intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Toán học: Mở rộng phép suy luận xấp xỉ của đại số gia tử và ứng dụng trong bài toán điều khiển

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

56
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với mục tiêu nghiên cứu nhằm đề xuất phép nội suy trực tiếp trong không gian 3D để tính toán giá trị suy luận xấp xỉ đối với các bài toán có 2 đầu vào 1 đầu ra theo đại số gia tử, đề xuất phép ngữ nghĩa hóa và giải nghĩa, áp dụng cho suy luận xấp xỉ theo tiếp cận đại số gia tử giúp mô tả hệ thống đúng với thực tế hơn nhằm nâng cao độ chính xác suy luận xấp xỉ, áp dụng các đề xuất mới đối với một số bài toán điều khiển tiêu biểu. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Toán học: Mở rộng phép suy luận xấp xỉ của đại số gia tử và ứng dụng trong bài toán điều khiển

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC<br /> VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br /> <br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> ……..….***…………<br /> <br /> NGUYỄN TIẾN DUY<br /> <br /> MỞ RỘNG PHÉP SUY LUẬN XẤP XỈ CỦA<br /> ĐẠI SỐ GIA TỬ VÀ ỨNG DỤNG TRONG<br /> BÀI TOÁN ĐIỀU KHIỂN<br /> <br /> Chuyên ngành: Cơ sở toán học cho tin học<br /> Mã số: 62 46 01 10<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TOÁN HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI – 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công Nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TSKH Nguyễn Cát Hồ<br /> Người hướng dẫn khoa học 2: TS Vũ Như Lân<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại<br /> Học viện Khoa học và công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công<br /> nghệ Việt Nam vào hồi … giờ …’, ngày … tháng … năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> -<br /> <br /> Thư viện Học viện Khoa học và công nghệ<br /> <br /> -<br /> <br /> Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> <br /> CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ<br /> LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br /> [1]. Nguyen Tien Duy, Vu Nhu Lan (2010), “So sánh các bộ điều khiển mờ<br /> với bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử đối với lò nhiệt”, Tạp chí khoa học<br /> và công nghệ, 48(2), pp. 109-121.<br /> [2]. Cat Ho Nguyen, Nhu Lan Vu, Tien Duy Nguyen, Thiem Pham Van<br /> (2014), “Nghiên cứu khả năng thay thế bộ điều khiển PI và bộ điều khiển<br /> mờ bằng bộ điều khiển dựa trên đại số gia tử cho động cơ một chiều”, Tạp<br /> chí khoa học và công nghệ, 52(1), pp. 35-48.<br /> [3]. Dinko Vukadinović, Mateo Bašić, Cat Ho Nguyen, Nhu Lan Vu, Tien<br /> Duy Nguyen (2014), “Hedge-Algebra-Based Voltage Controller for a<br /> Self-Excited Induction Generator”, Control Engineering Practice, 30, pp.<br /> 78-90.<br /> [4]. Binh Lam Hoang, Fei Luo, Duy Nguyen Tien, Phuong Huy Nguyen<br /> (2014), “Dissolved Oxygen Control of the Activated Sludge Wastewater<br /> Treatment Process Using Hedge Algebras Control”, The 2014 7th<br /> International Congress on Image and Signal Processing, 14-16 October,<br /> Daian, China, 1, pp. 1298-1303.<br /> [5]. Vu Nhu Lan, Nguyen Tien Duy (2015), “Điều khiển trượt cho đối tượng<br /> con lắc ngược có liên kết đàn hồi sử dụng đại số gia tử”, Kỷ yếu Hội nghị<br /> Quốc gia lần thứ VIII về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công Nghệ<br /> thông tin (FAIR), pp. 207-218, Hà Nội.<br /> [6]. Nguyen Tien Duy, Vu Nhu Lan (2016), “Application of hedge algebras<br /> with the nonlinear semantization and desemantization in the aircraft<br /> landing control problem”, Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Thái<br /> Nguyên, 151(06), 165 - 171.