intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Ông bà bóng trong thực hành múa bóng rỗi của người Việt Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Ông bà bóng trong thực hành múa bóng rỗi của người Việt Nam Bộ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích và lý giải về căn nguyên đến với nghề múa bóng rỗi của ông bà bóng và đồng thời nêu các “chiến lược” nhằm duy trì và phát triển nghề của các chủ thể này trong thực tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Ông bà bóng trong thực hành múa bóng rỗi của người Việt Nam Bộ

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THANH TUẤN ÔNG BÀ BÓNG TRONG THỰC HÀNH MÚA BÓNG RỖI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ Ngành: Văn hóa học Mã số: 9.22.90.40 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội, 2023
  2. Công trình đã được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. ĐOÀN THỊ TUYẾN 2. TS. NGUYỄN ĐỆ Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Văn Chính Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Quang Thanh Phản biện 3: PGS.TS. Trần Đức Ngôn Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào lúc giờ phút, ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với người Việt ở Nam Bộ, thực hành múa bóng rỗi – một loại hình diễn xướng dân gian của các ông bà bóng trong tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà đã có từ lâu đời và thấm sâu vào tâm thức của người dân nơi này. Loại hình diễn xướng dân gian này được hình thành từ quá trình giao lưu, tiếp biến, dung hợp văn hóa của nhiều tộc người, trong điều kiện tự nhiên và xã hội đặc biệt của vùng sông nước Nam Bộ đa sắc tộc, đa văn hóa. Ông bà bóng – những chủ thể của thực hành múa bóng rỗi, có chức năng thực hiện các nghi lễ thờ phụng và “làm vui lòng” các lệnh Bà. Thực hành nghi lễ của họ mang đậm màu sắc của tâm linh và giải trí, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt ở Nam Bộ. Những buổi thực hành cúng Bà diễn ra ở miễu, đình, tư gia có thờ Bà tại Nam Bộ không thể thiếu nghi lễ múa bóng rỗi do các ông bà bóng thực hiện. Những ngôi miễu thờ Bà là không gian cho những ông bà bóng quy tụ và là nơi thờ phụng các vị nữ thần mang lại may mắn, tài lộc, thịnh vượng và bình an cho cư dân bản xứ. Song, không phải ở thời điểm lịch sử nào của xã hội, thực hành múa bóng rỗi và các ông bà bóng cũng được coi trọng; thực tế cho thấy, trong nhiều năm trước đây chúng ta đã có những nhận định chưa chính xác về tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam nói chung về thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ nói riêng. Do đó, đã đánh đồng thực hành múa bóng rỗi của các ông bà bóng với các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan cần phải loại trừ. Một thời gian dài thực hành múa bóng rỗi và các ông bà bóng phải hoạt động lén lút, đồ nghề bị tịch thu, thậm chí bị bắt đi cải tạo vì tuyên truyền mê tín dị đoan, v.v... Tuy nhiên, trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, người ta đang chứng kiến sự phục hưng trở lại với những hình thức mới và quy mô lớn hơn rất nhiều của tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam. Trong bức tranh chung về sự phục hưng đó là sự hồi sinh/ trở lại của tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà nói chung và thực hành múa bóng rỗi của ông bà bóng ở Nam Bộ nói riêng. Thực hành múa bóng rỗi ngày càng phổ biến và những người tham gia trực tiếp vào thực hành này (ông bà bóng) được coi trọng hơn. Chưa bao giờ người ta thấy thực hành múa bóng rỗi phát triển một cách công khai đến thế, cũng chưa bao giờ người ta thấy có nhiều ông bà bóng xuất hiện đến vậy. Các ông bà bóng thậm chí được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú và
  4. 2 được coi là cầu nối thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Nam Bộ nói riêng thông qua thực hành nghi lễ của họ. Sự phục hưng trở lại của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam nói chung và thực hành múa bóng rỗi của các ông bà bóng gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà ở Nam Bộ nói riêng đến từ nhiều góc độ. Về góc độ chính sách, đó có thể là những nỗ lực để có một nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến”, “đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa VIII, số 03 – NQ/TW ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đã xác định rằng: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [57, tr.54-79]. Và, “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta” [58, tr.48). Đây có thể xem như một bước tái khẳng định quan điểm về tôn giáo tín ngưỡng của Đảng, từ đó tạo nên một sự công nhận đúng đắn đối với các nghi lễ thuộc về tín ngưỡng nói chung, thực hành múa bóng rỗi và các ông bà bóng nói riêng. Về học thuật, thờ Mẫu/ Bà ở Nam Bộ là một chủ đề được nhiều học giả trong và ngoài nước dày công nghiên cứu và tiếp cận ở các góc độ khác nhau như nhân học, tâm lý bệnh học, văn hóa học, văn học, v.v... Các cách tiếp cận này đem đến nhiều thành tựu trong nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà ở Nam Bộ nói chung và