intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Chia sẻ: Bình Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bằng Sông Cửu Long để phát triển giáo dục, góp phần quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tiến trình phát triển bền vững vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bằng Sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH ________________ QUỐC GIA ________________ BÙI NGỌC HIỀN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂNGIÁO DỤC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – NĂM 2018
  2. Luận án được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Trọng Đức 2. PGS. TS. Trần Thị Thanh Thủy Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp D tầng 4 nhà A– Học viện Hành chínhQuốc gia Số 77Nguyễn Chí Thanh – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội Thời gian: vào hồi 8 giờ 00 ngày 27 tháng 12 năm 2018 Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên Website của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1) Giáo dục có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Giáo dục giúp cho mỗi cá nhân phát triển, hoàn thiện, “học để biết, học để làm việc, học để chung sống với nhau và học để làm người” [80]. Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, giáo dục đóng vai trò quyết định tiến trình phát triển. “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [91, tr. 8]. 2) Chính sách phát triển giáo dục (CSPTGD) là một chính sách công, có sứ mệnh định hướng, thúc đẩy sự phát triển toàn diện giáo dục, hướng tới mục tiêu xây dựng những lớp người có đầy đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong hiện tại và tương lai. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cùng với những tác động từ sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CN 4.0), vai trò của CSPTGD càng được khẳng định trong hệ thống CSC của mỗi quốc gia. 3) Ở Việt Nam, giáo dục được coi là “quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”; “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội (KTXH) đặc biệt khó khăn…” [11]. “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”; “Các chính sách KTXH phải phù hợp với đặc thù của các vùng...”; “Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số” [57]. Phát triển giáo dục “được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển KTXH” [21]. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 cũng xác định: “Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều kiện để các địa phương và các cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước một bước, đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền giáo dục phát triển. Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách”... “Thực hiện 3
  4. quản lý theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và quy hoạch phát triển nhân lực của từng ngành, từng địa phương trong từng giai đoạn phù hợp tình hình phát triển KTXH, quốc phòng - an ninh” [29]. Trên đây là sự khẳng định của Đảng, Nhà nước về vai trò quan trọng của giáo dục, quan điểm đầu tư phát triển giáo dục, đồng thời, đưa ra quan điểm xây dựng các chính sách phát triển KTXH, CSPTGD phải quan tâm đến tính đặc thù của từng vùng và đặc biệt quan tâm đến các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. 4) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh, thành phố, có diện tích đất tự nhiên 40.816,3 km2 và dân số 17.660.700 người (Tổng cục Thống kê, 2016). Trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm, ban hành chính sách riêng nhằm thúc đẩy giáo dục vùng ĐBSCL phát triển với mục tiêu “ngang bằng chỉ số trung bình của cả nước vào năm 2010” [26] và “đạt các chỉ số phát triển của các ngành học, bậc học trên mức bình quân chung của cả nước vào năm 2020” [30]. Tuy giáo dục vùng ĐBSCL đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại và không đạt được mục tiêu đề ra. “Mặt bằng học vấn và tỷ lệ ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến của vùng thấp hơn mức bình quân chung của cả nước; chất lượng giáo dục, y tế vẫn còn thấp so với yêu cầu...” [22]. Đây là thách thức lớn của vùng ĐBSCL trong tiến trình phát triển toàn diện, bền vững trong những thập kỷ tiếp theo cũng như trong thực hiện các chính sách phát triển KTXH của Nhà nước. Thực tế đó đòi hỏi cần nghiên cứu, đánh giá toàn diện, khoa học CSPTGD vùng ĐBSCL để hoàn thiện về nội dung; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách trên thực tiễn; đổi mới hoạt động đánh giá, kịp thời điều chỉnh để CSPTGD vùng ĐBSCL thực hiện đúng vai trò, sứ mệnh của mình, góp phần quan trọng, quyết định xây dựng Vùng phát triển bền vững, toàn diện. Trong hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL cần đặc biệt chú ý đến quá trình hoạch định chính sách để hoàn thiện về nội dung của chính sách, đồng thời, xác lập cơ chế tổ chức thực thi, tổ chức đánh giá chính sách trên thực tiễn. Yêu cầu này cũng phù hợp với yêu cầu được xác định trong 4
