intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học: Truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nhận diện, phân tích những đặc điểm của văn mạch Nam Bộ trong dòng chảy lịch sử, luận án "Truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch Nam Bộ" sẽ làm rõ những kế thừa, đổi mới về mặt nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học: Truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch Nam Bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Trần Thị Vân Dung TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG VĂN MẠCH NAM BỘ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội – 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại:……………………………………… ………………………………………………………......................... Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Trần Văn Toàn 2. TS. Nguyễn Thị Minh Thương Phản biện 1: GS.TS. Trần Nho Thìn Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG Hà Nội Phản biện 2. PGS.TS.Thái PhanVàng Anh Trường Đại học Sư phạm Huế Phản biện 3: TS. Đinh Minh Hằng Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tại Việt Nam, dòng chảy văn học Nam Bộ được khơi nguồn từ những Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, bền bỉ tiếp nối với Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Đoàn Giỏi, Sơn Nam, Trang Thế Hy…. và vẫn không ngừng lấp lánh, cuộn trào với những Trần Thu Hằng, Nguyễn Ngọc Tư… Trong sự nở rộ của văn học Nam Bộ, có một dòng mạch kết đọng và bồi lắng từ những thế hệ nhà văn tinh hoa và tiêu biểu, có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ nền văn học miền Nam, chúng tôi gọi đó là “văn mạch Nam Bộ”. Văn mạch Nam Bộ được duy trì và phát triển từ những tác giả nổi bật, tiêu biểu nhất trong thời đại của họ, sinh trưởng tại miền Nam và tập trung toàn bộ sự nghiệp sáng tác của mình để tái hiện hiện thực và con người phương Nam. 1.2. Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư không chỉ hấp thụ và kế thừa những di sản đặc sắc của văn mạch Nam Bộ mà còn không ngừng nỗ lực vượt thoát và phát triển để trở thành một “điển phạm” mới cho dòng chảy phương Nam. Hành trình sáng tác và tạo dựng sự nghiệp của Nguyễn Ngọc Tư cũng là hành trình chị miệt mài tìm kiếm cho mình một lối đi riêng, một dấu ấn riêng. Chị đã kế thừa và phát triển rực rỡ một dòng mạch văn học giàu lòng yêu nước và tinh thần trượng nghĩa được khai mở từ Nguyễn Đình Chiểu và tiếp nối qua bao thế hệ nhà văn. Bên cạnh đó, truyện ngắn và tiểu thuyết của chị còn mạnh dạn khai phá thêm nhiều nét mới về đời sống Nam Bộ, con người Nam Bộ, ngôn ngữ Nam Bộ…, mang lại sự phong phú và đa chiều cho dòng mạch văn chương Nam Bộ. 1
  4. 1.3. Cho đến nay, giới nghiên cứu đã có không ít công trình về văn học Nam bộ và Nguyễn Ngọc Tư, nhưng chưa có công trình nào nhìn Nguyễn Ngọc Tư trong dòng văn mạch Nam bộ. Để thực hiện nhiệm vụ này, trước tiên, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ vấn đề “văn mạch Nam Bộ” – một dòng mạch/bộ phận văn học có nhiều thành tựu và đóng góp lớn với văn học Việt Nam nhưng chưa thật sự được minh định sáng rõ và tổng kết đủ đầy. Trên cơ sở đó, luận án sẽ phân tích những điểm kế thừa và tiếp nối của Nguyễn Ngọc Tư so với những người đi trước, từ đó định vị chỗ đứng của chị trong dòng chảy văn học dân tộc nói chung và văn học Nam bộ nói riêng, khẳng định vị trí và vai trò của chị như một “điển phạm” của văn mạch Nam bộ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nhận diện, phân tích những đặc điểm của văn mạch Nam Bộ trong dòng chảy lịch sử, luận án sẽ làm rõ những kế thừa, đổi mới về mặt nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá các tài liệu để tổng quan về văn mạch Nam Bộ với những đặc trưng và tiêu chí nhận diện riêng, đồng thời tổng quan về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và những đóng góp của nữ nhà văn trong 2 thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. - So sánh, đối chiếu giữa Nguyễn Ngọc Tư và một số nhà văn Nam Bộ tiêu biểu để tìm ra sự kế thừa và đổi mới về quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch Nam Bộ qua các thời kỳ. - Phân tích, khảo sát và đánh giá về sự tiếp nối và phát triển của hệ thống đề tài, chủ đề, hình tượng nhân vật trung tâm trong truyện 2
