng nhiều nhất trong giáo trình Q-Skills for success (Reading & Writing) 4, với 836 từ ngữ (chiếm 25.06%). Đây là quyển giáo trình chuyên luyện hai kỹ năng đọc và viết cho học phần Thực hành tiếng 3 nên có nhiều bài đọc hiểu hơn so với các giáo trình dạy tổng hợp 4 kỹ năng, với đa dạng chủ đề gắn với văn hóa, cụ thể là vốn từ ngữ văn hóa nhiều. 2.1.2. Đặc điểm từ vựng văn hóa tiếng Anh xét theo đơn vị cấu tạo Bảng 2.2 và 2.3 cho thấy số lượng từ vựng văn hóa tiếng Anh trong 7 giáo trình xét theo đơn vị cấu tạo. Bảng 2.2. Từ vựng văn hóa tiếng Anh trong 7 giáo trình xét theo đơn vị cấu tạo Số lượng đơn vị cấu tạo Tổng số Tỉ lệ % 1 hình vị 386 11.57% 2 hình vị 517 15.5% 3 hình vị 701 21.01% 4 hình vị trở lên 1732 51.92% Tổng cộng 3336 100% 8
  11. Bảng 2.3. Từ vựng văn hóa trong từng giáo trình xét theo đơn vị cấu tạo Tên giáo trình 1 hình vị 2 hình vị 3 hình vị 4 hình vị trở lên Writing Academic 60 67 90 188 English (Part 1) Effective Academic 25 32 74 218 Writing 1 Premium B1 Coursebook 90 112 114 353 Gold Experience (2nd 29 38 52 151 edition)-SB Q-Skills for success 56 126 194 460 (Reading & Writing) 4 Real life - Upper- 52 54 48 120 intermediate Writing Academic 74 88 129 242 English (Part 2) Tổng cộng 386 517 701 1732 Tỉ lệ % 11.57% 15.5% 21.01% 51.92% Từ các bảng phân loại trên, có thể thấy các từ vựng văn hóa có từ 4 hình vị trở lên chiếm đa số với 1732/ 3336 từ ngữ, tức 51.92%, nghĩa là trên một nửa số lượng từ ngữ luận án thu thập được. Giáo trình Q-Skills for success (Reading & Writing) 4 chứa đến 460 từ vựng văn hóa với 4 hình vị trở lên, đứng vị trí đầu tiên trong các giáo trình; còn giáo trình Readl life – Upper-intermedidate có số lượng từ vựng loại này khiêm tốn nhất, 120 từ ngữ. 2.1.3. Đặc điểm từ vựng văn hóa tiếng Anh xét theo phương thức cấu tạo. Luận án phân chia thành hai loại từ vựng văn hóa, xét theo phương thức cấu tạo: từ và cụm từ. Kết quả tổng hợp nằm trong các bảng sau: Bảng 2.4. Từ vựng văn hóa tiếng Anh trong 7 giáo trình có cấu tạo là từ Loại cấu tạo từ Số lượng Tỉ lệ % Từ đơn 386 43.76% Từ phái sinh 154 17.46% Từ ghép 342 38.78% Tổng số từ vựng văn hóa 882 100% có cấu tạo là từ Bảng 2.5. Từ vựng văn hóa tiếng Anh trong từng giáo trình có cấu tạo là từ Stt Tên giáo trình Từ Từ phái Từ ghép Tổng số từ Tỉ lệ % đơn sinh 1. Writing Academic 60 38 36 134 15.19% English (Part 1) 2. Effective 25 9 19 53 6.01% Academic Writing 1 3. Premium B1 90 29 62 181 20.52% Coursebook 4. Gold Experience 29 16 27 72 8.16% (2nd edition)-SB 9
  12. 5. Q-Skills for 56 13 76 145 16.44% success (Reading & Writing) 4 6. Real life – Upper- 52 18 33 103 11.68% intermediate 7. Writing Academic 74 31 89 194 22% English (Part 2) Tổng số từ vựng 386 154 342 882 100% văn hóa là từ Dựa trên các bảng số liệu kể trên, đứng thứ nhất trong danh sách là số từ đơn, với 386 từ, chiếm 43.76%. Về số từ đơn, giáo trình Premium B1 Cousebook có số lượng từ loại này đứng đầu bảng, 90/386 từ; còn Effective Academic Writing 1 đứng cuối danh