  5. Nghị quyết số 120/NQ-CP: “Đòi hỏi có tầm nhìn mới, định hướng chiến lược, các giải pháp toàn diện, căn cơ, đồng bộ, huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển bền vững vùng ĐBSCL” [22]. 5) Việc nghiên cứu lý luận; hệ thống quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục cũng như thực trạng CSPTGD vùng ĐBSCL để hướng tới hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBCSL, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tiến trình phát triển bền vững vùng ĐBSCL là một việc cấp bách và cần thiết. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long” làm Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL để phát triển giáo dục, góp phần quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tiến trình phát triển bền vững vùng ĐBSCL. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về CSC, CSPTGD, chính sách phát triển vùng; - Trình bày cơ sở lý luận về CSPTGD vùng KTXH; - Nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng CSPTGD vùng ĐBSCL, trong đó tập trung vào nội dung CSPTGD vùng ĐBSCL; - Nghiên cứu bối cảnh, định hướng phát triển bền vững vùng ĐBSCL; - Đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL, trong đó, tập trung vào hoạch định CSPTGD vùng ĐBSCL. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 5
  6. Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: CSPTGD vùng ĐBSCL, trong đó, tập trung chủ yếu vào nội dung của CSPTGD vùng ĐBSCL. - Về không gian: Vùng ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh, thành phố: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. - Về thời gian: Từ năm 1999 (thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 206/1999/QĐ-TTg về phát triển giáo dục và đào tạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001 - 2005) đến nay. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1.CSPTGD vùng KTXH có vai trò như thế nào đối với phát triển vùng KTXH? Nội dung CSPTGD vùng KTXH cần đáp ứng các yêu cầu gì? Câu hỏi 2. Chu trình CSPTGD vùng ĐBSCL được thực hiện như thế nào? Quá trình thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL có đạt được các mục tiêu đề ra không? Câu hỏi 3. Trên cơ sở khung lý thuyết về chính sách công, CSPTGD vùng KTXH, nội dung CSPTGD vùng ĐBSCL có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu không? Câu hỏi 4. Trên cơ sở khung lý thuyết về chính sách công, CSPTGD vùng KTXH, để hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL cần thực hiện các giải pháp cơ bản nào? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1.CSPTGD vùng KTXH là một công cụ quan trọng của Nhà nước để đạt được mục tiêu phát triển vùng KTXH. Giả thuyết 2. Chu trình CSPTGD vùng ĐBSCL chưa được thực hiện đầy đủ các hoạt động theo khung lý thuyết về chu trình 6
  7. CSPTGD vùng KTXH. Quá trình thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL không đạt được mục tiêu đề ra. Giả thuyết 3. Nội dung CSPTGD vùng ĐBSCL chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Do đó, hiệu lực, hiệu quả thực thi của CSPTGD vùng ĐBSCL trên thực tiễn thấp và nhiều mục tiêu cơ bản của Chính sách không đạt. Giả thuyết 4. Để hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, đặc biệt quan tâm đến hoạch định chính sách để hoàn thiện nội dung CSPTGD vùng ĐBSCL. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Vận dụng phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử trong quá trình tiếp cận hệ thống để nghiên cứu, phân tích hệ thống cơ sở lý luận, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án; nghiên cứu thực tiễn và định hướng, giải pháp hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để thực hiện Luận án, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp thu thập thông tin (Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, nhóm; Tham dự hội thảo, hội nghị liên quan) và các phương pháp xử lý thông tin (Phân tích và tổng hợp; Phương pháp thống kê). 6. Những đóng góp mới của Luận án 6.1. Về lý luận - Đưa ra khung lý thuyết về CSPTGD vùng KTXH trên cơ sở hệ thống hóa, bổ sung cơ sở lý luận về CSC, chính sách phát triển vùng; - Góp phần khẳng định vai trò của công cụ CSC trong hoạt động quản lý nhà nước, trong phát triển KTXH, đặc biệt là trong phát triển giáo dục. 6.2. Về thực tiễn - Phân tích, đánh giá thực trạng CSPTGD vùng ĐBSCL, trong đó tập trung vào nội dung CSPTGD vùng ĐBSCL; 7
