Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thương mại ở tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào
lượt xem 2
download
Luận án "Quản lý nhà nước về thương mại ở tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thương mại ở tỉnh Luang Prabang. Xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về thương mại ở tỉnh Luang Prabang; đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại ở tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thương mại ở tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .....….….…..…/.………………. ……./……. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOUAVANG YONGKOUACHEUXA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI Ở TỈNH LUANG PRABANG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2023
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hoàng Quy TS. Nguyễn Xuân Thu Phản biện 1: …………….. Phản biện 2: …………….. Phản biện 2: …………….. Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ... Nhà G - Hội trường bảo vệ luận án tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội Thời gian: Vào hồi … giờ… ngày … tháng … năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban quản lý đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Houavang Yongkouacheuxa (2021) “Công tác quản lý nhà nước về thương mại ở tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào” - Tạp chí Quản lý nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia, Số 310; Tháng 11 năm 2021; Trang số 122 - 124. 2. Houavang Yongkouacheuxa, Dr. Nguyễn Xuân Thu (2022) “IT APPLICATION IN STATE MANAGEMENT IN LUANG PRABANG PROVINCE, LAO PDR” - PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE: GOVERNANCE IN DIGITAL TRANSFORMATION; NATIONAL POLIGICAL PUBLISHING HOUSE; HA NOI - 2022; PAGES 859 - 867. 3. Houavang Yongkouacheuxa (2022) “Evaluation of state management of trade in Luang Prabang province” - International Journal of Advanced Multidisciplinary Research and Studies; Volume 2, Issue 4, 2022; Pages 732 - 735.
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thương mại là một trong những bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế, là yếu tố chủ yếu thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nền sản xuất hàng hóa. Từ thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng: “Thương mại là một pháo đài bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành” [5, Tr 342]. Do đó, hoạt động thương mại nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Hoạt động thương mại bao gồm nhiều hình thức như trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) nhằm mục đích sinh lời. Trong quá trình tiến hành các hoạt động thương mại, chủ thể kinh doanh một mặt tạo ra lợi ích cho chính mình, mặt khác đã tạo ra lợi ích cho toàn nền kinh tế, như việc làm cho người lao động, xuất khẩu thu ngoại tệ, đóng thuế cho ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng. Lý thuyết QLNN đã chỉ ra vai trò của QLNN trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển hoạt động thương mại nói riêng. Nhà nước sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý để tác động đến các hoạt động thương mại để đạt được các mục tiêu mong muốn. Lý luận cũng đã phát triển các nội dung QLNN về thương mại như: Xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật; thiết kế và thực thi các chính sách chương trình; tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ CBCC QLNN; tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thực hiện. Bên cạnh đó, yêu cầu của QLNN là cần đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, tuy nhiên các tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả của QLNN áp dụng trong thực tiễn còn ít được quan tâm xây dựng. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, phát triển các lý luận QLNN về thương mại ở cấp chính quyền địa phương về nội dung QLNN và đánh giá hiệu quả, hiệu lực QLNN sẽ góp phần hoàn thiện hơn hệ thống lý luận QLNN về thương mại nói chung. Trong quá trình đổi mới, hoạt động thương mại và QLNN về thương mại đã đạt được những thành tựu nhất định, song cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Xét ở tầm vĩ mô, nhà nước Lào còn thiếu các phương thức hỗ trợ phát triển thực tế, cũng như thiếu một hành lang pháp lý cần thiết cho việc tiến hành các hoạt động thương mại. Cơ chế quản lý của nhà nước còn nặng về bảo hộ thương mại, thị trường kém tính thông thoáng. Để tham gia một cách có hiệu quả vào quá trình hội nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế thì CHDCND Lào cần phải có những đổi mới trong QLNN về thương mại để vượt qua những khó khăn đang gặp phải hiện nay. Ở cấp chính quyền địa phương, Luang Prabang là địa bàn được lựa chọn nghiên cứu vì tỉnh Luang Prabang được xếp vào nhóm 5 tỉnh có quy mô dân số lớn nhất nước CHDCND Lào. Địa bàn Luang Prabang có cả nông thôn và đô thị, hoạt động thương mại có sự đan xen, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai khu vực này. Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh là khá tốt, khoảng 6% trong các năm 2016-2022, tốc độ tăng trưởng thương mại cũng ở mức độ trung bình so với cả nước. Tuy nhiên, Báo cáo đánh giá của Ngân hàng 1
