intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu sinh sản và thử nghiệm thụ tinh nhân tạo cho lợn Rừng trong điều kiện nuôi nhốt tại khu vực phía Bắc Việt Nam

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

66
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là xác định, đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của lợn Rừng nhập nội từ Thái Lan qua các chỉ tiêu: Tuổi thành thục về tính, tuổi phối giống lần đầu, thời điểm phối giống thích hợp, thời gian mang thai, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian động dục lại sau khi cai sữa, số lượng con sinh ra/lứa, khối lượng ở các lứa tuổi, tỉ lệ nuôi sống đến 24h, tỉ lệ nuôi sống đến 60 ngày, khoảng cách 2 lứa đẻ, chu kì động dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu sinh sản và thử nghiệm thụ tinh nhân tạo cho lợn Rừng trong điều kiện nuôi nhốt tại khu vực phía Bắc Việt Nam

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ PHÙNG QUANG TRƯỜNG NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ THỬ NGHIỆM THỤ TINH NHÂN TẠO CHO LỢN RỪNG TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT TẠI KHU VỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành : Sinh sản và Bệnh sinh sản gia súc Mã số : 62.64.01.06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hµ NéI, 2017
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh 2. TS. Vũ Như Quán Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Tấn Anh Hội Chăn nuôi Phản biện 2: TS. Sử Thanh Long Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Đào Đức Thà Viện Chăn nuôi Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi 08h30 ngày 28 tháng 12 năm 2017 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Lợn Rừng, với quần thể khá lớn và phân bố rộng khắp lãnh thổ Âu - Á (Euasia) từ lâu đã được loài người khai thác làm thực phẩm, các vật dụng. Lợn rừng có nguồn gốc từ Bắc châu Phi và phần lớn từ vùng Âu - Á (Eurasia) kéo từ các đảo nước Anh (British Isles) đến Triều Tiên và các bán đảo Sunda Islands. Vùng bắc kéo từ Nam Scandinavia tới Nam Siberia và Nhật Bản. Ý tưởng khai thác lợn Rừng - trong đó có việc chăn nuôi - để phục vụ con người, ở nước ta được Lê Hiền Hào (1973) khởi xướng trong cuốn sách “Thú kinh tế ở miền Bắc Việt Nam”. Tuy nhiên mãi đến 2001, một nông dân Bình Phước đã thuần dưỡng một vài con lợn Rừng và lai chúng với một loại lợn đen thường được các đồng bào vùng cao nuôi.. Năm 2005 một công ty tại Bình Phước đã nhập từ Thái Lan 100 con lợn Rừng Thái Lan về nuôi thử nghiệm. Và sau đó hàng ngàn con được tiếp tục nhập. Một phong trào nuôi lợn Rừng đã được nhen nhóm lên từ đó và được sự ủng hộ của nhà nước Việt Nam với mong muốn đa dạng vật nuôi và tạo điều kiện cho nông dân. Hiện nay, có nhiều giống lợn nhập ngoại được nuôi phổ biến ở khắp các địa phương trong cả nước, giúp nâng cao năng suất chăn nuôi, sản phẩm thịt lợn được cung ứng đầy đủ trên thị trường hàng ngày; nhu cầu về thực phẩm sạch có chất lượng tốt ngày càng lớn. Thịt lợn Rừng thơm ngon đặc trưng, bì giòn, ít mỡ, hàm lượng cholesterol thấp, được rất nhiều người ưa thích và trở thành món ăn đặc sản. Nguồn thịt lợn Rừng trước đây chủ yếu là săn bắn trên Rừng, nhưng giờ đây nguồn cung cấp đó đã cạn kiệt; hơn nữa, nhà nước ta đã cấm săn bắn để bảo vệ loài lợn Rừng. Chính vì vậy nghề chăn nuôi lợn Rừng hình thành và phát triển đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Những năm đầu tiên, ở Việt Nam nuôi chủ yếu loại lợn Rừng có nguồn gốc từ Thái Lan, Trung Quốc; nhập theo con đường tiểu ngạch hay chính ngạch về, số khác được thuần dưỡng từ lợn Rừng Việt Nam. Đối với các nhà khoa học Việt Nam, lợn Rừng thực sự là đối tượng mới, các thông tin hay các nghiên cứu về nó còn rất ít. Cũng giống như các loài vật nuôi khác, lợn Rừng nuôi trong gia đình, trang trại cũng gặp phải những khó khăn: Sân chơi hẹp, năng suất sinh sản thấp, dịch bệnh do chưa được nghiên cứu đầy đủ và ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật. Trong chăn nuôi lợn Rừng tại Việt Nam, việc khai thác, đánh giá chất lượng tinh dịch và thụ tinh nhân tạo trên lợn Rừng và lợn Rừng với lợn bản địa còn rất hạn chế, chưa có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này. Vì vậy các số liệu khoa học, những thông tin về vấn đề này còn bỏ ngỏ và mới mẻ. Việc nghiên cứu về khai thác, đánh giá chất lượng tinh dịch và Thụ tinh nhân tạo trên đối tượng lợn Rừng là một vấn đề vô cùng cấp thiết hiện nay. 1