<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Điều khiển mờ là sự kết hợp của việc biểu diễn mô hình mờ được phát biểu<br /> bằng hệ luật dựa trên logic mờ và giải quyết bài toán suy luận xấp xỉ, một phương<br /> pháp điều khiển khá hiệu quả đối với một số đối tượng phi tuyến mà ta khó hoặc<br /> không xác định rõ được mô hình toán học của đối tượng. Tuy nhiên có một hạn<br /> chế là logic mờ ít có khả năng mô tả chặt chẽ về hình thức hoá giữa tập mờ và<br /> ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Trên thực tế, một điều quan trọng khi thiết kế bộ điều<br /> khiển mờ dựa trên tri thức chuyên gia là phải sử dụng mối quan hệ thứ tự ngữ<br /> nghĩa giữa các giá trị ngôn ngữ.<br /> Thay vì sử dụng tập mờ, một cách biểu diễn khác đó là đại số gia tử (ĐSGT).<br /> ĐSGT đã được phát triển để mô hình hoá ngữ nghĩa dựa trên thứ tự của giá trị<br /> ngôn ngữ. Từ quan hệ thứ tự tự nhiên của ngữ nghĩa đó, các tác giả trong (Ho<br /> N. C., Wechler W. - 1990, Ho N. C., Wechler W. - 1992) đã xây dựng một cấu<br /> trúc đại số gọi là ĐSGT cho phép tính toán giá trị ngữ nghĩa trên miền của biến<br /> ngôn ngữ. Giải bài toán suy luận dựa trên ĐSGT có thể vượt qua khó khăn của<br /> logic mờ và hướng đến tối ưu (N.C.Ho and V.N.Lan - 2006, N.C.HO, V.N.LAN<br /> and L.X.VIET - 2006, N.C. Ho, V.N.Lan, L.X.Viet - 2008).<br /> Các tác giả trong (Ho N. C., Khang T. D., Nam H. V., Chau N. H. - 1999)<br /> đã đưa ra hàm ngữ nghĩa định lượng. Với cách này, có thể lượng hoá giá trị ngữ<br /> nghĩa của các giá trị ngôn ngữ trong luật và cho phép mô tả hệ luật mờ bằng một<br /> “siêu mặt” trong không gian thực. Từ đó, việc giải bài toán suy luận xấp xỉ là<br /> thực hiện phép nội suy trên “siêu mặt”. Tuy nhiên, còn một vấn đề phải kể đến<br /> đó là:<br /> 1) Lựa chọn phương pháp nội suy nào đối với “siêu mặt” này để đạt được kết<br /> quả suy luận là đúng đắn và chính xác nhất? Trong nhiều nghiên cứu trước<br /> đây (N.C.HO, V.N.LAN and L.X.VIET - 2006) – (Ho. N. C, Lan.V.N AND<br /> VIET L.X - 2006), (N.C Ho, V.N Lan, T.D Trung, B.H. Le - 2011), (Hai-Le<br /> Bui, Duc-Trung Tran and Nhu-Lan Vu - 2011), (N.C.Ho, N.D Anh and V.N<br /> Lan - 2011), các tác giả đã kết nhập các đầu vào, đưa “siêu mặt” về đường<br /> trong không gian 2D và sử dụng phép nội suy tuyến tính trên đường này để<br /> tính toán giá trị suy luận xấp xỉ. Việc kết nhập này có thể làm suy giảm thông<br /> tin mô tả về mối quan hệ vào – ra của bộ suy luận xấp xỉ.<br /> 2) “Siêu mặt” chịu ảnh hưởng bởi các tham số mờ của các ĐSGT đối với các<br /> biến ngôn ngữ vào – ra. Việc xác định các tham số mờ này một cách đúng<br /> đắn sẽ làm cho kết quả suy luận xấp xỉ càng chính xác hơn.<br /> - Mục đích nghiên cứu<br />  Đề xuất phép nội suy trực tiếp trong không gian 3D để tính toán giá trị<br /> suy luận xấp xỉ đối với các bài toán có 2 đầu vào 1 đầu ra theo ĐSGT.<br />  Đề xuất phép ngữ nghĩa hoá và giải nghĩa, áp dụng cho suy luận xấp xỉ<br /> theo tiếp cận ĐSGT giúp mô tả hệ thống đúng với thực tế hơn nhằm<br /> nâng cao độ chính xác suy luận xấp xỉ.<br /> <br /> 2<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Áp dụng các đề xuất mới đối với một số bài toán điều khiển tiêu biểu.<br /> Sử dụng GA để tối ưu hoá đồng thời bộ tham số mờ của ĐSGT và phép<br /> ngữ nghĩa hoá, giải nghĩa sao cho chất lượng điều khiển là tốt nhất đối<br /> với một số bài toán điều khiển.<br /> 1. CHƯƠNG 1. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ SỞ<br /> 1.1. Suy luận xấp xỉ dựa trên lí thuyết tập mờ<br /> 1.1.1. Mô hình mờ đa điều kiện<br /> Mô hình mờ đa điều kiện được cho dưới dạng luật như sau:<br /> R1: If
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0