intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại tỉnh Yên Bái

Chia sẻ: Quangdaithuan Quangdaithuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

114
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn trên đất ruộng một vụ và trên đất bãi tại tỉnh Yên Bái, luận án xác định được giống có triển vọng phù hợp với địa phương; xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp về liều lượng phân bón (đạm, lân, kali và phân chuồng), mật độ - thời vụ và kỹ thuật bảo quản củ giống cho giống có triển vọng tại Yên Bái trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại tỉnh Yên Bái

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br /> <br /> LÊ VIẾT BẢO<br /> <br /> NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN<br /> CỦA MỘT SỐ GIỐNG KHOAI MÔN VÀ BIỆN PHÁP KỸ<br /> THUẬT CHO GIỐNG CÓ TRIỂN VỌNG<br /> TẠI TỈNH YÊN BÁI<br /> <br /> Chuyên ngành: Khoa học cây trồng<br /> Mã số: 62.62.01.10<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP<br /> <br /> THÁI NGUYÊN – 2014<br /> <br /> Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br /> KHOA NÔNG HỌC - TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông<br /> <br /> Phản biện 1: ..........................................<br /> Phản biện 2: ..........................................<br /> Phản biện 3: .........................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học<br /> Họp tại: Trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên<br /> Vào hồi<br /> giờ<br /> ngày tháng năm 2014<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên<br /> - Thƣ viện trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên<br /> - Thƣ viện Quốc gia<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Cây khoai môn - sọ có tên khoa học là Colocasia esculeuta L. Schott,<br /> là cây một lá mầm thuộc chi Colocasia, họ ráy Araceae là loài cây đã<br /> được trồng từ lâu đời trên thế giới. Ở Việt Nam, cây khoai môn có mặt ở<br /> nhiều tiểu vùng sinh thái trong cả nước như Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai,<br /> Yên Bái, Nghệ An, Đà Lạt, Trà Vinh,...; nó được trồng trên nhiều loại đất<br /> khác nhau từ đất ruộng vườn ở đồng bằng đến đất đồi núi dốc (đất nương<br /> rẫy) ở miền núi. Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện tích<br /> đất tự nhiên gần 700.000 ha. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất<br /> nông lâm nghiệp. Cây khoai môn được trồng từ lâu tại huyện Lục Yên,<br /> tỉnh Yên Bái và sản phẩm củ khoai môn Lục Yên đã trở thành đặc sản của<br /> vùng này. Chủ trương của tỉnh Yên Bái và huyện Lục Yên muốn phát<br /> triển cây khoai môn theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả không chỉ<br /> tại huyện Lục Yên, trên đất canh tác truyền thống mà phát triển sản xuất<br /> tại các huyện trên địa bàn tỉnh trên nhiều loại đất khác nhau nhằm tăng<br /> thu nhập cho người dân.<br /> Vì vậy, vấn đề nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số<br /> giống khoai môn địa phương trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và<br /> đất bãi tại huyện Trấn Yên, nơi có khí hậu đất đai tương đồng với một số<br /> huyện thị trong tỉnh như: Yên Bình, thành phố Yên Bái, Văn Yên, Văn<br /> Chấn và cũng chính là vùng nằm trong quy hoạch phát triển khoai môn<br /> của tỉnh Yên Bái trong những năm tiếp theo. Kết quả nghiên cứu ban đầu<br /> sẽ lựa chọn được giống có triển vọng tại địa phương trên 2 loại đất để tiếp<br /> tục nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật về phân bón, mật độ - thời vụ và<br /> kỹ thuật bảo quản củ giống trở nên rất cấp thiết để mở rộng diện tích, phát<br /> triển khoai môn theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung để tăng thu nhập<br /> cho người dân trên địa bàn tỉnh, là cơ sở cho việc mở rộng diện tích ra<br /> một số huyện trên địa bàn tỉnh nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng<br /> thu nhập cho người dân.<br /> Từ những cơ sở trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu<br /> khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn và biện<br /> pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại tỉnh Yên Bái”.<br /> <br /> 2<br /> 2. Mục đí ch của đề tài<br /> Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển<br /> của một số giống khoai môn trên đất ruộng một vụ và trên đất bãi tại tỉnh<br /> Yên Bái, xác định được giống có triển vọng phù hợp với địa phương.<br /> Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp về liều lượng phân<br /> bón (đạm, lân, kali và phân chuồng), mật độ - thời vụ và kỹ thuật bảo<br /> quản củ giống cho giống có triển vọng tại Yên Bái trên đất ruộng 1 vụ tại<br /> huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên làm cơ sở cho việc mở rộng<br /> diện tích, phát triển cây khoai môn theo hướng sản xuất hàng hoá tập<br /> trung nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.<br /> 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> 3.1. Ý nghĩa khoa học<br /> Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định việc trồng cây khoai môn<br /> trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên,<br /> tỉnh Yên Bái là có cơ sở khoa học và thực tiễn.<br /> Là cơ sở cho việc áp dụng hiệu quả các biện pháp kỹ thuật về phân<br /> bón, mật độ, thời vụ và cách bảo quản củ giống trên đất ruộng 1 vụ tại<br /> huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.<br /> 3.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung được 1 giống khoai môn Bắc<br /> Kạn vào cơ cấu giống khoai môn trên địa bàn tỉnh Yên Bái ngoài các<br /> giống đã có tại địa phương và giống có triển vọng; định hướng được việc<br /> xây dựng vùng chuyên canh trồng cây khoai môn của tỉnh trên đất ruộng<br /> một vụ và đất bãi nhằm đáp ứng vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến<br /> khoai môn trong tương lai. Giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng,<br /> tăng thu nhập cho người dân tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái.<br /> Qua kết quả xây dựng mô hình trình diễn và kết quả nghiên cứu về cây<br /> khoai môn đã chứng minh được việc trồng khoai môn trên đất ruộng 1 vụ<br /> và đất bãi là hoàn toàn có cơ sở khoa học và thực tiễn, có thể ứng dụng<br /> vào thực tiễn sản xuất tại địa phương.<br /> <br /> 3<br /> 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu<br /> 4.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> 5 giống khoai môn địa phương được thu thập tại tỉnh Bắc Kạn, Hà<br /> Giang, Yên Bái (3 giống) có đặc điểm nông sinh học khác nhau.<br /> Các loại phân bón vô cơ (đạm, lân, kali), hữu cơ (phân chuồng tại địa<br /> phương), phương pháp bảo quản củ giống theo người dân và phương<br /> pháp khác đã được một số tác giả Nguyễn Ngọc Nông (2006), Nguyễn<br /> Thị Ngọc Huệ (2004) nghiên cứu và đề cập.<br /> 4.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Các thí nghiệm được nghiên cứu trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục<br /> Yên, và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái từ năm 2011-2013.<br /> 5. Những đóng góp mới của luận án<br /> Đề tài đã đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 5 giống<br /> khoai môn thu thập tại một số tỉnh miền núi phía Bắc (Bắc Kạn, Hà Giang,<br /> Yên Bái) được trồng trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại<br /> huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Từ 5 giống khoai môn đã lựa chọn được<br /> giống khoai môn Yên Bái 1 là giống có triển vọng cho địa phương.<br /> Đã nghiên cứu và xác định được các biện pháp kỹ thuật về lượng phân<br /> bón (đạm, lân, kali, phân chuồng), mật độ - thời vụ và kỹ thuật bảo quản<br /> củ giống cho giống có triển vọng (khoai môn Yên Bái 1) trên đất ruộng<br /> một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.<br /> 6. Bố cục của luận án: Gồm 5 phần, phần mở đầu: 4 trang, chương 1:<br /> Tổng quan tài liệu: 35 trang, chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên<br /> cứu: 16 trang, chương 3: Kết quả và thảo luận: 63 Trang, Kết luận và Đề<br /> nghị: 3 trang. Đã tham khảo 111 tài liệu trong và ngoài nước.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0