  4. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - Xác định, đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của lợn Rừng nhập nội từ Thái Lan qua các chỉ tiêu: Tuổi thành thục về tính, tuổi phối giống lần đầu, thời điểm phối giống thích hợp, thời gian mang thai, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian động dục lại sau khi cai sữa, số lượng con sinh ra/lứa, khối lượng ở các lứa tuổi, tỉ lệ nuôi sống đến 24h, tỉ lệ nuôi sống đến 60 ngày, khoảng cách 2 lứa đẻ, chu kì động dục. - Khai thác đánh giá chất lượng tinh lợn Rừng đực Thái Lan và thử nghiệm thụ tinh nhân tạo cho lợn Rừng lợn bản địa trong điều kiện nuôi nhốt: Phương pháp huấn luyện và khai thác tinh lợn, chất lượng tinh dịch, thử nghiệm thụ tinh nhân tạo cho lợn Rừng và lợn bản địa. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Địa điểm * Nội dung 1: Các chỉ tiêu sinh sản trên đàn lợn Rừng được thực hiện tại các địa điểm: Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Hà Nội. * Nội dung 2: Thử nghiệm thụ tinh nhân tạo cho lợn Rừng trong điều kiện nuôi nhốt, được thực hiện tại trang trại lợn Rừng Mỹ Hạnh và Huệ Linh của huyện Ba Vì - Hà Nội. 1.3.2. Thời gian * Nội dung 1: Các chỉ tiêu sinh sản trên đàn lợn Rừng được thực hiện từ năm 2012. * Nội dung 2: Thử nghiệm thụ tinh nhân tạo cho lợn Rừng trong điều kiện nuôi nhốt thực hiện từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 2 năm 2016. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Kết quả của luận án là công trình khoa học công bố tổng hợp về một số chỉ tiêu sinh sản của lợn Rừng trong điều kiện nuôi nhốt tại miền Bắc Việt Nam . - Kết quả của luận án là công trình khoa học lần đầu tiên đã đánh giá được số lượng, chất lượng tinh dịch và thử nghiệm thụ tinh nhân tạo cho lợn Rừng và lợn Rừng lai lợn Móng cái. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Kết quả nghiên cứu của đề tài về một số chỉ tiêu sinh sản của lợn Rừng trong điều kiện nuôi nhốt tại miền Bắc Việt Nam là tư liệu cơ sở cho người chăn nuôi và nhà chuyên môn đề ra phương pháp quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng nâng cao khả năng sinh sản của lợn Rừng - Kết quả nghiên cứu về khai thác và thử nghiệm thụ tinh nhân tạo cho lợn Rừng và lợn Rừng lai lợn Móng cái là cơ sở cho việc nhân giống lợn Rừng chất lượng cao và tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi lợn Rừng. Đây là nội dung mới được nghiên cứu tại Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc đề ra những chính sách cụ thể nhằm quản lý và phát triển đàn lợn Rừng cả về số lượng và chất lượng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 2
  5. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN RỪNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2.1.1. Nguồn gốc của lợn Rừng Lợn Rừng có nguồn gốc từ Bắc châu Phi và phần lớn từ vùng Âu - Á (Eurasia) kéo từ các đảo nước Anh (British Isles) đến Triều Tiên và các bán đảo Sunda Islands. Vùng bắc kéo dài từ Nam Scandinavia tới Nam Siberia và Nhật Bản. Vùng sống của lợn Rừng Eurasian khá đa dạng, từ ôn đới tới nhiệt đới, bán sa mạc tới các rừng ẩm ướt, đồng cỏ cho tới rừng rậm, và thường đến những vùng cây trồng để kiếm ăn. Lợn Rừng sống ngay cả vùng Pyrenees có độ cao 2400 m, nhưng ở châu Á chúng còn sống cao hơn (theo Wikipedia, 2010). Lợn Rừng có tên khoa học là Sus scrofa, được phân loại là động vật có hộp sọ, có xương sống, có quai hàm, có 4 chân, có màng ối, có vú, có nhau, bộ guốc chẵn, thuộc chi Lợn. Tính tới năm 2005, có 16 phân loài được công nhận. Lợn Rừng sống theo nhóm mẫu hệ gồm các con đực non, con cái và con của chúng. Con đực trưởng thành thường sống đơn độc trừ khi vào mùa sinh sản. Sói xám là thiên địch chính của lợn Rừng tại hầu hết phạm vi sinh sống của chúng. Chúng là tổ tiên của hầu hết các giống lợn nhà và là một loài thú săn trong nhiều nghìn năm. Loài lợn rừng có tên khoa học là Sus Scrofa, thuộc chi Sus, họ Suidae, bộ Artiodactyla, lớp động vật có vú, ngành Chordata, giới animalia tiếng Anh là wild hogs, wild boars. Synonyms: Eurasian wild boar (Wikipedia, 2010). Theo đó vùng duyên hải nam Trung Quốc và nam Việt Nam có giống Sus.Serofa Moupinensis và Thái Lan có Sus.Serofa Cristatus. Tuy nhiên lợn rừng tại Thái Lan là phân loài Sus.Serofa Jubatus (dẫn theo Kvisna Keo Sua Um và Phira Krai Xeng Xri, 2005). Phân loài này cũng có tại Malaysia. 2.1.2. Chăn nuôi lợn Rừng trên thế giới Trong một số nước như Pháp và Italia, lợn Rừng được nuôi để ăn thịt và thường được bán trong quán ăn hoặc khách sạn, mặc dù người ta cho rằng thịt lợn Rừng có liên quan đến việc lây truyền bệnh Hepatitis E từng đã được phát hiện ở Nhật. Ở Đức thịt lợn Rừng được xếp vào hạng thịt đắt tiền. Pháp là nước nuôi khá nhiều lợn Rừng, có đến 800 trại (Chăm niên Thoong Phăn Chăng, 2005). Ngay trong tự nhiên số này đã rất lớn: năm 2004- 2006 ước tính có 415 000 con và năm 2007-2008 đã tăng lên 522 000 con (Selena, 2010). Nước Anh nuôi lợn Rừng theo kiểu chăn nuôi hữu cơ (organic farming). Tại nước này có hai kiểu được ứng dụng: đó là quảng canh (thả tự do – free managed) và thâm canh (brown-dirt’ farming). Kiểu đầu được ưa chuộng hơn vì đảm bảo được yêu cầu về quyền động vật (animal welfare) và thịt lợn sản xuất ra cũng có vị ngon hơn. Kiểu này yêu cầu phải có các trang bị như đất, hàng rào, các công cụ xử lý lợn, đàn giống. Tuy 3