- phát triển châu Á về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực thương mại và đầu tư của Lào (ProFit) cho thấy, Luang Prabang xếp hạng cuối cùng (17/17) trong các địa phương vào năm 2017 và tăng lên 15/17 vào năm 2019. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cũng gián tiếp chỉ ra rằng công tác QLNN về thương mại của tỉnh còn rất yếu kém, đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cần cải thiện. Vì vậy, việc nghiên cứu một địa phương thuộc nhóm tỉnh có đóng góp quan trọng về GDP cho cả nước, mang đặc điểm thương mại ở cả nông thôn và thành thị, có mức độ tăng trưởng thương mại ở mức trung bình của cả nước, nhưng lại được đánh giá là tỉnh còn có nhiều hạn chế nhất trong QLNN, sẽ giúp các nhà quản lý có bức tranh đầy đủ hơn về các vấn đề mà QLNN về thương mại ở cấp địa phương đang gặp phải. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về thương mại ở tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu QLNN về thương mại ở tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào nhằm mục đích làm rõ nội dung QLNN về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh, đánh giá thực tiễn QLNN về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về thương mại của chính quyền đại phương cấp tỉnh cho tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến QLNN về thương mại. Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên trong nước và ngoài nước có liên quan đến QLNN về thương mại. Thứ hai, xác định nội dung và các tiêu chí đánh giá QLNN về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Thứ ba, nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về thương mại của một số địa phương, rút ra bài học cho tỉnh Luang Prabang. Thứ tư, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về thương mại ở tỉnh Luang Prabang. Xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong QLNN về thương mại ở tỉnh Luang Prabang. Thứ năm, đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về thương mại ở tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động QLNN về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh với chủ thể quản lý trực tiếp là các cơ quan chuyên môn QLNN ở cấp tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu các nội dung QLNN về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh, bao gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, 2
- kế hoạch về phát triển thương mại; Quản lý tạo môi trường kinh doanh thương mại; Thanh tra, kiểm tra trong QLNN về thương mại. - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động QLNN về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh với chủ thể quản lý trực tiếp là các cơ quan chuyên môn QLNN ở cấp tỉnh ở tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu thực tiễn QLNN về thương mại từ năm 2016 - 2022 và đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về thương mại đến năm 2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - LêNin theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp - Phương pháp so sánh - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp thu thập dữ liệu bằng phiếu điều tra xã hội 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Quản lý nhà nước về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh bao gồm những nội dung nào? Đánh giá QLNN về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh dựa trên các tiêu chí nào? - Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong thực trạng QLNN về thương mại ở tỉnh Luang Prabang là gì? - Để hoàn thiện QLNN về thương mại ở tỉnh Luang Prabang có hiệu lực, hiệu quả thì tỉnh cần có những giải pháp nào? 5.2. Giả thuyết khoa học Giả thuyết được đặt ra là: việc cải thiện chất lượng đầu vào và khắc phục các hạn chế trong quá trình thực hiện QLNN về thương mại của tỉnh Luang Prabang sẽ giúp cải thiện hiệu quả hiệu lực QLNN về thương mại của tỉnh Luang Prabang. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Về mặt lý luận (1) Bổ sung thêm khái niệm QLNN về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh. (2) Xác định nội dung QLNN về thương mại của chính quyền cấp tỉnh. (3) Cụ thể hoá các tiêu chí đánh giá hiệu quả, hiệu lực QLNN về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh dựa trên quan điểm hệ thống. 6.2. Về mặt thực tiễn (1) Phân tích toàn diện về thực trạng QLNN về thương mại. (2) Luận án đã cung cấp cho chính quyền tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào các giải pháp hoàn thiện QLNN về thương mại. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục. Nội dung của luận án được chia thành 4 chương, cụ thể: 3
- Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại ở tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào Chương 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại ở tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu về thương mại Về vai trò của thương mại: Ngay từ những thế kỷ XV, các nhà kinh tế trọng thương đã đề cao vai trò của thương mại trong phát triển kinh tế. Ngày nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của lĩnh vực thương mại như nghiên cứu của Little, Scitovsky, Scott (1971) [90], Balassa (1971) [86], Feder (1983) [88], Edwards (1998) [93], Frankel và Romer (1999) [89], Dollar và Kraay (2001) [87], Porter M.E. (2003) [92] nghiên cứu về tác động của thương mại, của tự do thương mại đến tăng trưởng kinh tế của các ngành hay của cả quốc gia. Về quan hệ thương mại của quốc gia: Có rất nhiều nghiên cứu về quan hệ thương mại nhằm luận giải sự phát triển thương mại của các quốc gia. Các nghiên cứu liên quan đến nội dung này bao gồm: - Trịnh Thị Thanh Thuỷ (2007), Luận án tiến sĩ kinh tế “Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. - Dương Quỳnh Hoa (2012), Luận án tiến sỹ luật kinh tế “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế đối với các quan hệ thương mại trong giai đoạn hiện nay ở nước ta”. - Dương Hoàng Anh (2020), Luận án tiến sĩ Quản lý kinh tế “Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam với các nước Đông Á đến năm 2030”. Về các vấn đề kỹ thuật trong hoạt động thương mại: Một số nghiên cứu thực hiện hướng đến các nội dung kỹ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động thương mại như vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu hay hợp đồng trong thương mại, các công trình nghiên cứu theo hướng này bao gồm: - Nguyễn Văn Thoan (2010) với đề tài: “Ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”. - Hồ Công Anh Bảo (2015), Luận án tiến sĩ kinh doanh “Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam”. - Nguyễn Thị Kim Thanh (2022), Luận án tiến sĩ Luật kinh tế “Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo pháp luật Việt Nam”. Về phát triển thương mại: Các nghiên cứu ở cấp độ quốc gia gồm: - Phoxay Sitthysonh (2011), Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển thị trường xuất khẩu 4
- hàng hóa của nước CHDCND Lào giai đoạn đến năm 2020”. - Trần Công Sách (2013) “Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc xây dựng chiến lược phát triển thị trường hàng hoá trong nước thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030”. - Lê Danh Vĩnh (2013) “Luận cứ khoa học cho xây dựng chính sách xuất nhập khẩu bền vững của Việt Nam thời kỳ 2011-2020”. - Bounvisay Kongpaly (2013), Luận án tiến sĩ kinh tế “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. - Trần Việt Thảo (2016) luận án tiến sĩ “Chính sách vĩ mô đối với phát triển kết cấu hạ tầng thương mại ở các đô thị lớn nước ta hiện nay”. - Lê Nguyễn Diệu Anh (2020), Luận án tiến sĩ kinh tế“Phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Các nghiên cứu ở cấp độ địa phương gồm: - Nguyễn Trường Giang (2013), Luận án tiến sĩ kinh tế “Giải pháp phát triển thương mại tỉnh Lào Cai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. - Phengsy Sylavy (2013), Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ ở tỉnh Xê Koong, nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào”. - Dương Thị Tình (2015), Luận án tiến sĩ “Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. - Nguyễn Xuân Thủy (2016), Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”. - Hoàng Sĩ Nam (2018), Luận án tiến sĩ “Phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”. 1.2. Các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về thương mại Các nghiên cứu tổng thể QLNN về thương mại, gồm: - Chanseng Phimmavong (2003), Luật án tiến sĩ Luật học“Đổi mới quản lý nhà nước về thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”. - Nguyễn Mạnh Hoàng (2008), Luận án tiến sĩ Kinh tế “Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hoá trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020”. - Đoàn Thị Thanh Hương (2008), Luận án Tiến sỹ“Gải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nhằm phát triển thương mại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. - Đào Anh Tuấn (2014), Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh “Quản lý nhà nước về thương mại điện tử”. - Chu Thanh Hải (2016), Luận án tiến sĩ Kinh tế “Đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”. - Vũ Thị Hồng Phượng (2021),Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế “Quản lý nhà nước của Thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hóa”. Các nghiên cứu về chính sách, chiến lược, pháp luật về thương mại, gồm: - Phong Tisouk (2012), Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào”. 5