  8. - Phân tích bối cảnh phát triển, chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với giáo dục vùng ĐBSCL trong những thập kỷ tiếp theo cũng như yêu cầu hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL; - Đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL, đáp ứng yêu cầu phục vụ tiến trình phát triển bền vững vùng ĐBSCL. 7. Cấu trúc của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án gồm 04 chương: Chương 1:Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án Chương 2: Cơ sở khoa học về chính sách phát triển giáo dục vùng kinh tế - xã hội Chương 3: Thực trạng Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long Chương 4: Hoàn thiện Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Nghiên cứu về chính sách phát triển giáo dục Nghiên cứu về CSPTGD thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả. Một số tác giả ngoài nước tiêu biểu như: Jacques, Richard F. Elmore, Les Bell - Howard Stevenson, Carolin Kreber - Paula Brook, Greert Driessen, Paul Glewwe và Harry Anthony Patrinos… Ở trong nước, tiêu biểu là quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục. Các công trình nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức: Ban Tuyên giáo Trung ương – Tổng cục Dạy nghề - Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, Qũy hòa bình và phát triển Việt Nam, Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, Dự án Phát triển giáo viên THPT & TCCN… cùng với các tác giả: Trần Quốc Toản – Đặng Ứng Vận – Đặng Bá Lãm – Trần Thị Bích 8
  9. Liễu, Đặng Bá Lãm, Trần Kiểm, Trương Văn Sinh, Nguyễn Thị Bình, Trần Hồng Quân, Hoàng Tụy, Dương Thiệu Tống, Nguyễn Tiến Đạt, Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Đắc Hưng, Nguyễn Thế Long, Trần Văn Hùng… đã cung cấp nhiều kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, kinh nghiệm phát triển giáo dục. Các công trình khoa học nghiên cứu về phát triển giáo dục và CSPTGD trong và ngoài nước đã cung cấp lý luận chung về phát triển giáo dục cũng như đổi mới, phát triển giáo dục từ thực tiễn Việt Nam. Trên cơ sở khẳng định vai trò của giáo dục, của phát triển giáo dục đối với phát triển đất nước, các công trình đã đưa ra yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục cần bắt đầu từ trong ra ngoài, từ những đơn vị nhỏ nhất. Với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, xu thế hội nhập quốc tế và nền kinh tế tri thức, các tác giả đã phân tích, làm rõ hơn bối cảnh, yêu cầu, thời cơ, thách thức và đề xuất các giải pháp đổi mới, phát triển giáo dục Việt Nam trên từng phương diện, lĩnh vực. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã phác họa khái quát bối cảnh, yêu cầu đối với giáo dục trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, đồng thời đưa ra những khuyến nghị đối với hoạt động hoạch định CSPTGD. Trong nước, các công trình tập trung nghiên cứu về CSPTGD của Việt Nam không nhiều và còn thiếu những công trình nghiên cứu chuyên sâu về lý luận CSPTGD trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 1.2. Nghiên cứu về chính sách phát triển vùng Đây là đề tài thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của Trường Đại học Strathclyde, tổ chức European Union, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Chiến lược phát triển, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương… cùng các tác giả: Jãnis Aprans, Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Nhật Quang, Ngô Văn Hải… Các công trình đã cung cấp kiến thức lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển vùng với vai trò là một bộ phận của hệ thống chính sách phát triển KTXH của quốc gia. Dưới các góc độ khác nhau, chính sách vùng được nhìn nhận trên nhiều phương diện. Các công trình đều khẳng định vai trò quan trọng của chính sách vùng trong hệ thống chính sách quốc gia, yêu cầu trong thực hiện chu trình chính sách phát triển vùng. 9