  6. nhiên nhược điểm lớn nhất của kiểu này là lợn phá hủy lớp trên của bề mặt đất. Lợn Rừng được xem là động vật nguy hiểm và nằm trong sự quản chế của luật “- Luật động vật nguy hiểm - Dangerous Wild Animals Act 1976 (Modification) Order 1984” (Farm Diversitification, 2010). Theo Farm Diversitification (2010) thì tại nước Anh hiện có 100 trại, riêng tại Scotland đã có 30 với khoảng 2000 lợn nái sinh sản. Lợn Rừng sinh sản một năm một lần, đẻ con vào mùa xuân, 6 con / ổ, 12- 18 tháng đạt trưởng thành. Mức sinh sản như thế không lợi về kinh tế. Vì thế một số nông dân lai lợn Rừng với lợn nhà nhằm cải tạo tính trạng này, nhưng mùi vị (flavour) lại không đạt được như lợn Rừng (Farm Diversitification (2010). Tại Mỹ: Có hình thức là tạo con lai giữa lợn Rừng và lợn nhà và nuôi thả trong các vuờn quốc gia để phục vụ săn bắn - gọi là Wild Game boar (American Wild Game, 2010). Lọai lợn này cũng được mổ thịt và xuất bán. Công ty B W Procurement LLC tại bang Texas là một trong những tổ chức hoạt động bán thịt lợn Rừng lọai này với chứng chỉ chất lượng của (USDA) (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) và EU. Tại Thái Lan: Theo Chăm niên Thoong Phăn Chăng (2002) việc săn bắn lợn Rừng ở Thái Lan cũng xảy ra nhiều do không bị cấm. Có ngày hàng ngàn kilogram thịt lợn Rừng bị săn bắn được bán trên thị trường. Hơn thế, "Tổ hợp tác nuôi lợn Rừng Sa Sơng Sau" cho biết do thiếu nên thịt lợn Rừng cũng được nhập từ Malaysia với số lượng khoảng 10 tấn trong một ngày. Tuy nhiên do nhu cầu tăng nên dân chúng đã thuần dưỡng và chăn nuôi chúng. Theo Chăm niên Thoong Phăn Chăng (2002), tỉ lệ chết đến khi cai sữa là 20%, các loại bệnh xảy ra với lợn nhà cũng có thể xảy ra với lợn Rừng và lây sang lợn Rừng được như nhau, như bệnh lây nhiễm vi khuẩn vi rút, nấm mốc, sán lãi kể cả bên ngoài và bên trong. Trên thực tế mà nói, thường hay gặp các loại vi trùng lạ ở trong làng mạc mà đem lợn Rừng về nuôi có khả năng lây lan sang lợn nhà được. 2.1.3. Chăn nuôi lợn Rừng tại Việt Nam. Theo Lê Hiền Hào (1973), ở miền Bắc, lợn Rừng hầu như có mặt tất cả các vùng, với môi trường sống rất đa dạng. Số lượng săn bắn và đánh bẫy được hàng năm khoảng 1 vạn con. Chăn nuôi lợn Rừng tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2001 với việc ông Bảy Dũng (50 tuổi, cán bộ Phòng Kiểm sát huyện Đông Phú, tỉnh Bình Phước) vốn là một thợ săn. Ông thuần hóa một số lợn đực Rừng và đồng thời dùng lợn đực Rừng lai với giống lợn đen của các dân tộc thiểu số vùng đó. Ông cũng nuôi 1 lợn con (20 kg) lợn Rừng VN. Một bước ngoặt lớn đã đến với nghề chăn nuôi mới mẻ này. Đó là tháng 5/2005 Công ty TNHH Khánh Giang đã nhập đầu tiên 100 lợn rừng Thái Lan về Bình Phước Theo Giấy phép số 409/CV - NN - CN ngày 23/3/2005 và số 594/TY - KD ngày 25/5/2005 (Đỗ Kim Tuyên, 2006). 4
  7. Tiếp đó hàng ngàn lợn được các công ty khác nhau, nhiều nhất là “Công ty Bạn của Bạn” của ông Trương Ngạt, nhập về. Theo Đỗ Kim Tuyên (2006), qua nghiên cứu chăn nuôi của Công ty Khánh Giang, cho biết, lợn rừng Thái Lan “ăn và sử dụng có hiệu quả nhiều loại thức ăn có trong tự nhiên hơn bất kỳ vật nuôi nào mà con người đã có”, như “cây chuối, hoa chuối, bẹ chuối, rau muống, rau đắng, ngọn mía, bèo tây, lá rau lấp, ngô hạt, ngô bắp, cây ngô, củ sắn, khoai tây, măng tre, cỏ tươi, xoài, dưa hấu, vỏ mít, rau sống v.v. Chúng có khả năng thích ứng và đề kháng tốt với khí hậu nóng ẩm của Miền Đông Nam Bộ, ít bệnh tật, dễ thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc của nông dân Việt Nam. Đa phần lợn Rừng nuôi tại Việt Nam là lợn Thái Lan. Kỹ thuật nuôi cũng một phần được du nhập từ nước này. Theo Tăng Xuân Lưu và cs. (2010) lợn Rừng chủ yếu được nuôi ở các tỉnh phía nam (khoảng 65%) tại các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh. Trang trại của công ty Khánh Gia được coi là lớn nhất phía Nam với 200 con lợn Rừng nái. Ngoài ra, còn các trang trại khác: Trang trại ở Long An có 60 nái, trang trại ở Vũng Tàu có 80 nái, trang trại ở Tây Nguyên với 35 nái, trang trại ở Nha Trang có 30 nái, trang trại ở Phú Yên có 20 nái, ở Đà Nẵng có 40 nái, trang trại Lý Phong Sắc ở Hà Tĩnh có 30 nái, ở Vĩnh Yên có 80 nái, 8 trang trại ở Hoà Lạc có 170 nái, hệ thống thuộc mô hình của Viện Chăn nuôi đặt tại khu vực Ba Vì có 120 nái. Các trang trại ở các tỉnh khác cũng phát triển rải rác với 5 - 15 nái được bắt nguồn từ các trang trại của Viện Chăn nuôi từ năm 2008 tới nay. 2.2. ĐẶC ĐIỂM, ĐẶC TÍNH, SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA LỢN RỪNG 2.2.1. Đặc điểm và đặc tính của lợn Rừng Cơ thể tròn trịa (compact), đầu to, chân hơi ngắn. Bộ lông gồm lông thô cứng và lông mịn hơn. Màu biến động từ xám tối tới màu đen hay màu nâu và có sự khác nhau giữa các vùng địa lý. Con trưởng thành dài khoảng 120– 180 cm và cao vai khoảng 90 cm, nặng khoảng 50–90 kg với sự dao động lớn Theo vùng địa lý. Tại Italia lợn rừng nặng 80-100 kg; tại Tuscany có con nặng 150 kg, tại Pháp là 227 kg, tại Rumani và Nga có khi đến 300 kg (theo Wikipedia, 2010). Theo Tăng Xuân Lưu (2010), Lợn con khi mới sinh ra có các sọc dưa kéo dọc thân màu son, sô cô la và kem. Các sọc này sẽ mất đi lúc 6 tháng tuổi. Lợn trưởng thành đều có những điểm chung là má bạc, lợn đực thường có bộ răng nanh to và dài. Một đặc điểm quan trọng nữa là mỗi sợi lông của lợn rừng dài và nhám, có lỗ chân lông ở trên lớp da tạo thành cụm, mỗi cụm có 3 lỗ, mỗi lỗ có 1 sợi lông. Còn đối với lợn nhà lông được phân bố đều khắp thân mình và không gom thành búi. Trên sống lưng lợn Rừng từ trán cho đến sát đuôi có mào lông, mỗi sợi lông dài khoảng trên 6 cm. Mào lông này sẽ dựng đứng lên khi nó nghe âm thanh lạ hoặc ngửi thấy mùi kẻ thù. Lợn nhà không có lông mào. 5