- - Nguyễn Thanh Bình (2012), Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”. - Trần Hoàng Long (2012), Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện chính sách thương mại nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam”. - Nguyễn Thị Thúy Hồng (2014), Luận án tiến sĩ kinh tế “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO”. - Thatsanadeuane Khamkeo (2016), Luận án tiến sĩ kinh tế “Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến năm 2020”. - Mai Yayongyia (2016), Luận án tiến sĩ kinh tế “Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào”. - Keovichith Khaykhamphithuone (2017), Luận án Tiến sĩ Luật học “Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”. - Phan Văn Cường (2019), Luận án tiến sĩ kinh tế “Chính sách phát triển thương mại miền núi khu vực Bắc Trung Bộ”…vv. 1.3. Nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.3.1. Nhận xét về kết quả đạt được của các công trình Tổng quan các công trình nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét như sau: - Thứ nhất, các nghiên cứu đi trước về hoạt động thương mại là khá đa dạng, nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về thương mại. - Thứ hai, các công trình nghiên cứuQLNN về thương mại hay QLNN trong một lĩnh vực thương mại cụ thể, thường tiếp cận theo các nội dung QLNN. - Thứ ba, các nghiên cứu về chiến lược, chính sách hay luật pháp về thương mại cũng thường dựa trên cơ sở lý thuyết chuyên ngành để nghiên cứu đánh giá các chiến lược, chính sách, luật pháp trong thực tiễn. - Thứ tư, sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng, các nghiên cứu QLNN về thương mại thường áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh mang tính định tính, một số nghiên cứu có sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để thu thập thông tin sơ cấp nhằm đánh giá về QLNN. 1.3.2. Những khoảng trống cần nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, các khoảng trống nghiên cứu có thể chỉ ra là: (1) Mặc dù QLNN về thương mại có nhiều nội dung, nhưng ở cấp độ địa phương, các nghiên cứu về QLNN chủ yếu tập trung nghiên cứu chiến lược, chính sách phát triển thương mại của chính quyền địa phương. (2) Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu QLNN về thương mại thường đánh giá các nội dung QLNN nhưng chỉ có một vài công trình xây dựng các tiêu chí đánh giá QLNN về thương mại, tuy nhiên các tiêu chí mà các công trình nghiên cứu này đề cập chưa mang tính chung nhất, phổ biến nhất cho các nội dung QLNN về thương mại nói chung. Tiểu kết chương 1 Để nghiên cứu QLNN về thương mại ở tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào một cách khoa học mang tính kế thừa, tác giả luận án đã tổng quan các công trình 6
- nghiên cứu liên quan đến đề tài, trong đó tập trung vào các công trình nghiên cứu về thương mại và các công trình nghiên cứu liên quan đến QLNN về thương mại. Thương mại và QLNN về thương mại là nội dung được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nên có nhiều công trình nghiên cứu về thương mại và QLNN về thương mại cả ở cấp độ quốc gia và cấp độ địa phương với các cách tiếp cận khác nhau. Chương 1 đã tổng quan các công trình nghiên cứu theo hệ thống từ các công trình nghiên cứu về thương mại nói chung, đến các công trình nghiên cứu về QLNN về thương mại nói riêng. Trên cơ sở tổng quan, chương 1 đã đưa ra các nhận xét về giá trị của các nghiên cứu đi trước mà luận án có thể kế thừa, đồng thời cũng chỉ ra 2 vấn đề được coi là “khoảng trống” nghiên cứu, nếu được bổ sung sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận QLNN về thuơng mại. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 2.1. Những vấn đề cơ bản về thương mại 2.1.1. Khái niệm về thương mại Thương mại là các quan hệ kinh tế phản ánh các hoạt động gắn liền và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận. Trong đó, hoạt động thương mại bao gồm: mua bán hàng hóa, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lợi khác. 2.1.2. Nguyên tắc hoạt động thương mại Trong hoạt động thương mại thường áp dụng 06 nguyên tắc cơ bản: - Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật; - Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận; - Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại; - Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại; - Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng; - Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại. 2.1.3. Đặc điểm của thương mại Thứ nhất, thương mại là hoạt động kinh doanh, buôn bán hay sử dụng dịch vụ. Thứ hai, nội dung của hoạt động thương mại hướng đến hai nhóm hoạt động cơ bản. Đó là mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Thứ ba, hoạt động thương mại ngày càng có chiều hướng phát triển đa dạng và quy mô hơn. 2.1.4. Phân loại thương mại Nghiên cứu sinh đưa ra 05 cách thức phân loại: - Theo phạm vi hoạt động thương mại; - Theo các khâu của quá trình lưu thông; - Theo đối tượng của hoạt động thương mại; - Theo kỹ thuật trao đổi, buôn bán; 7