  10. Ở Việt Nam, các công trình đã phân tích và đề xuất nhiều giải pháp để đổi mới, nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển vùng. Số lượng và mức độ chuyên sâu của các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển vùng ở Việt Nam còn hạn chế. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển vùng nói chung và chính sách phát triển vùng KTXH nói riêng của Việt Nam còn ít. Tuy nhiên, trên thực tiễn, nhiều vấn đề đang được đặt ra liên quan đến phát triển vùng, đặc biệt là đối với từng vùng KHXH cụ thể. 1.3. Nghiên cứu liên quan đến Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long Đây là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan, tổ chức và nhà khoa học. Một số tác giả ngoài nước như: AusAID, Pdro Estellès – Heidi Jensen – Laura Sánchez – Gianine Vechiu, Philip Taylor… Ở trong nước có các tác giả: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Phuoc Minh Hiep và cộng sự, Nguyễn Ngọc Chung, Nguyễn Thị Mỹ Lệ, Nguyễn Thị Diễm My, Nguyễn Bạch Long, Nguyễn Thị Vân, Đinh Minh Dũng, Nguyễn Thị Quy, Lê Văn Chín, Phạm Minh Giản, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Bách Thắng, Ngô Quang Sơn - Nguyễn Văn Tuấn, Lâm Thị Sang, Phan Văn Khanh, Hồ Văn Thống…. Các công trình đã phân tích thực trạng với những khó khăn mang tính đặc thù của ĐBSCL trong phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nhân lực của vùng ĐBSCL, đồng thời khuyến nghị các giải pháp phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của vùng ĐBSCL. Hầu hết các công trình đều hướng tới phân tích, làm rõ những khía cạnh cụ thể của giáo dục vùng ĐBSCL, qua đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp phát triển giáo dục vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, các công trình mới phân tích một phần thực trạng, phân tích vai trò của giáo dục ở vùng ĐBSCL, chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về giáo dục vùng ĐBSCL; chưa đề cập đến việc quản lý, phát triển giáo dục vùng ĐBSCL trong bối cảnh phát triển mới và yêu cầu phát triển bền vững vùng ĐBSCL. 10
  11. Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1. Một số khái niệm liên quan 2.1.1. Chính sách công Chính sách công là công cụ của Nhà nước, thể hiện trong chuỗi các quyết định quản lý, được hoạch định và tổ chức thực thi để giải quyết các vấn đề chính sách công hay để đạt các mục tiêu xác định, tác động đến cộng đồng xã hội. CSC có các đặc điểm cơ bản: (i) Do Nhà nước ban hành; (ii) Hướng đến mục tiêu công; (iii) Được thực thi trong một khoảng thời gian dài; (iv) Hình thức thể hiện là chuỗi các quyết định hành động. Ba vai trò cơ bản của CSC là: (i) Định hướng xã hội phát triển; (ii) Điều tiết, phân phối nguồn lực để phát triển đất nước; (iii) Tạo lập môi trường phát triển. Các yêu cầu cơ bản của CSC bao gồm: (i) Phục vụ mục tiêu phát triển, phục vụ lợi ích công; (ii) Có tính khả thi; (iii) Mang lại hiệu quả trên thực tiễn; (iv) Có tính hệ thống; (v) Phù hợp với thực tiễn. Chu trình CSC bao gồm 04 bước: (i) Xác định vấn đề CSC; (ii) Hoạch định CSC; (iii) Thực thi CSC; (iv) Đánh giá CSC. 2.1.2. Giáo dục Dưới góc độ quản lý nhà nước, giáo dục là một dịch vụ công, là phúc lợi xã hội, có vai trò quan trọng, quyết định đối với tiến trình phát triển của mỗi quốc gia. Trách nhiệm của Nhà nước là phải đảm bảo công bằng, bình đẳng trong thụ hưởng giáo dục đối với mọi tầng lớp Nhân dân. Trên phương diện xã hội, giáo dục có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới mọi cá nhân nên luôn được xã hội nhìn nhận, giám sát và đặt ra các yêu cầu cao. Giáo dục được hiểu theo các nghĩa: (i) Sự tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, để họ có được tri thức, những phẩm chất, năng lực theo yêu cầu đề ra nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong từng giai đoạn nhất định; (ii) Nền giáo 11
  12. dục của mỗi quốc gia; (iii) Một dịch vụ công của Nhà nước, là phúc lợi xã hội. Giáo dục bao gồm các yếu tố: (i) Nhà giáo và người học; (ii) Cơ sở vật chất phục vụ quá trình giáo dục; (iii) Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội; (iv) Hoạt động quản lý giáo dục. 2.1.3. Phát triển giáo dục Phát triển giáo dục được hiểu theo các nghĩa: (i) Không ngừng hoàn thiện về quy mô, hệ thống của nền giáo dục để phục vụ nhu cầu học tập của xã hội; (ii) Không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD các cấp; (iii) Xây dựng môi trường giáo dục hiện đại, chuẩn mực để giáo dục toàn diện người học; (iv) Không ngừng phát triển, hoàn thiện về hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Phát triển giáo dục nhằm mục đích không ngừng nâng lên về chất lượng giảng dạy – học tập, đảm bảo cho nền giáo dục đó đào tạo ra nguồn nhân lực có đầy đủ tri thức, phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển địa phương, quốc gia với tư cách là những công dân tích cực trong tham gia vào các quá trình kiến thiết, xây dựng và bảo vệ xã hội tốt đẹp. 2.1.4. Vùng kinh tế - xã hội Vùng KTXH là “một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các hoạt động KTXH tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước”. Vùng KTXH là một bộ phận hợp thành nền KTXH của quốc gia và mỗi vùng KTXH lại gồm nhiều yếu tố, lĩnh vực, bộ phận cấu thành. Dưới góc độ quản lý nhà nước, việc quy hoạch các vùng KTXH là tất yếu khách quan và cần thiết để Nhà nước quản lý, định hướng, điều tiết, cân đối sự phát triển toàn diện của cả nước trên cơ sở phát huy được thế mạnh của từng vùng bằng việc hoạch định hệ thống chính sách phát triển KTXH phù hợp với điều kiện thực tiễn. 2.1.5. Phát triển vùng kinh tế - xã hội 12
  13. Phát triển vùng KTXH được hiểu là đảm bảo sự phát triển vùng KTXH trên các phương diện: (i) Đảm bảo sự ổn định về chính trị, an ninh – quốc phòng; (ii) Sự phát triển hài hòa, toàn diện KTXH; (iii) Đảm bảo liên kết trong vùng và liên kết ngoài vùng trong phát triển. 2.1.6. Chính sách phát triển vùng kinh tế - xã hội Chính sách phát triển vùng KTXH nằm trong hệ thống CSC của Nhà nước. Nó bao gồm tổng thể định hướng, mục tiêu, giải pháp cũng như các phương pháp, công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động đến các chủ thể, các quá trình KTXH nhằm đạt được mục tiêu phát triển vùng KTXH. Chính sách phát triển vùng KTXH hướng tới các mục tiêu: (i) Đảm bảo phát huy lợi thế của từng vùng KTXH; (ii) Thúc đẩy liên kết giữa các địa phương trong vùng trong phát triển vùng KTXH; (iii) Giảm khoảng cách chênh lệch trong phát triển giữa các vùng KTXH. 2.2. Chính sách phát triển giáo dục vùng kinh tế - xã hội 2.2.1. CSPTGD vùng KTXH vừa là một chính sách bộ phận của chính sách giáo dục quốc gia vừa là một chính sách bộ phận của hệ thống chính sách phát triển vùng KTXH, được Nhà nước ban hành nhằm thúc đẩy giáo dục vùng KTXH phát triển đạt được mục tiêu đã xác định, góp phần quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu, yêu cầu phát triển vùng KTXH. Nó được thể hiện trong chuỗi các quyết định quản lý của Nhà nước. 2.2.2. CSPTGD vùng KTXH bao gồm các yếu tố cơ bản: (i) Mục tiêu chính sách; (ii) Giải pháp chính sách; (iii) Chủ thể hoạch định chính sách; (iv) Chủ thể tổ chức thực thi chính sách; (v) Đối tượng chính sách. 2.2.3. CSPTGD vùng KTXH có các vai trò: (i) Định hướng phát triển vùng KTXH; (ii) Điều tiết phát triển vùng KTXH; (iii) Tạo lập môi trường phát triển vùng KTXH; (iv) Đảm bảo công bằng xã hội. 2.2.4. Một CSPTGD vùng KTXH tốt cần đáp ứng các yêu cầu: (i) Phục vụ mục tiêu phát triển chung của vùng KTXH; (ii) Có tính khả thi; (iii) Có tính hiệu lực, hiệu quả; (iv) Có tính hệ thống. 13
  14. 2.2.5. Chu trình CSPTGD vùng KTXH bao gồm 04 bước: (i) Xác định vấn đề chính sách của giáo dục vùng KTXH; (ii) Hoạch định CSPTGD vùng KTXH; (iii) Thực thi CSPTGD vùng KTXH; (iv) Đánh giá CSPTGD vùng KTXH. 2.3. Kinh nghiệm phát triển giáo dục ở vùng Đồng bằng sông Hồng 2.3.1. Giáo dục vùng Đồng bằng sông Hồng Vùng ĐBSH là một trong sáu vùng KTXH của nước ta, là nơi chuyển tiếp giữa trung du, miền núi phía Bắc và Tây Bắc với biển Đông. ĐBSH bao gồm 11 tỉnh và thành phố, có diện tích 21.260,3 km2, dân số 21.233.800 người. Giáo dục ĐBSH luôn phát triển không ngừng, đứng đầu cả nước trong những năm qua trên hầu hết các chỉ số phát triển. 2.3.2. Mục tiêu, định hướng và giải pháp của Nhà nước về phát triển giáo dục vùng ĐBSH được thể hiện trong Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. 2.3.3. Một số kinh nghiệm của vùng ĐBSH trong hoạch định và thực thi CSPTGD như: (i) Đầu tư xây dựng quy mô trường lớp; (ii) Huy động xã hội hóa giáo dục; (iii) Phát huy vai trò chủ động của các cơ quan quản lý giáo dục; Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD; (iv) Phát huy vai trò của các thiết chế xã hội trong phát triển giáo dục. Chương 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1. Vùng ĐBSCL và giáo dục vùng ĐBSCL 3.1.1. Vùng ĐBSCL được xác định là “địa bàn có vị trí chiến lược” của cả nước, có vị trí địa lý thuận lợi; có địa hình rộng với mạng lưới kênh rạch dày đặc. Vùng ĐBSCL “đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu”. Tình hình KTXH vùng ĐBSCL đang trên đà phát triển nhưng vẫn chậm hơn so với mức trung bình của toàn quốc. Do quy luật thay đổi của tự nhiên cùng với những tác động của quá trình sản xuất của 14
  15. con người, những tác động của biến đổi khí hậu, ĐBSCL đứng trước những thách thức lớn trong tiến trình phát triển. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển vùng ĐBSCL. Hệ thống chính sách phát triển vùng ĐBSCL ngày càng được hoàn thiện, là điều kiện tiên quyết để vùng ĐBSCL phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống chính sách phát triển vùng ĐBSCL được thể hiện trong nhiều văn bản của Nhà nước, đặc biệt là trong Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. 3.1.2. Giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long Trong những năm qua, giáo dục vùng ĐBSCL đã phát triển và có nhiều thành tựu: (i) Quy mô trường lớp, nhà giáo và người học ở vùng ĐBSCL tăng lên theo từng năm học; (ii) Cơ sở vật chất, trang thiết bị không ngừng được quan tâm, đầu tư; (iii) Vốn đầu tư phát triển giáo dục của các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL ngày càng tăng; (iv) Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, giáo dục vùng ĐBSCL vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: (i) Một số chỉ số phát triển của GDMN, GDPT thấp; (ii) Giáo dục nghề nghiệp chậm phát triển; (iii) Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu. 3.1.3. Những trở ngại mang tính đặc thù trong phát triển giáo dục ở vùng ĐBSCL bao gồm: (i) Giao thông đi lại khó khăn, một bộ phận dân cư sinh sống phân tán; (ii) Kinh tế phát triển chưa bền vững, thu nhập của Nhân dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao; (iii) Chỉ số phát triển giáo dục thấp nhất cả nước; (iv) Một bộ phận Nhân dân không coi trọng việc học tập. 3.2. Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1999 đến nay 3.2.1. Chu trình CSPTGD vùng ĐBSCL Xác định vấn đề chính sách của giáo dục vùng ĐBSCL được thực hiện thông qua: (i) Các hội nghị về phát triển giáo dục vùng ĐBSCL được tổ chức năm 1998, 2005, 2011, 2015; (ii) Các hội nghị giao ban sơ kết học kỳ, tổng kết năm học của Cụm thi đua các Sở Giáo dục và Đào tạo vùng ĐBSCL; (iii) Thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học và các hội thảo khoa học về phát triển giáo dục vùng ĐBSCL. 15
  16. Hoạch định CSPTGD vùng ĐBSCL là quá trình ban hành ban hành các văn bản quy định về CSPTGD vùng ĐBSCL, trong đó, ba quyết định của Thủ tướng: Quyết định số 206/1999/QĐ-TTg, Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg và Quyết định số 1033/QĐ-TTg là các văn bản chính chứa đựng nội dung CSPTGD vùng ĐBSCL. Tổ chức thực thi CSPTGD vùng ĐBSCLđược thực hiện sau khi CSPTGD vùng ĐBSCL được ban hành trong từng giai đoạn. Bước này được thực hiện thông qua các hoạt động: (i) Chỉ đạo và ban hành văn bản tổ chức thực thi chính sách; (ii) Tuyên truyền, phổ biến chính sách; (iii) Phân công, phối hợp thực thi chính sách; (iv) Kiểm tra, giám sát thực thi chính sách; (v) Tổng kết, rút kinh nghiệm thực thi chính sách. Đánh giá CSPTGD vùng ĐBSCL được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện đồng thời với hoạt động tổng kết tình hình phát triển giáo dục vùng ĐBSCL trong các giai đoạn: 1999 - 2005 (kết quả thực thi Quyết định số 206/1999/QĐ- TTg); 2006 – 2011 (kết quả thực thi Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg); 2011 – 2015 (kết quả thực thi Quyết định số 1033/QĐ-TTg). 3.2.2. Nội dung cơ bản của các văn bản chính sách chính về phát triển giáo dục vùng ĐBSCL từ năm 1999 đến nay Quyết định số 206/1999/QĐ-TTg xác định mục tiêu và nhiệm vụ - giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn 1999 – 2005. Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg xác định mục tiêu, nhiệm vụ - giải pháp phát triển giáo dục vùng ĐBSCL giai đoạn 2006 – 2010. Quyết định số 1033/QĐ-TTg xác định mục tiêu, nhiệm vụ - giải pháp phát triển giáo dục vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 – 2015. 3.3. Đánh giá nội dung chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1999 đến nay 3.3.1. Những ưu điểm CSPTGD vùng ĐBSCL được ban hành và thực thi đã hướng đến phục vụ mục tiêu phát triển chung của Vùng trên các phương diện sau: (i) Góp phần quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh trong Vùng; (ii) Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vùng; (iii) Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân vùng ĐBSCL cả 16
  17. về vật chất lẫn tinh thần; (iv) Nâng cao dân trí, từ đó nâng cao nhận thức của Nhân dân trong phát triển KTXH, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của Vùng. CSPTGD vùng ĐBSCL được ban hành và tổ chức thực thi đã có sự thống nhất với các chính sách khác trong hệ thống chính sách phát triển vùng ĐBSCL. Ngoài ra, nội dung của các văn bản chính sách chính về phát triển giáo dục vùng ĐBSCL cũng có sự thống nhất với các văn bản khác của Nhà nước về phát triển vùng ĐBSCL. CSPTGD vùng ĐBSCL đã định hướng cho quy mô giáo dục vùng ĐBSCL phát triển đáp ứng như cầu học tập của Nhân dân, nâng cao dân trí, phục vụ quá trình phát triển vùng ĐBSCL. CSPTGD vùng ĐBSCL đã định hướng và phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. Đội ngũ nhà giáo các cấp của vùng ĐBSCL đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục vùng ĐBSCL. 3.3.2. Những hạn chế Tính khả thi thấp. Qua các giai đoạn, nhiều mục tiêu được xác định trong các văn bản chính sách chính về phát triển giáo dục vùng ĐBSCL không đạt. Đến nay, các chỉ số phát triển giáo dục của vùng ĐBSCL vẫn thấp nhất cả nước, vùng ĐBSCL vẫn được coi là “vùng trũng” trên bản đồ giáo dục của quốc gia, trong khi, xét về nhiều phương diện, vùng ĐBSCL có nhiều lợi thế hơn so với các vùng KTXH khác Tính hiệu lực thấp. Mặc dù giáo dục vùng ĐBSCL được quản lý, phát triển chung theo các văn bản quy định CSPTGD vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, từng tỉnh, thành phố trong Vùng điều hành, phát triển riêng rẽ, thiếu sự kết nối trong tổ chức thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục qua các giai đoạn. Chưa có giải pháp tốt để huy động đầu tư phát triển giáo dục. Trong các văn bản chính sách chính về phát triển giáo dục vùng ĐBSCL đều quy định các giải pháp cụ thể về đầu tư phát triển giáo dục nhưng còn chung chung, chưa xác định được các cơ chế, biện pháp cụ thể nên hiệu quả thực thi không cao, còn quá xa so với mục tiêu đề ra. Chưa có giải pháp tốt thu hút sự tham gia của các bên liên quan. Phát triển giáo dục vùng ĐBSCL được xác định là nhiệm vụ của cấp ủy, 17
  18. chính quyền địa phương và Nhân dân trong vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, trong thời gian qua, chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân tham gia trong thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL. Sự phối hợp giữa các cơ sở giáo dục với các doanh nghiệp trong phân luồng học sinh sau THCS, THPT vào các cơ sở GDNN hạn chế, không đạt mục tiêu đề ra. Chưa xác lập cơ chế điều phối, chỉ đạo thống nhất trên phạm vi toàn vùng ĐBSCL trong phát triển giáo dục. 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong nội dung các văn bản chính sách chính về phát triển giáo dục vùng ĐBSCL Những hạn chế trong nội dung các văn bản chính sách chính về phát triển giáo dục vùng ĐBSCL xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có 03 nguyên nhân: (i) CSPTGD vùng ĐBSCL chưa được hoạch định theo quy trình khoa học; (ii) Chưa chú trọng tính thực tiễn trong hoạch định CSPTGD vùng ĐBSCL; (iii) Chưa phát huy vai trò của các bên liên quan trong hoạch định CSPTGD vùng ĐBSCL. 3.4. Những vấn đề đạt ra đối với giáo dục vùng ĐBSCL và yêu cầu hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL 3.4.1. Bối cảnh phát triển và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục vùng ĐBSCL Giáo dục vùng ĐBSCL đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, của trí tuệ nhân tạo, của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bối cảnh đó đang và sẽ làm thay đổi cấu trúc, phương thức sinh hoạt của xã hội, mang lại những thời cơ cùng những thách thức đối với tiến trình phát triển giáo dục vùng ĐBSCL. Cùng với đó là yêu cầu thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục đồng bộ trên phạm vi toàn quốc, trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Bên cạnh đó, vùng ĐBSCL là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng cũng là vùng đất “mẫn cảm với thay đổi của tự nhiên”. Thực trạng này đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục vùng ĐBSCL trong xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng tiến trình phát triển bền vững vùng ĐBSCL. 18
  19. 3.4.2. Yêu cầu hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL CSPTGD vùng ĐBSCL trong thời gian qua đã định hướng và hỗ trợ giáo dục vùng ĐBSCL phát triển nhưng chưa đảm bảo phát triển giáo dục vùng ĐBSCL một cách đồng bộ trên phạm vi toàn Vùng; còn thiếu phù hợp với những yếu tố mang tính đặc thù của vùng ĐBSCL đến phát triển giáo dục; chưa có cơ chế đủ mạnh để định hướng, quy định trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân… trong phát triển giáo dục ở vùng ĐBSCL dẫn đến hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, bối cảnh mới đang và sẽ mang lại những cơ hội, thách thức và yêu cầu mới, phi truyền thống đối với giáo dục vùng ĐBSCL. Do đó, CSPTGD vùng ĐBSCL cần được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phục vụ tiến trình phát triển bền vững vùng ĐBSCL trong những thập kỷ tiếp theo. Chương 4. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 4.1. Định hướng phát triển giáo dục vùng ĐBSCL 4.1.1. Định hướng phát triển vùng ĐBSCL Định hướng phát triển vùng ĐBSCL được thể hiện trong nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước, trong đó, Nghị quyết số 120/NQ-CP đã xác định tầm nhìn đến năm 2100 và mục tiêu đến năm 2050. Định hướng phát triển vùng ĐBSCL là cơ sở để xác định định hướng phát triển giáo dục vùng ĐBSCL. 4.1.2. Những định hướng cơ bản trong phát triển giáo dục vùng ĐBSCL: (i) Phát triển giáo dục trên cơ sở dự báo nhu cầu nhân lực trong từng giai đoạn; (ii) Xây dựng nền giáo dục mở, hướng tới phục vụ tối đa nhu cầu học tập của Nhân dân; (iii) Phát triển toàn diện giáo dục, tập trung phát triển GDPT, GDNN. 4.2. Giải pháp hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL 4.2.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp 19
  20. Việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc: (i) Trên cơ sở khung lý thuyết về CSPTGD vùng KTXH nói riêng, trên cơ sở lý luận về CSC; (ii) Đảm bảo tính khả thi trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật; phù hợp với thực tiễn giáo dục; phù hợp với thực trạng KTXH của vùng ĐBSCL; phù hợp với năng lực của cơ quan tham mưu hoạch định, tổ chức thực thi, đánh giá CSPTGD vùng ĐBSCL; (iii) Đảm bảo tính toàn diện đảm bảo hướng tới mục tiêu hoàn thiện nội dung cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện chu trình CSPTGD vùng ĐBSCL trên thực tiễn. 4.2.2. Nhóm giải pháp thực hiện chu trình CSPTGD vùng ĐBSCL a) Xác định vấn đề chính sách của giáo dục vùng ĐBSCL Trong bước này, các cơ quan có trách nhiệm cần tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động: (i) Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển giáo dục ở vùng ĐBSCL; (ii) Chỉ ra vấn đề chính sách của giáo dục vùng ĐBSCL trong hiện tại và tương lai; (iii) Xác định các nguyên nhân của vấn đề chính sách của giáo dục vùng ĐBSCL (thực trạng chậm phát triển của giáo dục vùng ĐBSCL mặc dù Nhà nước đã có chính sách riêng để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển). Để thực hiện hiệu quả các hoạt động trong bước này các cơ quan có trách nhiệm cần đảm bảo một số điều kiện: (i) Năng lực phân tích, dự báo phát triển của các cơ quan, cá nhân tham gia vào các hoạt động; (ii) Phát huy sự tham gia của các bên liên quan vào các hoạt động; (iii) Ứng dụng CNTT, công nghệ truyền thông và mạng xã hội để tổng hợp, phân tích dữ liệu thông tin phục vụ thực hiện các hoạt động. b) Hoạch định CSPTGD vùng ĐBSCL - Về phương pháp hoạch định: CSPTGD vùng ĐBSCL nên được hoàn thiện theo phương pháp kết hợp. - Thực hiện quy trình hoạch định chính sách bao gồm đầy đủ các hoạt động phù hợp với điều kiện thực tiễn vùng ĐBSCL. - Đảm bảo các điều kiện phục vụ hoạch định CSPTGD vùng ĐBSCL: (i) Quyết tâm chính trị; (ii) Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và có giá trị; (iii) Nguồn lực và thời gian đầy đủ. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2