intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển nhân lực thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Nutifood Nutifood | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

123
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển nhân lực thành phố Hồ Chí Minh trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận của giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT theo định hướng phát triển nhân lực, thực trạng giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh, các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT theo định hướng phát triển nhân lực thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển nhân lực thành phố Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC<br /> <br /> PHẠM ĐĂNG KHOA<br /> <br /> QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP<br /> Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG<br /> PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC<br /> Mã số: 62 14 01 14<br /> <br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Lê<br /> 2. GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc<br /> <br /> Phản biện 1: ...................................................................................................<br /> Phản biện 2: ...................................................................................................<br /> Phản biện 3: ...................................................................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp: …………..<br /> tại...............................................................................................................<br /> vào hồi ........... giờ ........... ngày ........... tháng ........... năm 2016.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam.<br /> - Trung tâm Thông tin - Thư viện , Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> - Phòng Tư liệu Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu<br /> Việt Nam đang tham gia mạnh mẽ vào tiến trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, tuy<br /> nhiên, ở sân chơi lớn, sự cạnh tranh càng khốc liệt để tồn tại và phát triển bền vững. Làm<br /> sao cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực (NL) chất lượng cao, vừa hồng, vừa<br /> chuyên, có đầy đủ phẩm chất và kỹ năng nghề nghiệp ngang tầm khu vực và quốc tế là bài<br /> toán nan giải của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp<br /> (GDHN) trong hệ thống giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã trở thành một tư tưởng chủ đạo,<br /> một nhu cầu cấp bách trong chiến lược phát triển nguồn NL nước ta, hướng đến sự năng<br /> động, sáng tạo, trình độ tay nghề cao và mỗi cá nhân có khả năng tự lựa chọn, định hướng<br /> và phát triển nghề nghiệp một cách khoa học và hiệu quả.<br /> Trong thời gian qua, công tác GDHN này vẫn còn nhiều bất cập, chưa thật sự hiệu quả,<br /> gây lãng phí khá lớn về sức người, sức của, góp phần tăng cao tỉ lệ thất nghiệp, tình trạng<br /> thừa thầy thiếu thợ, mất cân đối NL, chất lượng NL chưa cao đang là một trong những điểm<br /> yếu của Việt Nam. Trong khi đó, công tác GDHN hiện nay còn mang tính hình thức và chưa<br /> chuyên nghiệp. Đa số HS ít quan tâm và ít hiểu biết về các ngành nghề mà địa phương đang<br /> cần, nhiều HS chọn nghề theo cảm tính.<br /> Do đó, QL hiệu quả hơn GDHN ở trường THPT đã và đang là một nhu cầu cấp thiết, có<br /> ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng GDHN và chất lượng NL của từng địa phương trong<br /> thời kỳ cả nước đang đẩy mạnh CNH-HĐH và HNQT sâu, rộng như hiện nay, nhất là tại<br /> thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Với những lý do nêu trên, đề tài “Quản lý hoạt động giáo<br /> dục hướng nghiệp ở trường THPT theo định hướng phát triển nhân lực thành phố Hồ Chí Minh”<br /> thể hiện tính cấp thiết cao đối với sự phát triển bền vững của TPHCM.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của QL HĐGDHN ở trường THPT, đề xuất<br /> các giải pháp QL HĐGDHN ở trường THPT theo định hướng phát triển NL TPHCM.<br /> 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu<br /> 3.1. Khách thể nghiên cứu<br /> Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT.<br /> 3.2. Đối tượng nghiên cứu<br /> Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT trong mối quan hệ với phát<br /> triển nhân lực của TPHCM.<br /> 4. Câu hỏi nghiên cứu<br /> - Giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT và công tác phát triển NL, phát triển KT-XH có<br /> mối quan hệ như thế nào?