sách với 25 từ. Xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới theo tổng số từ vựng văn hóa có cấu tạo là từ trong các giáo trình tiếng Anh, Writing Academic English (Part 2) sở hữu số lượng nhiều nhất, 194 từ, chiếm 22%. Bảng 2.6. Từ vựng văn hóa trong từng giáo trình có cấu tạo là cụm từ (ngữ) Stt Tên giáo trình Cụm từ Tỉ lệ % 1. Writing Academic English (Part 1) 271 11.04% 2. Effective Academic Writing 1 296 12.06% 3. Premium B1 Coursebook 488 19.89% 4. Gold Experience (2nd edition)-SB 198 8.07% 5. Q-Skills for success (Reading & Writing) 4 691 28.16% 6. Real life - Upper-intermediate 171 6.97% 7. Writing Academic English (Part 2) 339 13.81% Tổng cộng 2454 100% Dựa vào bảng số liệu kể trên, các từ vựng văn hóa là cụm từ (ngữ) chiếm số lượng lớn nhất trong vốn từ vựng văn hóa của 7 giáo trình tiếng Anh, 2454/ 3336 từ. Trong đó, Q- Skills for success (Reading & Writing) 4 có số lượng cụm từ là từ vựng văn hóa nhiều nhất, 691 cụm từ hay 28.16%. 2.1.4. Đặc điểm về từ loại của từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh Xét về từ loại, luận án phân chia từ vựng văn hóa thành danh từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, cụm giới từ dựa theo số lượng và các loại từ vựng thu thập được trong 7 giáo trình. Sau đây là kết quả tổng hợp: Bảng 2.7. Từ vựng văn hóa trong 7 giáo trình xét theo từ loại 10
  13. Loại từ Số lượng từ ngữ Tỉ lệ % Danh từ 769 23.05% Tính từ 113 3.39% Cụm danh từ 1358 40.71% Cụm động từ 955 28.63% Cụm tính từ 91 2.73% Cụm giới từ 50 1.49% Tổng cộng 3336 100% Bảng 2.8. Từ vựng văn hóa trong từng giáo trình xét theo từ loại Stt Giáo trình Danh từ Tính từ Cụm Cụm Cụm Cụm giới Tổng danh từ động từ tính từ từ 1 Writing Academic 100 34 191 72 7 1 405 English (Part 1) 2 Effective Academic 47 6 139 131 16 10 349 Writing 1 3 Premium B1 154 27 290 168 16 14 669 Coursebook 4 Gold Experience (2nd 64 8 103 85 7 3 270 edition)-SB 5 Q-Skills for success 133 12 342 294 41 14 836 (Reading & Writing) 4 6 Real life - Upper- 86 17 61 102 2 6 274 intermediate 7 Writing Academic 185 9 232 103 2 2 533 English (Part 2) Tổng 769 113 1358 955 91 50 3336 Tỉ lệ % 23.05% 3.39% 40.71% 28.63% 2.73% 1.49% 100% Dựa vào các bảng thống kê ở trên, từ vựng văn hóa là cụm danh từ chiếm số lượng nhiều nhất, 1358 cụm từ, tương ứng 40.71%. Giáo trình Q-Skills for success (Reading & Writing) 4 có số lượng từ vựng văn hóa là cụm danh từ lớn nhất, 342 cụm từ; trong khi đó Real life - Upper-intermediate có số lượng cụm từ loại này làm từ vựng văn hóa khiêm tốn nhất, với 61 cụm từ. 2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa trong các giáo trình tiếng Anh 2.2.1. Các nhóm chủ đề của từ vựng văn hoá trong 7 giáo trình tiếng Anh Số lượng từ vựng văn hóa được phân bố không đồng đều theo các chủ đề. Điều này được thấy trong bảng 2.9 dưới đây. Bảng 2.9. Từ vựng văn hóa tiếng Anh theo chủ đề trong 7 giáo trình Stt Chủ đề Số lượng từ vựng Tỉ lệ % 1. Đời sống hàng ngày 220 6.59% 2. Di sản văn hóa 150 4.5% 3. Nhận dạng quốc gia 162 4.86% 4. Văn hóa phổ biến 44 1.32% 5. Xã hội 100 3% 6. Địa lý 358 10.73% 7. Khuôn mẫu 131 3.93% 8. Ngôn ngữ 1888 56.59% 9. Những vấn đề thế giới 167 5% 10. Cơ quan và tổ chức 69 2.07% 11. Các biến thể 40 1.2% 12. Tương tác xã hội 7 0.21% 11