- - Theo mức độ cản trở thương mại. 2.1.5. Vai trò của thương mại trong phát triển kinh tế Thứ nhất, thương mại thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước; Thứ hai, thương mại thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH đất nước; Thứ ba, thương mại thúc đẩy phát triển các ngành khác của nền kinh tế; Thứ tư, thương mại thúc đẩy việc phân phối các nguồn lực; Thứ năm, thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. 2.2. Quản lý nhà nước về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh 2.2.1. Khái niệm, chức năng quản lý nhà nước về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh *Khái niệm: - Khái niệm quản lý nhà nước - Khái niệm quản lý nhà nước về thương mại - Khái niệm về chính quyền địa phương cấp tỉnh - Khái niệm quản lý nhà nước về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh. QLNN về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh là một bộ phận hợp thành của QLNN về kinh tế, là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của chính quyền cấp tỉnh trong QLNN về thương mại đến các đối tượng quản lý là thương nhân và chủ thể kinh tế khác cùng với hoạt động mua bán của họ thông qua việc sử dụng các công cụ, chính sách, nguyên tắc và phương pháp quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong từng giai đoạn phát triển. *Chức năng: - Chức năng định hướng cho sự phát triển thương mại - Chức năng tạo lập môi trường cho sự phát triển thương mại - Chức năng điều tiết và kiểm soát hoạt động thương mại 2.2.2. Mục tiêu, chủ thể, đối tượng, phương pháp, công cụ quản lý nhà nước về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh - Mục tiêu: + Phát triển thương mại của địa phương trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. + Tạo môi trường kinh doanh thương mại minh bạch, lành mạnh, thúc đẩy phát triển thị trường cho các hàng hoá, dịch vụ của tỉnh. + Bảo đảm các hoạt động thương mại tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ thị trường nội tỉnh. Chủ thể QLNN về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh bao gồm: UBND huyện và các cơ quan hành chính trực thuộc UBND cấp tỉnh. Đối tượng của QLNN về thương mại: là các hoạt động thương mại diễn ra trên địa bàn tỉnh nhằm mục đích sinh lợi. Các phương pháp QLNN về thương mại bao gồm: Phương pháp hành chính; Phương pháp kinh tế; Phương pháp giáo dục. 8
- Công cụ QLNN về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh: là pháp luật; chính sách; kế hoạch hoá. 2.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh - Nguyên tắc bảo đảm tuân thủ pháp luật. - Nguyên tắc bảo đảm sự tự do, tự nguyện thoả thuận, áp dụng thói quen, tập quán. - Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. - Nguyên tắc hiệu quả trong QLNN. - Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ. 2.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh 2.2.4.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại - Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại. Các hoạt động chính trong xây dựng chiến lược, kế hoạch là: Thu thập và xử lý thông tin nhằm phân tích đánh giá bối cảnh; Phối hợp thảo luận giữa các bên liên quan xác định mục tiêu và biện pháp để đạt được mục tiêu; Soạn thảo chiến lược, kế hoạch; Ban hành chiến lược, kế hoạch. - Tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch về thương mại. Các hoạt động thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại là: Phổ biến, tuyên truyền chiến lược, kế hoạch; Phân công, phối hợp thực hiện; Giám sát, đánh giá quá trình thực thi chiến lược, kế hoạch; Tổng kết rút kinh nghiệm về quá trình thực hiện. 2.2.4.2. Quản lý tạo môi trường kinh doanh thương mại Nội dung QLNN này được thực hiện chủ yếu thông qua các nội dung: Quản lý đăng ký kinh doanh thương mại; Quản lý đăng ký, niêm yết giá; Quản lý chất lượng hàng hoá lưu thông; Quản lý xúc tiến thương mại, quản lý hỗ trợ sản xuất - xuất khẩu hàng hóa và phát triển doanh nghiệp. 2.2.4.3. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh Quản lý thị trường, bảo vệ người tiêu dùng được thực hiện thông quan việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực thương mại của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; Chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ; Chống các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường và các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh. 2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh 2.2.5.1. Các nhân tố khách quan Một là, hệ thống pháp luật, chính sách về thương mại của nhà nước. Hai là, các nhân tố văn hóa, tập quán kinh doanh thương mại. Ba là, trình độ của thương nhân, chủ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Bốn là, sự tham gia và ủng hộ của thương nhân và doanh nghiệp. Năm là, sự phát triển mạnh mẽ của KHCN và quá trình hội nhập quốc tế. 2.2.5.2. Các nhân tố chủ quan Một là, hệ thống thể chế hành chính QLNN về thương mại. 9