  8. Chăm niên Thoong Phăn Chăng (2002): Lợn rừng thích đào bới. Vì thế chân hàng rào phải chắc chắn, để tránh chúng thóat ra ngòai. Lợn đực thường là những con vật hoạt động lúc hòang hôn (crepuscular), gặm cỏ từ chạng vạng tối tới rạng đông, có khoản thời gian nghỉ ngơi ban ngày và ban đêm. Tại Australia chúng cũng là những sát thủ của dê và cừu non. Trong thiên nhiên lợn Rừng thích sinh sống với nhau thành bầy đàn, đàn nhỏ có 5-6 con, đàn lớn đến 50 cũng có. Trong một đàn lợn có thể chung sống với nhau nhiều thế hệ, cả đực lẫn cái. Con đực cỡ lớn chỉ ở chung trong mùa phối giống. Còn bình thường sẽ tách đàn rời đi ở một mình nơi khác, thường gọi lợn đực sống một mình là lợn độc. Có thể vì lợn độc có cơ thể cường tráng to lớn có răng nanh dài và sắc nhọn có khả năng tự bảo vệ mình được hoặc có thể vì nó hung dữ, lợn Rừng khác nhỏ hơn không địch lại hoặc không muốn sống chung nên kéo nhau đi khỏi đàn. Lê Hiền Hào (1973) nghiên cứu trên lợn Rừng Vịêt Nam, Chăm niên Thoong Phăn Chăng (2002) nghiên cứu trên lợn Rừng Thái Lan cũng đều nói tới hiện tượng này. 2.2.2. Khả năng sinh trưởng của lợn Rừng Theo Kvisna Keo Sua Um và Phira Krai Xeng Xri (2005), con đực có thể cao đến 90cm, 1 năm tuổi nặng 60-70kg khi làm thịt rồi lượng thịt lấy được chỉ 40kg thịt/con. Theo Chăm niên Thoong Phăn Chăng (2002) thì tỉ lệ chết đến khi cai sữa là 20%, lợn 2 tháng tuổi nặng 5-6 kg. Theo Lê Hiền Hào (1973), lợn Rừng ở miền Bắc Việt Nam (Sus Scrofa Linnaeus) mới đẻ ra dài khoảng 280-320 mm, nặng 800-1200 g, 20 ngày tuổi nặng 2-3 kg, bú sữa 2-3 tháng, 7 tháng tuổi nặng 20-25 kg. Số con đẻ ra từ 3 đến 10 con, nhưng trung bình chỉ 5-6 con. Mùa đẻ kéo dài từ tháng 1 đến tháng 11, tức là gần như quanh năm. Theo Nguyễn Đình Vừ (2007), lợn Rừng Việt nam trưởng thành ở Vườn quốc gia Pù Mát nặng 40-200kg, thân dài 135-150cm, đuôi dài 20-30cm, cao 50-70cm, bàn chân sau phát triển dài 11-14cm, sọ dài 28,5- 31cm, rộng 12- 15 cm, khẩu cái dài 20-22 cm rất thích hợp cho việc đào bới, ủi đất tìm kiếm thức ăn. Theo Đỗ Kim Tuyên và cs. (2006), khi theo dõi lợn rừng ở công ty Khánh Giang - Bình Phước cho biế t lợn Rừng Thái Lan 7 - 8 tháng tuổi có thể trọng 40 - 60 kg (với lợn cái có thể cho phối giống). 2.2.3. Khả năng sinh sản của lợn Rừng Theo Tăng Xuân Lưu (2010) cho biết lợn Rừng lúc động dục và phối giống xong, lúc mang thai có thể sống chung với bầy đàn cho đến lúc đẻ con, lúc gần đẻ sẽ tách bầy, làm tổ để đẻ. Phần lớn lợn làm tổ bằng cỏ và nhánh cây tùy khả năng của nó kiếm được về đánh đống cao khoảng 1m nó kiếm chỗ cao làm tổ. Tuổi thành dục lợn cái dao động khá lớn (8 - 24 tháng tuổi), phụ thuộc vào điều kiện môi trường và dinh dưỡng. Thời gian mang thai giống lợn nhà (khoảng 114 ngày). Thời gian đẻ (từ con đầu đến con cuối) 2 - 4 giờ. Quá trình đẻ diễn ra theo tự nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can thiệp của con người. Lợn 6
  9. Rừng đẻ 2 - 2,5 lứa/năm, lứa đầu (con so) đẻ 3 - 5 con, lứa rạ đẻ nhiều hơn (7 - 12 con). Lợn Rừng sơ sinh có tầm vóc nhỏ, khối lượng bình quân 0,5 - 0,9 kg/con. Lợn 1 - 2 tháng tuổi: 5 - 10 kg, 3 - 4 tháng tuổi: 15 - 20 kg, 8 - 12 tháng: 60 - 70 kg, khi trưởng thành: trên 100 kg. Theo Lê Đình Phùng và cs. (2011), lợn Rừng Thái Lan có số con sơ sinh 5,87 con/lứa, số con còn sống đến cai sữa 4,43 con/lứa, khối lượng sơ sinh đạt 0,37 kg/con, khối lượng cai sữa lúc 120 ngày tuối đạt 13,83 kg/con, khoảng cách lứa đẻ là 229,3 ngày. Bên cạnh đó, đã có ít công trình nghiên cứu lai giữa lợn Rừng Thái Lan và với lợn địa phương (Nguyễn Ngọc Phục và cs., 2010a). Theo Chăm niên Thoong Phăn Chăng (2002) thì bản năng của lợn mẹ không nằm đè lên lợn con (nhưng các giống lợn như Vân Pa, hoặc lợn Landrace ... thì có). Đối với lợn sinh ra, cần có khoảng rộng để chúng có thể chạy nhảy. Ghép mẹ: có thể bị mẹ ghẻ hoặc con của mẹ ghẻ xua đuổi, cắn chết. Theo Kvisna Keo Sưa Um và Phira Krai Xeng Xri (2005), khi đẻ lợn nái sẽ tự tạo ra ổ. Khi sắp sửa đẻ phải nhốt con mẹ riêng tránh tình trạng lợn khác ăn thịt lợn con, con mới đẻ có dính chất bầy nhầy trên thân, mùi tanh, hấp dẫn cho các con lợn Rừng khác vào ăn thịt lợn con vì vậy đó là nguyên nhân phải nhốt lợn mẹ ở riêng 1 chuồng. Ngoài ra chúng ta còn lấy rơm, cỏ, cành cây quẳng vào chuồng để lợn mẹ làm ổ để đẻ để cho lợn rừng tự đào hầm để đẻ. 2.2.4. Nuôi dưỡng chăm sóc lợn Rừng Theo Kvisna Keo Sưa Um và Phira Krai Xeng Xri (2005), chuồng trại: Nền chuồng lợn có thể là xi măng hoặc đất. Khi đẻ lợn nái sẽ tự tạo ra ổ. Khi lợn đến ngày đẻ phải nhốt con mẹ riêng tránh tình trạng lợn khác ăn thịt lợn con, con mới đẻ có dính chất bầy nhầy trên thân, mùi tanh, hấp dẫn cho các con lợn rừng khác vào ăn thịt lợn con. Theo Tăng Xuân Lưu (2010) cho rằng Lợn Rừng Việt Nam lai Thái Lan: Đây được coi là loại giống ưu việt nhất, do con giống ở đời này đã loại bỏ được những nhược điểm ở lợn Rừng Thái và phát huy được những ưu điểm của lợn Rừng Việt Nam, lợn mẹ trưởng thành cũng chỉ khoảng 35-50 kg, mõm dài và nhọn, cổ dài thắt ngẫn, đầu nhỏ, không có má, dáng cao, thân dài, đẻ con vừa phải (khoảng 5-7 con/lứa). Áp dụng đúng kỹ thuật nuôi lợn không có mỡ (95% là thịt nạc), bán được giá và được thị trường ưa chuộng. 