  14. Tổng cộng 3336 100% Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy, Ngôn ngữ là chủ đề có số lượng từ vựng văn hóa chiếm đa số, tương ứng 1888/3336 từ ngữ, hay 56.59%. 2.2.2 – 2.2.13. Đặc điểm ngữ nghĩa của các nhóm từ vựng văn hóa tiếng Anh trong 7 giáo trình Trong phần này, đặc điểm ngữ nghĩa của 12 nhóm từ vựng văn hóa tiếng Anh được phân tích, làm rõ theo các nét nghĩa, bao hàm nghĩa biểu trưng và nghĩa văn hóa. Dựa vào các phân tích cụ thể trong chương 3, luận án có thể đưa ra một số tổng hợp như sau, xét về mặt ngữ nghĩa của từ vựng văn hóa: Nghĩa của các từ vựng không thể tách rời nhân tố văn hóa của ngôn ngữ nguồn, hay tiếng Anh. Một số từ vựng chỉ tên người nổi tiếng (ví dụ: Bill Gates), tên đất nước (ví dụ: Australia), tên quốc tịch (ví dụ: American), tên thành phố (ví dụ: Paris), phố (ví dụ: Oxford street), đồ ăn (ví dụ: Bolognese), cơ quan và tổ chức (ví dụ: Oxfam), v.v có nghĩa tương đối rõ ràng và dễ nắm bắt; một số từ chỉ có một nghĩa, khiến người đọc nhận biết dễ dàng khi nghiên cứu văn bản. Vấn đề cần bàn đối với các từ ngữ này là tìm hiểu các nhân tố văn hóa hàm chứa bên trong. Trên cơ sở đó, người học vừa nâng cao kiến thức về tiếng Anh vừa có tri thức nền tốt hơn. Còn các nhóm từ vựng văn hóa như thành ngữ (ví dụ: flood the market), cụm từ kết hợp (ví dụ: North Americans’ sense of size and scale) khó nhận biết nghĩa hơn do để hiểu được, người đọc cần tìm kiếm và ghi nhớ các nét nghĩa trong văn cảnh cụ thể. Khi đó, nghĩa của chúng không phải là sự kết hợp nghĩa của các từ thành phần. Một số từ vựng có nghĩa điển hình trong nền văn hóa nguồn nên cần tôn trọng nghĩa đó và tìm hiểu hoàn cảnh sử dụng của chúng để suy ra cho đúng. Tuy nhiên, luận án không thể không nhắc đến các từ vựng mang nhiều nét nghĩa trong từng văn cảnh (ví dụ: respect, English). Trong trường hợp này, người đọc cần xem xét trường hợp sử dụng cụ thể để dùng cho chính xác khi thực hành tiếng Anh. 12
  15. Chương 3 THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TỪ VỰNG VĂN HÓA CHO SINH VIÊN VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP KHOA TIẾNG ANH - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI) 3.1. Thực trạng tiếp nhận từ vựng văn hóa tiếng Anh của sinh viên Khoa Tiếng Anh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3.1.1. Yêu cầu của chương trình về dạy-học từ vựng văn hóa cho sinh viên Khoa Tiếng Anh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trong chương trình học cho mỗi học phần Thực hành tiếng, không có tiêu chí đánh giá về từ vựng hay từ vựng văn hóa cần đạt tới; tuy nhiên, việc dạy và học từ vựng được nhắc đến và có tài liệu kèm theo giúp sinh viên cải thiện vốn từ vựng. Và quan trọng là trong quá trình đánh giá