- Hai là, nhân tố con người. Ba là, tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật. Bốn là, ứng dụng công nghệ thông tin. 2.2.6. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh 2.2.6.1. Lý thuyết thay đổi và đánh giá QLNN theo chuỗi kết quả - Đầu vào (input) - Quá trình thực hiện (performance) - Đầu ra (output) - Kết quả cuối cùng (Outcome) - Hiệu quả (effeciency) - Hiệu lực (effectiveness) - Bền vững (sustainability) 2.2.6.2. Các tiêu chí đánh giá QLNN về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh - Các tiêu chí định lượng - Các tiêu chí định tính 2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thương mại của một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thương mại của một số địa phương 2.3.1.1. Kinh nghiệm của thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào - Phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thương mại - Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thương mại - Tổ chức và quản lý các loại hình hoạt động XTTM - Tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước về thương mại - Thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường - Phát triển nguồn nhân lực QLNN về thương mại trên địa bàn thủ đô 2.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Khăm Muôn nước CHDCND Lào - Về nguồn nhân lực - Về công tác phát triển hạ tầng thương mại, mạng lưới thương mại - Công tác thanh tra, kiểm tra và bảo vệ người tiêu dùng - Về quản lý xuất nhập khẩu và thương mại xuyên biên giới - Về quản lý đăng ký doanh nghiệp - Về khuyến khích thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển sản phẩm 2.3.1.3. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội, nước CHXHCN Việt Nam Thứ nhất, tạo môi trường và điều kiện cho thương mại phát triển Thứ hai, định hướng cho sự phát triển của thương mại Thứ ba, điều tiết và can thiệp vào hoạt động thương mại của nền kinh tế quốc dân Thứ tư, quản lý trực tiếp khu vực kinh tế trên địa bàn thủ đô Hà Nội 2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Luang Prabang nước CHDCND Lào Thứ nhất, cần phát huy vai trò của cơ quan chủ trì là Sở Công thương Thứ hai, phát huy vai trò định hướng của QLNN về thương mại Thứ ba, tạo môi trường và điều kiện cho thương mại phát triển 10
- Thứ tư, tăng cường công tác thanh kiểm tra, chú trọng bảo vệ người tiêu dùng Tiểu kết chương 2 Trong chương 2, luận án đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về thương mại, vai trò của thương mại trong phát triển kinh tế; QLNN về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh, nêu ra chức năng, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, phương pháp, công cụ, nguyên tắc QLNN về thương mại của chính quyền địa phương cấp, trong đó xác định nội dung QLNN về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh gồm 03 nội dung cơ bản, mang tính phổ biến, chung nhất là: Xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại; Quản lý tạo môi trường kinh doanh thương mại; Thanh tra, kiểm tra trong QLNN về thương mại. Đồng thời, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về thương mại và xác định các tiêu chí đánh giá QLNN về thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Ngoài những vấn đề về lý luận, còn nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiêm QLNN về thương mại ở một số địa phương để rút ra bài học cho tỉnh Luang Prabang. Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI Ở TỈNH LUANG PRABANG NƯỚC CHDCND LÀO 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Luang Prabang nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên Luận án khái quát những đặc điểm chung của tỉnh: vị trí địa lý, diện tích, đơn vị hành chính, khí hậu - thủy văn… - Luang Prabang nằm ở đường kinh tuyến 21oC 10’ và đường vĩ tuyến 19oC 150’ thuộc miền Bắc của Lào. - Luang Prabang có diện tích tự nhiên 20.009/km2 (chiếm 7,1% diện tích tự nhiên cả nước). - Luang Prabang có 12 đơn vị hành chính trực thuộc. 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Luận án nêu ra các thông tin về dân số, cơ cấu nguồn nhân lực xã hội, chất lượng nguồn lao động, hệ thống hạ tầng cơ sở giáo dục, y tế, đường xá giao thông, diện tích sản xuất, tổng sản phẩm nội địa và tổng vốn đầu tư cả giai đoạn, cơ cấu kinh tế. Bảng 3.4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (2016-2022) Đơn vị tính: % Kế hoạch Kết quả thực hiện Bình quân Lĩnh vực 2016-2022 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2016-2022 Nông - lâm 27 32 31 30 29 28 29 29 30 nghiệp Công nghiệp 28 24 23 24 25 25 25 24 24 Thương mại - 45 44 46 46 46 47 46 47 46 Dịch vụ Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100 100 11