2.3. VAI TRÒ CỦA KỸ THUẬT THỤ TINH NHÂN TẠO TRONG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG Việc TTNT cho lợn có rất nhiều ưu điểm như: đỡ tốn công di chuyển lợn đực giống; tránh sự mất sức của lợn đực; phòng ngừa sự lây bệnh của con cái lây cho con đực rồi con đực có thể lại truyền cho các con cái sau này. Phẩm chất tinh dịch của lợn được kiểm tra về số lượng lẫn chất lượng, phát hiện tinh trùng kỳ hình và sự nhiễm bệnh ở con đực nên hạn chế được các bệnh di truyền từ bố sang con. Hơn nữa TTNT có thể thụ tinh đồng 1oạt cho nhiều con cái, tạo 7
  10. điều kiện cho nghiên cứu về lĩnh vực di truyền học, đỡ tổn kém do nuôi quá nhiều đực giống và khắc phục được tình trạng đực giống quá lớn với con cái nhỏ hơn. Ngoài ra tinh dịch được bảo quản nhiều ngày ở nhiệt độ từ 5-100C và dễ dàng được vận chuyển đi xa đồng thời kéo dài thời gian khai thác đực giống, lợi nhuận thu được nhiều hơn so với lợn đực phối giống trực tiếp. Theo Võ Văn Sự (2013), khi huấn luyện khai thác tinh lợn 2 con lợn đực để lấy tinh bằng phương pháp nhảy giá gỗ thì hai lợn đều nhảy giá nhưng không xuất tinh, để lấy được tinh lợn rừng thì phải sử dụng lợn cái làm giá. Số lượng tinh cao điểm nhất là 200 ml và trung bình là 190 – 120 ml. Hoạt lực trung bình của lợn rừng là 0,9 trong. Việc sử dụng thụ tinh nhân tạo cho lợn Rừng trong chăn nuôi lợn Rừng ở Việt Nam chưa thấy được đề cập đến nhiều, chưa có nhiều nghiên cứu về huấn luyện khai thác, đánh giá chất lượng tinh dịch và thụ tinh nhân tạo cho lợn Rừng và lợn Rừng lai lợn Móng cái hoặc với các giống lợn bản địa khác. Đây là lĩnh vực nghiên cứu mới để trả lời cho câu hỏi trong thực tế sản xuất đó là: Có thể khai thác tinh lợn Rừng đực để thụ tinh nhân tạo cho lợn được hay không?. PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU * Nội dung 1: Các chỉ tiêu sinh sản trên đàn lợn Rừng nhập nội từ Thái Lan được thực hiện tại các địa điểm: Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Hà Nội. * Nội dung 2: Thử nghiệm thụ tinh nhân tạo cho lợn Rừng nhập nội từ Thái Lan trong điều kiện nuôi nhốt. - Phòng Thí nghiệm trọng điểm, Bộ môn Sinh lý, Sinh sản và Tập tính vật nuôi, Viện Chăn nuôi. - Bộ môn Ngoại Sản, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU * Nội dung 1: từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 3 năm 2016 * Nội dung 2: từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 2 năm 2016 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Các chỉ tiêu về sinh sản được thực hiện trên đàn lợn Rừng sinh ra từ đàn lợn Rừng nhập nội từ Thái Lan. Thử nghiệm thụ tinh nhân tạo cho lợn Rừng nhập nội từ Thái Lan trong điều kiện nuôi nhốt. 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện với 2 nội dung chính 3.4.1. Xác định một số chỉ tiêu sinh sản của đàn lợn Rừng bao gồm: + Tuổi thành thục tính dục. + Chu kỳ động dục. + Tuổi phối giống lần đầu. + Thời điểm phối giống thích hợp. + Thời gian mang thai. 8
  11. + Tuổi đẻ lứa đầu. + Số con sinh ra trong một lứa. + Khối lượng lợn ở các lứa tuổi khác nhau. + Tỷ lệ nuôi sống đến 24h. + Tỷ lệ nuôi sống đến 60 ngày. + Thời gian động dục lại sau cai sữa. + Khoảng cách giữa hai lứa đẻ. 3.4.2. Thử nghiệm thụ tinh nhân tạo cho lợn rừng nuôi nhốt + Huấn luyện lợn Rừng đực nhảy giá. + Đánh giá chất lượng tinh dịch lợn Rừng. - Màu sắc tinh dịch, - Lượng xuất tinh đã lọc. - Hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng. - Nồng độ tinh trùng. - Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong lần xuất tinh. - Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình. - pH tinh dịch. + Bảo tồn tinh dịch lợn Rừng ở dạng lỏng. + Dẫn tinh cho lợn cái: - Tỉ lệ thụ thai (%). - Số con sinh ra/lứa của lợn cái thí nghiệm. - Tỷ lệ nuôi sống lợn con đến 24 giờ và 60 ngày tuổi sau khi sinh. - Khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa. 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Chuồng trại và phương thức chăn nuôi của đàn lợn nghiên cứu. Chuồng lợn nái thời kỳ hậu bị và mang thai: Vây lưới B40 có móng kiên cố rộng 50-100m2, chuồng có mái che rộng 20-25m2 trong chuồng có hệ thống vòi nước uống tự động và máng ăn, nuôi từ 4 đến 5 lợn cái trưởng thành. Chuồng lợn nái thời kỳ sinh sản và nuôi con: Vây lưới B40 có móng kiên cố rộng 15-20m2, mái che 7- 10m2, còn lại là sân chơi, trong chuồng có thiết kế hệ thống vòi nước uống tự động và máng ăn, chuồng nuôi 1 lợn nái mẹ và đàn con. Chuồng lợn sau cai sữa đến xuất bán: Vây lưới B40 có móng kiên cố rộng 60- 100m2 với mái che rộng 20- 40m2, phần còn lại là sân chơi, trong chuồng có thiết kế hệ thống vòi nước uống tự động và máng ăn, chuồng nuôi từ 20 đến 30 lợn. Chuồng lợn đực: 40-50m2/con trong đó có chuồng có mái che rộng 10- 15 m2. Thức ăn: Sắn, ngô, củ củ dong riềng, bí đỏ, thân cây chuối, rau lang, củ lang, rau lấp, rau muống, bèo lục bình, mía cây, cỏ voi, thân cây ngô. Phương thức cho ăn: lợn được cho ăn cùng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của lợn và từng đối tượng lợn nuôi. 9