khi chấm thi giữa kỳ và cuối kỳ của môn Viết hoặc Nói đều có tiêu chí về từ vựng, bao gồm từ vựng văn hóa. Chính vì vậy, sinh viên vẫn thường xuyên được giảng viên khích lệ, hướng dẫn và kiểm tra về vốn từ vựng, bao gồm cả từ vựng văn hóa xuyên suốt học kỳ. 3.1.2. Thực trạng các giáo trình tiếng Anh với yêu cầu của chương trình học Theo bảng thông tin vắn tắt về 7 giáo trình (trong phần Mở đầu), có 3 giáo trình luyện viết, trong đó 2 giáo trình dạy về viết đoạn văn, bao gồm Writing Academic English - Fourth edition (Part 1) và Effective Academic Writing 1. Giáo trình còn lại dạy viết luận, đó là Writing Academic English - Fourth edition (Part 2). Các giáo trình khác trong danh sách luyện cho sinh viên cả 4 kỹ năng tiếng (nghe, nói, đọc, viết) theo các đích đầu ra tăng dần đều (khung đánh giá năng lực ngôn ngữ V_step của Việt Nam về trình độ tiếng Anh): Premium B1 level- Coursebook (B1), Gold Experience (B1+) (2nd edition)-Student’s Book, Q-Skills for success (Reading & Writing) 4 (B2), Real life (Upper-intermediate)-Student’s Book (B2). Đối tượng sinh viên tham gia đề tài đang theo học phần Thực hành tiếng 3. Để đạt được chứng chỉ V_step B2 (bậc 4), sinh viên cần thi được 6.0-8.0/ 10 điểm. Quy đổi sang chứng chỉ IELTS, sinh viên năm thứ 2 cần đạt được 5.5-6.5. 13
  16. Thang điểm 5.5-6.5 chia sẻ tiêu chí chấm của thang 6 và 7. Dưới đây là tiêu chí chấm từ vựng của kỳ thi lấy chứng chỉ IELTS quốc tế trên trang ielts.org. Bảng 3.4. Tiêu chí chấm từ vựng cho kỹ năng viết Ielts Sinh viên cần có trình độ từ vựng tương đối cao, bao gồm từ vựng văn hóa. 3.1.3. Tư liệu và mẫu khảo sát 3.1.3.1. Tư liệu Để tiến hành nghiên cứu thực trạng tiếp nhận từ vựng văn hóa của sinh viên, luận án lựa chọn hai loại tư liệu: Hai bài kiểm tra đọc hiểu và điền từ vào chỗ trống về cùng chủ đề nhưng khác bối cảnh văn hóa (quen thuộc và không quen thuộc). Một bài đọc hiểu có nội dung về ngày Tết cổ truyền của Việt Nam và bài còn lại về Sagaalgan (năm mới ở Đông Si- bê-ri-a). Bảng 3.5 đưa ra một vài con số liên quan đến hai bài kiểm tra đọc hiểu. Bảng 3.5. Số liệu thống kê liên quan đến 2 bài tập đọc hiểu Chủ đề quen thuộc Chủ đề không quen thuộc Tet holiday Sagaalgan Số từ 415 428 Số câu 18 20 Số từ khó hay không quen 7 7 thuộc Số từ chức năng được loại bỏ 14 13 Số từ nội dung được loại bỏ 16 17 Tư liệu thứ hai là bảng hỏi điều tra dành cho sinh viên năm thứ hai khoa tiếng Anh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Bảng hỏi được thiết kế để tìm hiểu khó khăn sinh viên gặp phải khi học từ vựng văn hóa, các cách sinh viên sử dụng để ghi nhớ loại từ vựng này và phương pháp giảng viên áp dụng để khích lệ, hướng dẫn sinh viên học từ vựng văn hóa trên lớp và từ các nguồn tài liệu thực tế khác. 3.1.3.2. Mẫu khảo sát 14