  5. ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư so với một số nhà văn lớp trước của văn mạch Nam Bộ. - Phân tích và khảo cứu về sự tiếp nối và phát triển trong kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu viết truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư khi đặt trong văn mạch Nam Bộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư trong sự kế thừa và phát triển văn mạch Nam Bộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về truyện ngắn, luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ra đời từ năm 2000 đến năm 2020 để làm rõ những đóng góp nổi bật về nội dung, nghệ thuật cũng như tư tưởng sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch Nam Bộ Về tiểu thuyết, tính đến thời điểm hiện tại, Nguyễn Ngọc Tư chỉ sáng tác được 2 tiểu thuyết là “Sông” (2012) và “Biên sử nước” (2020), trong đó tiểu thuyết “Sông” được đánh giá cao hơn nên luận án chủ yếu tập trung phân tích và khảo sát kĩ tiểu thuyết này. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu là: phương pháp lịch sử- xã hội, phương pháp liên ngành, phương pháp thi pháp học, phương pháp phân tích tổng hợp; so sánh - đối chiếu . - Phương pháp lịch sử- xã hội: nhằm tìm ra những đặc điểm của hoàn cảnh lịch sử, xã hội Nam Bộ từ thế kỷ XIX đến nay có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn mạch Nam Bộ, từ đó đặt sáng tác Nguyễn Ngọc Tư trong các trục nghiên cứu khác nhau. 3
  6. - Phương pháp liên ngành được sử dụng trong luận án này với mục đích khảo sát, xây dựng chân dung Nguyễn Ngọc Tư trong mối liên hệ biện chứng với lịch sử, văn hóa, tư tưởng, xã hội Nam Bộ. - Phương pháp thi pháp học: vận dụng phương pháp này để nhận diện, phân tích “hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật” mà Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng trong truyện ngắn và tiểu thuyết. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án góp phần giới thuyết về khái niệm văn mạch Nam Bộ và làm rõ những đặc điểm của văn mạch Nam Bộ. - Thông qua luận án, có thể thấy được dòng chảy văn học Nam Bộ qua các thời kỳ cũng như sự vận động của văn học Việt Nam. - Luận án hệ thống hoá những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục công trình có liên quan và phần Phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch Nam bộ Chương 3: Nội dung truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch Nam bộ Chương 4: Nghệ thuật truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch Nam bộ 4
  7. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về Văn mạch Nam Bộ 1.1.1. Khái niệm “văn mạch Nam Bộ” “Văn mạch” là sự kế thừa và tiếp biến về quan niệm, nội dung và hình thức nghệ thuật của các tác gia văn học tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử tại một vùng miền hoặc một quốc gia, dân tộc. Văn mạch Nam Bộ là một bộ phận nằm trong văn học Nam Bộ. Đó là bộ phận cốt lõi, tập trung những giá trị nghệ thuật tinh tuý nhất và lâu bền nhất của văn học miền Nam. Nếu như văn học Nam Bộ là một tổng thể rộng lớn bao gồm sáng tác của tất cả các tác giả đến từ những vùng miền khác nhau (Bắc, Trung, Nam) nhưng có chung mối quan tâm và sự tiếp cận các đề tài về Nam Bộ thì văn mạch Nam Bộ chỉ gắn với những tác giả sinh trưởng tại miền Nam và có các sáng tác gắn bó chặt chẽ với hiện thực và con người Nam Bộ. 1.1.2. Đặc điểm văn mạch Nam Bộ Nam Bộ là 1 trong 3 vùng lãnh thổ của Việt Nam, có nhiều đặc điểm khác biệt so với Bắc Bộ và Trung Bộ, là vùng đồng bằng sông nước có thổ nhưỡng đa dạng và địa hình đặc trưng. Một đặc điểm chung của văn mạch Nam Bộ là các tác giả đều sinh ra và lớn lên trong không gian bát ngát của những vùng đất Nam Bộ nên thấm đẫm nguồn mạch văn hoá nơi đây một cách tự nhiên và thuần nhất. Chúng tôi cho rằng, tính từ khởi nguồn cho đến nay, văn mạch Nam Bộ đã trải qua 4 giai đoạn với 4 thế hệ nhà văn tiêu biểu: - Thế hệ thứ nhất: Nguyễn Đình Chiểu - Thế hệ thứ hai: Hồ Biểu Chánh - Thế hệ thứ ba: Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Trang Thế Hy - Thế hệ thứ tư: Nguyễn Ngọc Tư 5
  8. Tóm lại, văn mạch Nam Bộ là một dòng chảy văn chương khởi nguồn và phát triển tại phương Nam, được lưu giữ và kế thừa bởi những thế hệ nhà văn sinh ra và lớn lên trong môi trường địa văn hoá đậm chất Nam Bộ, mang những quan niệm nghệ thuật riêng, có sự khai phá riêng về nội dung và hình thức của các tác phẩm. 1.1.3. Lịch sử nghiên cứu văn mạch Nam Bộ Nhìn chung, các nghiên cứu về văn mạch Nam Bộ hầu như tập trung vào một số tác gia tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Biểu Chánh, qua một số thể loại nổi bật như truyện thơ, văn tế, tiểu thuyết, có khá ít công trình nghiên cứu có tính tổng hợp và chuyên sâu. Còn nhiều tác giả miền Nam chưa được chú ý như: Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Trang Thế Hy, Nguyễn Ngọc Tư... Văn mạch Nam Bộ vì thế chưa được nhận diện và bao quát đầy đủ qua các giai đoạn phát triển. 1.2. Tổng quan về Nguyễn Ngọc Tư 1.2.1. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Mặc dù thử sức ở nhiều lĩnh vực nhưng Nguyễn Ngọc Tư được vinh danh nhiều nhất ở thể loại truyện ngắn, được giới nghiên cứu công nhận là một trong những cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ngoài những tập truyện ngắn nổi bật, Nguyễn Ngọc Tư còn sáng tác khá nhiều tác phẩm ký đặc sắc, nhất là thể loại tạp văn, tản văn. Tiểu thuyết và thơ là hai thể loại mà Nguyễn Ngọc Tư có đóng góp khá khiêm tốn. Ở thể loại tiểu thuyết, Nguyễn Ngọc Tư mới chỉ có 2 đầu sách được xuất bản: tiểu thuyết “Sông” viết năm 2012 và tiểu thuyết “Biên sử nước” viết năm 2020. Dù không được đánh giá cao bằng truyện ngắn nhưng tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư vẫn mang đậm phong cách của chị. 6
  9. 1.2.2. Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư Các công trình nghiên cứu về truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư được chia thành 2 hướng chính: thứ nhất là nghiên cứu và nhìn nhận về dấu ấn Nam Bộ trong các sáng tác của chị, thứ hai là đánh giá về những kế thừa và cách tân của Nguyễn Ngọc Tư trong truyện ngắn và tiểu thuyết. Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư khá đa dạng về hình thức, từ sách, bài báo đến các luận văn, luận án. Tuy nhiên, vẫn còn những khía cạnh chưa được quan tâm để làm nổi nét vai trò của Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch Nam Bộ như: sự kế thừa và phát triển những quan niệm nghệ thuật từ thế hệ nhà văn đi trước, hình tượng con người Nam Bộ trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội, nghệ thuật biểu hiện đậm chất Nam Bộ… Đây là những vấn đề sẽ được phân tích và hệ thống ở các chương tiếp theo. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1 của luận án, chúng tôi đã xác lập khái niệm “văn mạch Nam Bộ” trên cơ sở khảo cứu đặc điểm và các chặng đường phát triển của văn học Nam Bộ. Trong văn mạch Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư là một người kế thừa xuất sắc, có thể nâng tầm thành một điển phạm mới. Dấu ấn Nam Bộ đậm nét trong những truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư là một thứ “căn cước văn hoá” độc đáo để khẳng định vai trò của chị trong văn mạch Nam Bộ. 7
  10. CHƯƠNG 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG VĂN MẠCH NAM BỘ 2.1. Quan niệm về đạo lý 2.1.1. Quan niệm mở đường của Nguyễn Đình Chiểu- từ tinh thần đạo lý đến chủ nghĩa yêu nước Quan niệm về đạo lý là một đặc điểm nổi bật, độc đáo của văn mạch Nam Bộ với sự khai mở của Nguyễn Đình Chiểu. Với hạt nhân là tư tưởng nhân nghĩa, cụ Đồ Chiểu đã ca ngợi những con người mang tâm hồn đẹp, cao thượng, giàu nghĩa khí. Ở chặng đường sáng tác tiếp theo, tư tưởng đạo lý trở thành tiền đề cho chủ nghĩa yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, bởi ông quan niệm: đạo lý cao nhất ở đời là đạo lý với dân tộc, với đồng bào. 2.1.2. Quan niệm đạo lý thức thời của Hồ Biểu Chánh Trong quan niệm Nho giáo, con người được định giá trong sự ràng buộc của lễ tiết và trách nhiệm với quân vương. Với Hồ Biểu Chánh, quan niệm về đạo lý chú trọng nhiều hơn đến đạo đức và nghĩa vụ của con người trong gia đình và xã hội. Từ sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về đạo lý, Hồ Biểu Chánh cũng mở rộng đối tượng phản ánh trong tác phẩm, không chỉ giới hạn trong tầng lớp chí sĩ, trí thức như trước đây mà có cả những người lao động nghèo, những người dưới đáy xã hội. 2.1.3. Quan niệm đạo lý phát triển của Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam và Trang Thế Hy Tiếp nối quan niệm đạo lý, những nhân vật trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc dù trong cảnh ngộ nào cũng mơ ước có một gia đình êm ấm hạnh phúc và thể hiện khí khái của những người con Nam Bộ trọng nghĩa tình. Trong truyện ngắn của mình, Sơn Nam cũng luôn đề cao con người trách nhiệm, con người đạo lý. Dù trong 8
  11. hoàn cảnh khó khăn, thử thách, mỗi con người vẫn đề cao nghĩa tình và nghĩa vụ với gia đình. Những con người nghèo khổ nhưng nặng nghĩa tình, sẵn sàng giúp đỡ đồng loại vượt qua khó khăn luôn là những gương sáng mà Trang Thế Hy muốn gửi đến bạn đọc. 2.1.4. Quan niệm đạo lý mở rộng của Nguyễn Ngọc Tư Giữ vững tinh thần đạo lý đã được khơi dòng trong văn mạch Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư cũng đề cao đạo lý trong sáng tác của mình bằng việc xây dựng những mẫu hình nhân vật cao thượng, trọng nghĩa tình. Điểm mới lạ của Nguyễn Ngọc Tư so với các nhà văn của văn mạch Nam Bộ là khi khai thác quan niệm đạo lý, chị quan tâm nhiều hơn đến những con người bình thường ở mọi tầng lớp trong xã hội. Đạo lý đã xoá nhoà khoảng cách về giới tính, địa vị, tuổi tác, vùng miền… 2.2. Quan niệm về hiện thực và con người trong văn chương 2.2.1. Quan niệm của Hồ Biểu Chánh về con người Văn học trung đại phương Đông luôn đề cao con người tập thể, con người chức năng, phủ nhận con người cá nhân, con người tâm lý. Đến Hồ Biểu Chánh, ông đã tiếp thu tinh hoa văn hoá của phương Tây để mang quan niệm về con người cá nhân vào tiểu thuyết, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển mẫu hình mới về con người trong văn mạch Nam Bộ sau này. Tất nhiên, ở giai đoạn đầu, con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh mới được đánh giá cao về sự biến đổi tâm lý, ý thức và khát vọng muốn khẳng định bản ngã, chưa có đủ dũng cảm để hành động quyết liệt và thay đổi vận mệnh. 2.2.2. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Trang Thế Hy về mối quan hệ hiện thực- con người 9
  12. Bình Nguyên Lộc là một nhà văn Nam Bộ tiêu biểu đã gắn kết những thổ ngơi, mùi vị, cuộc sống, nếp sinh hoạt của vùng đồng bằng sông Đồng Nai, sông Cửu Long... là nguồn cảm hứng cho những trang viết. Trong các yếu tố tự nhiên, Bình Nguyên Lộc luôn đề cao vai trò của đất. Đề tài về đất quê với tư tưởng sở hữu đất rất đặc trưng của người nông dân Nam Bộ, được nhà văn phát hiện trong những chi tiết khá thú vị… Sơn Nam được coi là “Pho tự điển sống về miền Nam”, “nhà Nam Bộ học” lẫy lừng. Ông vừa là nhà văn, vừa là nhà nghiên cứu, nhà văn hoá học, vừa là một tính cách Nam Bộ “đặc sệt” và “điển hình”. Người Nam Bộ hiện lên trong tác phẩm của nhà văn Sơn Nam là những người cần cù, chất phác. Họ yêu lao động, bền bỉ lao động để khai hoang lập nghiệp. Họ không ngại khó khăn, sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách bằng một tâm thế quyết liệt, thẳng thắn. Trang Thế Hy gửi gắm những quan niệm về cuộc đời và con người trong những tác phẩm mình. Ông mượn lời của chàng nghệ sĩ nghèo trong một truyện ngắn của mình để phát biểu: “Tôi nghe đó là lời răn dạy rất nghiêm có giá trị thức tỉnh cao của một hiện thực đau buồn nhắc nhở người cầm bút đừng bao giờ đánh mất cái điểm tựa đáng tin cậy của mình là nỗi khổ đau lớn của đám đông thầm lặng”. 2.2.3. Quan niệm mới mẻ của Nguyễn Ngọc Tư về sự phản ánh hiện thực và con người Nguyễn Ngọc Tư thể hiện bản lĩnh của mình khi chị viết về cái ác như một cách để phản tỉnh cái thiện, viết về những lem nhem, nhếch nhác của hiện thực để qua đó soi rọi những tia sáng của ước mơ và khát khao hạnh phúc. Nguyễn Ngọc Tư đề cao những cảm xúc bản năng, coi cảm xúc là khởi nguồn của sáng tạo văn chương. Những trang viết của chị thường nặng trĩu nỗi buồn và sự ưu tư về 10
  13. con người. Đọc truyện của chị, người đọc bị bủa vây bởi những xúc cảm day dứt và ám ảnh không thôi về muôn kiếp nhân sinh. 2.3. Quan niệm về nghề văn và nhà văn 2.3.1. Quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu về sứ mệnh văn chương Suốt cuộc đời mình, Nguyễn Đình Chiểu luôn quan niệm văn chương chính là thứ vũ khí đắc lực để chuyển tải đạo lý và chiến đấu với quân thù, người cầm bút vì thế mang trong mình trọng trách to lớn đối với đất nước và nhân dân. Là một nhà nho chân chính, Đạo mà ông nhắc đến không còn là thứ Đạo cao xa, mang tính lý thuyết sách vở mà phải có nội dung tích cực và tiến bộ. 2.3.2. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Trang Thế Hy về vai trò của văn học và trách nhiệm của người cầm bút Bình Nguyên Lộc có thời gian sống ở đô thị phồn hoa nên ý thức rõ rệt về tính đại chúng của văn học. Với chủ trương đại chúng hóa văn học, Bình Nguyên Lộc đã đưa văn học tiếp cận nhiều hơn và gần hơn với những người lao động bình thường. Theo Bình Nguyên Lộc, văn chương phải đưa con người về với truyền thống và nguồn cội. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo của vùng U Minh heo hút, lại lớn lên giữa thời tao loạn, Sơn Nam đã sớm hình thành những quan niệm về nghề văn và vai trò của nhà văn một cách nghiêm túc và dứt khoát. Từ ngày đầu cầm bút, ông đã khẳng định: “Viết văn là để viết văn, để yêu nước, chứ không nhằm một mục đích nào khác.” Trang Thế Hy coi nghề viết là nghề cao quý nhưng cũng là nghề gian nan và thử thách. Người cầm bút nếu không thực hiện được sứ mệnh cao cả của mình thì không xứng đáng với danh xưng nhà văn: “Tuyệt đối đừng để những người hâm mộ mình đọc những câu lếu 11
  14. láo”. Ông bộc lộ một tính cách khảng khái, bộc trực của người con Bến Tre với những quan niệm thẳng thắn về nghề. 2.3.3. Quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư về văn chương và nghiệp cầm bút Không chỉ là một tác giả có sự thừa tiếp uyển chuyển với dòng mạch Nam Bộ đã có, Nguyễn Ngọc Tư còn là nhà văn nữ hiếm hoi trong thế hệ của mình có khả năng “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Chị tự nhận mình là người “chỉ thích cái mới, cái gì cũ rồi thì không quan tâm, để thời gian làm việc khác”. Trong mối quan hệ giữa nhà văn và độc giả, Nguyễn Ngọc Tư cũng có những suy ngẫm riêng. Mặc dù coi độc giả là người bạn đồng hành tin cậy của người viết, trao cho họ những trang văn được viết bằng thái độ nghiêm cẩn và hết mình nhưng Nguyễn Ngọc Tư không phải là nhà văn dễ dãi chạy theo thị hiếu của người đọc. Tiểu kết chương 2 Chương 2 của luận án đã hệ thống hoá những quan niệm nghệ thuật nổi bật qua các thời kỳ của văn mạch Nam Bộ. Từ giai đoạn mở đầu với Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Biểu Chánh đến loạt nhà văn của giai đoạn văn học hiện đại như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Ngọc Tư… với những quan niệm nghiêm túc về nghề văn và nhà văn, văn mạch Nam Bộ đã được định hình và phát triển một cách bền vững và sắc nét. CHƯƠNG 3. NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG VĂN MẠCH NAM BỘ 3.1. Hệ thống đề tài trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư 3.1.1. Sự tiếp nối của Nguyễn Ngọc Tư với đề tài truyền thống 3.1.1.1. Đề tài chiến tranh 12
  15. Là nhà văn nữ thuộc thế hệ 7X, Nguyễn Ngọc Tư đã có những trang viết đầy chân thực và ăm ắp những hồi ức về chiến tranh, với những mất mát dai dẳng và nỗi buồn thấm thía. Với cái nhìn phát hiện của một nhà văn mẫn tiệp, Nguyễn Ngọc Tư còn khai thác đề tài chiến tranh ở những góc độ không ai ngờ tới. Ví dụ trong truyện ngắn Mối tình năm cũ: Người chồng không muốn vợ mình nhớ đến người yêu liệt sĩ đã hi sinh nên đốt hết những lá thư của người đã khuất. Ông nghẹn ngào khi thấy bà rũ ra trước di ảnh của người liệt sĩ. Câu chuyện của họ là cách Nguyễn Ngọc Tư đối diện với chiến tranh, nhắc nhở người ta đừng đào xới lại những vết thương đã cũ. 3.1.1.2. Đề tài về những phận người trong cuộc sống đời thường Hồ Biểu Chánh đã bắt đầu khai phá đời sống tâm lý của con người ở những góc khuất lấp để cảm hiểu những khao khát vị kỷ của họ. Con người Nam Bộ trong những truyện ngắn của Trang Thế Hy là những con người quả cảm, sẵn sàng xả thân vì nước, yêu cái đẹp và luôn có ý thức giữ gìn nét đẹp. Một số đề tài nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư: Đề tài trẻ em là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của Nguyễn Ngọc Tư. Nếu các nhà văn Nam Bộ trước đây thường xây dựng hình ảnh những đứa bé hồn nhiên, giàu tình cảm thì nhân vật trẻ em trong những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư thường có một tuổi thơ không yên bình, không hạnh phúc, phải trải nghiệm quá sớm những điều không mong muốn. Đề tài người nghệ sĩ với số phận hẩm hiu và tình duyên lận đận cũng là một đề tài được Nguyễn Ngọc Tư tiếp nối và phát triển từ văn mạch Nam Bộ. Cũng giống như Trang Thế Hy, Nguyễn Ngọc Tư nhìn thấu những bi kịch của người nghệ sĩ, phát hiện ra bên cạnh “tiếng hát” là “tiếng khóc”, đằng sau hào quang của sân khấu là bóng tối của nỗi cô đơn và những thương tổn 13
  16. của tâm hồn. Đề tài người nông dân Nam Bộ không chỉ khai thác cái nghèo hay những nỗi khổ về mặt vật chất mà còn tái hiện những nỗi khổ về mặt tinh thần: nỗi đau của người con trai vì nghèo mà không thể lấy người mình yêu, nỗi đau của người con gái bị phản bội, nỗi đau của người cha dượng bị vu oan mà không có cách nào thanh minh… Đề tài gái điếm từng xuất hiện trước đó trong văn mạch Nam Bộ, qua những trang văn của Trang Thế Hy. Đến Nguyễn Ngọc Tư, cái nhìn của nữ giới giúp chị nhìn nhận và đánh giá những cô gái điếm công bằng hơn. Không phải cô gái nào sa chân, bén gót vào con đường này cũng đều vì đồng tiền. Thậm chí ngay cả khi họ chấp nhận bán rẻ thân xác vì tiền, họ vẫn đầy tự trọng và nhân tính. 3.1.1.3. Đề tài thiên nhiên Đề tài thiên nhiên cũng là một đề tài quen thuộc trong văn mạch Nam Bộ. Sơn Nam đã sử dụng cảm quan lịch sử - văn hoá để khai thác hình tượng thiên nhiên Nam Bộ vừa bí ẩn, hoang sơ, vừa gần gũi, thân thuộc. Không gian sông nước cũng xuất hiện trong hầu hết các truyện ngắn của Trang Thế Hy. Đó là không gian sinh hoạt quen thuộc của con người miền Nam, nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử. Hình ảnh những sông nước chằng chịt của Nam Bộ trở đi trở lại như một môtip quen thuộc trong những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư. Tiếp cận đề tài thiên nhiên Nam Bộ trong truyện ngắn và tiểu thuyết, Nguyễn Ngọc Tư đã có hướng phát triển mới khi đặt thiên nhiên trong cảm quan của đạo đức sinh thái. Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, thiên nhiên không chỉ đơn thuần là môi trường gắn bó với con người mà còn là một sinh thể. Con người sinh tồn nhờ tự nhiên, chắc lọc những tinh tuý của tự nhiên nên phải gìn giữ thiên nhiên như giữ gìn sinh mạng của chính mình. 3.1.2. Sự khai phá của Nguyễn Ngọc Tư với những đề tài mới 14
  17. 3.1.2.1. Đề tài nữ quyền và tính dục Trong văn mạch Nam Bộ, Hồ Biểu Chánh đã từng đề cao người phụ nữ trong các sáng tác của mình, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật nữ. Trang Thế Hy nhìn thấu những tâm sự của người phụ nữ trong những cảnh huống muôn màu của hiện thực, lột tả hết mọi góc khuất và những giằng xé khó nói của họ. Tuy vậy, những tác giả đi trước mới chỉ dừng lại ở sự cảm hiểu và ngợi ca mà chưa đi đến tận cùng những khát khao và ý thức về quyền được sống của người phụ nữ. Với Nguyễn Ngọc Tư, nữ quyền và tính dục là một trong những vấn đề được chị quan tâm, trăn trở trong từng con chữ. Nhiều truyện ngắn của chị mang đến thông điệp về tinh thần nữ quyền, về những khát khao và mong ước của người phụ nữ trước cuộc sống. Bên cạnh đó là những cảnh tỉnh về những dục tính suy đồi, trái với đạo đức xã hội, hướng con người sống đẹp hơn. 3.1.2.2. Đề tài người đồng tính Nguyễn Ngọc Tư đã mượn một đề tài gai góc và đang được xã hội quan tâm để tiếp tục khai phá những góc khuất trong tâm hồn con người, mang đến cho văn đàn một cái nhìn mới mẻ về người đồng tính, vượt ra khỏi những định kiến giới tính thông thường. Trong tiểu thuyết “Sông”, chị đã nhận ra những giằng xé phức tạp của những người đồng tính, thấu cảm đến tận cùng những chua xót và lạc lõng của họ trong xã hội, không ngừng cật vấn lương tri của họ để tìm ra lối thoát cho những bi kịch. 3.2. Con người Nam Bộ trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư 3.2.1. Con người trong mối quan hệ với thiên nhiên Giống như các nhà văn của văn mạch Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư cũng khai thác mối quan hệ tương hỗ của thiên nhiên và con 15
  18. người trong không gian văn hóa điển hình của Nam Bộ. Tuy vậy, chị không chỉ nêu bật tình cảm khăng khít giữa thiên nhiên và con người mà còn khai thác và xoáy sâu vào bản tính tự nhiên của con người khi sống giữa vạn vật và thiên nhiên. Thấm nhuần tư tưởng đạo đức sinh thái, Nguyễn Ngọc Tư đã nhìn ra những mối đe doạ đến từ thế giới tự nhiên đối với đời sống con người. Đó là một bi kịch mang tính chất “quả báo”: con người huỷ diệt tự nhiên  tự nhiên huỷ diệt con người  con người phải gánh nghiệp chướng. 3.2.2. Con người trong mối quan hệ với giá trị văn hóa Nhiều truyện ngắn của Sơn Nam đề cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá và phát huy những truyền thống tốt đẹp. Trang Thế Hy cũng dành sự quan tâm đến các loại hình văn hoá nghệ thuật đặc trưng ở Nam Bộ và khai thác số phận nhân vật thông qua quan hệ với những nét văn hoá điển hình. Đến Nguyễn Ngọc Tư, những mối quan hệ này mới được khám phá và lột tả ở mọi chiều kích. Nguyễn Ngọc Tư khám phá ra những đặc tính mới của người Nam Bộ thông qua mối quan hệ với những giá trị văn hoá khác nhau như văn hóa cộng đồng, dân tộc, văn hóa làng quê, văn hóa gia đình, văn hóa tâm linh. 3.2.3. Con người trong mối quan hệ với những bi kịch Trước Nguyễn Ngọc Tư, Hồ Biểu Chánh đã bắt đầu quan tâm đến những bi kịch của con người, quan tâm khai thác và lột tả con người tâm lý, con người bên trong với những giằng xé và ưu tư. Sau Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc và Trang Thế Hy tiếp tục khai thác những mâu thuẫn trong nội tâm, tạo nên những bi kịch khác nhau của con người Nam Bộ trong hoàn cảnh mới. Đến Nguyễn Ngọc Tư, chị không những nhìn ra sự vật lộn của con người với những bi kịch riêng mà còn hướng sự chú ý đến cách mà họ đối diện với bi kịch, thái độ tích cực để vươn lên giữa vũng bùn số phận. 16
  19. Nguyễn Ngọc Tư đã chọn viết về nỗi đau bằng một cảm quan tích cực, một thái độ nhẹ nhàng, tưng tửng. Có thể nói, ở mỗi câu chuyện của Nguyễn Ngọc Tư, có một dòng chảy yêu thương len lỏi khắp các câu chuyện, kéo dài theo những cánh đồng và dòng sông. Dòng chảy ấy trở thành mạch ngầm chủ đạo của những câu chuyện. Tiểu kết chương 3 Hình tượng con người Nam Bộ được Nguyễn Ngọc Tư khắc hoạ thật đậm nét với những đặc điểm riêng. Cái tài của Nguyễn Ngọc Tư là một mặt tiếp nối hình tượng con người đạo lý đã quen thuộc trong văn mạch Nam Bộ, mặt khác lại đào xới đến tận cùng những tính cách đa diện của con người để khám phá những nét mới mẻ trong mối quan hệ giữa con người với quê hương xứ sở, với những giá trị văn hoá truyền thống, trong sự phản tỉnh trước thiên nhiên. Nguyễn Ngọc Tư cũng khám phá ra những bi kịch tinh thần mới đang giày vò và hành hạ con người trong đời sống hiện đại bằng xu hướng “mờ hoá”, làm giảm nhẹ sự buồn thương, bi đát. 17
  20. CHƯƠNG 4. NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG VĂN MẠCH NAM BỘ 4.1. Kết cấu truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư Bên cạnh những kết cấu tiếp nối từ truyền thống Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng thêm một số kiểu kết cấu hiện đại trong truyện ngắn và tiểu thuyết của mình như: kết cấu phức hợp, đa tuyến và kết cấu lắp ghép, phân mảnh. 4.1.1. Kết cấu tuyến tính Kết cấu tuyến tính là kết cấu thông dụng và xuất hiện phổ biến trong truyền thống. Điểm mới của Nguyễn Ngọc Tư là cố ý cài vào truyện những cao trào và nút thắt mà không có mở nút hay giải quyết xung đột. Mạch truyện được đẩy lên đỉnh điểm rồi kết thúc lửng lơ, gây hụt hẫng: Mối tình năm cũ, Dòng nhớ, Của ngày đã mất… 4.1.2. Kết cấu vòng tròn Kết cấu vòng tròn là kiểu bố cục tác phẩm theo lối đầu cuối tương ứng với sự lặp lại có chủ đích của các hình tượng ở đầu và cuối. Trong Nhớ sông, Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng hình ảnh chiếc ghe ở cả đầu và cuối câu chuyện. Kết cấu trong Nhà cổ cũng là kiểu đầu cuối tương ứng nhưng đã có biến đổi cho phù hợp với truyện. 4.1.3. Kết cấu phức hợp, đa tuyến Kết cấu phức hợp, đa tuyến bao gồm các tuyến truyện chạy song song trong một bố cục chung, hệ thống nhân vật, thời gian và không gian có thể luân phiên xuất hiện trong dòng trần thuật. Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng kết cấu phức hợp trong một số tác phẩm như: Biển đời mênh mông, Cái nhìn khắc khoải, đặc biệt là trong Sầu trên đỉnh Puvan để lột tả những ngổn ngang, chồng lấp của hiện thực. 4.1.4. Kết cấu lắp ghép, phân mảnh 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2