  12. 3.5.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh sản Theo dõi các chỉ tiêu sinh sản bằng phương pháp quan sát trực tiếp và thông qua sổ sách ghi chép của trang trại về các chỉ tiêu: + Tuổi thành thục về tính + Số lượng con sinh ra/lứa + Chu kì động dục + Khối lượng ở các lứa tuổi + Tuổi phối giống lần đầu + Tỉ lệ nuôi sống đến 24h + Thời điểm phối giống thích hợp + Tỉ lệ nuôi sống đến 60 ngày + Thời gian mang thai + Thời gian động dục lại sau khi cai sữa: + Tuổi đẻ lứa đầu + Khoảng cách 2 lứa đẻ 3.5.3. Thử nghiệm thụ tinh nhân tạo cho lợn Rừng nhập nội từ Thái Lan 3.5.3.1. Huấn luyện lợn Rừng nhảy giá Tùy theo tình huống, chúng tôi đã dùng một trong hai kiểu giá nhảy để huấn luyện: giá cố định (xây bằng xi măng) và giá di động. Dọc theo hai bên sườn giá, có lắp các mấu gác chân để giúp cho lợn được thoải mái khi nhảy giá. 3.5.3.2. Lấy tinh lợn Rừng Lấy tinh bằng phương pháp mát-xa bằng tay, khai thác tinh dịch lợn Rừng vào buổi sáng 6.00–7.00 giờ sáng, trước khi lợn được ăn với chu kỳ lấy tinh 3- 5 ngày/lần. 3.5.3.3. Đánh giá chất lượng tinh dịch lợn Rừng (1) Màu sắc tinh dịch (2) Lượng xuất tinh đã lọc (V, ml) (3) Hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng (A, %) (4) Nồng độ tinh trùng (C, triệu/ml) (5) Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong lần xuất tinh (VAC, tỷ/lần) (6) pH của tinh dịch (7) Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K%) 3.5.3.4. Pha loãng tinh dịch Tinh dịch lợn được pha loãng trong môi trường L-V.C.N đóng gói sẵn (do Viện Chăn nuôi sản xuất) theo hướng dẫn của nơi sản xuất. 3.5.3.5. Đánh giá sức sống của tinh trùng trong thời gian bảo tồn tinh dịch dạng lỏng Hiệu quả bảo tồn tinh dịch được thể hiện bằng chỉ số Sức sống tuyệt đối của tinh trùng (Milovanov, 1962 - dẫn từ Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt, 1997) theo công thức: Sa = Σat Trong đó: Sa: chỉ số sức sống tuyệt đối của tinh trùng; a: sức hoạt động thực của tinh trùng trong thời gian bảo tồn t giờ; t: thời gian (giờ) mà tinh trùng duy trì được sức hoạt động a; 3.5.3.6. Dẫn tinh cho lợn nái + Tinh được vận chuyển từ nơi khai thác đến nơi phối giống cho đàn thí nghiệm với quãng đường 3,5 km. 10
  13. + Dẫn tinh cho lợn bằng tinh lợn Rừng ở thời điểm lợn cái chịu đực. Phương pháp dẫn tinh: Liều tinh: sử dụng liều tinh là 50ml, có A ≥ 0,5 và có tổng số tinh trùng tiến thẳng là ≥ 500 triệu tinh trùng. Vệ sinh vùng âm hộ lợn cái bằng dung dịch iodin 5%, bôi vaselin vào dẫn tinh quản và mép âm hộ lợn. Làm ấm tinh dịch lên 37oC bằng cách làm ấm trong nước nóng 36 – 37 oC. Kích thích âm hộ lợn cái để lợn đứng yên, nhẹ nhàng đưa dẫn tinh quản vào âm hộ lợn cái, hơi chếch lên phía trên khoảng 450, vừa đưa vào âm đạo vừa lắc nhẹ. Đưa dẫn tinh quản vào cho đến khi cảm thấy bị cản lại (thể hiện dẫn tinh quản đã vào đến cổ tử cung). Sau đó kéo lùi dẫn tinh quản độ 0,5 cm rồi lắp lọ tinh, từ từ bóp nhẹ lọ tinh để đẩy tinh dịch vào trong (hoặc để tinh dịch tự chảy vào trong). Thời gian dẫn tinh từ 5 đến 10 phút. 3.5.3.7. Đánh giá kết quả dẫn tinh cho lợn Rừng cái và lợn cái Móng Cái Các chỉ tiêu theo dõi (được quan sát trực tiếp và qua sổ sách ghi chép của trang trại): + Tỉ lệ thụ thai (%) + Tỉ lệ đẻ (%) + Số lợn con sơ sinh /lứa + Khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa + Tỷ lệ lợn con sơ sinh sống đến 24 giờ + Tỷ lệ lợn con sơ sinh sống đến 60 + Chỉ tiêu về khối lượng (kg) 3.5.3.8. Phòng bệnh Tất cả lợn đều được tiêm phòng và tẩy giun sán định kỳ. 3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Minitab 16. Các tham số thống kê bao gồm dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (SD), giá trị nhỏ nhất (Min), giá trị lớn nhất (Max), tần suất quan sát và tỷ lệ Số liệu được phân tích thông kê và so sánh bằng phép thử (χ 2) (Chi- square test) và phép thử chính xác của Fisher (Fisher’s exact test). Phép thử chính xác của Fisher được sử dụng trong trường hợp mẫu bé (có ít nhất một giá trị tần suất ước tính lý thuyết