thực hành múa bóng rỗi của các ông bà bóng nói riêng như: cung cấp cái nhìn tổng quan về sự hình thành, phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà, của thực hành múa bóng rỗi; các yếu tố về nghi lễ, lễ hội múa bóng rỗi; phân tích sâu sắc các giá trị và phản giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà; chức năng của nghi lễ thờ Mẫu/ Bà, v.v... Tuy nhiên, có một thực tế dễ nhận thấy khi tổng quan tư liệu về tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà, về ông bà bóng và về thực hành múa bóng rỗi đó là các nguồn tài liệu này thường chỉ tập trung nghiên cứu về bản thân tín ngưỡng thờ Bà và dường như ít quan tâm đến việc nghiên cứu chủ thể thực hành tức nghiên cứu về các câu chuyện cuộc đời của các ông bà bóng gắn với thực hành múa bóng rỗi như nghiên cứu về câu chuyện nghề nghiệp và bối cảnh xã hội Nam Bộ tác động
  5. 3 lên nghề nghiệp của họ hay như nghiên cứu về mối quan hệ giữa những con người đó, về đóng góp của họ đối với sự trở lại/ phục hồi của tín ngưỡng, v.v... Đây là một vấn đề còn bỏ ngỏ, cần sự quan tâm, tìm hiểu của các nhà nghiên cứu. Trên cơ sở những gì vừa trình bày ở trên, có thể thấy rằng thực hành múa bóng rỗi và ông bà bóng gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà của người Việt ở Nam Bộ là một chủ đề rất cần được nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là về các chủ thể ông bà bóng. Với những lý do nêu trên, tác giả chọn: “Ông bà bóng trong thực hành múa bóng rỗi của người Việt Nam Bộ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu chuyên sâu về cuộc đời của các ông bà bóng; tập trung vào các khía cạnh như quá trình học nghề, mưu sinh và trải nghiệm sống, luận án hướng tới cung cấp thêm những bàn luận về các chủ thể này trong thực hành múa bóng rỗi cũng như cho thấy các chiều tương tác của bà bóng, nghề múa bóng rỗi ở Nam Bộ hiện nay và làm rõ sự đóng góp của họ đối với thực hành này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Mô tả dân tộc học các câu chuyện cuộc đời của ông bà bóng như: cơ duyên, hoàn cảnh đến với nghề, quá trình học nghề, làm nghề, mưu sinh và trải nghiệm sống. Thứ hai: Phân tích và lý giải về căn nguyên đến với nghề múa bóng rỗi của ông bà bóng và đồng thời nêu các “chiến lược” nhằm duy trì và phát triển nghề của các chủ thể này trong thực tiễn. Thứ ba: Phân tích và chỉ ra những đóng góp của ông bà bóng trong việc gìn giữ và phát huy thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là sáu ông bóng (ông bóng Ngọc Cúc, 26 tuổi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; ông bóng Ngọc Tân, 34 tuổi, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh; ông bóng Ngọc Hoa, 42 tuổi, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh; ông bóng Út Nhỏ, 42 tuổi, huyện Châu Thành, tỉnh
  6. 4 Long An; ông bóng Ngọc Long, 63 tuổi, thành phố Tân An, tỉnh Long An; ông bóng Út Mai, 55 tuổi, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Họ đều là bóng tuồng1 Ngoài sáu ông bóng trên, tác giả còn thâm nhập một số nhóm ông bà bóng Nam Bộ khác như: ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp, v.v… để có cái nhìn so sánh trong khi nghiên cứu và giúp cho kết quả nghiên cứu của luận án thêm phần khách quan. Trong quá trình gắn bó, “theo chân” sáu ông bóng là đối tượng nghiên cứu chính của luận án nói riêng và ông bà bóng ở Nam Bộ nói chung, tác giả nhận thấy các ông bà bóng mặc dù có cả nam và nữ (nam nhiều hơn nữ), tuy nhiên dù có là nam giới thì nét “nữ tính” của họ cũng bộc lộ nổi trội. Với ông bà bóng dù là nam hay nữ khi bước vào miễu Bà, thực hiện vai trò là người hầu cận, mua vui cho Bà, thì tất cả đều được người dân gọi là các “bà/ cô bóng”. Trong cách xưng hô giao tiếp với những người khác, các ông bà bóng cũng tự xưng là cô/ bà/ em và gọi những người tiếp xúc với mình là anh/ chị/ tín chủ. Từ thực tế vừa nêu và để tôn trọng, đề cao “tiếng nói của các chủ thể/ người trong cuộc”, từ đây, tác giả sẽ sử dụng thuật ngữ bà bóng hay cô bóng xuyên suốt luận án để chỉ chung cho những người làm nghề múa bóng rỗi thay vì dùng là ông bà bóng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các bình diện cuộc đời của bà bóng gắn với thực hành nghi lễ múa bóng rỗi ở Nam Bộ; tìm hiểu các căn nguyên đến với nghề bóng của họ cũng như các trải nghiệm liên quan gồm quá trình học nghề, sống với nghề, mở rộng nghề, v.v… cũng như vị trí của họ trọng thực hành múa bóng rỗi hiện nay khi mà bối cảnh xã hội đang đặt ra không ít những cơ hội và thách thức. Về không gian: Luận án nghiên cứu bà bóng tại bốn tỉnh thành khác nhau ở Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An và Tiền Giang. Tuy nhiên, do các bà bóng thường xuyên đi hành nghề xa nên phạm vi nghiên cứu của luận án không chỉ dừng lại tìm hiểu những hoạt động nghề nghiệp và mối quan hệ diễn ra tại nơi cư trú của họ mà còn ở cả những nơi khác – nơi mà các bà bóng là đối tượng nghiên cứu chính của luận án tới hành nghề. 1 Bóng tuồng để phân biệt với bóng rí, bóng xác. Sẽ được minh định rõ trong mục 1.2.1 “Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án”.