<br /> - Thực trạng về GDHN và QL HĐGDHN ở trường THPT tại TPHCM hiện nay như thế<br /> nào? Những thành tựu cũng như những bất cập cần tháo gỡ là gì?<br /> 1<br /> <br /> - Tại sao TPHCM đã có nhiều chủ trương, nhiều HĐ thúc đẩy GDHN nói chung và<br /> GDHN ở trường THPT nói riêng, song hiệu quả của HĐGD này chưa cao, chưa tác động tích<br /> cực đến chất lượng NL của thành phố?<br /> - Những giải pháp QL nào là cấp thiết và khả thi để nâng cao chất lượng GDHN ở các<br /> trường THPT theo định hướng phát triển NL của TPHCM?<br /> 5. Giả thuyết khoa học<br /> Giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT tại TPHCM đã có những thành tựu nhất định,<br /> tuy nhiên đến nay vẫn chưa gắn với mục tiêu phát triển NL, phục vụ phát triển KT-XH của<br /> thành phố. Nguyên nhân cơ bản là do QL HĐGDHN ở trường THPT tại TPHCM chưa theo<br /> kịp với những thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động, với yêu cầu của XH, của<br /> PHHS và của HS. Nếu xây dựng được các giải pháp QL HĐGDHN phù hợp với bối cảnh<br /> mới theo hướng chuyên nghiệp hóa, XH hoá, liên kết và đa dạng hóa các nguồn lực trong và<br /> ngoài nhà trường, đẩy mạnh đầu tư cho QL HĐGDHN ở trường THPT tại TPHCM thì HĐ<br /> này sẽ đi vào nề nếp, chất lượng sẽ được nâng lên, đáp ứng được định hướng phát triển NL<br /> của thành phố.<br /> 6. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Hệ thống hoá cơ sở lý luận của GDHN và QL HĐGDHN ở trường THPT; về phát triển<br /> NL; về mối quan hệ giữa GDHN ở trường THPT với nhiệm vụ phát triển NL và sự phát triển<br /> KT-XH. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong QL HĐGDHN.<br /> - Khảo sát và đánh giá thực trạng GDHN và QL HĐGDHN ở trường THPT trên địa bàn<br /> TPHCM.<br /> - Đề xuất các giải pháp QL HĐGDHN ở trường THPT theo định hướng phát triển NL<br /> TPHCM.<br /> - Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp và tiến hành thử nghiệm một số<br /> giải pháp QL HĐGDHN tại một số trường THPT tại TPHCM.<br /> 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br /> Nghiên cứu khảo sát các trường THPT tại TPHCM và thử nghiệm một số giải pháp QL<br /> HĐGDHN ở trường THPT theo định hướng phát triển NL của địa phương trong phạm vi 04<br /> trường THPT tại TPHCM.<br /> 8. Các luận điểm bảo vệ<br /> - QL HĐGDHN ở trường THPT là một trong những khâu quyết định nhằm định hướng<br /> nghề nghiệp cho HS theo định hướng phát triển NL cho địa phương.<br /> - QL HĐGDHN ở trường THPT chỉ có thể được thực hiện hiệu quả thông qua việc tổ<br /> chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, xây dựng và kiện toàn bộ máy, phát<br /> triển đội ngũ làm công tác GDHN ở trường THPT.<br /> <br /> 2<br /> <br /> - Đổi mới xây dựng kế hoạch, cải tiến nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện có<br /> hiệu quả HĐGDHN là khâu đột phá để thực hiện tốt HĐGDHN ở trường THPT theo định<br /> hướng phát triển nhân lực của TPHCM.<br /> - Xây dựng Bộ khung đánh giá hiệu quả QL HĐGDHN là định hướng và là căn cứ quan<br /> trọng để đổi mới và QL có hiệu quả HĐGDHN ở trường THPT theo định hướng phát triển<br /> NL TPHCM trong bối cảnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.<br /> 9. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br /> 9.1. Phương pháp luận<br /> 9.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể<br />  Các phương pháp nghiên cứu lý luận<br />  Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />  Các phương pháp xử lý số liệu thống kê<br /> 10. Đóng góp mới của luận án<br /> 10.1. Về lý luận<br /> Góp phần làm sáng tỏ những luận cứ khoa học về QL HĐGDHN ở trường THPT theo<br /> định hướng phát triển NL của một địa phương.<br /> 10.2. Về thực tiễn<br /> Xây dựng và khẳng định được các giải pháp nâng cao hiệu quả QL HĐGDHN ở<br /> trường THPT theo định hướng phát triển NL của TPHCM và cũng là những kinh nghiệm<br /> cho QL HĐGDHN của nhà trường Việt Nam hiện nay.<br /> 11. Cấu trúc luận án<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,<br /> nội dung luận án được trình bày trong 3 chương:<br /> Chương 1:<br /> Chương 2:<br /> Chương 3:<br /> <br /> Cơ sở lý luận của giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng<br /> nghiệp ở trường THPT theo định hướng phát triển nhân lực.<br /> Thực trạng giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng<br /> nghiệp ở trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT theo<br /> định hướng phát triển nhân lực thành phố Hồ Chí Minh.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2