  14. Tính trạng này ở lợn Rừng cái xuất hiện sớm nhất vào 150–160 ngày tuổi. Cụ thể, tại Lương Sơn chiểm tỉ lệ cao nhất (5,45%), tiếp đến là ở Ba Vì (3,63%) và thấp nhất tại Tam Đảo (2,27%). Bảng 4.1. Tuổi thành thục tính dục của lợn Rừng cái Địa bàn Tổng Ba Vì Tam Đảo Lương Sơn Ngày tuổi Số động Tỷ lệ Số động Tỷ lệ Số động Tỷ lệ Số động Tỷ lệ dục (con) (%) dục (con) (%) dục (con) (%) dục (con) (%) 150 - 160 8 3,63 5 2,27 12 5,45 25 3,78 161 - 170 9 4,09 13 5,90 8 3,63 30 4,545 171 - 180 21 9,54 19 8,63 23 10,45 63 9,54 181 - 190 115 52,27 109 49,54 112 50,90 336 50,90 191 - 200 61 27,72 64 29,09 60 27,27 185 28,03 Trên 200 6 2,72 10 4,54 5 2,27 21 3,18 Cộng 220 100 220 100 220 100 660 100 Theo một kết quả nghiên cứu trước đây, đàn lợn Rừng cái được nuôi nhốt tại Ba Vì - Hà Nội đa số (81,67%) thành thục tính dục ở 171–200 ngày tuổi (Phùng Quang Trường, 2011). Một nhận xét tương tự đã được thông báo: tuổi thành thục về tính của lợn Rừng cái Thái Lan nhập vào Việt Nam là 187,53±10,86 ngày (156–301 ngày), lợn Rừng cái Việt Nam là 228,5±8,5 (204–320) ngày (Tăng Xuân Lưu và cs., 2010). Nghiên cứu do Vũ Trung Anh (2012) tiến hành tại Yên Bái đã báo cáo là có đến 81,9% số lợn Rừng (nuôi bán hoang dã) thành thục tính dục ở 181–200 ngày tuổi. Sơ bộ nhận thấy kết quả theo dõi của một số tác giả trong nước vừa nêu trên phù hợp với kết quả của nghiên cứu này. 4.1.2. Chu kỳ động dục Chu kỳ động dục của đàn lợn nuôi tại các khu vực: Ba Vì, Tam Đảo và Lương Sơn là tương đối đồng đều và nằm trong khoảng 20 -21 ngày. Trong đó đàn lợn nái có chu kỳ dài nhất là ở Ba Vì: 21,43±1,30 ngày, ở Lương Sơn là 20,77±1,59 và đàn lợn có chu kỳ ngắn nhất là ở Tam Đảo 20,30 ± 2,38 ngày. Bảng 4.2. Chu kỳ động dục của lợn Rừng Số lợn Số chu kì Độ dài chu kì Địa điểm Min-Max theo dõi theo dõi (Mean + SD) Ba Vì 10 30 21,43±1,30 19-26 Tam Đảo 10 30 20,30±2,38 16-27 Lương Sơn 10 30 20,77±1,59 18-23 Tổng 30 90 20,83±1,86 16-27 Các tác giả khác như Tăng Xuân Lưu và cs. (2010) đã công bố chu kỳ động dục của lợn Rừng cái Thái Lan bình quân là 21,05±1,5 (18,0–24,0) ngày, của lợn Rừng Việt Nam là 21,05±1,5 (20,0–24,0) ngày. Đào Lệ Hằng (2008) là 20–22 ngày, Henry (1968), chu kỳ động dục trung bình là 23,8 (21–23) ngày. 12
  15. Chu kỳ động dục của lợn Rừng cái có tính ổn định và cũng tương tự như ở lợn nhà (trong phạm vi 21 ngày). 4.1.3. Tuổi phối giống lần đầu Kết quả nghiên cứu tính trạng này được tiến hành trên 510 lợn Rừng cái (Bảng 4.3). Tuổi phối giống lần đầu trung bình là 231,45±17,07 ngày và tính trạng này không chênh lệch nhiều giữa ba địa bàn nghiên cứu. Đàn lợn Rừng có tuổi phối giống lần đầu sớm nhất tại Lương Sơn (226,64±15,57 ngày), kế đến là Ba Vì (232,33±17,60 ngày) và tiếp theo là Tam Đảo (235,37±16,92 ngày). Bảng 4.3. Tuổi phối giống lần đầu của đàn lợn Rừng cái Địa bàn Tham số Tổng Ba Vì Tam Đảo Lương Sơn Số mẫu (con) 170 170 170 510 Trung bình 232,33 a ± 235,37 a 226,64 b 231,45±17,0 (ngày) 17,60 ±16,92 ±15,57 7 Min-Max (ngày) 208-270 210-268 208-264 208-270 Ghi chú: Những giá trị trung bình trong cùng hàng có mang những chữ cái con khác nhau là sai khác có ý nghĩa ở mức P
  16. Trong thực tế, có một trở ngại đối với nghiên cứu về chỉ tiêu này. Đó là, thời gian chịu đực của lợn có thể kéo dài 1–3 ngày, do vậy khó lòng dự đoán thời điểm rụng trứng và thời điểm phối giống thích hợp để đạt được khả năng thụ thai cao và số con sơ sinh nhiều. 4.1.5. Thời gian mang thai Theo dõi thời gian mang thai của 472 lứa đẻ (bảng 4.5). Kết quả thấy thời gian mang thai trung bình của lợn Rừng trong nghiên cứu của chúng tôi tại các địa bàn là 114,49±1,69 (107–119) ngày. Lợn Rừng tại Ba Vì là 114,54±1,73 (109–118) ngày, ở Tam Đảo là 114,62±0,13 (108–119) ngày và ở Lương Sơn là 114,32±1,68 (107–118) ngày. Bảng 4.5. Thời gian mang thai của lợn Rừng Địa bàn Tham số Tổng Ba Vì Tam Đảo Lương Sơn Số mẫu (con) 156 164 152 472 Trung bình (ngày) 114,54 a ±1,73 114,62 a ±0,13 114,32 a ±1,68 114,49±1,69 Min-Max (ngày) 109-118 108-119 107-118 107-119 Tác giả Tăng Xuân Lưu và cs. (2010) nghiên cứu thời gian mang thai của lợn Rừng cái Thái Lan là 114±0,55 (101,0–118,0) ngày và của lợn Rừng cái Việt Nam là 113,5±2,5 (110,0–118,0) ngày, Hoàng Văn Hùng (2014) là 114,32±0,17 ngày, Đặng Thị Thủy (2013) là: 114,18 ngày, Hoàng Nghĩa Sơn và cs. (2014) là từ 110 đến 120 ngày, Võ Văn Sự và cs. (2008) là 114±0,55 (110–118) ngày. Một số tài liệu được công bố từ nước ngoài cho thấy kết quả cũng tương đồng với nghiên cứu đã đạt được trong nước, đó là 112–114 hoặc 112–120 ngày (Anonymous, 2012; Anonymous, 2015b; Anonymous, 2016a). Các kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. 4.1.6. Tuổi đẻ lứa đầu Theo dõi 546 lợn Rừng nái về tuổi đẻ lứa đầu được nuôi tại 3 địa bàn nghiên cứu (Bảng 4.6). Đàn lợn Rừng cái có tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 348,33±15,01 (315–394) ngày tuổi. lợn nuôi ở Tam Đảo có tuổi đẻ lứa đầu sớm nhất (346,06±16,32 ngày tuổi), kế theo là ở Lương Sơn (348,01±15,01 ngày tuổi) và muộn nhất là ở Ba Vì (350,86±13,26 ngày tuổi). Bảng 4.6. Tuổi đẻ lứa đầu của lợn Rừng Địa điểm Tham số Tổng Ba Vì Tam Đảo Lương Sơn Số mẫu (con) 187 181 178 546 Trung bình 350,86 a 346,06 b 348,01 a,b 348,33±15,0 (ngày) ±13,26 ±16,32 ±15,01 1 Min-Max (ngày) 320-391 316-390 315-394 315-394 Ghi chú: Những giá trị trung bình trong cùng hàng có mang những chữ cái con khác nhau là sai khác có ý nghĩa ở mức P
