intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tính năng sản xuất và định hướng chọn lọc nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

66
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tái có mục tiêu nhằm đánh giá năng suất chất lượng tinh dịch, năng suất sinh sản, khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam; Đánh giá khả năng di truyền và định hướng chọn lọc nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tính năng sản xuất và định hướng chọn lọc nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> <br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> HÀ XUÂN BỘ<br /> <br /> TÍNH NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC<br /> NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN<br /> PIÉTRAIN KHÁNG STRESS<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI<br /> MÃ SỐ: 62.62.01.05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> Hà Nội, 2015<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐẶNG VŨ BÌNH<br /> <br /> Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Đức<br /> Hội Chăn nuôi<br /> Phản biện 2: PGS. TS. Đặng Hữu Lanh<br /> Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> <br /> Phản biện 3: TS. Phạm Kim Dung<br /> Cục Chăn nuôi<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> vào hồi<br /> <br /> , ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu<br /> Lợn Piétrain kháng stress được phát triển từ lợn Piétrain cổ điển của Bỉ từ năm<br /> 1983, nhằm giữ lại những ưu điểm của giống lợn này, bên cạnh đó làm giảm mức độ<br /> nhạy cảm với stress bằng phép lai trở ngược để chuyển allen C của Large White thay thế<br /> allen T ở locus halothane của Piétrain (Leroy and Verleyen, 1999a).<br /> Từ năm 2007, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông<br /> nghiệp Việt Nam) đã nhập lợn Piétrain kháng stress và nhân thuần trong điều kiện khí hậu<br /> miền Bắc Việt Nam. Sau 3 năm nhân giống thuần chủng và phát triển trong sản xuất, năm<br /> 2011, “lợn đực Piétrain kháng stress nhân thuần tại Việt Nam” đã được Bộ Nông nghiệp<br /> và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Từ tháng 11 năm 2011, Trung tâm<br /> giống lợn chất lượng cao, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng đã trở thành cơ sở<br /> thứ hai nhân giống thuần chủng lợn Piétrain kháng stress tại Việt Nam.<br /> Lợn Piétrain kháng stress đã thích nghi tốt trong điều kiện sinh thái môi trường<br /> miền Bắc nước ta. Tuy nhiên, nghiên cứu này để có thể đánh giá một cách toàn diện và<br /> đầy đủ hơn về khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress, đồng thời xây dựng được<br /> định hướng chọn lọc đối với đàn lợn này nhằm đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của<br /> thực tiễn sản xuất chăn nuôi nước ta.<br /> 2. Mục tiêu của đề tài<br /> 2.1. Mục tiêu tổng quát<br /> Trên cơ sở đánh giá khả năng sản xuất xây dựng định hướng chọn lọc đối với đàn<br /> lợn Piétrain kháng stress nhằm đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc của nước ta.<br /> 2.2. Mục tiêu cụ thể<br /> Đánh giá năng suất chất lượng tinh dịch, năng suất sinh sản, khả năng sinh trưởng,<br /> năng suất, chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sản xuất của lợn Piétrain<br /> kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam.<br /> Đánh giá khả năng di truyền và định hướng chọn lọc nâng cao khả năng sinh<br /> trưởng của lợn Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam.<br /> 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> 3.1. Ý nghĩa khoa học<br /> Đóng góp thêm các tư liệu về khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress<br /> trong điều kiện sản xuất chăn nuôi miền Bắc nước ta. Định hướng chọn lọc nhằm nâng<br /> cao khả năng sinh trưởng của đàn lợn Piétrain kháng stress.<br /> 3.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> Đánh giá tương đối toàn diện về khả năng sản xuất của đàn lợn Piétrain kháng<br /> stress trong điều kiện sản xuất chăn nuôi ở các tỉnh miền Bắc. Cung cấp các thông tin có<br /> căn cứ khoa học về khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress giúp các cơ sở chăn<br /> 1<br /> <br /> nuôi nâng cao hiệu quả việc sử dụng, khai thác đàn lợn này trong sản xuất. Xây dựng<br /> định hướng chọn lọc góp phần nâng cao năng suất lợn Piétrain kháng stress đáp ứng yêu<br /> cầu của sản xuất chăn nuôi nước ta.<br /> 4. Những đóng góp mới của luận án<br /> - Đánh giá được tương đối toàn diện và đầy đủ một cách có hệ thống về khả năng<br /> sản xuất (phẩm chất tinh dịch, năng suất sinh sản, khả năng sinh trưởng, năng suất thịt và<br /> chất lượng thịt) của lợn Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam.<br /> - Đánh giá được khả năng di truyền và xây dựng được định hướng chọn lọc đối<br /> với tính trạng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nhằm góp phần nâng cao chất<br /> lượng đàn giống, đáp ứng yêu cầu của sản xuất chăn nuôi nước ta.<br /> Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn đực chịu ảnh hưởng bởi yếu tố giống<br /> (Ciereszko et al., 2000; Smital et al., 2004; Kawecka et al., 2008; Phan Văn Hùng và<br /> Đặng Vũ Bình, 2008; Wierzbicki et al., 2010; Đỗ Đức Lực và cs., 2013a). Tuổi khai thác,<br /> các tháng trong năm và mùa vụ có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch<br /> (Phan Xuân Hảo, 2006; Kawecka et al., 2008; Smital, 2009; Wysokinska et al., 2009;<br /> Wolf and Smital, 2009; Trịnh Văn Thân và cs., 2010; Wierzbicki et al., 2010; Do et al.,<br /> 2013; Đỗ Đức Lực và cs., 2013a). Hình thức chăn nuôi có ảnh hưởng đến thể tích tinh<br /> dịch, hoạt lực tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (Trịnh<br /> Văn Thân và cs., 2010). Kiểu gen halothane có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về phẩm chất<br /> tinh dịch (Đỗ Đức Lực và cs., 2013a; Do et al., 2013). Các tính trạng thể tích tinh dịch,<br /> nồng độ tinh trùng, tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác có khả năng di<br /> truyền ở mức cao và hoạt lực tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình có khả năng di truyền ở<br /> mức trung bình (Smital et al., 2005).<br /> Yếu tố giống, phương thức phối và vùng sinh thái có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản<br /> của lợn nái (Đặng Vũ Bình, 2003; Đặng Vũ Bình và cs., 2005; Nguyễn Văn Thắng và Đặng<br /> Vũ Bình, 2005; 2006a, b, c; Đặng Vũ Bình và cs., 2008b; Lê Đình Phùng và Mai Đức Trung,<br /> 2008; Lê Đình Phùng và Phan Hữu Tuần, 2008; Ibáñez-Escriche et al., 2009; Phan Xuân Hảo<br /> và Hoàng Thị Thuý, 2009; Pholsing et al., 2009; Nguyễn Ngọc Phục và cs., 2009; Lê Đình<br /> Phùng, 2009; Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi, 2009; Nguyễn Văn Đức và cs., 2010;<br /> Phan Xuân Hảo, 2010; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010; Vũ Đình Tôn và Nguyễn<br /> Công Oánh, 2010b; Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình, 2011). Kiểu gen halothane không ảnh<br /> hưởng đến các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress (Do et al.,<br /> 2013). Sử dụng đực thuần hoặc đực lai không ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái<br /> (Mccann et al., 2008). Số con đẻ ra/lứa thường thấp ở lứa thứ nhất, tăng dần và đạt cao nhất<br /> từ lứa thứ 3 đến lứa thứ 5 (Tretinjak et al., 2009). Khả năng di truyền của tính trạng số con sơ<br /> sinh sống/ổ, khối lượng lúc 21 ngày tuổi có khả năng di truyền ở mức thấp (0,11 – 0,17) trên<br /> 2<br /> <br /> tất cả các giống lợn thuần Yorkshire, Landrace và Duroc nuôi tại cách tỉnh phía Nam<br /> (Nguyễn Hữu Tỉnh và cs., 2006). Hệ số di truyền của khối lượng sơ sinh là 0,07, khối lượng<br /> cai sữa là 0,14 và khối lượng 60 ngày tuổi là 0,18 (Tomiyama et al., 2010). Khối lượng sơ<br /> sinh có hệ số di truyền ở mức thấp (Roeche et al., 2009).