- (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Luang Prabang - Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hộicác năm 2016-2022) 3.2. Thực trạng thương mại của tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào 3.2.1. Số lượng và quy mô của doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Bảng 3.5: Số lượng và quy mô doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Luang Prabang năm 2022 QUY MÔ SỐ LƯỢNG TỶ TRỌNG (%) Doanh nghiệp siêu nhỏ 11.802 78 Doanh nghiệp nhỏ 2.143 14 Doanh nghiệp vừa 725 5 Doanh nghiệp lớn 531 3 TỔNG CỘNG 15.201 100 (Nguồn: Sở Công thương tỉnh Luang Prabang - Báo cáo tình hình phát triển ngành công thương trên địa bàn tỉnh, năm 2022) Bảng 3.6: Tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang phân chia theo cấp quản lý Đơn vị tính: tỷ Kíp TT Cấp Số lượng doanh nghiệp Số vốnđăng ký (tỷ kíp) 1 Cấp tỉnh 11.108 177.895,8 2 Cấp huyện 4.093 463,2 TỔNG CỘNG 15.201 178.359 (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Luang Prabang, xử lý của tác giả) 3.2.2. Tổng mức bán buôn - bán lẻ nội địa Tổng mức bán buôn - bán lẻ nội địa tỉnh Luang Prabang giai đoạn 2016-2022 đạt 7.559,81 tỷ Kíp, tăng trung bình57,33%/năm; từ 626,5 tỷ Kíp năm 2016 lên 1.783,43 tỷ Kíp năm 2021và 1.256,82 tỷ Kíp năm 2022. Bảng 3.7: Tổng mức bán buôn - bán lẻ nội địa qua các năm của tỉnh Luang Prabang Năm Tổng mức bán (tỷ Kíp) Tốc độ tăng (%) 2016 626,50 - 2017 992,00 58,34 2018 1.095,00 10,38 2019 1.148,36 4,87 2020 657,70 -42,73 2021 1.783,43 171,16 12
- 2022 1.256,82 -29,53 2016-2022 7.559,81 57,33% (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Luang Prabang, xử lý của tác giả) 3.2.3. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Giai đoạn năm 2016-2022 giá trị xuất khẩu là 2.398,95 tỷ Kíp so với kế hoạch thực hiện 67,09%, so với cùng kỳ các năm trước sụt giảm 19,49%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: hàng thủ công mỹ nghệ (58,39%), nông sản (26,39%), đồ rừng (6,78%) và đồ gỗ (5,98%). Thị trường xuất khẩu hàng hóa chủ yếu là: Trung Quốc 59,49%, Việt Nam 23,75%, Thái Lan 11,78% và các nước khác 4,98%. Bảng 3.8: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa hàng năm của tỉnh Luang Prabang Kim ngạch xuất Tốc độ tăng các Tốc độ tăng trung bình Năm khẩu (tỷ Kíp) măm (%) giai đoạn (%) 2016-2022 2.398,95 - 2016 344,44 - 2017 95,30 -72.33 2018 136,60 43,34 428,06 2019 174,64 27,85 2020 79 -54,76 2021 1.275,40 1514,43 2022 293,57 -76,98 (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Luang Prabang, xử lý của tác giả) Cùng với sự gia tăng hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu của Luang Prabang trong những năm qua cũng tăng với tốc độ khá, giai đoạn năm 2016-2022 đạt 1.503,50 tỷ Kíp so với kế hoạch 5 năm thực hiện được 104,55%, so với cùng kỳ 5 năm trước tăng 21,28%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: vật liệu xây dựng, đồ mặc, đồ gia dụng, xăng dầu và lương thực thực phẩm. Nhập từ Thái Lan 66,21%, Việt Nam 20,32% và Trung Quốc 11,75%. Bảng 3.9: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa hàng năm của tỉnh Luang Prabang Đơn vị tính: Tỷ Kíp/% Kim ngạch nhập Tốc độ tăng các Tốc độ tăng trung bình Năm khẩu (tỷ kíp) năm (%) giai đoạn (%) 2016-2022 1.503,50 21,28 2016 119,88 - 2017 330,09 182,51 107,94 2018 68,56 -79,23 2019 283,36 313,30 2020 115,97 -59,07 13
- 2021 218.63 88,52 2022 367,01 67,87 (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Luang Prabang, xử lý của tác giả) 3.2.4. Chất lượng tăng trưởng của thương mại trên địa bàn 3.2.4.1. Đóng góp của thương mại trong GDP Bảng 3.11. Đóng góp của thương mại trong GDP tỉnh Luang Prabang Đơn vị tính: Tỷ Kíp GDP 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 GDP - Tỷ Kíp Tỉnh 6.033,00 6.527,70 7.036,87 7.557,20 7.888,14 7.998,67 7.374,61 Trong đó 1.090,82 1.417,39 1.300,16 1.606,37 852,67 2.479,59 1.917,40 thương mại Đóng góp của thương mại - % Tỉnh 100 100 100 100 100 100 100 Trong đó 18 22 18 21 11 31 26 thương mại (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Luang Prabang, xử lý của tác giả) 3.2.4.2. Giá trị gia tăng của thương mại Trong giai đoạn 2016-2022 giá trị gia tăng thương mại của tỉnh là 1.120,65 tỷ Kíp, trung bình cả giai đoạn là 160,09 tỷ Kíp/năm. 3.3. Tổ chức bộ máy, nhân lực và ngân sách phân bổ cho quản lý nhà nước về thương mại của tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào 3.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại ở tỉnh Luang Prabang QLNN về thương mại ở địa phương, các phòng chuyên môn của Sở Công thương gồm: - Phòng thương mại nội địa, - Phòng xuất nhập khẩu, - Phòng quản lý đăng ký doanh nghiệp, - Phòng khuyến khích và phát triển hàng hóa, - Phòng thanh tra, kiểm tra. 3.3.2. Nhân lực quản lý nhà nước về thương mại Bảng 3.12: Số lượng cán bộ - công chức ngành công thương tỉnh Luang Prabang qua các năm 2016-2022 Đơn vị tính: Người Năm Cấp 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Nam nữ Nam nữ Nam nữ Nam nữ Nam nữ Nam nữ Nam nữ 29 14 30 14 32 14 33 16 36 23 36 23 37 23 Tỉnh 43 44 46 49 59 59 60 60 19 61 19 61 19 61 20 59 19 63 20 68 21 Huyện 79 80 80 81 78 83 89 Tổng 89 33 91 33 93 33 94 36 95 42 99 43 105 44 14