  17. 341–351 ngày tuổi, Hoàng Văn Hùng (2014) cho biết tại Bắc Kạn là 340,60±7,88 ngày tuổi; Một số tài liệu nước ngoài cho biết chỉ tiêu này là 9–10 tháng (tương đương 270–300 ngày tuổi) (Anonymous, 2012) hoặc 13–18 tháng (tương đương 390–520 ngày tuổi) (Anonymous, 2015b)... Các kết quả này cùng tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. 4.1.7. Số con sinh ra trong một lứa Khảo sát trên 436 lứa lợn về chỉ tiêu này (Bảng 4.7). Đàn lợn Rừng cái được theo dõi, số lượng con sinh ra trung bình 7,38±1,46 (4–12) con/lứa. thấp nhất là ở Tam Đảo là 7,22±1,64 (4–12) con/lứa, kế đến là ở Lương Sơn đạt 7,39±1,30 (5–11) và cao nhất ở Ba Vì được 7,55±1,40 (5–11) con/lứa . Bảng 4.7. Số lượng con sinh ra/lứa của lợn Rừng cái Địa điểm Tham số Tổng Ba Vì Tam Đảo Lương Sơn Số lứa theo dõi (con) 146 152 138 436 Số con trung 7,55 ±1,40 7,22 ±1,64 7,39 ±1,30 7,38±1,46 bình/lứa Min-Max (con) 5-11 4-12 5-11 4-12 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với công bố của các tác giả Nguyễn Lân Hùng và cs. (2006), Đào Lệ Hằng (2008), Đỗ Thị Kim Lành và cs. (2011), Nguyễn Xuân Quỳnh (2011), Lê Đình Phùng và Hà Thị Nguyệt (2011) . 4.1.8. Khối lượng lợn ở các lứa tuổi khác nhau Khối lượng ở các lứa tuổi của đàn lợn Rừng nuôi tại các địa bàn nghiên cứu là tương đối đồng đều. Cụ thể: lúc sơ sinh, khối lượng trung bình của đàn lợn nuôi tại Ba Vì là 0,463±0,062 kg, ở Tam Đảo là 0,468±0,062 kg và ở Lương Sơn là 0,446±0,056 kg. Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, tại các địa bàn được theo dõi, lợn Rừng con có khối lượng trung bình 5,53±0,63 kg, với thể hiện chi tiết ở Ba Vì là 5,68±0,61 kg, ở Tam Đảo là 5,40±0,60 kg và ở Lương Sơn là 5,50± 0,64 kg. Đến 6 tháng tuổi, khối lượng trung bình của đàn lợn nuôi tại Ba Vì là 22,02±2,62 kg, ở Tam Đảo là 20,89 ± 2,28 kg và ở Lương Sơn là 22,08±2,39 kg. Ở các giai đoạn sau khối lượng lợn ở các điểm nghiên cứu không khác nhau nhiều. Hình 4.1. Khối lượng lợn Rừng từ sơ sinh đến 10 tháng tuổi tại các địa bàn nghiên cứu 15
  18. Khi nghiên cứu về chỉ tiêu này một số tác giả đã công bố: khối lượng lợn Rừng con sơ sinh: 0,2–0,5 kg (Đào Lệ Hằng, 2008); hoặc 0,37 kg (Lê Đình Phùng và Hà Thị Nguyệt, 2011);Watthanakun and Ratchathani (1999), lợn Rừng có khối lượng sơ sinh 0,83±0,25 kg. 2 tháng tuổi Đào Lệ Hằng (2014): 4–5 kg; 6 tháng tuổi đạt 21,3 kg/con (Vũ Như Quán và Vũ Trung Anh (2014)), Đào Lệ Hằng (2014) là 25 kg; 8 tháng tuổi đạt 31,26 kg/con (Vũ Trung Anh (2012)); 10 tháng tuổi đạt 50 kg (Đào Lệ Hằng, 2014). 4.1.9. Tỷ lệ nuôi sống đến 24h Nghiên cứu tiến hành theo dõi 2045 lợn con sinh ra và theo dõi tỷ lệ sống sót tới 24 h sau sinh (Hình 4.2). Tỷ lệ nuôi sống tới 24 giờ sau sinh của đàn lợn Rừng nuôi tại Ba Vì, Tam Đảo và Lương Sơn cho kết quả tương đối cao. Tổng số lợn con còn sống tới 24 giờ sau sinh là 1955 con (95,6%). Số con còn sống nhiều nhất là ở Lương Sơn 660 con (96,3%), kế đến là ở Ba Vì 675 con (95,7%) và thấp nhất là ở Tam Đảo 620 con (94,6%). Hình 4.2. Đồ thị so sánh tỷ lệ đàn lợn con sinh ra nuôi sống tới 24h tại các địa bàn nghiên cứu Lê Đình Phùng và Hà Thị Nguyệt, (2011) cho biết: số lợn con còn sống đến 24 giờ sau khi sinh chỉ đạt tỷ lệ 89,6%. Kết quả của nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi. 4.1.10. Tỷ lệ nuôi sống đến 60 ngày Tiến hành theo dõi 1955 lợn con sinh ra và theo dõi tỷ lệ còn sống đến 60 ngày tuổi (Hình 4.3). Tỷ lệ nuôi sống tới 60 ngày của đàn lợn nuôi tại các khu vực: Ba Vì, Tam Đảo, Hòa Bình ở mức tương đối cao, tuy nhiên có sự chênh lệch tương đối nhiều giữa các khu vực. Tổng số lượng lợn con còn sống tới 60 ngày là 1760 chiếm tỷ lệ (90%). Số lượng con còn sống nhiều nhất ở khu vực Ba Vì là 620 con chiếm tỷ lệ 91,8%. Tam Đảo là 555 con chiếm tỷ lệ 89,5% và số con còn sống ít nhất là tại Hòa Bình: 585 con chiếm 88,6%. 16
  19. Hình 4.3. Đồ thị so sánh tỷ lệ đàn lợn nuôi sống tới 60 ngày sau sinh tại các khu vực khác nhau Những nghiên cứu của các tác giả khác có sự tương đồng với kết quả trong nghiên cứu này của chúng tôi: Đào Lệ Hằng (2008) là 91,32%; Tăng Xuân Lưu và cs. (2010) là 97,3%. 4.1.11. Thời gian động dục lại sau cai sữa Theo dõi chỉ tiêu thời gian động dục lại sau cai sữa của 511 lợn nái nuôi tại các địa bàn nghiên cứu (Bảng 4.8). Thời gian động dục lại sau cai sữa của đàn lợn Rừng nuôi tại các địa bàn nghiên cứu đạt trung bình 6,03±1,64 (3–17) ngày. Sớm nhất là lợn ở Lương Sơn: 5,76±1,57 (3–15) ngày, kế đến là lợn ở Tam Đảo: 6,13±1,49 (3–17) ngày và muộn nhất là lợn ở Ba Vì: 6,21±1,81 (3–16) ngày. Bảng 4.8. Thời gian động dục lại của lợn Rừng mẹ sau cai sữa lợn con Địa điểm Tham số Tổng Ba Vì Tam Đảo Lương Sơn Số mẫu (con) 176 163 172 511 Trung bình (ngày) 6,21a±1,81 6,13a±1,49 5,76b±1,57 6,03±1,64 Min-Max (ngày) 3-16 3-17 3-15 3-17 Ghi chú: Những giá trị trung bình trong cùng hàng có mang các chữ cái con khác nhau là sai khác ở mức P
  20. Bảng 4.9. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của lợn Rừng Địa điểm Tham số Tổng Ba Vì Tam Đảo Lương Sơn Số mẫu (con) 176 156 161 493 Trung bình (ngày) 205,16 a±17,15 199,13 b±16,8 202,34 a,b±17,63 202,33±17,34 Min-Max (ngày) 170-262 175-268 177-272 170-272 Ghi chú: Những giá trị trung bình trong cùng hàng có mang chữ cái con khác nhau là sai khác có ý nghĩa ở mức P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1