<br /> Yếu tố giống, phương thức phối có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về năng suất thân<br /> thịt và chất lượng thịt của lợn (Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2004; Phùng<br /> Thăng Long, 2005; Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2006a, b, c; Phan Xuân Hảo,<br /> 2007; Đặng Vũ Bình và cs., 2008a; Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An, 2008; Vũ Đình Tôn<br /> và cs., 2008; Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý, 2009; Phùng Thăng Long và Nguyễn<br /> Phú Quốc, 2009; Nguyễn Ngọc Phục và cs., 2009; Nguyễn Văn Đức và cs., 2010; Phan<br /> Xuân Hảo, 2010; Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi, 2010; Đoàn Văn Soạn và Đặng<br /> Vũ Bình, 2010; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010; Vũ Đình Tôn và Nguyễn<br /> Công Oánh, 2010a, b; Phạm Thị Đào và cs., 2013; Đỗ Đức Lực và cs., 2013a). Tính biệt<br /> và kiểu gen halothane có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn ở lợn<br /> Piétrain kháng stress (Đỗ Đức Lực và cs., 2008). Thế hệ chọn lọc có ảnh hưởng đến<br /> năng suất thân thịt và chất lượng thịt (Trịnh Hồng Sơn và cs., 2013a). Yếu tố giống,<br /> vùng sinh thái có ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày, tiêu<br /> tốn thức ăn trên lợn giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa, từ 15 đến 35 kg (Rinaldo and<br /> Jacques, 2001; Htoo and Molares, 2012; Taylor et al., 2012) và giai đoạn kiểm tra năng<br /> suất (Muller et al., 2000; Rauw et al., 2006; Tribout et al., 2010; Lewis and Bunter,<br /> 2011; Saintilan et al., 2011, 2013).<br /> Vùng sinh thái, tính biệt và kiểu gen halothane có ảnh hưởng đến khả năng sinh<br /> trưởng, năng suất thân thịt và chất lượng thịt của lợn Piétrain (Bidanel et al., 1991; Zhang<br /> et al., 1992; Youssao et al., 2002; Peinado et al., 2008; Merour et al., 2009; Pas et al.,<br /> 2010; Werner et al., 2010). Khả năng di truyền của tính trạng tuổi đạt khối lượng 90 kg ở<br /> mức trung bình (0,32 – 0,45), dày mỡ lưng có khả năng di truyền ở mức cao (0,47 – 0,66)<br /> trên tất cả các giống lợn thuần Yorkshire, Landrace và Duroc nuôi tại cách tỉnh phía Nam<br /> (Nguyễn Hữu Tỉnh và cs., 2006). Hệ số di truyền về tăng khối lượng trung bình hàng ngày<br /> trong khoảng từ 0,07 đến 0,578 (Szyndler-Nedza et al., 2010; Tomka et al., 2010;<br /> Kiszlinger et al., 2011; Saintilan et al., 2011; Radović et al., 2013). Hệ số di truyền của<br /> tính trạng tỷ lệ nạc trên lợn Piétran đạt các giá trị từ 0,17 đến 0,633 (Szyndler-Nedza et al.,<br /> 2010; Kiszlinger et al., 2011; Saintilan et al., 2011; Radović et al., 2013). Phương pháp<br /> chọn giống tốt nhất và ngày càng sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi là phương pháp BLUP<br /> (Long et al., 1991; Newcom et al., 2005; Apostolov and Sabeva, 2009). Ở nước ta, Trần<br /> Thị Minh Hoàng và cs. (2008, 2010), Phạm Thị Kim Dung và Tạ Thị Bích Duyên (2009),<br /> Tạ Thị Bích Duyên và cs. (2009), Nguyễn Hữu Tỉnh và Nguyễn Thị Viễn (2011), Trịnh<br /> Hồng Sơn và cs. (2014) cũng đã sử dụng phương pháp này để xác định giá trị giống và<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2