  7. 5 Về thời gian: Luận án sẽ tập trung bàn luận về các vấn đề liên quan trong khoảng bảy năm trở lại đây khi mà thực hành múa bóng rỗi bắt đầu bùng phát trở lại thành một hiện tượng. Khi này bối cảnh xã hội cũng có những chuyển đổi mạnh mẽ, xuất hiện những rủi ro, bất trắc đối với nghề múa bóng rỗi của các bà bóng và tính chất các mối quan hệ trong công việc của họ cũng trở nên đa dạng, phức tạp hơn. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Trong nghiên cứu này, tác giả luận án sử dụng quan điểm tiếp cận của ngành nhân học và nghiên cứu văn hóa. Theo đó, tác giả quan niệm việc nhìn nhận, đánh giá về giá trị của các thực hành văn hóa phải được đặt trong bối cảnh của chính nền văn hóa đó. Tác giả chú tâm đến các bối cảnh và cách thức mà thực hành múa bóng rỗi của bà bóng được sử dụng và gán nghĩa. Thực hành múa bóng rỗi của bà bóng ở luận án này vì vậy sẽ không được tiếp cận như một thực thể tĩnh tại, bất biến. Luận án cũng không để nhằm mục đích tìm kiếm bản chất của thực hành múa bóng rỗi hay để khái quát hóa về căn tính tộc người Việt ở Nam Bộ. Thực hành múa bóng rỗi của bà bóng được xem xét và diễn giải trong bối cảnh xã hội và truyền thống văn hóa người Việt nói chung và Nam Bộ nói riêng cũng như trong bối cảnh của những tình huống mà các chủ thể phải đối diện hàng ngày. Cách quan điểm tiếp cận được lựa chọn nêu trên sẽ giúp cho quá trình diễn giải về thực hành múa bóng rỗi của bà bóng trở nên thận trọng hơn, tránh được việc chỉ nhìn cách đánh giá một hành vi trong thực hành nghi lễ theo kiểu là tốt hay xấu, tiến bộ hay lạc hậu, nên được gìn giữ hay cần phải đào thải, loại trừ. Các quan điểm tiếp cận này cũng sẽ giúp nhìn ra cách thức mà thực hành múa bóng rỗi của bà bóng tham gia vào giải quyết những mối bận tâm của con người, cùng họ đối diện với những vấn đề và ứng phó trước sự đổi thay của xã hội đương đại trong cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng ba phương pháp nghiên cứu chính: - Phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn sâu Đây là những phương pháp quan trọng của ngành dân tộc học/ nhân học. Sử dụng phương pháp này cho phép tác giả luận án thâm nhập sâu vào thế giới của
  8. 6 các bà bóng, hiểu hơn về các mối quan hệ của họ cũng như nhìn rõ được bản chất của vấn đề và giúp “diễn giải văn hóa từ cái nhìn của người trong cuộc”, tôn trọng tiếng nói của người trong cuộc. Cụ thể: + Quan sát tham dự: Tác giả luận án đã tham dự và quan sát một số hoạt động của các bà bóng nhiều lần tại các thời điểm tháng Chạp và ba tháng đầu của mỗi năm Âm lịch. Đây cũng là thời điểm mà các bà bóng hoạt động nghề nghiệp bận rộn nhất. Tác giả luận án đã tham gia và quan sát các buổi lễ như: lễ cúng tạ trang tại tư gia; lễ vía Bà tại miễu; liên hoan múa bóng rỗi, v.v... Ngoài ra tác giả cũng thực hiện quan sát tham dự một số buổi họp nhóm của các bà bóng và theo chân họ đi làm lễ ở nhiều địa điểm khác nhau. + Phỏng vấn sâu: Tác giả luận án phỏng vấn sâu cả sáu bà bóng để tìm hiểu về các câu chuyện cuộc đời, chuyện nghề của họ như: về cơ duyên, hoàn cảnh đến với nghiệp múa bóng; về hành trình tập luyện để ra nghề của họ; về quá trình mưu sinh và những trải nghiệm sống cá nhân; về định kiến xã hội nhìn nhận họ và nghề nghiệp của họ; về vị trí, vai trò và đặc trưng trong nghề gắn với tín ngưỡng thờ Bà của họ; về “chiến lược” để họ tồn tại với nghề và giữ nghề trong hoàn cảnh cuộc sống gặp khó khăn, làm nghề không đủ nuôi bản thân. Các tư liệu thu được từ phỏng vấn sâu và quan sát tham dự, tác giả luận án đã chuyển thể thành Nhật kí thực địa và Tư liệu điền dã thông qua việc gỡ băng. Đó là những tư liệu điền dã có giá trị được dùng để trích dẫn trong luận án. - Phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu thứ cấp và tư liệu tại địa bàn Phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu thứ cấp được sử dụng để tổng quan các tài liệu đã nghiên cứu – tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh về chủ đề tín ngưỡng thờ nữ thần/ Mẫu trên thế giới và ở Việt Nam, đặc biệt là các nghiên cứu ở vùng Nam Bộ. Tác giả đã tìm kiếm và khai thác các tư liệu nghiên cứu về văn hóa người Việt, lịch sử tộc người Việt ở Nam Bộ, tôn giáo tín ngưỡng, luật tục, phong tục tập quán, các hình thức thực hành nghi lễ, cúng bái, sách múa hát, chuyện kể dân gian, tục ngữ, lời ông cha, v.v... trong các thư viện Quốc gia, thư viện trường đại học, phòng lưu trữ tại các huyện và từ chính các bà bóng. Nhiều tư liệu về thực hành nghi lễ, lễ hội, bài bản rỗi do các bà bóng sưu tầm được lưu giữ một cách độc lập hoặc được coi là “bảo bối hành nghề” cũng được tác giả tiếp cận. Nhiều buổi thực hành múa bóng rỗi với bài bản rỗi được các bà bóng hát
  9. 7 xướng, các hành vi, thao tác múa bóng đã được tác giả sưu tầm, ghi âm, ghi chép lại để phục vụ cho việc viết luận án. - Phương pháp lịch sử cuộc đời Phương pháp lịch sử cuộc đời được tác giả sử dụng trong luận án để cơ bản phác họa nên câu chuyện cuộc đời các bà bóng – chủ thể của thực hành múa bóng rỗi trên các bình diện cụ thể sau: • Câu chuyện cơ duyên đến với nghề, quá trình học nghề của bà bóng. • Câu chuyện làm nghề, “chiến lược” giữ nghề và trải nghiệm sống của bà bóng. Phương pháp lịch sử cuộc đời trong luận án này là kết quả của những ghi chép, phóng vấn sâu sáu bà bóng – đối tượng nghiên cứu chính của luận án mà tác giả đã có hơn 10 năm “theo chân”, gắn bó với họ. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là một nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về bà bóng trong tín ngưỡng thờ Bà ở Nam Bộ hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp một cái nhìn tổng quan về bà bóng trên nhiều phương diện từ cơ duyên cho đến quá trình hoạt động, duy trì nghề của các bà bóng cũng như về vị trí, vai trò của bà bóng trong thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ. Trong bối cảnh phần lớn các nghiên cứu về thực hành múa bóng rỗi gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu/ thờ Bà ở Nam Bộ từ trước đến nay chỉ tập trung vào giới thiệu, mô tả tín ngưỡng thờ Bà, thực hành múa bóng rỗi và ít quan tâm đến các chủ thể thực hành – bà bóng thì luận án này là một sự bổ khuyết cho khoảng trống nghiên cứu còn bỏ ngỏ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận: Thông qua nghiên cứu về các bà bóng, luận án cung cấp một cái nhìn toàn diện về chủ thể của thực hành múa bóng rỗi gắn với tín ngưỡng thờ Bà trong bối cảnh xã hội Nam Bộ hiện nay. Kết quả luận án làm sâu sắc thêm hiểu biết chung về thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ cũng như chủ thể của thực hành này – bà bóng khi đi sâu phân tích và chỉ ra các đặc điểm, đặc thù của nghề múa bóng rỗi; cách thức bà bóng áp dụng để giữ nghề/ bảo lưu nghề trong điều kiện khi mà nghề múa bóng rỗi đang gặp không ít khó khăn, thách thức.
  10. 8 Về mặt thực tiễn: Kết quả luận án sẽ cung cấp thêm những luận cứ quan trọng cho việc hoạch định chiến lược phát triển liên quan đến thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và các nhà nghiên cứu quan tâm tới các chủ đề văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống xã hội đương đại. Kết quả của luận án cũng có thể là một tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý tôn giáo tín ngưỡng nói riêng và quản lý văn hóa nói chung; giúp họ có được một cái nhìn sâu sắc và đa chiều hơn về các bà bóng và thực hành múa bóng rỗi, từ đó đưa ra những quyết sách sát với thực tế quản lý hoạt động nghề của các bà bóng cũng như những người thực hành tôn giáo tín ngưỡng truyền thống trên thực tế. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương sau đây: Chương 1 – Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu Chương 2 – Khái quát về thực hành múa bóng rỗi của người Việt ở Nam Bộ Chương 3 – Cuộc đời bà bóng: hành trình với nghề, mưu sinh và trải nghiệm sống Chương 4 – Bà bóng, nghề múa bóng rỗi ở Nam Bộ và những chiều tương tác Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về múa bóng rỗi Nam Bộ Tác giả luận án tổng quan tư liệu nghiên cứu về múa bóng rỗi ở Nam Bộ theo các nhóm vấn đề: 1.1.1.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc múa bóng rỗi 1.1.1.2. Những nghiên cứu về đặc điểm diễn xướng của múa bóng rỗi 1.1.1.3. Những nghiên cứu về giá trị của diễn xướng múa bóng rỗi Nhìn chung, các nghiên cứu về múa bóng rỗi ở Nam Bộ đã khái quát được thực hành múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ nữ thần/ thờ Bà của người Việt Nam
  11. 9 Bộ, giúp người đọc có thể nhận ra những nét đặc trưng tiêu biểu của thực hành tín ngưỡng này. Bên cạnh đó, với việc mô tả chi tiết các tiết mục của hát bóng rỗi, Chặp Địa – Nàng, các tác giả đã chỉ rõ cho người đọc thấy được nội dung đầy đủ của một chương trình múa bóng rỗi. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu đi sâu vào việc khảo tả hình thức biểu diễn, ghi chép lại kịch bản của chặp Địa Nàng, Bóng rỗi, giải nghĩa câu chữ trong kịch bản mà chưa hệ thống, đi sâu xem xét các bình diện của người thực hành nghi lễ, tức là chưa có nghiên cứu sâu về các bà bóng và nghề thực hành múa bóng rỗi – một nghề nghiệp đặc biệt/ đặc thù của họ trong bối cảnh xã hội hiện nay ở Nam Bộ. Đây chính là khoảng trống trong nghiên cứu cần được tiếp tục tìm hiểu và bổ khuyết. 1.1.2. Những nghiên cứu về bà bóng Nam Bộ Những công trình, bài viết có đề cập đến bà bóng gồm: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức 1972); Đại Nam nhất thống chí (Tu Trai Nguyễn Tạo dịch 1973); Nói về miền Nam, Cá tính miền Nam, Thuần phong mỹ tục Việt Nam (Sơn Nam 2009); Xứ trầm hương (Quách Tấn 2002); Múa bóng rỗi nghệ thuật tâm linh và giải trí (Mai Mỹ Duyên 2014), v.v… Trong các công trình này, bà bóng được tiếp cận ở nhiều góc độ và thời điểm lịch sử khác nhau qua đó cho thấy họ là người có kỹ năng trong thực hành nghi lễ múa bóng rỗi và không thuần nhất về giới tính; phần nhiều là giới nam nhưng mang tính nữ. 1.1.3. Những nghiên cứu về người thực hành nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo Nghiên cứu của học giả nước ngoài và trong nước đều nhìn nhận người thực hành nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo là những người có thể giao tiếp với “thần linh” và thông qua đó họ có quyền lực nhất định trong đời sống xã hội. Các nghiên cứu đã tìm hiểu về người thực hành nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo ở góc độ bệnh học và giới (xem Phạm Quỳnh Phương (1994; 2013), Vũ Thị Tú Anh (2013), Nguyễn Kim Hiền (2004), Nguyễn Thị Hiền (2010), Trần Mạnh Cường (1999), v.v… ). Ngoài ra, các nghiên cứu này còn cho thấy không riêng gì tộc người Kinh (người Việt) mà các tộc người khác (Thái, Tày, Nùng, Khmer, Hoa, Chăm, v.v…) đều có hình thức thực hành riêng của mình với những tên gọi đặc trưng và mang sắc thái vùng miền riêng biệt.
  12. 10 1.1.4. Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp lịch sử cuộc đời Trên thế giới, thập niên 1970 đánh dấu sự quay trở lại của phương pháp lịch sử cuộc đời trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội. Nếu như trong các công trình nghiên cứu trước đây, việc sử dụng phương pháp này hầu như chỉ tập trung vào các giới tội phạm hay mại dâm trong các khu ổ chuột, đến giai đoạn này nhiều chủ đề khác nhau đã xuất hiện trong các công trình nghiên cứu, chẳng hạn như: nghiên cứu về chuyển giới (Bogdan, 1974), rào cản nghề nghiệp (Klockars, 1975), lịch sử truyền miệng (Thompson, 1978), tiếng nói của những người phụ nữ (McLaughlin & Tierney, 1993), giáo dục (Ball & Goodson, 1985; Casey, 1993) hay thậm chí là trong các sách vở mang tính phương pháp luận (Tuyển tập về phương pháp lịch sử cuộc đời của Bertaux, 1981), v.v… Ở Việt Nam, phương pháp này dường như ít được các nhà nghiên cứu sử dụng. Tuy nhiên, có thể kể đến một số các tác phẩm đã xuất bản tiêu biểu như: Nhật ký Đặng Thùy Trâm (2005), Hồi ký Trần Văn Khê (2001), Hồi ký Sơn Nam (2000, 2005), Tự truyện Tâm Thành và Lộc Đời củ nghệ sĩ Thành Lộc (2015), Tự truyện Bên kia bức tường của cố nghệ sĩ Trần Lập (2013), Hồi ký Nguyễn Thị Bình: Gia đình, bạn bè, đất nước (2016), và đặc biệt là công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Châm (2012), về phụ nữ Việt Nam làm dâu ở làng Vạn Vĩ. Đây được xem là một nghiên cứu nổi bật sử dụng phương pháp lịch sử cuộc đời; thông qua đó người đọc có thể khám phá không chỉ về quan điểm hay phương pháp sống của từng cá nhân con người mà còn về các mối quan hệ xã hội và công việc mà họ đã trải qua. 1.1.5. Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề nghiên cứu đặt ra Những nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu thần/ Bà ở Nam Bộ nói chung và thực hành múa bóng rỗi, bà bóng nói riêng đã gợi ý cho tác giả hướng nghiên cứu về bà bóng trong nghề múa bóng rỗi. Những nghiên cứu có nhắc đến bà bóng (biên khảo, ghi chép của Trịnh Hoài Đức (1972), Quách Tấn (2002), Sơn Nam (1997, 2017), v.v...) và về múa bóng rỗi (như nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Trảng (1992, 1993), Huỳnh Văn Tới (1996, 2014), Mai Mỹ Duyên (2014, 2017), Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Nguyễn Thị Hải Phượng (2013), v.v ...) đã giúp tác giả hiểu được phần nào các khía cạnh liên quan
  13. 11 đến thực hành múa bóng rỗi và bà bóng như: nguồn gốc, sự hình thành phát triển của múa bóng rỗi và các hoạt động nghi lễ đặc trưng của bà bóng. Bên cạnh đó, phương pháp lịch sử cuộc đời như đã tổng quan giúp tác giả luận án áp dụng vào nghiên cứu lịch sử cuộc đời các bà bóng trong thực hành múa bóng rỗi để nhìn lại và truy vấn xem điều gì đã kiến tạo nên quan điểm, thái độ, hành vi sống và quan điểm nghề nghiệp của họ đặt trong thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ. Hay nói cách khác, điều gì khiến cho các bà bóng trở nên khác biệt với những người khác. 1.2. Cơ sở lý luận Trong luận án này, với các câu hỏi nghiên cứu đặt ra: “Bà bóng Nam Bộ là ai?; có đặc trưng nghề nghiệp như thế nào?; việc làm nghề và giữ nghề của bà bóng ra sao?; bà bóng đã có những “chiến lược” gì để duy trì và phát triển nghề nghiệp của mình? Hay thông qua các hoạt động nghề của mình thì các bà bóng đã có đóng góp như thế nào đối với thực hành múa bóng rỗi hiện nay?” Và, để trả lời các câu hỏi này tác giả đi sâu vào các bình diện câu chuyện cuộc đời của bà bóng gắn với nghề múa bóng rỗi đặt trong bối cảnh xã hội Nam Bộ hiện nay. 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án - Khái niệm về bóng và bà bóng: Thuật ngữ bóng trong nghề múa bóng rỗi của các bà bóng ở Nam Bộ là từ chỉ những người, nhóm người (phần nhiều là giới nam nhưng mang tính nữ) có cùng một niềm tin tín ngưỡng, có năng khiếu, kỹ năng kỹ xảo, được thầy chỉ dạy và tập luyện công phu, bài bản, làm công việc hát múa thực hành nghi lễ trong lễ cúng Bà diễn ra ở miếu thờ nữ thần hay lễ tạ trang của những gia đình có thờ Bà. - Khái niệm múa bóng rỗi: Ttrong luận án này, múa bóng rỗi được hiểu là “một thực hành nghi lễ trong tín ngưỡng thờ nữ thần/ Bà của người Việt ở Nam Bộ vừa mang giá trị tâm linh và cả giá trị giải trí. Múa bóng rỗi chịu ảnh hưởng từ múa dân gian của người Chăm, tồn tại và phát triển gắn với lễ cúng Bà tại miễu hoặc lễ tạ trang tại gia đình có thờ Bà hộ mệnh và do một bà bóng hay một nhóm bà bóng thực hiện; các bà bóng coi múa bóng rỗi là nghề nghiệp của mình”. - Câu chuyện cuộc đời các bà bóng: Câu chuyện cuộc đời các bà bóng trong luận án này được hiểu là những ghi chép và kể ra dựa trên phương pháp phỏng vấn sâu các bà bóng về nhiều khía cạnh trong cuộc sống của họ như: cơ duyên đến
  14. 12 với nghề, quá trình học nghề; quá trình mưu sinh và trải nghiệm trong cuộc đời làm nghề múa bóng rỗi của họ. 1.2.2. Cơ sở lý thuyết của luận án Với sự quan tâm đặc biệt tới vai trò của chủ thể thực hành – bà bóng, trong luận án tác giả sử dụng quan điểm lý thuyết chủ thể tự quyết (agency). Trên cơ sở quan điểm của lý thuyết agency, tác giả luận án không xem các bà bóng là người “bên lề”/ “thụ động” hay “ngoài cuộc” của quá trình phục hưng và thay đổi của thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ. Ngược lại, tác giả cho rằng các bà bóng trong thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ đã trực tiếp tham gia vào quá trình đó; họ thể hiện tính chủ thể tự quyết trong việc chọn nghề, phát triển nghề và khẳng định vị trí của mình trong nghề và vì vậy, như một hệ quả tất yếu, họ đã góp phần sáng tạo, hiện đại hóa nghề múa bóng rỗi và làm lan tỏa nét văn hóa đặc sắc này của Nam Bộ. 1.3. Địa bàn nghiên cứu 1.3.1. Khái quát về vùng đất Nam Bộ Luận án tóm lược một số thông tin cơ bản liên quan tới lịch sử khai phá, cư trú và sinh kế của các lớp cư dân tới vùng đất Nam Bộ theo dòng thời gian. 1.3.2. Những vấn đề nổi bật trong đời sống văn hóa người Việt ở Nam Bộ Tác giả tóm lược đời sống văn hóa người Việt ở Nam Bộ trên các mặt: tôn giáo tín ngưỡng, phong tục, lễ hội. Ở mỗi mặt trong đời sống văn hóa trên đều có những vấn đề nổi bật, đặc sắc mang nét văn hóa riêng không trùng lặp so với các vùng miền khác trên cả nước. Tiểu kết Chương 1 Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ THỰC HÀNH MÚA BÓNG RỖI CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ 2.1. Khái lược về tín ngưỡng thờ Bà ở Nam Bộ 2.1.1. Thờ Bà: một nét văn hóa ở Nam Bộ Nội dung tín ngưỡng thờ Mẫu, người Việt Nam Bộ đã kiến tạo nét văn hóa riêng của vùng đất này là sự tích hợp và dung hợp của văn hóa các cộng đồng dân tộc cộng cư, cũng như văn hóa vùng miền trong nhiều thế kỉ qua. Sự tích hợp và
  15. 13 dung hợp văn hóa đó của người Việt ở Nam Bộ được thực hiện trên cơ sở của một truyền thống văn hóa Việt Nam có nhiều ngàn năm lịch sử. Vì vậy, từ hiện tượng thờ Bà ở Nam Bộ mà biểu hiện của nó là nghi lễ thực hành múa bóng rỗi do các bà bóng thực hiện đã giúp ta nhận thức thêm bề sâu và bề dày của văn hóa nói chung và tín ngưỡng thờ Bà nói riêng của người Việt Nam Bộ. 2.1.2. Miễu Bà - “sân khấu” của thực hành múa bóng rỗi Từ nhiều cảnh huống, có thể nhận thấy ngôi miễu thờ Bà mang trong mình những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và xã hội. Nó gắn liền với sự hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Bà Nam Bộ. Thực tế cho thấy, thực hành múa bóng rỗi không phải chỉ duy nhất diễn ra ở miễu thờ Bà nhưng ngôi miễu với không gian thiêng của nó không những làm tiền đề cho nghề nghiệp của các bà bóng mà nó còn là “ngôi nhà chung” góp phần làm cho thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ có thể tồn tại và phát triển được trong xã hội hiện nay. Ngôi miễu là nơi thờ lệnh Bà và các bà bóng là “xứ giả”, “mua vui” cho lệnh Bà vậy nên nó chính là cái nôi là “sân khấu” của nghề thực hành múa bóng rỗi. 2.2. Nguồn gốc và trình tự thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ 2.2.1. Nguồn gốc múa bóng rỗi Nam Bộ Quá trình tổng quan tài liệu cho thấy, không ít học giả khi nghiên cứu về thực hành múa bóng rỗi đã cho rằng thực hành này của người Việt ở Nam Bộ có nguồn gốc từ Xóm Bóng Nha Trang và chịu ảnh hưởng từ trình thức diễn xướng nghi lễ của Bà Bóng Chăm. Truy nguyên xã hơn nữa về nguồn gốc, tác giả Huỳnh Thanh Bình (2017) đã đưa ra giả thuyết rằng nguồn cội xa xưa hơn nữa của diễn xướng thực hành múa bóng rỗi là từ trình thức diễn xướng nghi lễ của Bà La Môn Ấn Độ, mà chứng cứ còn bảo lưu trong các lễ hội Hindu ngày nay với lễ cúng nữ thần Kali – vợ thần Shiva. Khi múa bóng rỗi “theo chân” những lưu dân Việt – Chăm truyền vào các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tất nhiên, trên con đường mở cõi vào phương Nam, những lưu dân Việt – Chăm đã cộng cư với người Hoa, người Khmer và các tộc người bản địa khác; đã dung hợp nhiều dạng thức tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa của mình, làm phong phú đa dạng điện thờ Mẫu/ thờ Bà của vùng đất phương Nam. Và, với óc thực tiễn của những người khai phá phương Nam, sự xuất hiện của thần linh trong quá trình giao tiếp giữa yếu tố thiêng và
  16. 14 phàm đã được giản lược, bà bóng – người thực hành nghi lễ múa bóng không còn là đại diện cho tiếng nói của thần thánh, mà chỉ còn là người thay mặt dân chúng để dâng lễ lên thần thánh. 2.2.2. Trình tự các tiết mục trong múa bóng rỗi Múa bóng rỗi hiện nay thường trải qua trình tự sau: Khâu chuẩn bị; nội dung các tiết (mục 1. Khai tràng, 2. Chầu mời – thỉnh tổ, 3. Chăp Địa – Nàng, 4. Múa bóng rỗi). Và, với trình tự, nội dung các tiết mục như trên, chúng ta có thể nhận ra rằng thực hành múa bóng rỗi của bà bóng là một hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn hết sức phong phú; mặt khác, những tiết mục diễn xướng của thực hành này không hoàn toàn phục vụ cho nghi lễ mà còn đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn nghệ thuật của công chúng. 2.3. Những đặc điểm của thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ Ảnh hưởng bởi đặc điểm của địa lý, lịch sử, văn hóa vùng đất Nam Bộ và sự nương nhờ vào sức mạnh trong tâm thức của cộng đồng về nữ thần/ Bà, đã tạo nên những đặc điểm cơ bản trong nghi lễ thực hành múa bóng rỗi của bà bóng nơi đây. Có thể kể ra những đặc điểm chính đó là: một nghệ thuật giàu nữ tính, mang tính trực quan sinh động; một thực hành nghi lễ có sự kết hợp các kỹ năng của nghệ thuật trình diễn dân gian; đặc biệt hơn cả đây là loại hình nghi lễ vừa mang tính tâm linh vừa mang tính giải trí 2.4. Người thực hành múa bóng rỗi 2.4.1. Bà bóng ở Nam Bộ là ai? Chủ thể thực hành nghi lễ múa bóng rỗi cúng Bà là bà bóng và thể hiện rõ giới tính nữ. Tuy nhiên, bà bóng thì không nhất thiết là nữ giới, mà còn có cả nam giới (những nam giới này thường là nam ái nữ); chức năng của họ trước là làm “vui lòng” lệnh Bà, sau là múa mua vui cho cộng chúng tham dự. 2.4.2. Đặc điểm của bà bóng Đặc điểm thứ nhất của bà bóng là bóng những người có kỹ năng, kỹ xảo tương đối đa tài và chuyên nghề múa bóng rỗi trong lễ cúng Bà, cúng tạ trang hay cúng tại gia ở Nam Bộ. Đặc điểm thứ hai của họ là quá trình tự xác định bản dạng giới/ bản dạng tính dục của mình. Trong quá trình tìm hiểu về các bà bóng, tác giả nhận thấy số lượng những bà bóng tự nhận là đồng tính khá cao. Họ, hoặc ở vậy đến già, chỉ yêu người cùng giới tính mà không có các thủ tục cưới hỏi hoặc có
  17. 15 thể có gia đình, có vợ có con nhưng đồng thời vẫn luôn khao khát một tình yêu với người đồng giới. 2.4.3. Ba buổi thực hành múa bóng rỗi tiêu biểu Trong tiểu mục này tác giả trình bày chi tiết ba buổi thực hành múa bóng rỗi. Cụ thể là: Buổi thực hành múa bóng rỗi của nhóm bà bóng Ngọc Long Buổi thực hành múa bóng rỗi của nhóm bà bóng Út Mai Buổi thực hành múa bóng rỗi của nhóm bà bóng Ngọc Tân Tiểu kết Chương 2 Chương 3 CUỘC ĐỜI BÀ BÓNG: HÀNH TRÌNH VỚI NGHỀ, MƯU SINH VÀ TRẢI NGHIỆM SỐNG Ở chương 3 của luận án tác giả sẽ đi vào trình bày là một số câu chuyện điển hình, được đúc rút từ kết quả phỏng vấn sâu sáu bà bóng – đối tượng nghiên cứu chính của luận án; mỗi bà bóng có một hoàn cảnh xã hội, trình độ học vấn cũng như xuất thân khác nhau. Mặc dù có sự khác biệt nhưng ở các bà bóng này đều có điểm chung là cùng có cơ duyên và cùng quyết định theo nghề múa bóng rỗi. Các câu chuyện kể ở đây sẽ cho thấy trải ngiệm nghề nghiệp của sáu bà bóng cũng như thấy được sự quyết tâm theo nghề và nỗ lực vượt qua khó khăn để duy trì, phát triển nghề của họ. 3.1. Hành trình đến với nghề của bà bóng 3.1. Cơ duyên với nghề Các câu chuyện cơ duyên đến với nghề của các bà bóng gồm: Câu chuyện thứ nhất: Bà bóng Út Nhỏ (42 tuổi) Câu chuyện thứ hai: bà bóng Ngọc Hoa (42 tuổi) Câu chuyện thứ ba: cô bóng Ngọc Cúc (26 tuổi) Câu chuyện thứ tư: bà bóng Út Mai (55 tuổi) Câu chuyện thứ năm: bà bóng Ngọc Tân (34 tuổi) Câu chuyện thứ sáu: bà bóng Ngọc Long (63 tuổi) Sáu bà bóng mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau. Có người may mắn được sinh ra trong gia đình khá giả. Có người kém may mắn khi gia cảnh khó khăn. Lại có người được sinh ra trong gia đình có người đi trước làm nghề thực hành múa
  18. 16 bóng rỗi, v.v… Tuy nhiên, cả sáu người họ đều có điểm chung là đam mê nghề bóng rỗi và quyết tâm đến với nghề dù hoàn cảnh khó khăn hay bị ngăn trở từ gia đình, dị nghị từ xã hội. Nghề bóng như là định mệnh của cuộc đời họ. 3.1.2. Hành trình học nghề Trên hành trình học nghề của họ có người may mắn sớm được thầy chỉ dạy, có người tự học lỏm mà thành danh và có cả những người phải trải qua nhiều thử thách mới học được nghề. Song, tất cả sáu người họ không ai bỏ cuộc, không ai thấy khó mà lui. Họ luôn biết cách vượt qua số phận và cố gắng để được ra nghề. Sự cố gắng và quyết tâm đó trước hết để thỏa mãn đam mê làm nghề bóng của họ; sau là để chứng minh cho người thân, bè bạn và rộng hơn là xã hội biết sự lựa chọn nghề nghiệp của họ là chính đáng và chính xác. Có thể nói họ là những cô bóng trong rất nhiều cô bóng ở Nam Bộ vượt lên chính mình để thành danh. 3.2. Câu chuyện mưu sinh 3.2.1. Nghề không đủ nuôi thân Với những nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, đến thời điểm hiện tại thực hành múa bóng rỗi vẫn chưa được công nhận/ xác nhận là một dạng nghề trong xã hội; và, cũng bởi chính những nguyên nhân đó nên các bà bóng hiện tại gần như không ai sống được bằng nghề múa bóng. 3.2.2 “Chiến lược” duy trì nghề nghiệp của bà bóng Một số chiến lược được các bà bóng áp dụng để phát triển nghề của mình hiện nay gồm: - Làm nghề tay trái - Chủ động ứng phó với bệnh tật - Tìm sự trợ giúp từ các mạng lưới xã hội. 3.3. Trải nghiệm sống 3.3.1. Cảm giác dễ bị tổn thương Trong tiểu mục này, tác giả đã mô tả chi tiết các tình huống mà bà bóng bị tổn thương về mặt tinh thần như: từ định kiến trong xã hội, từ sự cấm cản của người thân trong gia đình và từ cách ứng xử thiếu tế nhị của một số cán bộ ở địa phương. 3.3.2. Ứng xử trong hoạt động nghề Trong hoạt động nghề nghiệp của mình các bà bóng dành cho nhau sự tôn trọng nhất định; họ ứng xử với nhau rất chuyên nghiệp. Do luôn tự ý thức và coi
  19. 17 nghề múa bóng rỗi là “mua vui”/ “sứ giả” cho lệnh Bà nên các bà bóng không bao giờ từ chối hay đúng hơn là tự cảm thấy không được phép từ chối thực hiện nghi lễ chung với nhau dù không cùng một nhóm. Trong mối quan hệ với người thuê (chủ miễu, chủ đình, tư gia có thờ Bà) họ luôn thể hiện sự nhiệt tình cũng như trách nhiệm với công việc được thuê. Với họ điều đó không chỉ giúp nâng cao tay nghề mà còn là cơ hội để có thu nhập ổn định. 3.3.3. Câu chuyện tình cảm Qua các câu chuyện tình cảm của sáu bà bóng ta thấy bà bóng cũng giống như những người bình thường khác trong xã hội; họ cũng khao khát hạnh phúc, khao khát một gia đình và khao khát chung sống với người mà họ rung động, yêu thương. Đây cũng chính là bản năng vốn có của con người tuy nhiên do là người đồng tính nên cách thể hiện tình cảm của họ có thể có khác với những người khác. Tiểu kết Chương 3 Chương 4 BÀ BÓNG, NGHỀ MÚA BÓNG RỖI Ở NAM BỘ VÀ NHỮNG CHIỀU TƯƠNG TÁC Nội dung của chương 4 thể hiện những chiều tương tác của bà bóng và nghề múa bóng rỗi ở Nam Bộ trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở những mô tả và phân tích ở các chương trước đó, bà bóng và nghề múa bóng rỗi của họ đang gợi mở ra nhiều vấn đề. Thật vậy, trong chương 4 này, luận án sẽ tập trung vào các nội dung: bối cảnh tác động và sự tự quyết của bà bóng trong việc theo nghề, giữ nghề, phát triển nghề và nỗ lực khẳng định mình qua hoạt động nghề. 4.1. Các bối cảnh tác động và sự chủ động của bà bóng 4.1.1. Tác động từ điều kiện lịch sử - xã hội Dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã làm cho thực hành múa bóng rỗi của bà bóng hiện nay khác xa với chính nó trong truyền thống trên nhiều phương diện cả về hình thức lẫn nội dung. Điểm nổi bật nhất là bà bóng – chủ thể của thực hành múa bóng rỗi đã “công khai” coi thực hành này là một “nghề”, tồn tại như bao ngành nghề khác trong xã hội. Ngoài ra, trong bối cảnh xã hội hiện nay với thông tin đa chiều khiến cho con người có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít những tiềm ẩn rủi ro bởi đa phần đã quen với lối sống, nếp nghĩ bình yên, tĩnh tại vốn có của của dân nông
  20. 18 nghiệp, với một thời gian dài sống trong chiến tranh và cơ chế bao cấp trì trệ. Vì vậy, con người một mặt nhằm giảm tải những bất an tâm lý, muốn tìm về sự bình yên, êm ả của cuộc sống; mặt khác, một số người lại tìm đến với tín ngưỡng thờ Mẫu/ thờ Bà với quan niệm “có thờ có thiêng - có kiêng có lành”;“tiền phất - phật biết”, chủ yếu cầu xin “buôn may - bán đắt”; “gia đạo bình an”; “mua một bán mười”, v.v… Và như thế họ dần chuyển dịch từ nhu cầu hỗ trợ của thần linh về sức khỏe, bình an thay vào đó là “tấn tài, tấn lộc”; “thăng quan tiến chức” hay nói một cách khác là chủ yếu cầu xin “tiền tài, địa vị”. Như vậy, ở một góc độ nào đó bà bóng và thực hành múa bóng rỗi của họ đã có điều kiện phục hưng trở lại. Cuối cùng, việc phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong phạm vi quốc gia và quốc tế cũng là nguyên nhân quan trọng của việc quảng bá, xây dựng hình ảnh cũng như tạo ra sự biến đổi và đa dạng của văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung và thực hành múa bóng rỗi của bà bóng ở Nam Bộ nói riêng. 4.1.2. Tác động từ chính sách Luận án phân tích một số tác động từ chính sách, định kiến xã hội tới bà bóng và nghề nghiệp của họ; trước tiên là những ảnh hưởng, tác động từ chính sách về tôn giáo tín ngưỡng của Nhà nước ở một số giai đoạn tới các thực hành tâm linh trong cộng đồng người Việt Nam nói chung, ở Nam Bộ nói riêng. Tiếp đến luận án đi vào phân tích những ảnh hưởng, tác động từ những người làm công tác quản lý văn hóa đến tôn giáo tín ngưỡng và sự tồn tại dai dẳng của những định kiến về các thực hành trong tôn giáo tín ngưỡng trong xã hội đương đại trong đó có thực hành múa bóng rỗi của bà bóng. 4.1.3. Nhận thức xã hội về bà bóng và thực hành múa bóng rỗi Trong xã hội Nam Bộ hiện nay vẫn tồn tại cách nhìn nhận gán ghép và đầy chủ quan về thực hành múa bóng rỗi và bà bóng đến từ người dân và đâu đó là cả của các cấp chính quyền như: tiếng hét thất thanh“bà bóng tới rồi” hay sự làm khó của chính quyền khi lảng tránh không giải quyết vấn đề cho bà bóng, v.v… Chính cái nhìn này phần nào chỉ ra thái độ thiếu thiện cảm, thiếu tôn trọng của người ngoài cuộc đối với nghề nghiệp của bà bóng. Và cũng do xã hội đương đại còn nhiều người giữ thái độ thiếu tôn trọng như vậy nên đôi khi họ thường ngại ngùng tiếp xúc với người lạ, thậm chí có những trường hợp không muốn chia sẻ về bản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2