- cộng 122 124 126 130 137 142 149 (Nguồn: Sở Công thương tỉnh Luang Prabang - Bảng thống kê cán bộ - công chức ngành công thương các năm 2016-2022) 3.3.3. Ngân sách phân bổ cho quản lý nhà nước về thương mại Bảng 3.14: Ngân sách phân bổ cho hoạt động quản lý nhà nước về thương mại ở tỉnh Luang Prabang các năm 2016-2022 Đơn vị tính: Triệu kíp Năm Nội dung 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Tổng ngân sách 2,000.50 2,302.20 2,502.47 2,630.60 2,700.50 2,800.00 2,850.60 1. Chi thường 1,940.50 2,234.20 2,422.47 2,550.10 2,600.50 2,680.00 2.725,60 xuyên 1.1. Lương và 1,578.80 1,862.09 2,043.00 2,168.60 2,170.50 2,226.00 2,245,10 phụ cấp 1.2. Chính sách 100.20 103.20 105.40 115.00 130.00 130.00 135.00 trợ cấp 1.3. Chi hành 200.00 204.16 208.32 200.00 210.00 220.00 235.00 chính 1.4. Chi tiêu điều chỉnh - khuyến 58.00 58.75 59.25 60.00 82.00 95.00 100.10 khích 1.5. Chi mua tài sản cho mục đích 5.50 6.00 6.50 6.50 8.00 9.00 10.50 hành chính 2. Chi tiêu kỹ 60.00 68.00 80.00 80.50 100.00 120.00 125.00 thuật 2.1. Chi tiêu hành chính kỹ 16.00 18.50 20.46 20.50 25.00 27.00 30.00 thuật 2.2. chi tiêu điều 44.00 49.50 59.54 60.00 75.00 93.00 95.00 chỉnh kỹ thuật (Nguồn: Sở Công thương tỉnh Luang Prabang - Báo cáo chi tiêu các năm 2016-2022) 3.4. Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại ở tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào 3.4.1. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại ở tỉnh Luang Prabang nước CHDCND Lào 3.4.1.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại - Chiến lược phát triển phát triển thương mại 10 năm (2016-2025) và tầm nhìn đến năm 2030. Nội dung chính của chiến lược bao gồm: Tạo ra lợi ích từ hội nhập kinh tế; Xây dựng môi trường tốt và thuận lợi cho doanh nghiệp; Phát triển năng lực cạnh tranh. 15
- - Kế hoạch phát triển thương mại 5 năm 2016 - 2020. Nội dung chính của kế hoạch là: Tạo ra lợi ích từ hội nhập kinh tế; Xây dựng môi trường tốt và thuận lợi cho doanh nghiệp; Phát triển năng lực cạnh tranh. - Kế hoạch phát triển thương mại hàng năm: 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021 và 2022. Nội dung của các kế hoạch này chủ yếu gồm: i) Thương mại nội địa (quản lý giá và thị trường, thanh tra thương mại, bảo vệ người tiêu dùng, phát triển mạng lưới chợ); ii) Xuất nhập khẩu (công tác công nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, công tác hội nhập, tạo sự thuận lợi cho thương mại, thương mại biên giới và chợ biên giới); iii) Đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp; iv) Thúc đẩy xúc tiến thương mại và khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa (khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa, xúc tiến thương mại: hội trợ triển lãm, phát triển sản phẩm ODOP, khuyến khích sản xuất hàng hóa, mở rộng và tiếp cận thị trường); v) Tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự QLNN. 3.4.1.2. Tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại - Về tuyên truyền, phổ biến chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại. - Công tác thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại. - Công tác tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch Bảng 3.17: Đánh giá công tác tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại của chính quyền tỉnh Luang Prabang Mức độ đánh giá (1) Không bao giờ thực hiện (2) Hiếm khi thực hiện; (3)Thỉnh thoảng thực hiện; STT NỘI DUNG (4) Thường xuyên thực hiện; (5) Rất thường xuyên thực hiện 1 2 3 4 5 Phát triển mạng lưới chợ cộng 1 đồng và bán lẻ ở nông thôn 0.0% 0.0% 26.6% 64.1% 9.4% vùng sâu, vùng xa Phát triển chợ tạm, hội chợ 2 0.0% 0.0% 37.5% 53.1% 9.4% triển lãm ở nông thôn Quản lý hàng hóa, bảo vệ người 3 0.0% 0.0% 21.9% 73.4% 4.7% tiêu dùng 4 Quản lý giá cả 0.0% 0.0% 17.2% 63.3% 19.5% Hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu 5 0.0% 2.3% 18.8% 62.5% 16.4% hàng hóa là thế mạnh của tỉnh 6 Thúc đẩy tiếp cận vốn cho DNNVV 0.0% 3.9% 18.8% 64.1% 13.3% Bồi dưỡng và phát triển doanh 7 0.0% 4.7% 24.2% 58.6% 12.5% nhân Cải cách TTHC trong lĩnh vực 8 0.0% 2.3% 17.2% 68.0% 12.5% thương mại Xây dựng hệ thống thông tin về 9 0.0% 1.6% 21.9% 57.8% 18.8% đăng ký doanh nghiệp 16
- 10 Phát triển thương mại điện tử 0.0% 7.8% 34.4% 53.9% 3.9% (Nguồn: Kết quả khảo sát của Nghiên cứu sinh, năm 2021) 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 287 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 264 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 194 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn