Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 4
download
Luận án "Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước của UBND tỉnh Thái Nguyên về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh; chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những hạn chế đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý công Mã số: 9340403 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2024 1
- Công trình được hoàn thành tại Học viện Hành chính Quốc gia Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trang Thị Tuyết 2. TS. Bùi Thị Thùy Nhi Phản biện 1: ................................................................................................... Phản biện 2: ................................................................................................... Phản biện 3:…. .............................................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận cấp học viện tại Học viện Hành chính Quốc gia. Vào hồi……giờ……phút, ngày….. tháng……năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học Viện Hành chính Quốc gia - Thư viện Quốc gia 2
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 1. Nguyễn Thị Thùy Dương (2019), “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (278), 83-85 . 2. Nguyễn Thị Thùy Dương (2020), “Quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (292), 103-105. 3. Nguyễn Thị Thùy Dương (2022), “Thái Nguyên vững vàng trong đại dịch Covid-19, bảo đảm ổn định lao động, việc làm“, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (317), 97-100. 3
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, việc thực hiện các mục tiêu về giải quyết việc làm, kết nối cung cầu lao động tại địa phương về cơ bản đã được triển khai đồng bộ, thiết thực, hỗ trợ người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn về nhận thức, thông tin và tư vấn, các chế độ bảo hiểm, trợ cấp theo quy định. Theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thái Nguyên, bình quân mỗi năm trên địa bàn tỉnh có trên 15.000 người trong độ tuổi lao động. Thị trường lao động của tỉnh có đặc thù là sử dụng nhiều lao động nữ hơn nam, ở độ tuổi ngoài 30, lao động nam khó tìm được việc làm phù hợp ngay tại địa phương. Những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp, công ty, nhà máy sản xuất tại Thái Nguyên đang gia tăng với tốc độ nhanh. Tỉnh đã tiếp nhận nhiều dự án đầu tư mới với quy mô lớn thuộc nhiều lĩnh vực như: điện tử, may mặc, xây dựng… Nhu cầu tuyển dụng lao động vào làm việc tại các dự án này là rất lớn. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy nhiều doanh nghiệp đang gặp khó trong vấn đề tuyển dụng lao động trong khi nguồn cung lao động của tỉnh vẫn còn tương đối dồi dào. Giữa cung – cầu trên thị trường lao động Thái Nguyên đang tồn tại bất cập. Trong khi các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động nhưng vẫn không tuyển đủ và ngược lại, người lao động muốn tìm việc làm nhưng vẫn không tìm được công việc phù hợp với trình độ, chuyên môn và tay nghề của mình. Chính điều này không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp mà còn khiến cho người lao động tự đánh mất cơ hội việc làm cho bản thân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” trên thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên nằm ở công tác quản lý nhà nước. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của tỉnh chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Chức năng định hướng thông qua các kế hoạch, chương trình, đề án về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn chưa bám sát với thực tiễn thị trường. Công tác thực thi chính sách về giải quyết việc làm, kết nối cung cầu lao động, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường thông tin cho lao động khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, lực lượng lao động yếu thế còn nhiều hạn chế. Bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm vẫn còn tồn tại bất cập về năng lực, trình độ cán bộ quản lý, sự phối hợp giữa các sở ban ngành… Chức năng thanh kiểm tra và giám sát thị trường lao động nông thôn trên địa bàn cũng chưa thực sự tốt, vẫn còn để xảy ra một số 4
- tiêu cực như bóc lột sức lao động, trốn đóng bảo hiểm, chậm hoặc nợ trả lương người lao động… Ngoài ra, trên phương diện lý luận, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, cho lao động nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu hiện có chủ yếu tập trung vào hiện trạng việc làm và đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, không tiếp cận chủ đề này dưới góc độ của quản lý công dựa trên 05 nội dung cơ bản của lý thuyết quản lý công: (1) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; (2) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường lao động nông thôn; (3) Xây dựng, ban hành hệ thống pháp luật về việc làm cho lao động nông thôn; (4) Xây dựng và thực thi chính sách về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; và (5) Thanh kiểm tra, giám sát về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn... Theo khảo cứu của NCS, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về chính sách việc làm đối với lao động nông thôn song còn ít nghiên cứu mang tính đầy đủ, toàn diện đề cập đến quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn gắn kết giữa tạo việc làm, hỗ trợ việc làm với giáo dục nghề nghiệp cho lao động khu vực nông thôn. Chính vì vậy, là một cán bộ công tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Luận án cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong giải quyết, hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đồng thời hệ thống hoá và đánh giá công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, thực hiện được mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất hệ thống giải pháp có căn cứ khoa học hoàn thiện công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng; từ đó chỉ ra những khoảng trống nghiên cứu cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện; và xác định hướng nghiên cứu cho luận án của tác giả. - Hoàn thiện, bổ sung khung lý thuyết quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; xác định chủ thể quản lý, mục tiêu quản lý, nguyên tắc quản lý và nội dung quản lý nhà nước… Xác định các nhóm 5
- yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Khái quát kinh nghiệm quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương trong nước có điều kiện tương đồng; từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những hạn chế đó. - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh Thái Nguyên về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh trong các năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý nhà nước của chính quyền địa phương về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở khu vực nông thôn trên phạm vi một địa phương cấp tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu a) Về nội dung - Giải quyết việc làm cho lao động bao gồm: tạo việc làm; hỗ trợ tạo việc làm và cải thiện chất lượng việc làm. - Bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gồm nhiều cấp, nhiều cơ quan như: Chính Phủ, Bộ Lao động - Thương binh, Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc,… UBND cấp tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố và UBND cấp xã... Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án này, xuất phát từ góc độ quản lý hành chính công, NCS tập trung vào chủ thể quản lý nhà nước là UBND tỉnh, trong đó các cơ quan chuyên môn của tỉnh (các Sở, ban ngành) thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động và việc làm trên địa bàn tỉnh. - Nội dung quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được nghiên cứu trong luận án này bao gồm: (1) Xây dựng, ban hành kế hoạch, chương trình, đề án việc làm cho lao động nông thôn; (2) Thực thi pháp luật có liên quan đến việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; (3) Thực thi chính sách về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; (4) Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; (5) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở địa phương về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. b) Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung đánh giá phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong khoảng thời gian 5 năm từ 6
- năm 2018 đến 2022 (giai đoạn trước và sau Đại dịch Covid-19), các giải pháp định hướng đến 2030. c) Phạm vi về không gian: Công tác quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao động đang sinh sống tại các khu vực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết những mục tiêu nghiên cứu đặt ra, bao gồm 2 nhóm: (1) Các phương pháp thu thập thông tin (phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát) và (2) Các phương pháp xử lý thông tin (Phương pháp phân tích thống kê; Phương pháp đối chiếu, so sánh; Phương pháp phân tích tổng hợp). 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Quản lý nhà nước của UBND tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là gì? Quản lý nhà nước của UBND tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bao gồm những nội dung nào? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước của UBND tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn? Câu hỏi 2: Trong giai đoạn nghiên cứu, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên với các cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp việc của tỉnh đã triển khai công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh như thế nào? Những kết quả đã đạt được cũng như những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước, và nguyên nhân của các bất cập đó là gì? Câu hỏi 3: Căn cứ vào thực tiễn công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước theo những phương hướng và giải pháp nào nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập; tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên? 5.2 Giả thiết nghiên cứu Nếu trong thực tiễn, UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai có hiệu quả, đồng bộ và kịp thời các giải pháp đề xuất trong luận án, thì công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh sẽ mang lại những kết quả cao hơn, người lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh sẽ có cơ hội việc làm đầy đủ, phù hợp với trình độ khả năng và mang lại thu nhập ổn định, phát triển nông thôn bền vững. 7
- 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Về lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung những luận cứ khoa học để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao động trong lĩnh vực nông thôn; Luận án hệ thống hoá các chức năng, vai trò của chính quyền địa phương (cấp tỉnh) về giải quyết hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn; Luận án đề xuất khung đánh giá thông qua các mẫu phiếu khảo sát để phân tích và xem xét kết quả của công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. 6.2. Về thực tiễn Luận án cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu một bức tranh tổng thể về kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông thôn Thái Nguyên trong thời gian 2018-2022; cung cấp thêm thông tin từ thực tiễn nghiên cứu để các nhà khoa học có định hướng tham mưu cho Đảng và Nhà nước xây dựng cơ chế quản lý phù hợp về hỗ trợ tạo việc làm cho lao động ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung định hướng đến năm 2030. Luận án nghiên cứu bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế về quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm đem cho người dân nông thôn, điều này cung cấp thêm luận cứ cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý ở địa phương xác định mô hình và cách thức phù hợp trong hỗ trợ việc làm đối với người lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Những đánh giá có tính hệ thống của Luận án về kết quả quản lý nhà nước về hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm từ 2018-2022 cũng như việc chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân sẽ giúp xác định được phương hướng, đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn trong những năm tiếp theo. Kết quả nghiên cứu của Luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các lĩnh vực liên quan (quản lý công, chính sách công, quản lý kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn ...) tại các trường cao đẳng, đại học, các viện nghiên cứu trong phạm vi cả nước. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án có kết cấu gồm 4 chương: CHƯƠNG 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước của UBND tỉnh đối với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn cấp tỉnh 8
- CHƯƠNG 3: Thực trạng quản lý nhà nước của UBND tỉnh Thái Nguyên về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh CHƯƠNG 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của UBND tỉnh Thái Nguyên về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN Trong quá trình triển khai nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh đã tiếp cận nhiều tài liệu dưới dạng: giáo trình, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài tham luận và rất nhiều các bài viết, bài tạp chí,… có chủ đề liên quan đến quản lý nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm, hỗ trợ và tạo việc làm cho người lao động, lao động nông nghiệp, nông thôn. Về cơ bản, tất cả các công trình nghiên cứu mà tác giả thu thập và tìm hiểu được có liên quan đến luận án tập trung vào 3 hướng nghiên cứu. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lao động, việc làm ở khu vực nông thôn; 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; 1.1.3. Tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; 1.2. Những đóng góp của các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án Qua khảo cứu những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án, có thể thấy về cơ bản các công trình trên đã giải quyết được một số vấn đề liên quan đến đề tài luận án: Thứ nhất, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập nhiều đến việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Một số công trình đã làm nổi bật vai trò của nhà nước trong giải quyết việc làm cho lao động, trong đó có quan tâm đến đối tượng lao động nông nghiệp, nông thôn. Thứ hai, đã có một số nghiên cứu trong và ngoài nước về khía cạnh chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn – là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động. Chẳng hạn, chính sách đào tạo nghề, chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chính sách cho vay vốn… 9
- Thứ ba, đã có một vài nghiên cứu về hỗ trợ, giải quyết việc làm đối với lao động nông nghiệp, nông thôn đã đưa ra được hệ thống tiêu chí/chỉ tiêu đo lường hiệu quả của các giải pháp đến tình trạng việc làm, thu nhập đời sống của lao động nông thôn. 1.3. Khoảng trống còn bỏ ngỏ có liên quan đến đề tài luận án Thứ nhất, các nghiên cứu làm nổi bật các khía cạnh của quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nói chung, lao động nông thôn nói riêng còn chưa nhiều, đặc biệt thiếu vắng những nghiên cứu theo phương pháp tiếp cận có tính hệ thống về quản lý công dựa trên 5 chức năng cơ bản (khung khổ pháp lý; công tác định hướng thông qua kế hoạch, chương trình; chính sách điều tiết; thanh kiểm tra giám sát và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước…) Thứ hai, đa số những nghiên cứu trước đây còn thiếu đánh giá về kết quả của chính sách giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn trên cơ sở các kết quả điều tra, khảo sát. Hơn nữa, việc đề cập đến hệ thống chính sách giải quyết việc làm cho lao động cũng chưa mang tính toàn diện và tổng thể: từ chính sách hỗ trợ về vốn, chính sách đào tạo nghề, chính sách xuất khẩu lao động... Đa số các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc mô tả kết quả của việc thực thi mà chưa đi sâu phân tích những bất cập, hạn chế của các chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cũng như chỉ ra các nguyên nhân đối với từng chính sách. Thứ ba, số lượng các công trình nghiên cứu về nội dung này còn thiếu. Hơn nữa, các giải pháp và đề xuất chưa gắn với các điều kiện để thực thi về tổ chức bộ máy, về đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước, về các quy định pháp lý có liên quan, về các nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất … Chính vì vậy, các giải pháp chưa có đầy đủ căn cứ để đảm bảo tính thực tiễn và khả thi. Thứ tư, một số nghiên cứu về quản lý nhà nước của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong giải quyết việc làm cho người lao động mới chỉ dừng lại từng khía cạnh của quản lý nhà nước. Hơn nữa, nghiên cứu điển hình ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên về vai trò của UBND tỉnh và các cơ quan quan chuyên môn trong giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn còn khá ít và chưa thực sự đầy đủ, toàn diện. Tóm lại, nghiên cứu sinh chưa tìm thấy có công trình nghiên cứu nào tiếp cận về vấn đề giải quyết việc làm dưới góc độ quản lý nhà nước, được đặt trong khung khổ lý thuyết của quản lý công. Vì vậy, để bù đắp những khoảng trống trong nghiên cứu đó, Luận án tiến sĩ của NCS đi vào xem xét đánh giá tình hình về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; thực trạng công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Thái Nguyên; và đánh giá hiệu quả của công tác này dựa trên khung lý thuyết của quản lý công với 5 nội dung cơ bản , thông qua những kết quả triển khai các chương trình, đề án, chính 10
- sách… giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của chính quyền địa phương cấp tỉnh. 1.4. Định hướng nghiên cứu trong đề tài luận án Những khoảng trống nghiên cứu trên là cơ sở để đưa ra những định hướng nghiên cứu mà luận án cần phải giải quyết. Qua phần tổng quan nghiên cứu trên, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu của luận án tập trung vào các nội dung sau: Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, bao gồm: khái niệm; sự cần thiết; chức năng; nguyên tắc và các nội dung của quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh. Thứ hai, dựa trên cơ sở thực tiễn, luận án phân tích, đánh giá công tác quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, bao gồm: + Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước về quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh đối với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo các nội dung quản lý để tìm ra những kinh nghiệm có giá trị có thể tham khảo cho chính quyền tỉnh Thái Nguyên. + Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước của UBND tỉnh Thái Nguyên về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên đia bàn Thái Nguyên, trên 5 nội dung: (1) tổ chức bộ máy quản lý; (2) công tác định hướng, kế hoạch hóa; (3) hệ thống văn bản pháp lý; (4) Thực thi chính sách; và (5) Thanh kiểm tra, giám sát… Thứ ba, Xác định các quan điểm và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước của UBND tỉnh nhằm tạo việc làm, hỗ trợ việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, nâng cao mức sống và thu nhập cho người lao động, góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất nội dung và giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý của chính quyền địa phương đối với vấn đề việc làm cho lao động nông thôn ở Thái Nguyên trong thời gian tới. Để thực hiện thành công các giải pháp, Luận án cũng phân tích một số những điều kiện và bối cảnh có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Với tất cả tài liệu đã được tổng hợp và đánh giá tình hình nghiên cứu cũng như phân tích, nhận xét các tư liệu trên, có thể khẳng định rằng luận án của tác giả với tên gọi “Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” là vấn đề mới, cần thiết nghiên cứu trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp mới. Việc triển khai nghiên cứu theo định hướng mà tác giả luận án đã xác định ở trên là không hoàn toàn trùng lặp với những công trình khoa học đã được nghiên cứu trước đó mà tác giả được biết. 11
- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UBND TỈNH ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 2.1. Tổng quan về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 2.1.1. Những vấn đề chung về việc làm 2.1.1.1. Việc làm 2.1.1.2. Phân loại việc làm - Việc làm thanh niên và việc làm của người trưởng thành - Việc làm chính thức và phi chính thức - Việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp - Việc làm công hưởng lương và việc làm tự tạo. - Đủ việc làm và thiếu việc làm 2.1.2. Khái niệm và đặc điểm của lao động nông thôn Lao động nông thôn là những người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ ở các vùng nông thôn. Các công việc của lao động ở nông thôn có thể bao gồm canh tác đất, trồng trọt, chăn nuôi động vật và đánh bắt thủy hải sản, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, các công việc liên quan đến sơ chế, chế biến và bán sản phẩm nông nghiệp, sửa chữa máy móc nông nghiệp và các công việc khác liên quan đến nông nghiệp… Như vậy, lao động nông thôn bao gồm: lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn và dịch vụ nông thôn... Đặc điểm của lao động nông thôn - Lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng, tập trung chủ yếu làm việc trong các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. - Lao động nông thôn nhìn chung có trình độ văn hoá và chuyên môn thấp hơn so với lao động trong các ngành khác và lao động ở khu vực thành thị. - Lao động nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng nông thôn thuần nông. Do vậy, việc sử dụng lao động nông thôn thường kém hiệu quả, hiện tượng thiếu việc làm là phổ biến. - Lao động nông thôn có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém, thiếu khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường, khả năng hạch toán hạn chế. 2.1.3. Việc làm cho lao động nông thôn 2.1.3.1. Khái niệm việc làm cho lao động nông thôn 2.1.3.2. Đặc điểm việc làm của lao động nông thôn Một là, cung lao động thường lớn về số lượng nhưng chất lượng thấp do tỷ lệ tăng dân số cao của thời kỳ trước và sự hạn chế của hệ thống giáo dục - đào tạo cũng như nhận thức về nghề nghiệp. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật khu vực nông thôn thường rất thấp; đồng 12
- thời với đó là tình trạng nhảy việc và ý thức, thái độ, trách nhiệm, kỷ luật, tác phong nghề nghiệp của thanh niên thường hạn chế. Hai là, cơ cấu đào tạo và phân bổ lao động được đào tạo thường bất hợp lý. Thường thì cơ cấu đào tạo không đáp ứng được yêu cầu tỷ lệ phù hợp giữa những người quản lý, kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ với công nhân trực tiếp sản xuất, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, lệch pha cung – cầu giữa các ngành nghề, lĩnh vực, trình độ, giữa các vùng kinh tế diễn ra khá trầm trọng. Thực tế này dẫn đến một tỷ lệ thanh niên được đào tạo, thậm chí ở trình độ cao nhưng thất nghiệp hoặc phải làm việc trái với ngành nghề. 2.1.3.3. Ý nghĩa của việc làm đối với lao động nông thôn 2.1.4. Quy mô, cơ cấu và chất lượng việc làm lao động nông thôn 2.1.4.1. Quy mô, cơ cấu việc làm 2.1.4.2. Chất lượng việc làm 2.1.5. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 2.1.5.1. Khái niệm về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Giải quyết việc làm lao động nông thôn là hoạt động nhằm tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Nói cách khác, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là quá trình tìm kiếm, cung cấp và tạo ra các cơ hội việc làm cho những người làm việc ở khu vực nông thôn. 2.1.3.2. Nội dung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn a) Giải quyết việc làm thông qua đào tạo nghề cho LĐNT b) Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động c) Giải quyết việc làm thông qua gắn kết cung cầu trên thị trường lao động d) Giải quyết việc làm thông qua phát triển kinh tế khu vực NT 2.2. Lý luận quản lý nhà nước của UBND tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước của UBND tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn a) Khái niệm quản lý nhà nước b) Khái niệm quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Chủ thể của quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn trước hết là chính quyền trung ương với việc ban hành các văn bản pháp luật về việc làm, hỗ trợ việc làm do chính phủ trực tiếp ban hành hoặc các nghị định thông tư hướng dẫn của các bộ, cơ quan ngang bộ trực thuộc chính phủ. Trên cơ sở hệ thống văn bản được ban hành của chính phủ trung ương, chính quyền địa phương sẽ ban hành các văn bản quản lý cụ thể, đặc thù gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn. Như vậy, chủ thể của quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn trên địa bàn từng tỉnh là UBND cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn của ủy ban 13
- được UBND tỉnh trao quyền phụ trách giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn. Cũng như chính quyền trung ương, việc tham gia vào quá trình quản lý, thực thi chức năng và chính sách của nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bao gồm các sở ban ngành ở địa phương về lao động việc làm; các cơ quan, tổ chức hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở địa phương bao gồm các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề; các ngân hàng chính sách; các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn… Tiếp cận dưới góc độ của quản lý hành chính công, với chủ thể quản lý là UBND cấp tỉnh (như đã xác định trong phạm vi nghiên cứu của luận án), khái niệm quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được nghiên cứu trong luận án này như sau: Quản lý nhà nước của UBND tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là sự tác động của UBND tỉnh đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn của tỉnh thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý với các nội dung: xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; ban hành các văn bản quản lý, triển khai thực thi các chính sách về giải quyết việc làm; kiểm tra thanh tra, tổ chức bộ máy quản lý của UBND tỉnh về lao động, việc làm….nhằm tạo việc làm, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, hướng đến thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phương. 2.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước của UBND tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn cấp tỉnh 2.2.3. Sự cần thiết quản lý nhà nước của UBND tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn cấp tỉnh Thứ nhất, Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn rất quan trọng vì hiện nay, lao động ở khu vực nông thôn đang gặp khó khăn về tìm kiếm cơ hội việc làm và thu nhập ổn định. Thứ hai, Trong khu vực nông thôn, các vấn đề như đất đai, hạn hán, bão lũ, giá cả thấp, cạnh tranh từ hàng nhập khẩu, và sự thay đổi khí hậu … đang ảnh hưởng rất lớn đến các ngành sản xuất và có thể dẫn đến lao động trong nông thôn mất việc, thiếu việc làm. Chính vì vậy, các chính sách, hỗ trợ của Nhà nước là hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, thông qua đó hỗ trợ tạo việc làm cho lao động trong lĩnh vực này. Thứ ba, Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là rất cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều người dân đang chuyển từ nông thôn sang thành phố để tìm kiếm việc làm và mưu cầu cuộc sống tốt hơn. Để giải quyết vấn đề này, nhà nước và các tổ chức chuyên môn cần đưa ra các chính sách và biện pháp hỗ trợ cho người nông dân để phát triển nông nghiệp, gia tăng sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm. 14
- Thứ tư, Ở nước ta, việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn rất quan trọng vì nông nghiệp là một ngành kinh tế cơ bản và chiếm tỷ lệ lớn trong nền kinh tế ở Việt Nam. Việc giúp đỡ họ tìm kiếm công việc ổn định và thu nhập đủ sống là trách nhiệm của các cơ quan QLNN – là một trong những chính sách an sinh xã hội hướng đến mục tiêu XHCN. 2.2.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn - Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn phải gắn với đầu ra để không gây lãng phí về nguồn lực. - Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn phải không gây ra những tác động tiêu cực về môi trường, xã hội. - Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn phải gắn với các phương án sản xuất kinh doanh và có hỗ trợ tín dụng cho người dân nông thôn nếu cần thiết. 2.2.5. Nội dung quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 2.2.5.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở địa phương 2.2.5.2. Thực thi pháp luật của Trung ương và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của UBND cấp tỉnh 2.2.5.3. Triển khai thực thi chính sách về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của UBND tỉnh 2.2.5.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở địa phương 2.2.5.5. Tổ chức bộ máy quản lý của UBND tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở địa phương 2.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước của UBND tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 2.2.6.1. Các nhân tố khách quan Điều kiện tự nhiên, đất đai, vị trí địa kinh tế của địa phương; Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế địa phương; sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp và khả năng tạo việc làm cho lao động nông thôn; việc áp dụng KHCN vào các ngành nghề ở nông thôn; quy mô cơ cấu dân số khu vực nông thôn; chính sách vĩ mô quốc gia về phát triển KTXH và định hướng phát triển kinh tế khu vực nông thôn; trình độ, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng của lao động nông thôn…. 2.2.6.2. Nhóm nhân tố chủ quan Nhận thức, trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của đội ngũ cán bộ cấp tỉnh làm công tác QLNN về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; 15
- Năng lực tài chính, ngân sách tỉnh cho vấn đề lao động việc làm khu vực nông thôn; Sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và sự phối kết hợp giữa các cơ quan chuyên môn của tỉnh… 2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước của UBND tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và giá trị tham khảo cho tỉnh Thái Nguyên 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương trên cả nước (Sơn La, Đồng Tháp, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Đồng Nai…) 2.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước của UBND tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có thể vận dụng vào tỉnh Thái Nguyên Thứ nhất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và điều chỉnh chính sách phát triển nông thôn để giải quyết vấn đề lao động nông nghiệp trước tác động của biến đổi khí hậu. Thứ hai, chú trọng đào tạo nghề: (i) hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; (ii) phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong đào tạo nghề, nhất là bảo đảm kinh phí; (iii) phát huy vai trò của nhiều chủ thể trong công tác đào tạo nghề, hình thành mạng lưới đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức, đơn vị khác nhau. Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện cơ chế tài chính thúc đẩy giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn. Tài chính là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết và giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm. Thứ tư, coi trọng phát triển khoa học và công nghệ gắn với giải quyết việc làm. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UBND TỈNH THÁI NGUYÊN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 3.1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thái Nguyên có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 3.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Thái Nguyên a) Những thuận lợi b) Những khó khăn c) Đặc điểm của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên 3.2. Tình hình lao động, việc làm nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 3.2.1. Quy mô lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 3.2.2. Lao động nông thôn Thái Nguyên phân theo giới tính 16
- 3.2.3. Lao động nông thôn Thái Nguyên phân theo nhóm ngành 3.2.4. Lao đông nông thôn Thái Nguyên phân theo trình độ văn hóa 3.2.5. Lao đông nông thôn Thái Nguyên phân theo trình độ chuyên môn 3.2.6. Mức sử dụng thời gian lao động nông thôn phân theo vùng 3.2.7. Tỷ suất sử dụng thời gian lao động nông thôn phân theo thu nhập 3.2.8. Thời gian lao động bình quân phân theo diện tích đất nông nghiệp 3.3. Thực trạng quản lý nhà nước của UBND tỉnh Thái Nguyên về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh 3.3.1. Thực trạng xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên a) Chương trình việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020 (1) Giai đoạn 2017 - 2020, số người lao động có việc làm tăng thêm đạt từ 60.000 lao động trở lên (trung bình mỗi năm số người lao động có việc làm tăng thêm đạt từ 15.000 lao động trở lên. Trong đó: + Thông qua vay vốn giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao động (trung bình mỗi năm 1.500 lao động). + Xuất khẩu lao động cho 4.000 lao động (trung bình mỗi năm 1.000 lao động). + Thông qua việc thu hút vào làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án hoạt động thực hiện chính sách việc làm công, các chương trình phát triển kinh tế-xã hội khác và tự tạo việc làm: 50.000 lao động trở lên (trung bình mỗi năm khoảng 12.500 lao động trở lên). (2) Tư vấn chính sách việc làm và học nghề để 50% số người lao động đến Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh được giới thiệu tìm việc làm và 70% trong số đó có kết nối việc làm thành công. (3) Giảm tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động xuống dưới 1,5%, trong đó khu vực thành thị xuống dưới 2%. b) Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 Sau 10 năm thực hiện Đề án, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổng kết tình hình thực hiện, với kết quả như sau: - Giai đoạn 2011 – 2015: Tổng số lao động nông nghiệp, nông thôn được tuyển sinh và đào tạo nghề là 26.815/40.000 người, đạt 67,04% so với mục tiêu của Đề án. Trong đó, đào tạo nghề nông nghiệp cho 6.247 người, chiếm 23,3%. Số lao động nông nghiệp, nông thôn có việc làm sau học nghề là 20.210 người, đạt 75,37%/70% (vượt chỉ tiêu Đề án của giai đoạn). Trong đó: 10.371 người được doanh nghiệp tuyển dụng; 2.651 người được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm; 6.063 người tiếp tục làm công việc cũ nhưng năng suất lao động và thu nhập tăng lên; 1.125 người thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. 17
- - Giai đoạn 2016 – 2020: Tổng số lao động nông nghiệp, nông thôn được tuyển sinh và đào tạo nghề là 14.923 người, đạt 46,63% so với mục tiêu của Đề án (trong 04 năm). Trong đó, đào tạo nghề nông nghiệp cho 8.595 người, chiếm 57,59%. Số lao động nông nghiệp, nông thôn có việc làm sau học nghề là 12.244 người, đạt 82,04%/80% (vượt chỉ tiêu Đề án của giai đoạn). Trong đó: 2.631 người được doanh nghiệp tuyển dụng; 1.290 người được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm; 7.595 người tiếp tục làm công việc cũ nhưng năng xuất lao động và thu nhập tăng lên; 728 người thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. c) Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2023-2025 Mới bắt đầu triển khai từ đầu quý 3 năm 2023, vì vậy, hiện nay UBND tỉnh Thái Nguyên chưa báo cáo sơ kết về kết quả tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Chủ yếu các sở ban ngành của địa phương vẫn đang tiếp tục tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của công tác đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần thay đổi tư duy, giúp người lao động nông thôn tự nguyện, chủ động tham gia học nghề. Ngoài ra, các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động và Thương binh xã hội.. đã tổ chức khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, đào tạo nghề của các HTX, tổ hợp tác, trang trại, doanh nghiệp đầu tư trong nông nghiệp… trên địa bàn tỉnh để rà soát nhu cầu, danh mục các ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của người học và định hướng phát triển KT-XH của địa phương. 3.3.2. Thực trạng thực thi hệ thống văn bản pháp lý của Trung ương, ban hành và thực thi các các văn bản pháp quy về giải quyết việc làm nông thôn của UBND tỉnh Thái Nguyên Một số văn bản quy phạm pháp luật về lao động và việc làm đã được UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai: Văn bản quy phạm pháp luật Ngày hiệu lực Bộ luật Bộ luật Lao động 2019 (thay thế Bộ Luật Lao động 2012) 01/01/2021 Luật Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 01/7/2016 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 01/7/2015 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 01/01/2016 Luật việc làm 2013 01/01/2015 Luật Công đoàn 2012 01/01/2013 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 01/7/2007 theo hợp đồng 2006 18
- Văn bản quy phạm pháp luật Ngày hiệu lực Nghị định Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 01/02/2021 về điều kiện lao động và quan hệ lao động Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu 01/01/2021 Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, 15/7/2020 bệnh nghề nghiệp Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa 15/4/2020 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo 01/01/2020 hợp đồng lao động Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, 15/4/2018 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động Thông tư Thông tư 04/2021/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, 01/9/2021 thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều 15/02/2020 chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về 15/01/2021 tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng. Nhằm kịp thời hướng dẫn người lao động và các doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thực hiện một số văn bản pháp lý của Trung ương, đặc biệt là những văn bản mới ban hành, có sửa đổi bổ sung… Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn miễn phí, hướng dẫn thực hiện các văn bản đó, đồng thời trao đổi hướng dẫn những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại đơn vị về quá trình thực hiện các quy định liên quan. Nguồn kinh phí lấy từ ngân sách của tỉnh. Chính quyền tỉnh đã quan tâm và ban hành những văn bản quy định cụ thể các tiêu chuẩn lao động về tuổi làm việc, giờ làm thêm, tiền lương tối thiểu cũng như các văn bản về giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ vay 19
- vốn chương trình việc làm và phát triển nông thôn, các quy định liên quan đến đánh giá tay nghề lao động... 3.3.3. Thực trạng thực thi chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của UBND tỉnh Thái Nguyên 3.3.3.1. Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư nhằm tạo việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 15/11/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên 3.3.3.2. Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động theo Quyết định số 1547/QĐ-UBND ngày 27/6/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên 3.3.3.3. Thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn, giải quyết việc làm từ nguồn Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm thông qua NH Chính sách Xã hội. 3.3.3.4. Thực hiện chính sách đưa người lao động trên địa bàn tỉnh ra nước ngoài làm việc 3.3.3.5. Thực hiện chính sách phát triển thị trường lao động và kết nối cung – cầu lao động 3.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát của UBND tỉnh Thái Nguyên trong lĩnh vực giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Theo kết quả kiểm tra và số liệu tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát công tác công tác giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tại các đơn vị cấp huyện, xã, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các lớp dạy nghề được tổ chức tại các xã, phường, thị trấn, giai đoạn 2011 - 2020, đã tổ chức 1.136 cuộc kiểm tra, giám sát. Trong đó: + Giai đoạn 2011 - 2015, tổ chức 556 cuộc kiểm tra, giám sát (năm 2011: 117 cuộc, năm 2012: 102 cuộc,năm 2013: 154 cuộc kiểm tra, năm 2014: 98 cuộc, năm 2015: 85 cuộc). + Giai đoạn 2016 - 2020, tổ chức 580 cuộc kiểm tra, giám sát (năm 2016: 95 cuộc, năm 2017: 125 cuộc, năm 2018: 112 cuộc, năm 2019: 115 cuộc, 2020: 133 cuộc). Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát đã kịp thời phát hiện, xử lý và chấn chỉnh những sai phạm; kiến nghị khắc phục những hạn chế, thiếu sót, giúp các đơn vị thực hiện tốt hơn chính sách pháp luật về lao động việc làm nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn nói riêng. 3.3.5. Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động và việc làm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm các cơ quan sau: - Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên: - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 313 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn