1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của để tài luận án<br />
Trong thời đại ngày nay, xu hướng hội nhập khu vực và toàn cầu đang diễn ra một cách<br />
mạnh mẽ. Điều này, đòi hỏi các quốc gia mở cửa nền kinh tế ra thị trường thế giới, tham<br />
gia một cách tích cực vào mối quan hệ kinh tế quốc tế.<br />
Viêng Chăn là Thủ đô của nước CHDCND Lào, là trái tim của cả nước, là đầu não chính<br />
trị, hành chính quốc gia, là trung tâm lớn nhất về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và<br />
giao dịch quốc tế. Viêng Chăn còn là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán,<br />
các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế. Thủ đô Viêng Chăn là một trung tâm lớn, có<br />
các ngành công nghiệp phát triển nhất cả nước Lào, có hệ thống hạ tầng thủy lợi kiên cố, các<br />
trung tâm sản xuất giống động thực vật hiện đại. Phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội Thủ đô<br />
tạo động lực và đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội cả nước.<br />
Vốn là yếu tố cơ bản không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng<br />
thời là yếu tố quan trọng nhất để phát triển kinh tế, cả nước nói chung và Thủ đô Viêng<br />
Chăn nói riêng. Do vậy, huy động và duy trì được một lượng vốn đầu tư đủ lớn chính là<br />
nhân tố có ý nghĩa quyết định tới tăng trưởng và phát triển kinh tế.<br />
Kế hoạch phát triển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được đánh giá là một<br />
kế hoạch tham vọng và để thực hiện được kế hoạch đó, Thủ đô Viêng Chăn cần một lượng<br />
vốn lớn để thực hiện và phát triển các ngành. Với mong muốn góp phần vào giải quyết vấn<br />
đề có ý nghĩa quan trọng thiết thực và mang tính cấp bách này, đề tài “Huy động vốn đầu<br />
tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào”, được<br />
chọn làm luận án tiễn sỹ, chuyên ngành Kinh tế Đầu tư.<br />
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu luận án<br />
* Mục đích nghiên cứu:<br />
+ Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vốn đầu tư phát triển, huy<br />
động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của 1 địa phương.<br />
+ Nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư phát triển đến kết<br />
quả của hoạt động huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn.<br />
+ Phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng<br />
Chăn giai đoạn năm 2006 – 2011.<br />
+ Đề xuất các định hướng và giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển nhằm đáp ứng<br />
tốt nhu cầu vốn đầu tư phát triển Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn đến năm 2020.<br />
* Nhiệm vụ nghiên cứu luận án<br />
+ Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vốn, huy động vốn đầu tư phát<br />
2<br />
<br />
triển kinh tế xã hội.<br />
+ Phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn,<br />
chỉ ra những nhân tố cơ bản tác động đến kết quả huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ<br />
đô Viêng Chăn trong thời gian qua. Đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ ra những tồn tại,<br />
hạn chế và nguyên nhân của nó để có định hướng cho việc huy động vốn đầu tư phát triển<br />
trong thời gian tới. Đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư phát<br />
triển trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
* Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động huy động vốn đầu tư phát ở một địa<br />
phương.<br />
* Phạm vi nghiên cứu:<br />
- Về không gian luận án nghiên cứu các hoạt động vốn đầu tư phát triển ở Thủ đô<br />
Viêng Chăn.<br />
- Về thời gian: Số liệu, tình hình khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng huy động<br />
vốn đầu tư phát triển thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2006 – 2011. Các định hướng và giải<br />
pháp huy động vốn đầu tư phát triển Thủ đô Viêng Chăn được xác định cho giai đoạn đến<br />
năm 2020.<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp lịch sử và phương pháp hệ thống: Việc nghiên cứu hoạt động huy động<br />
vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn được thực hiện một cách đồng bộ, gắn với<br />
hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể. Huy động vốn đầu tư phát triển được xem xét<br />
trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau cả về không gian và thời gian, đồng thời được đặt ra<br />
trong bối cảnh chung của toàn bộ nền kinh tế trong quá trình đổi mới và mở rộng quan hệ<br />
đối ngoại của Thủ đô Viêng Chăn.<br />
- Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho<br />
phân tích quá trình huy động vốn đầu tư phát triển ở Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2006 -<br />
2011.<br />
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Huy động vốn đầu tư phát triển của Thủ đô Viêng<br />
Chăn được xem xét trên cơ sở có sự so sánh tác động của nó đối với sự tăng trường và phát<br />
triển kinh tế của Thủ đô Viêng Chăn qua từng giai đoạn, cũng như kinh nghiệm thực hiện<br />
việc huy động vốn đầu tư phát triển của Thủ đô Hà nội - Việt Nam.<br />
5. Kết cấu của luận án:<br />
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo nội dung chính của luận<br />
án được kết cấu thành 4 chương:<br />
3<br />
<br />
- Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.<br />
- Chương 2: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn cho đầu tư phát triển ở<br />
địa phương.<br />
- Chương 3: Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn giai<br />
đoạn 2006 – 2011.<br />
- Chương 4: Định hướng và giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng<br />
Chăn giai đoạn đến năm 2020.<br />
<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN<br />
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br />
1.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu lý thuyết<br />
1.1.1. Tổng quan các giáo trình và sách<br />
Đến nay đã có nhiều sách, giáo trình trong nước và nước ngoài nghiên cứu vấn đề huy<br />
động vốn đầu tư phát triển nhất là liên quan đến đầu tư phát triển, vốn đầu tư phát triển,<br />
nguồn vốn đầu tư phát triển, các nguồn vốn để phát triển nhiều lĩnh vực, có nhiều quan<br />
điểm và cách tiếp cận về khái niệm đầu tư tuỳ theo các góc độ nghiên cứu.<br />
1.1.2. Tổng quan các luận án tiến sỹ, luận văn có liên quan đến đề tài luận án<br />
Nhìn chung, vấn đề huy động vốn đầu tư phát triển là đối tượng nghiên cứu của nhiều<br />
nhà nghiên kinh tế trong và ngoài nước. Các luận án tiễn sĩ, luận văn thạc sĩ và các công<br />
trình nghiên cứu đã công bố tương đối nhiều. Tuy nhiên, dù được tiếp cận dưới nhiều góc<br />
độ, nhưng thực tế chưa có 1 đề tài khoa học, luận án, luận văn thạc sỹ nào nghiên cứu về<br />
vấn đề huy động vốn đầu tư phát triển ở Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng Hòa Dân Chủ<br />
Nhân Dân Lào. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài luận án của nghiên cứu sinh không trùng<br />
lắp với các công trình, luận văn, luận án đã công bố trong thời gian gần đây.<br />
1.1.3. Các đề tài khoa học, các bài viết đăng tài<br />
Hiện nay, việc huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Thủ đô ngày càng được<br />
nhiều nhà khoa học. Thời gian qua có một số công trình của các nước trong khu vực<br />
nghiên cứu về vấn đề này ở những khía cạnh khác nhau. Thực tế rất nhiều nhân tố ảnh<br />
hưởng tới việc huy động vốn cho phát triển trên địa bản Thủ đô, tuy nhiên, phải có hệ<br />
thống chính sách khuyến khích đầu tư và chính sách phát triển phù hợp mới có thể huy<br />
động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này.<br />
4<br />
<br />
1.2. Xác định nội dung nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án<br />
1.2.1. Các khoảng trống nghiên cứu và xác định nội dung nghiên cứu của luận án<br />
Thực tế chưa có 1 đề tài khoa học, luận án, luận văn thạc sỹ nào nghiên cứu về vấn đề<br />
huy động vốn đầu tư phát triển ở Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân<br />
Lào. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài luận án của nghiên cứu sinh không trùng lắp với các<br />
công trình, luận văn, luận án đã công bố trong thời gian gần đây. Luận án kế thừa các kết<br />
quả nghiên cứu trước đó và vận dụng vào điều kiện cụ thể của Viêng Chăn.<br />
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu chính của luận án<br />
- Các nội dung trong khung lý thuyết cần xác định lập để làm căn cứ nghiên cứu các<br />
nội dung chính của luận án?<br />
- Các nhân tố nào tác động đến việc huy động vốn đầu tư phát triển? Và tác động cụ<br />
thể như thế nào?<br />
- Các nguồn vốn đầu tư có thể huy động?<br />
- Có thể quản lý việc huy động vốn đầu tư phát triển như thế nào? (quy trình, phương<br />
thức và điều kiện...)<br />
- Những năm qua (2006 - 2011) Thủ đô Viêng Chăn đã thu hút vốn đầu tư cho phát<br />
triển kinh tế - xã hội như thế nào? Kết quả đạt được? Các vấn đề phát sinh cần tiếp tục<br />
nghiên cứu giải quyết?<br />
- Các phương lý và giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển Viêng Chăn<br />
đến năm 2020?<br />
CHƢƠNG 2<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG<br />
VỐN CHO ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN Ở ĐỊA PHƢƠNG<br />
2.1. Đầu tƣ phát triển và vai trò của vốn đầu tƣ phát triển<br />
2.1.1. Các khái niệm cơ bản<br />
Trên thế giới đã có đã có nhiều quan điểm và cách tiếp cận về khái niệm đầu tư phát<br />
triển tùy theo các góc độ nghiên cứu, đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư trên<br />
địa phương, là hoạt động sử dụng vốn trong hiện tại, nhằm tạo ra những tài sản vật chất và<br />
trí tuệ mới, năng lực sản xuất mới và duy những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc làm<br />
và vì mục tiêu phát triển. Đầu tư phát triển có mục đích phát triển bền vững, vì lợi ích quốc<br />
gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Khi xem xét đến nội dung của hoạt động đầu tư phát triển trên<br />
góc độ vĩ mô cần quan tâm đến những vấn đề sau:<br />
Một là, đầu tư phát triển phải làm gia tăng tài sản cho nền kinh tế chứ không phải là<br />
5<br />
<br />
hiện tượng chu chuyển tài sản giữa các đơn vị.<br />
Hai là, đầu tư phát triển là điều kiện cần thiết, quan trọng đối với đầu tư tài chính và đầu<br />
tư thương mại trong việc tạo ra cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân lực…<br />
Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, đem lại lợi ích<br />
cho những người bỏ vốn và nền kinh tế quốc dân. Về cơ bản, vốn đầu tư phát triển mang<br />
những đặc trưng chung như: (1) vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản. Vốn được biểu<br />
hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vô hình. (2) vốn phải vận động sinh lời.<br />
Vốn được biểu hiện, vận động và có khả năng sinh lời. (3) vốn cần được tích tụ và tập<br />
trung đến một mức nhất định mới có thể phát huy tác dụng. (4) vốn phải gắn với chủ sở<br />
hữu. Khi xác định rõ chủ sở hữu, đồng vốn sẽ được sử dụng hiệu quả. (5) vốn có giá trị về<br />
mặt thời gian.<br />
2.1.2. Vai trò của vốn đầu tƣ phát triển đối với tăng trƣởng và phát triển<br />
+ Đầu tư tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.<br />
+ Đầu tư tác động làm tăng năng lực khoa học công nghệ của đất nước.<br />
+ Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh tế.<br />
2.2. Các lý thuyết về huy động vốn đầu tƣ phát triển<br />
Có nhiều lý thuyết về huy động vốn đầu tư phát triển, mỗi lý thuyết nghiên cứu một<br />
khía cạnh khác nhau của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi địa phương,<br />
mỗi quốc gia. Các lý thuyết nền tảng sau đây đã được đúc kết ở các nước phát triển. Khi<br />
vân dụng vào một quốc gia , địa phương cụ thể cần xem xét đến các yếu tố liên quan như:<br />
Trình độ phát triển, trình độ quản lý, tính đặc thù của từng quốc gia hoặc địa phương… để<br />
bảo đảm vận dụng đúng và có hiệu quả.<br />
2.2.1. Các lý thuyết hiệu suất sử dụng vốn cận biên<br />
Theo mô hình này những nước dư thừa vốn đầu tư có năng suất cận biên của vốn thấp<br />
hơn ở những nước thiếu vốn đầu tư, vì vậy sẽ xuất hiện dòng lưu chuyển vốn ở những<br />
nước này.<br />
Giả sử trên thế giới có hai nước I và II, giả sử nước I là thừa vốn và nước II là thiếu vốn.<br />
+ Xét trường hợp toàn bộ vốn ở mỗi quốc gia được sử dụng để đầu tư trong nước.<br />
+ Xét trường hợp vốn đầu tư di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia kia (có đầu tư quốc tế).<br />
2.2.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith<br />
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith có thể tóm tắt trong mấy điểm như sau:<br />
+ Đề cao vai trò của cá nhân và các doanh nghiệp, ủng hộ một nền thương mại tự do,<br />
không có sự can thiệp của Chính phủ. Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giới sử dụng tài<br />
nguyên có hiệu quả hơn, mang lại lợi ích nhiều hơn.<br />
6<br />
<br />
+ Thấy được tính ưu việt của chuyên môn hóa. Tuy nhiên, lý thuyết này lại đồng nhất<br />
hóa sự phân công lao động quốc tế với sự phân công lao động trong nước mà không tính<br />
đến sự khác biệt giữa các quốc gia là rất lớn về thể chế chính trị, về phong tục, tập quán…<br />
+ Dùng lợi thế tuyệt đối chỉ có thể giải thích được một phần rất nhỏ trong mậu dịch thế<br />
giới ngày nay, ví dụ như giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Lý thuyết<br />
này không thể giải thích được trong trường hợp một nước coi là “tốt nhất”, tức là quốc gia<br />
đó có lợi thế tuyệt đối để sản xuất trong nước.<br />
2.2.3. Các lý thuyết lợi thế so sánh<br />
Bản chất của quy luật lợi thế so sánh: Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh, Ricardo đã<br />
đưa ra một số giả thiết làm đơn giản hóa mô hình trao đổi mậu dịch, các giả định đó là:<br />
- Thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất 2 mặt hàng.<br />
- Mậu dịch tự do giữa hai quốc gia.<br />
- Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và được di chuyển tự do giữa các ngành sản<br />
xuất trong một quốc gia nhưng không di chuyển được giữa các quốc gia.<br />
- Công nghệ là cố định cả hai quốc gia.<br />
- Không có chi phí vận chuyển.<br />
- Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả các thị trường.<br />
- Thương mại là cân bằng.<br />
Theo quy luật này, ngay cả một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai<br />
sản phẩm vẫn có lợi ích giao thương với một quốc gia khác được coi là có lợi thế tuyệt đối<br />
để sản xuất cả hai sản phẩm.<br />
Các lý thuyết về huy động vốn đầu tư phát triển trên đây là các lý thuyết cơ bản. Để vận<br />
dụng các lý thuyết này vào điều kiện cụ thể của CHDCND Lào nói chung và Thủ đô Viêng<br />
Chăn nói riêng cần chú ý đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và các lợi thế của Lào nói<br />
chung và Viêng Chăn nói riêng để nghiên cứu phương hướng và giải pháp cụ thể phù hợp<br />
nhăm huy động các nguyên nhân đầu tư phát triển một các hiệu quả.<br />
2.3. Huy động vốn cho đầu tƣ phát triển<br />
2.3.1. Thực chất và quy trình huy động vốn cho đầu tƣ phát triển<br />
Trong nền kinh tế thị trường vốn là một loại hàng hóa song là hàng hóa đặc biệt. Vốn<br />
được biểu hiện bằng giá trị: Vốn phải đại diện cho một loại giá trị hàng hóa, dịch vụ nhất<br />
định; Vốn được biểu hiện bằng tiền, nhưng không phải tất cả mọi nguồn tiền đều là vốn.<br />
Tiền chỉ biến thành vốn khi nó được sử dụng vào mục đích đầu tư hoặc kinh doanh.<br />
Huy động vốn đầu tư phát triển là một yếu tố quan trọng trong việc đầu tư phát triển<br />
kinh tế - xã hội trong một quốc gia, một lĩnh vực hay 1 địa phương. Vốn đầu tư phát triển<br />
7<br />
<br />
được phân chia theo nhiều loại như sau: Phân loại theo phạm vi huy động, Phân loại theo<br />
thời gian huy động, Phân loại theo hình thức huy động, Phân theo nguồn huy động.<br />
Kế hoạch huy động vốn đầu tư phản ánh từng loại nguồn vốn đầu tư, mức độ huy động<br />
từ từng nguồn. Các bước của quy trình huy động vốn đầu tư phát triển bao gồm:<br />
+ Xác định quy hoạch phát triển<br />
+ Xác định nhu cầu vốn theo quy hoạch<br />
+ Xác định các nguồn vốn có thể huy động được<br />
+ Xúc tiến đầu tư và xác định khả năng thu hút vốn<br />
+ Cân đối cung - cầu vốn đầu tư<br />
Cung > Cầu: lựa chọn phương thức huy động vốn tối ưu;<br />
Cung < Cầu: Tính toán lại chi phí; Xác định thứ tự ưu tiên đầu tư; Giảm quy mô đầu<br />
tư; Từ chối đầu tư; Cần lưu ý giữa hình thức mua và thuê.<br />
2.3.2. Các nguồn vốn đầu tƣ phát triển và phƣơng thức huy động vốn đầu tƣ phát<br />
triển từ các nguồn<br />
Trên góc độ của nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư phát triển bao gồm: Nguồn vốn đầu tư<br />
trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Các hình thức huy động vốn bao gồm: vay<br />
của các tổ chức tín dụng, huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, hình thức góp<br />
vốn liên doanh và nguồn vốn chiếm dụng. Trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, nhu<br />
cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng lớn. Bên cạnh<br />
việc khai thác nguồn vốn đầu tư trong nước, cần phải huy động nguồn vốn từ nước ngoài<br />
bằng các hình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.<br />
Cùng với các hình thức huy động vốn hiện hữu như vay nợ hỗ trợ phát triển chính thức<br />
ODA; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI; các hình thức vay thương mại tín dụng<br />
xuất khẩu… ngày càng được tăng cường.<br />
2.3.3. Các yêu cầu và các điều kiện huy động vốn đầu tƣ phát triển<br />
- Các yêu cầu huy động vốn đầu tư phát triển<br />
a) Huy động vốn đầu tư phát triển phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển<br />
kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và môi trường phát triển bền vững của<br />
tỉnh/Thành phố<br />
b) Chú trọng huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển, bao gồm cả các nguồn vốn<br />
trong nước và nước ngoài.<br />
c) Ngoài việc bảo đảm vốn huy động theo nguồn, cần chú trọng cơ cấu vốn đầu tư phát<br />
triển theo ngành và theo vùng, địa phương (tỉnh/thành phố) một cách hợp lý. Muốn vậy<br />
cần có các chính sách khuyến khích và các biện pháp triển khai thích hợp với từng ngành,<br />
8<br />
<br />
từng vùng và từng địa phương (Tỉnh/Thành phố).<br />
d) Cuối cùng, huy động vốn đầu tư phát triển của 1 tỉnh hoặc từng thành phố phải góp<br />
phần tạo nguồn vốn để thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh/Thành<br />
phố theo hướng tích cực.<br />
- Các điều kiện huy động vốn cho đầu tư phát triển<br />
Tạo lập duy trì năng lực tăng trưởng nhanh, bền vững của nền kinh tế: Để tạo lập và<br />
duy trì năng lực tăng trưởng của nền kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu<br />
tư cho phát triển, trong thời gian tới cần:<br />
+ Đảm bảo ổn định môi trưởng kinh tế vĩ mô cho đầu tư phát triển<br />
+ Xây dựng các chính sách huy động vốn đầu tư phát triển có hiệu quả<br />
+ Phải đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn<br />
vốn đầu tư nước ngoài.<br />
+ Cần phải đa dạng hóa và hiện đại hóa các hình thức và phương tiện huy động vốn.<br />
+ Các chính sách huy động vốn phải được tiến hành đồng bộ cả về nguồn vốn và biện<br />
pháp thực hiện giữa các nguồn vốn.<br />
2.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn đầu tƣ phát triển<br />
Kết quả huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở một Tỉnh/Thành phố có thể được<br />
đo lường và phân tích theo rất nhiều chỉ tiêu khác nhau, tùy theo mục tiêu nghiên cứu. Trong<br />
khuân khổ luận án tác giả chỉ đề cập đến 1 số chỉ tiêu chính sau đây: Một là, Tổng số vốn đầu<br />
tư phát triển huy động được trong kỳ. Hai là, Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn đầu tư<br />
phát triển trong một thời kỳ. Ba là, Cơ cấu vốn đầu tư phát triển huy động được theo nguồn<br />
trên địa bàn Tỉnh/Thành phố trong 1 thời kỳ. Bốn là, Cơ cấu vốn đầu tư huy động và đưa vào<br />
sử dụng theo ngành hoặc theo địa phương (quận). Trên đây là 4 chỉ tiêu chính thường được sử<br />
dụng trong phân tích và đánh giá kết quả huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 1 tỉnh<br />
hoặc 1 thành phố.<br />
2.4. Các nhân tố tác động đến huy động vốn đầu tƣ phát triển<br />
2.4.1. Các nhân tố khách quan<br />
- Các nhân tố về lãi suất: Lãi suất vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa ảnh hưởng thông qua<br />
việc thực hiện chính sách huy động đầu tư. Lãi suất cao kích thích người ta gửi tiền tiết<br />
kiệm, trong khi làm giảm đầu tư.<br />
- Ảnh hưởng của thu nhập và tiết kiệm tới đầu tư: Mối quan hệ giữa lãi suất, thu nhập, tiết<br />
kiệm và đầu tư rất chặt chẽ, tác động qua lại nhiều chiều. Khi đánh giá mức độ ảnh hưởng của<br />
các yếu tố đến hoạt động đầu tư cần áp dụng các phương pháp khoa học để xác định những<br />
mối quan hệ bản chất, xây dựng các chính sách, công cụ thích hợp nhằm thúc đẩy và nâng cao<br />
9<br />
<br />
hiệu quả đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.<br />
- Chi tiêu chính phủ và chính sách thuế: Chỉ ngân sách nhà nước ảnh hường và tác<br />
động việc làm thu hẹp nguồn vốn đầu tư mà nhà cung ứng cho nền kinh tế cũng như làm<br />
biến đổi quy mô từ tiết kiệm - đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân thông qua việc phân phối<br />
nguồn lực tài chính tập trung thành hai quỹ tiêu dùng và quỹ đầu tư. Chính sách thuế có<br />
ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư. Thuế có liên quan đến chi phí và là một trong những<br />
yếu tố rủi ro của công cuộc đầu tư.<br />
- Về chính sách đầu tư: Chính sách đầu tư tác động trực tiếp đến việc khai thác, phát huy<br />
các nguồn lực bên trong (nội lực) và thu hút các nguồn lực bên ngoài bổ sung cho các nguồn<br />
lực còn thiếu trong nước. Mặt khác chính sách đầu tư còn tác động đến sự phân bổ các<br />
nguồn lực một cách đúng hướng của Đảng, Nhà nước và đạt hiệu quả cao.<br />
2.4.2. Các nhân tố chủ quan<br />
- Thứ nhất, sự ổn định về chính trị là một trong những nhân tố có tính quyết định đến<br />
sự hấp dẫn của môi trường đầu tư.<br />
- Thứ hai, một khung khổ pháp lý hoàn thiện, minh bạch, ổn định có vai trò quan trọng<br />
cho việc huy động vốn đầu tư trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao hiệu<br />
quả đầu tư.<br />
- Thứ ba, năng lực quản lý nhà nước, thủ tục hành chính, sự trong sạch của bộ máy<br />
công quyền cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư.<br />
- Thứ tư, chính sách kinh tế hợp lý và định hướng đầu tư đúng đắn của Chính phủ sẽ<br />
dẫn dắt hoạt động đầu tư theo định hướng có lợi cho nhà đầu tư và xã hội.<br />
- Thứ năm, các yếu tố phong tục tập quán, văn hoá cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến<br />
hoạt động đầu tư.<br />
2.5. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tƣ phát triển của Hà Nội và bài học cho Thủ đô<br />
Viêng chăn<br />
2.5.1. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tƣ phát triển của Hà Nội<br />
Trong 5 năm qua cùng với các biện pháp nỗ lực khuyến khích đầu tư từ các nguồn lực<br />
xã hội, Thủ đô Hà Nội đã bám sát các mục tiêu phát triển để quản lý và phân bổ hợp lý<br />
nguồn vốn vào phát triển các ngành, các lĩnh vực ưu tiên.<br />
Để thực hiện mục tiêu huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 –<br />
2015, văn kiện Đại hội lần thứ XV Đảng bộ thành phố Hà Nội đã chỉ rõ: bên cạnh việc<br />
nghiên cứu khắc phục các hạn chế và tồn tại, Hà Nội cần rà xét kỹ các quy hoạch chung, quy<br />
hoạch các ngành; hoàn thiện môi trường đầu tư và đẩy nhanh quá trình cải cách thủ tục hành<br />
chính; chủ động thực hiện xúc tiến đầu tư, tăng cường hợp tác liên kết trong nước và quốc<br />
10<br />
<br />
tế; đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư và tiếp tục kiến nghị với Trung ương sớm thông<br />
qua Luật thủ đô, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Hà Nội trong thực hiện các cơ chế, chính<br />
sách đặc thù trong quá trình phát triển sắp tới.<br />
2.5.2. Bài học kinh nghiệm huy động vốn cho đầu tƣ phát triển Thủ đô Viêng Chăn<br />
Một là, cần rà soát và hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô<br />
làm cơ sở xác định các mục tiêu, các chương trình, dự án và nhu cầu vốn cần huy động cho<br />
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong từng kỳ.<br />
Hai là, dự báo và tính toán đúng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện các mục tiêu, chương<br />
trình, dự án phát triển.<br />
Ba là, thường xuyên nghiên cứu hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút các nguồn<br />
vốn đầu tư xã hội.<br />
Bốn là, nghiên cứu đề xuất với Trung ương có các cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ<br />
đô Viêng chăn.<br />
Năm là, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực và lao động có chất lượng cao đáp<br />
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.<br />
<br />
<br />
CHƢƠNG 3<br />
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TẠI<br />
THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN GIAI ĐOẠN 2006 - 2011<br />
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hƣởng đến huy động vốn đầu tƣ phát triển<br />
trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn<br />
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên<br />
Vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế quan trọng của Viêng Chăn. Viêng Chăn nằm trên trục<br />
đường xuyên Á, ở trung điểm giữa Miền Bắc và Miền Nam. Từ Viêng Chăn có thể đi dễ dàng<br />
đến các nơi trong nước và quốc tế bằng đường hàng không, đường bộ và đường thuỷ. Thủ đô<br />
Viêng Chăn có đường biên giới chung với Thái Lan là sông MêKông dài 165 km ở phía Nam.<br />
Đây là nhân tố quan trọng tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa Viêng Chăn với các vùng khác trong<br />
cả nước và tạo điều kiện thuận lợi để Viêng Chăn trao đổi hàng hóa, tiếp nhận kịp thời các<br />
luồng thông tin, các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, chủ động tham gia vào quá trình<br />
phân công lao động quốc tế và khu vực.<br />
3.1.2. Điều kiện kinh tế<br />
Thủ đô Viêng Chăn là một thành phố lớn nhất, công nghiệp Viêng Chăn, có tốc độ tăng<br />
trường trung bình khá cao. Thủ đô Viêng Chăn còn là đầu mối giao thông quốc tế đường<br />
11<br />
<br />
bộ, đường thủy, hàng không lớn của cả nước.Vì vậy, so với mặt bằng chung của cả nước thì<br />
Thủ đô Viêng Chăn có rất nhiều lợi thế trong việc huy động các nguồn vốn. Viêng Chăn có vị<br />
trí địa lý thuận lợi, dân cư đông đúc, là trung tâm kinh tế, có hạ tầng cơ sở phát triển tương đối<br />
đồng bộ, mức độ tập trung cao cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng đại diện, ngân hàng, tổ chức<br />
tài chính – tín dụng…<br />
Đơn vị : %<br />
<br />
<br />
45<br />
40<br />
35<br />
30<br />
Công nghiệp - Xây dựng<br />
25<br />
Nông nghiệp - Lâm nghiệp<br />
20<br />
Dịch vụ - Thuế đầu vào<br />
15<br />
10<br />
5<br />
0<br />
Viêng Chăn năm 2011 Cả nước năm 2011<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế của Thủ đô Viêng Chăn và cả nƣớc năm 2011<br />
Nguồn: Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn năm 2006 – 2011<br />
3.1.3. Điều kiện chính trị - xã hội khác<br />
+ Thủ đô Viêng Chăn là đầu não chính trị của nƣớc CHDCND Lào<br />
Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, là Thủ đô của<br />
nước CHDCND Lào là trái tim của cả nước, có nền tảng chính trị ổn định, chính sách kinh<br />
tế đối ngoại mở cửa linh hoạt, an ninh chính trị và trật tự xã hội bảo đảm, Viêng Chăn còn<br />
là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các văn phòng đại diện của các tổ<br />
chức quốc tế, là nơi tập trung lớn nhất về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch<br />
quốc tế.<br />
+ Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm, văn hoá, giáo dục lớn nhất cả nƣớc<br />
Thủ đô Viêng Chăn là đầu não thông tin và điều hành quốc gia. Tất cả các cơ quan<br />
thông tấn, báo chí, xuất bản cấp quốc gia đều đóng tại Thủ đô Viêng Chăn. Là trung tâm<br />
lớn lưu giữ các thành tựu phát triển văn hóa của đất nước: nơi có các chùa chiền, viện bảo<br />
tàng, các di tích văn hóa – lịch sử… Là trung tâm lớn nhất về giáo dục, nơi có hệ thống<br />
giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học hoàn chỉnh, nơi có nhiều cán bộ khoa học - kỹ<br />
thuật sống và làm.<br />
12<br />
<br />
3.2. Thực trạng huy động vốn đầu tƣ phát triển tại thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2006<br />
– 2011<br />
3.2.1. Tổng quan về tình hình và kết quả huy động vốn đầu tƣ phát triển tại Thủ đô<br />
Viêng Chăn giai đoạn 2006 - 2011<br />
Kết quả huy động và thực hiện vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo nguồn<br />
tại Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2006 - 2011 theo liệu qua Bảng 3.4 và Biểu đồ 3.2<br />
dưới đây.<br />
Bảng 3.3: Kết quả huy động vốn đầu tư phát triển xã hội của Viêng Chăn<br />
giai đoạn 2006 - 2011<br />
Năm<br />
2006 2007 2008 2009 2010 2011<br />
STT Chỉ tiêu<br />
Quy mô vốn đầu tƣ (tỷ kíp)<br />
I Tổng VĐT xã hội 2.213,51 2.634,23 4.718,01 15.072,38 7.824,3 9.780,37<br />
1 Vốn nhà nước 799,58 595,23 2.229,71 8.836,39 4.070,29 4.452,45<br />
2 Các thành phần kinh tế 269,24 325,42 546,21 880,72 924,36 1.201,52<br />
ngoài Nhà nước<br />
3 Vốn nước ngoài 1.144,69 1.713,58 1.942,09 5.355,27 2.829,65 4.126,4<br />
Tỷ trọng tƣơng ứng (%)<br />
II Tổng VĐT xã hội 100 100 100 100 100 100<br />
1 Vốn nhà nước 36,12 22,59 47,25 58,63 52,20 45,52<br />
2 Các thành phần kinh tế 12,16 12,36 11,58 5,84 11,81 12,30<br />
ngoài Nhà nước<br />
3 Vốn nước ngoài 51,71 65,05 41,16 35,53 36,16 42,16<br />
Nguồn: Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn năm 2006 – 2011<br />
Đơn vị: Tỷ kíp<br />
<br />
9000<br />
8000<br />
7000<br />
6000<br />
5000<br />
4000<br />
3000<br />
2000<br />
1000<br />
0<br />
2006 2007 2008 2009 2010 2011<br />
<br />
<br />
Vốn Nhà nước Vốn ngoài Nhà nước Vốn nước ngoài<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 3.2: Kết quả huy động vốn đầu tƣ phát triển xã hội của Viêng Chăn giai<br />
đoạn 2006 - 2011<br />
Nguồn: Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn năm 2006 – 2011<br />
13<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 3.4: Vốn đầu tư xã hội phân theo ngành của Viêng Chăn<br />
giai đoạn 2006 - 2011<br />
Năm<br />
STT 2006 2007 2008 2009 2010 2011<br />
Chỉ tiêu<br />
Quy mô đầu tƣ của từng ngành (tỷ kíp)<br />
I Tổng VĐT của Thủ đô Viêng Chăn 2.213,51 2.634,23 4.718,01 15.072,38 7.824,3 9.780,31<br />
1 Nông nghiệp - Lâm nghiệp 456,65 487,33 826,60 2.502,02 1.181,47 1.984,42<br />
2 Công nghiệp - Xây dựng 1.067,35 1.207,80 2.115,08 6.782,57 3.552,23 3.926,80<br />
3 Dịch vụ (bao gồm thuế đầu vào) 689,51 939,10 1.776,33 5.787,79 3.090,60 3.869,09<br />
Tỷ trọng tƣơng ứng của từng ngành (%)<br />
II Tổng VĐT của Thủ đô Viêng Chăn 100 100 100 100 100 100<br />
1 Nông nghiệp - Lâm nghiệp 20,63 18,50 17,52 16,60 15,10 20,29<br />
2 Công nghiệp - Xây dựng 48,22 45,85 44,83 45,00 45,40 40,15<br />
3 Dịch vụ (bao gồm thuế đầu vào) 31,15 35,65 37,65 38,40 39,50 39,56<br />
Nguồn: Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn năm 2006 – 2011<br />
3.2.2. Tình hình và kết quả huy động vốn đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc<br />
Bảng 3.5: Huy động vốn đầu tư Nhà nước<br />
Năm<br />
STT 2006 2007 2008 2009 2010 2011<br />
Chỉ tiêu<br />
1 Tổng VĐT xã hội (tỷ kíp) 2.213,51 2.634,23 4.718,01 15.072,38 7.824,3 9.780,37<br />
2 Vốn nhà nƣớc (tỷ kíp) 799,58 595,23 2.229,71 8.836,39 4.070,29 4.452,45<br />
3 Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước (tỷ kíp) 27,87 36,17 51,28 59,94 72,99 150,35<br />
4 Vốn tín dụng Nhà nước (tỷ kíp) 154,41 193,64 383,78 799,78 482,51 531,23<br />
5 Vốn của doanh nghiệp Nhà nước (tỷ kíp) 617,3 365,42 1.794,65 7.976,67 3.514,79 3.930,87<br />
Tỷ trọng (%) VĐT của Nhà nƣớc/Tổng 36,12 22,59 47,25 58,63 52,20 45,52<br />
6<br />
VĐT xã hội<br />
Tỷ trọng VĐT nhà nƣớc tăng liên hoàn -25.55 274,59 296,30 -53,93 9,38<br />
7<br />
(%)<br />
Nguồn: Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn năm 2006 – 2011<br />
Đến năm 2011 nguồn vốn đầu tư của Nhà nước trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn đạt<br />
4.452,45 tỷ kíp. Tỷ trọng nguồn vốn Nhà nước trong tổng vốn đầu xã hội tăng từ 36,12%<br />
năm 2006 lên đến 45,52% năm 2011. Đáng kể nhất riêng năm 2009 vốn đầu tư của Nhà<br />
nước đạt khoảng 8.836,39 tỷ kíp với tỷ trọng 58,63% trên tổng vốn đầu tư xã hội và làm<br />
cho năm 2011 giảm đi 49,61% so với năm 2009. Năm 2011 nguồn vốn Nhà nước đã tăng<br />
khoảng 3.652,87 tỷ kíp so với năm 2006. Trong đó: Huy động vốn đầu tư từ ngân sách nhà<br />
nước đến năm 2011 tăng lên từ 27,87 tỷ kíp năm 2006 lên đến 150,35 tỷ kíp năm 2011 và<br />
tăng lên khoảng 439,46%.<br />
Đến năm 2011 vốn tín dụng nhà nước trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn đạt 531,23 tỷ<br />
kíp chiếm 5,43% của tổng vốn xã hội tăng 244% so với năm 2006, và riêng năm 2009 và<br />
cao nhất so với các năm đạt khoảng 799,78 tỷ kíp chiếm 5,30% của tổng vốn đầu tư xã hội.<br />
Vốn đầu tư của DNNN trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn năm 2011 đạt 3.930,87 tỷ<br />
14<br />
<br />
kíp, tăng gần 3.313,57 tỷ kíp và tăng lên 536,78% so với năm 2006.<br />
3.2.3. Tình hình và kết quả huy động vốn đầu tƣ phát triển từ dân cƣ và tƣ nhân<br />
Bảng 3.10: Huy động vốn đầu tư của dân cư<br />
Năm<br />
STT 2006 2007 2008 2009 2010 2011<br />
Chỉ tiêu<br />
1 Tổng VĐT xã hội (tỷ kíp) 2.213,51 2.634,23 4.718,01 15.072,38 7.824,3 9.780,37<br />
VĐT của các thành phần kinh tế<br />
269,24 325,42 546,21 880,72 924,36 1.201,52<br />
2 ngoài Nhà nước (tỷ kíp)<br />
Các doanh nghiệp ngoài Nhà<br />
267,95 275,52 359,5 694,96 859,53 1.079,83<br />
3 nước (tỷ kíp)<br />
4 Dân tự đầu tư (tỷ kíp) 1,29 49,9 186,71 185,76 64,83 121,69<br />
Tỷ trọng VĐT của kinh tế ngoài<br />
12,16 12,35 11,58 5,84 11,81 12,30<br />
5 NN/Tổng VĐT xã hội (%)<br />
Nguồn: Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn năm 2006 - 2011<br />
Đến năm 2011 đầu tư trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 1.201,52 tỷ kíp và<br />
chiếm tỷ trọng 12,30% của tổng số vốn đầu tư của xã hội trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn<br />
tăng 346,26% so với năm 2006.<br />
3.2.4. Tình hình và kết quả huy động vốn đầu tƣ nƣớc ngoài<br />
Năm 2011 vốn nước ngoài đạt khoảng 4.126,4 tỷ kíp tăng 260,04% so với năm 2006.<br />
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn có tốc độ tăng nhanh, từ<br />
710,84 tỷ kíp năm 2006 lên đến 3.247,41 tỷ kíp năm 2011, nhưng riêng năm 2009 tăng<br />
đáng kể nhất đạt khoảng 5.169,50 tỷ kíp tăng 59,18% so với năm 2011. Vốn đầu tư trực<br />
tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Thủ đô Viêng<br />
Chăn khoảng 76,37% cho cả giai đoạn 2006 – 2011, riêng năm 2011 chiếm 76,69%. Chủ<br />
yếu dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, tập trung nhiều nhất trong<br />
lĩnh vực công nghiệp.<br />
Đơn vị: Tỷ kíp<br />
<br />
6000<br />
Vốn FDI<br />
5000 5.169,5<br />
4000<br />
3000 3.247,41<br />
<br />
2000 2.103,25 Vốn FDI<br />
1.431,46<br />
1000 1.031,14<br />
710,84<br />
0<br />
2006 2007 2008 2009 2010 2011<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 3.3: Huy động nguồn vốn FDI<br />
Nguồn: Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn năm 2006 – 2011<br />
15<br />
<br />
Trong số các chương trình, dự án ODA trong 6 năm 2006 – 2011 có những dự án quốc<br />
gia mang ý nghĩa kinh tế, xã hội quan trọng đối với cả nước như các dự án nâng cấp mạng<br />
lưới đường quốc lộ, dự án giảm nghèo, các dự án nâng cấp hệ thống hạ tầng y tế.<br />
Đơn vị: Tỷ kíp<br />
<br />
Vốn ODA<br />
1000<br />
878,99<br />
800<br />
726,4<br />
600<br />
510,63<br />
400 433,85 412,44 Vốn ODA<br />
<br />
200 185,77<br />
0<br />
2006 2007 2008 2009 2010 2011<br />
<br />
Biểu đồ 3.4: Huy động nguồn vốn ODA<br />
Nguồn: Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn năm 2006 – 2011<br />
3.2.5. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn của Thủ đô Viêng Chăn<br />
Bảng 3.12: Tình hình kế hoạch huy động vốn đầu tư phát triển của Thủ đô Viêng<br />
Chăn giai đoạn 2006 - 2011<br />
Năm<br />
2006 2007 2008 2009 2010 2011<br />
STT Chỉ tiêu<br />
Số vốn huy động theo quy hoạch (tỷ kíp)<br />
I Tổng VĐT xã hội quy hoạch 1.214,93 1.928,86 3.437,6 13.035,66 6.497,82 7.346,94<br />
1 Vốn nhà nước 413,07 366,87 1.671,01 7.697,55 3.425,01 3.815,26<br />
2 Các thành phần kinh tế 157,09 245,93 396,01 681,78 760,89 875,75<br />
ngoài Nhà nước<br />
3 Vốn nước ngoài 644,76 1.316,06 1.370,57 4.656,33 2.311,92 2.655,91<br />
Số vốn đầu tƣ đã thực hiện (tỷ kíp)<br />
II Tổng VĐT xã hội thực hiện 2.213,51 2.634,23 4.718,01 15.072,38 7.824,3 9.780,37<br />
<br />
1 Vốn nhà nước 799,58 595,23 2.229,71 8.836,39 4.070,29 4.452,45<br />
2 Các thành phần kinh tế 269,24 325,42 546,21 880,72 924,36 1.201,52<br />
ngoài Nhà nước<br />
3 Vốn nước ngoài 1.144,69 1.713,58 1.942,09 5.355,27 2.829,65 4.126,4<br />
Mức độ hoàn thành kế hoạch huy động vốn đầu tƣ phát triển<br />
của Thủ đô Viêng Chăn (%)<br />
III Tổng VĐT xã hội thực hiện 182,19 136,57 137,28 115,62 120,41 133,12<br />
1 Vốn nhà nước 193,57 162,24 133,43 114,79 118,84 116,70<br />
2 Các thành phần kinh tế 171,39 132,32 137,92 129,17 121,48 137,20<br />
ngoài Nhà nước<br />
3 Vốn nước ngoài 177,53 130,20 141,70 115,01 122,39 155,36<br />
Nguồn: Niên giám thống kê của Thủ đô Viêng Chăn năm 2006 - 2011<br />
Từ bảng 3.13 ta thấy mức độ hoàn thành của các năm đều rất cao. Thấp nhất là năm<br />
16<br />
<br />
2009 bằng 115,62%, cao nhất là năm 2006 bằng 182,19%. Nhưng năm 2009 là năm Viêng<br />
Chăn huy động được vốn đầu tư nhiều nhất do có sự kiện SEA GAME. Tính bình quân<br />
thực hiện tăng khoảng 30% so với kế hoạch trong giai đoạn 2006 - 2011. Tình hình thực<br />
hiện kế hoạch huy động vốn cho các ngành tại Viêng Chăn được thể hiện ở bảng sau:<br />
Bảng 3.13: Tình hình kế hoạch huy động vốn đầu tư phát triển phân theo ngành của<br />
Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2006 - 2011<br />
Năm<br />
STT 2006 2007 2008 2009 2010 2011<br />
Chỉ tiêu<br />
Số vốn huy động của từng ngành theo kế hoạch (tỷ kíp)<br />
Kế hoạch Tổng VĐT của Thủ đô 1.214,93 1.928,86 3.437,6 13.035,66 6.497,82 7.346,95<br />
I<br />
Viêng Chăn<br />
1 Nông nghiệp - Lâm nghiệp 245,90 348,16 600,89 2.135,24 974,67 1.488,44<br />
2 Công nghiệp - Xây dựng 592,27 881,49 1.540,04 5.881,67 2.956,50 2.947,60<br />
3 Dịch vụ (bao gồm thuế đầu vào) 376,74 699,21 1.278,78 5.018,72 2.566,65 2.910,86<br />
Số vốn huy động của từng ngành đã thực hiện (tỷ kíp)<br />
Tổng VĐT thực hiện của Thủ đô 2.213,51 2.634,23 4.718,01 15.072,38 7.824,3 9.780,31<br />
II<br />
Viêng Chăn<br />
1 Nông nghiệp - Lâm nghiệp 456,65 487,33 826,60 2.502,02 1.181,47 1.984,42<br />
2 Công nghiệp - Xây dựng 1.067,35 1.207,80 2.115,08 6.782,57 3.552,23 3.926,80<br />
3 Dịch vụ (bao gồm thuế đầu vào) 689,51 939,10 1.776,33 5.787,79 3.090,60 3.869,09<br />
Mức độ hoàn thành kế hoạch huy động vốn đầu tƣ phát triển từng ngành<br />
của Thủ đô Viêng Chăn (%)<br />
Tổng VĐT thực hiện của Thủ đô 182,20 136,57 137,28 115,62 120,41 133,12<br />
III<br />
Viêng Chăn<br />
1 Nông nghiệp - Lâm nghiệp 185,70 139,97 137,56 117,17 121,21 133,32<br />
2 Công nghiệp - Xây dựng 180,21 137,01 137,33 115,31 120,14 133,22<br />
3 Dịch vụ (bao gồm thuế đầu vào) 183,02 134,30 138,90 115,32 120,41 132,91<br />
Nguồn: Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn năm 2006 – 2011<br />
Kết quả huy động vốn so với kế hoạch ban đầu cho thấy mức độ chênh lệch giữa kế<br />
hoạch và thực tế là rất cao, mặc dù tình hình huy động vốn vượt so với kế hoạch xong khi<br />
vượt quá cao như vậy thể hiện khi lập kế hoạch huy động vốn, Viêng Chăn đã chia dự<br />
đoán chính xác được các nguồn. Sự bị động trong huy động vốn là rất lớn. Tình hình này<br />
giảm một phần ở các năm 2009 - 2010 nhưng lặp lại ở năm 2011.<br />
Số vốn huy động qua các năm ngày càng tăng và mức độ hoàn thành kế hoạch huy<br />
động vốn cho thấy Viêng Chăn có sự hấp dẫn nhất định đối với các nhà đầu tư (đặc biệt là<br />
các nhà đầu tư nước ngoài với tỷ trọng vốn rất lớn khoảng 35 - 65%).<br />
3.2.6. Chính sách và công tác quản lý hoạt động huy động vốn đầu tƣ phát triển<br />
của Thủ đô Viêng Chăn<br />
+ Các chính sách của Nhà nước và Thủ đô: Các chính sách của Nhà nước và Chính phủ<br />
Lào; Các chính sách của Thủ đô Viêng Chăn.<br />
+ Công tác quản lý hoạt động huy động vốn đầu tư phát triển của Thủ đô Viêng Chăn<br />
17<br />
<br />
Bảng 3.14: Một số chỉ tiêu vĩ mô cơ bản của Thủ đô Viêng Chăn<br />
Năm<br />
2006 2007 2008 2009 2010 2011<br />
STT Chỉ tiêu<br />
1 GDP các năm (tỷ kíp) 9.764,46 10.462,68 12.298,56 12.977,44 14.916,22 15.831,98<br />
2 Tốc đô tăng trưởng của GDP 11,35 11,81 12,75 11,93 12,65 13,42<br />
hăng năm (%)<br />
3 CPI (tiêu dùng hàng năm) (%) 84,54 87,45 94,09 92,97 98,46 106,60<br />
4 Lãi suất (%) 20 12 7 4 5 5<br />
Nguồn: Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn năm 2006 – 2011<br />
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tại Thủ đô Viêng Chăn:<br />
a) Lãi suất: Lãi suất đã giảm mạnh, năm 2006 từ 20% xuống còn 12% năm 2007 và 7%<br />
năm 2008 tính mỗi năm giảm trên 40%, đó là 1 tỷ lệ giảm rất lớn, các năm từ 2009 - 2011<br />
ổn định mức 4 -5%, xu hướng giảm mạnh và ổn định trong những năm gần đây cho thấy:<br />
CHDCND Lào nói chung, Viêng Chăn nói riêng đang thu hút mạnh đầu tư. Vì tích lũy từ<br />
dân cư không lớn, nguồn vốn chủ yếu là vốn nhà nước và vốn nước ngoài nên chính sách<br />
lãi suất của Lào là hợp lý trong thu hút đầu tư. Điều này phù hợp với thực trạng tiêu dùng<br />
và tiết kiệm.<br />
b) Tiêu dùng và tiết kiệm: Tiêu dùng chiếm tỷ trọng rất cao trong GDP của Viêng<br />
Chăn, tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, do đó cán cân thanh toán vãng lai thể hiện mối quan hệ giữa<br />
tiết kiệm và đầu tư luôn ở mức cao Viêng Chăn muốn phát triển bắt buộc phải huy động<br />
vốn từ nguồn bên ngoài đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài.<br />
c) Chi tiêu Chính phủ và chính sách thuế: Chi tiêu Chính phủ chủ yếu vẫn là chỉ tiêu<br />
thường xuyên, đầu tư mới, đặc biệt trong xây dựng kết cấu hạ tầng có được đẩy mạnh này<br />
vẫn chưa đủ lớn để thu hút đầu tư.<br />
d) Chính sách đầu tư: Chính sách tài chính đối với đất giải phóng mặt bằng phục vụ<br />
cho đầu tư chưa phân biệt rõ: (1) các quyền đối với đất và các chi phí về đất trong sản xuất<br />
kinh doanh nhất là tiền cho thuê đất cho các doanh nghiệp chưa phân biệt doanh nghiệp<br />
trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chưa đảm bảo mức tiền thuế đất ở<br />
Thủ đô Viêng Chăn không cao so với các nước trong khu vực. (2) Chưa có cơ chế riêng về<br />
tiền cho thuê đất được miễn giảm tối đa bao nhiêu cho các khu chế xuất, khu công nghiệp.<br />
(3) Chưa thống nhất về chính sách đền bù khi nhà nước thu hồi đất, giá đất tính đền bù có<br />
sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm hiện hành. (4)<br />
Thủ tục giao đất, cho thuê đất còn phức tạp.<br />
18<br />
<br />
3.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tƣ phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn giai<br />
đoạn năm 2006 – 2011<br />
3.3.1. Ƣu điểm<br />
Đầu tư nước ngoài trong những năm qua tăng khá nhưng mới chỉ tập trung chủ yếu<br />
vào các dự án thuỷ điện. Cơ chế thị trường phát triển chưa đầy đủ, môi trường pháp lý vận<br />
hành theo cơ chế thị trường chưa đồng bộ. Quản lý, điều hành Ngân sách còn chưa thật<br />
hợp lý. Năng lực quản lý của chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn yếu<br />
kém cũng là nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Hạ tầng xã hội, đặc biệt là y<br />
tế, giáo dục đào tạo còn thấp kém chưa tương xứng với yêu cầu phát triển nên kém hấp dẫn<br />
nhà đầu tư nước ngoài.<br />
3.3.2. Một số hạn chế và tồn tại<br />
+ Hạn chế trong việc huy động vốn đầu tư phát triển của Nhà nước: Việc tổ chức<br />
thực hiện dự án đầu tư của Nhà nước nói chung trong những năm gần đây còn khó khăn<br />
nhiều. Nền tài chính quốc gia chưa vững chắc. Về quản lý đầu tư Nhà nước mới có quy đinh<br />
chủ yếu cho khâu chuẩn bị đầu tư, khâu thực hiện đầu tư chưa có hướng dẫn cụ thể, chủ yếu<br />
chỉ quy định về quản lý xây dựng. Nguồn vốn tín dụng của Nhà nước không đủ đáp ứng yêu<br />
cầu do không huy động được nguồn, quy mô tăng chậm.<br />
+ Hạn chế trong việc huy động vốn đầu tư phát triển của dân cư: Huy động nguồn vốn<br />
đầu tư trong khu vực dân cư chủ yếu là gián tiếp thông qua các hình thức gửi tiết kiệm. Thu<br />
nhập bình quân đầu người trên điạ bàn còn thấp, mặc dù đã đạt ở mức cao nhất so với cả<br />
nước. Các doanh nghiệp dân doanh có quy mô nhỏ, khả năng tài chính hạn chế, kết quả kinh<br />
doanh “khiêm tốn”. Chính quyền Thủ đô Viêng Chăn chưa xây dựng được các quy định và<br />
chưa đưa ra được các biện pháp cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.<br />
+ Hạn chế trong việc huy động vốn đầu tư phát triển của nước ngoài: Huy động vốn<br />
nước ngoài tăng chậm so với các nguồn vốn khác nên tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư có xu<br />
hướng giảm. Công tác xúc tiến, quảng bá, kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Thủ đô<br />
Viêng Chăn chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống pháp luật, các chính sách về đầu tư và<br />
các hướng dẫn của cơ quan chức năng Thủ đô vẫn thiếu đồng bộ, hay thay đổi, khó tiên đoán<br />
trước. Luật Đầu tư đã sửa và bổ sung nhiều lần để thông thoáng phù hợp với từng giai đoạn<br />
nhưng thủ tục, dịch vụ lại phức tạp, chính trị xã hội thường xuyên ổn định nhưng chính sách<br />
kinh tế lại chưa thực sự phù hợp với từng thời kỳ. Môi trường pháp lý chưa ổn định, văn bản<br />
pháp lý thiếu đồng bộ, các chính sách đầu tư chưa thực sự khuyến khích nhiều nhà đầu tư<br />
tiềm năng, mới dừng lại ở mức khẩu hiệu chung chung. Nhiều tiềm năng huy động vốn<br />
nước ngoài chưa được khai thác triệt để. Thực hiện ODA và FDI còn thấp so với mức cam<br />
19<br />
<br />
kết và đăng ký của các nhà tài trợ, các nhà đầu tư. Chính sách ưu đãi thu hút FDI chưa rõ<br />
ràng và cụ thể từng lĩnh vực.<br />
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế<br />
+ Nguyên nhân khách: Quy mô nền kinh tế Viêng Chăn còn khiêm tốn, sự phát triển<br />
của kinh tế còn chưa vững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm. Công nghiệp còn nhỏ<br />
bé, công nghệ còn lạc hậu, các doanh nghiệp sản xuất còn ít, nhỏ. Nhiều dự án ODA có<br />
quy mô lớn đã đi vào giai đoạn kết thúc nên không có lượng vốn giải ngân lớn. Kết cấu hạ<br />
tầng nhìn chung còn nhiều yếu kém là một bất lợi lớn đối với sự phát triển của Viêng<br />
Chăn, hiện chưa có đường sắt để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa để xuất khẩu ra<br />
thị trường nước ngoài cũng như trong nước, một số tuyến đường bộ chưa được nâng cấp.<br />
Nguồn vốn tín dụng của Nhà nước không đủ đáp ứng yêu cầu do không huy động được<br />
nguồn, quy mô tăng chậm. Các doanh nghiệp dân doanh có quy mô nhỏ, khả năng tài<br />
chính hạn chế, kết quả kinh doanh “khiêm tốn”, thiếu định hướng dài hạn.<br />
+ Nguyên nhân chủ quan: Thu thập bình quân đầu người trên địa bàn còn thấp. Khả<br />
năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Đầu tư nước ngoài trong những năm qua đạt khá<br />
nhưng mới chỉ tập trung chủ yếu vào các dự án thủy điện, khai thác khoáng sản. Việc thu<br />
hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp còn chậm. Thủ đô Viêng Chăn vẫn chưa xây<br />
dựng được cơ cấu vốn cần huy động từ các nguồn, mới chỉ cố gắng huy động được nhiều<br />
vốn đầu tư từ các nguồn nhất là vốn đầu tư nước ngoài mà chưa xác định được là huy<br />
động, thu hút vốn đầu tư vào ngành nào, lĩnh vực nào, chưa đơn giản hóa về các thủ tục và<br />
hồ sơ đăng ký đầu tư, quy trình thực hiện huy động vốn đầu tư ở Thủ đô Viêng Chăn còn<br />
nhiều bất cập. Do công tác quy hoạch còn nhiều bất hợp lý làm cho tình trạng các dự án<br />
FDI tập trung vào lĩnh vực có lợi thế. Công tác quy hoạch, vận động và sử dụng ODA bộ<br />
lộ nhiều yếu kém. Tỷ lệ giải ngân thấp và tiến độ chậm vừa gây lãng phí nguồn vốn ODA,<br />
vừa giảm lòng tin của các nhà tài trợ. Vốn đối ứng có nơi, có lúc thiếu hoặc bố trí không<br />
kịp thời, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Kế hoạch giải ngân thường bấp bênh do<br />
bị ảnh hưởng của việc thiếu vốn trong nước. Việc huy động vốn để đầu tư xây dựng kết<br />
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu là dựa vào nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước<br />
chưa tích cực tìm kiếm thêm các nguồn vốn khác, công tác đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế -<br />
xã hội chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh và chưa phục vụ tốt công tác thu hút đầu tư. Việc<br />
thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp còn chậm.<br />
20<br />
<br />
CHƢƠNG 4<br />
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ PHÁT<br />
TRIỂN TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020<br />
4.1. Định hƣớng phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn đến năm 2020 và nhu<br />
cầu vốn cho đầu tƣ phát triển<br />
4.1.1. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Viêng<br />
Chăn trong chiến lƣợc phát triển<br />
a) Những cơ hội:<br />
Hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, điện, bưu chính - viễn thông, y tế, giáo dục…)<br />
được cải thiện rõ rệt. Lao động được đào tạo ngày càng nhiều, đáp ứng đáng kề nhu cầu<br />
lao động có tay nghề bảo đảm cho các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước đầu tư vào<br />
Viêng Chăn. Môi trường đầu tư, nhất là môi trường pháp lý ngày càng được hoàn thiện,<br />
thủ tục hành chính trong đầu tư đã được cải tiến 1 bước. Giao lưu và hợp tác quốc tế trong<br />
đầu tư phát triển kinh tế, trong đào tạo, trong các quan hệ quốc tế khác ngày càng được mở<br />
rộng và tăng cường. An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững, các chính<br />
sách an sinh xã hội đối với người lao động được cải thiện rõ rệt…<br />
b) Thách thức:<br />
Thủ đô Viêng Chăn vẫn là một Thủ đô kém phát triển về kinh tế: Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã<br />
hội còn thiếu đồng bộ và chất lượng thấp. Thủ đô Viêng Chăn vẫn gặp nhiều khó khăn, thách<br />
thức so với Thủ đô nhiều nước trong khu vực. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn<br />
Thủ đô Viêng Chăn còn thấp, mặc dù đã cao nhất so với cả nước.<br />
4.1.2. Mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020<br />
Đến năm 2020 dân số đạt khoảng 1,087 nghìn người (tăng khoảng 109 nghìn người so<br />
với năm 2016) và GDP bình quân đầu người trong năm đạt khoảng 7.521 USD, tốc độ tăng<br />
GDP bình quân/năm đạt khoảng từ 12,30% – 13,00%. Theo dự đoán cơ cấu kinh tế theo<br />
GDP trong năm 2020 là: tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng là 47,5%, nông