  17. Đối tượng tham gia nghiên cứu là sinh viên năm thứ 2 thuộc 5 lớp của Khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, gồm có 3 lớp hệ Sư phạm Anh và 2 lớp hệ Ngôn ngữ Anh. Tổng số sinh viên tham gia làm 2 bài kiểm tra đọc hiểu và điền từ là 163 em và số sinh viên tham gia trả lời bảng hỏi là 166 em. 3.1.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1.4.1. Thực trạng tiếp nhận từ vựng văn hóa của sinh viên Khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thông qua kết quả hai bài kiểm tra đọc hiểu và điền từ Dưới đây là kết quả so sánh giá trị trung bình thông qua việc chạy T-test bắt cặp của hai bài kiểm tra đọc hiểu và điền từ vào chỗ trống. Bảng 3.6. Kết quả paired T-test của hai bài kiểm tra đọc hiểu và điền từ Sagaalgan Tet holiday Giá trị trung bình 0.233666667 0.325 Nhìn vào bảng so sánh giá trị trung bình kết quả hai bài kiểm tra đọc hiểu và điền từ vào chỗ trống ở trên, dễ dàng nhận thấy sinh viên làm bài có chủ đề về Tet holiday (Kỳ nghỉ Tết), bối cảnh văn hóa gần gũi và quen thuộc tốt hơn nhiều so với bài còn lại về chủ đề Sagaalgan (Năm mới ở Đông Si-bê-ri-a), bối cảnh văn hóa xa lạ. Điều này được thể hiện qua giá trị trung bình đạt được cho từng kết quả. Kết quả bài kiểm tra về Sagaalgan có giá trị trung bình 0.233666667, thấp hơn so với giá trị trung bình đạt được thông qua kết quả bài kiểm tra về Tết (0.325). Kết quả cho từng câu hỏi của hai bài kiểm tra đọc hiểu được thể hiện trong bảng 3.7 Bảng 3.7. Kết quả 2 bài kiểm tra đọc hiểu và điền từ về Sagaalgan và Tết Câu hỏi Điểm Điểm trung trung bình bình bài bài kiểm tra kiểm tra về về Tết Sagaalgan 1 0.07 0.75 2 0.29 0.14 3 0.01 0.29 4 0.17 0.79 5 0.87 0.29 6 0.00 0.08 7 0.75 0.17 8 0.02 0.36 9 0.31 0.51 10 0.04 0.03 11 0.37 0.64 12 0.04 0.32 15
  18. 13 0.10 0.18 14 0.00 0.17 15 0.58 0.35 16 0.34 0.39 17 0.89 0.53 18 0.40 0.42 19 0.26 0.13 20 0.02 0.28 21 0.01 0.61 22 0.09 0.34 23 0.04 0.26 24 0.63 0.17 25 0.57 0.28 26 0.01 0.34 27 0.07 0.26 28 0.00 0.09 29 0.06 0.02 30 0.00 0.56 3.1.4.2. Kết quả điều tra ý kiến của sinh viên về thực trạng dạy-học từ vựng văn hoá a. Trình độ từ vựng của sinh viên thông qua câu hỏi tự đánh giá. Kết quả câu hỏi tự đánh giá trình độ từ vựng tiếng Anh của sinh viên được thể hiện trong bảng 3.8 dưới đây. Bảng 3.8. Kết quả tự đánh giá trình độ từ vựng tiếng Anh của sinh viên chuyên Anh Câu hỏi Số câu trả lời Giá trị trung bình Bạn tự đánh giá trình độ từ vựng tiếng Anh của bạn như 166 2.69 thế nào? Đa số sinh viên cho hay trình độ từ vựng tiếng Anh của bản thân chưa thật tốt, ở mức khá (giá trị trung bình: 2.69). Các em khá khiêm tốn và chưa thật sự tự tin về vốn từ vựng, bao gồm từ vựng văn hóa. Sinh viên đang theo học năm thứ 2 tại Khoa Tiếng Anh – trường Đại học Sư phạm Hà Nội và đã trải qua một số học phần thực hành tiếng nên các em đã tích lũy khá nhiều vốn từ vựng chung và từ vựng văn hóa. Với học phần Thực hành tiếng 3, đích đầu ra sinh viên cần đạt được là B2 theo khung năng lực ngôn ngữ của Việt Nam V_step. Khi đó trình độ từ vựng cũng cần đạt mức tương đối để đáp ứng được trình độ B2. b. Khó khăn của sinh viên Khoa Tiếng Anh –Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khi học từ vựng văn hóa tiếng Anh Sinh viên xác nhận các em thật sự gặp khó khăn trong việc học và sử dụng từ vựng văn hóa tiếng Anh (84.3%). 13.3% số sinh viên thấy khó trả lời câu hỏi này, nghĩa là các em phân vân là liệu mình có thật sự gặp khó khăn hay không. Chỉ một phần rất nhỏ sinh viên 16
  19. tự tin cho hay mình không gặp trở ngại với từ vựng văn hóa (2.4%). Biểu đồ 3.5 sẽ chỉ rõ thông tin liên quan đến câu hỏi 1. Biểu đồ 3.5. Khó khăn của sinh viên khi học và sử dụng từ vựng văn hóa Biểu đồ 3.8 đã chỉ ra thông tin về nhóm từ vựng văn hóa khiến sinh viên khó khăn khi vận dụng vào hoàn cảnh sử dụng tiếng Anh cụ thể. 37.3% sinh viên xác nhận các em thấy khó sử dụng thành ngữ, cao hơn so với tỉ lệ sinh viên chọn phương án C (cụm từ kết hợp, 36.7%). Các phương án A và B nhận được ít phần trăm hơn nhưng không có nghĩa sinh viên không thấy khó sử dụng. Sinh viên gặp khó khăn với thành ngữ, cụm từ kết hợp, danh từ riêng hay danh từ liên quan đến các chủ đề văn hóa theo các mức độ khác nhau. Biểu đồ 3.8. Nhóm từ vựng văn hóa sinh viên khó hiểu nghĩa và sử dụng nhất c. Thực trạng dạy-học từ vựng văn hóa cho sinh viên Khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Câu hỏi 7 tìm hiểu các cách thức sinh viên sử dụng nhằm hiểu nghĩa của từ vựng văn hóa trong giáo trình. Biểu đồ 3.9 sẽ cho biết chi tiết về điều này. Sinh viên áp dụng nhiều phương pháp học từ vựng văn hóa khác nhau tùy vào hoàn cảnh. Trong số đó, đoán nghĩa của từ vựng liên quan đến văn hóa dựa vào ngữ cảnh chiếm gần 70% câu trả lời. Đây là một cách học hiệu quả, giúp sinh viên ghi nhớ sâu và kỹ nghĩa của từ vựng văn hóa. Dựa vào 17
  20. câu văn chứa từ vựng văn hóa ấy, sinh viên suy ra đó là loại từ gì, nghĩa có thể như thế nào cho phù hợp trong câu; hay nếu không đoán được nghĩa chính xác thì cũng luận ra xem từ đó thuộc nhóm nghĩa như thế nào, ví dụ: đó là một loài hoa, một con vật chẳng hạn. Biều đồ 3.9. Các cách sinh viên áp dụng để hiểu nghĩa từ vựng văn hóa trong giáo trình Về cách giảng viên sử dụng để giải thích nghĩa của từ vựng văn hóa, kết quả trên biểu đồ 3.10 chỉ ra giảng viên dùng cách C nhiều nhất (63.3% sinh viên chọn). Khi giải thích một từ vựng văn hóa bằng định nghĩa tiếng Anh, sinh viên vừa hiểu được nghĩa của từ, lại vừa phát triển kỹ năng nghe hiểu và sử dụng hoàn toàn tiếng Anh, từ đó cải thiện thêm vốn từ vựng. Biểu đồ 3.10. Các cách giảng viên sử dụng để giải thích nghĩa của từ vựng văn hóa Trong một số cuộc phỏng vấn không chính thức khi trao đổi ở phòng nghỉ giáo viên hoặc phòng sinh hoạt chuyên môn, các giảng viên chia sẻ thêm một số phương pháp khác nhằm khuyến khích sinh viên học từ vựng văn hóa. Cụ thể, giảng viên tổ chức các hoạt động trên lớp học, trò chơi liên quan đến từ vựng văn hóa, thiết kế bài tập về từ vựng văn hóa hay bảng câu đố (quiz) trực tuyến và gửi cho sinh viên chơi ở nhà hay trên lớp như một hoạt động đẩy mạnh việc học từ vựng văn hóa cho sinh viên. Một hoạt động cũng được các giảng 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2