1<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Hệ thống kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ<br />
quản lý kinh tế - tài chính, có vai trò tích cực phục vụ cho việc quản lý, điều hành và<br />
kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực,<br />
đòi hỏi hệ thống kế toán doanh nghiệp cần thiết phải được hoàn thiện một cách đồng<br />
bộ và phù hợp trong việc cung cấp thông tin nhằm đáp ứng những yêu cầu quản lý<br />
mới. Hệ thống kế toán doanh nghiệp có nhiều nội dung, trong đó hệ thống TKKT là<br />
nội dung quan trọng, có liên quan và có ảnh hưởng quyết định đến tất cả các nội dung<br />
còn lại của hệ thống kế toán doanh nghiệp đó.<br />
Thông qua hệ thống tài khoản kế toán (TKKT) doanh nghiệp, kế toán tiến hành<br />
phân loại, phản ánh, ghi chép và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh rõ ràng, kịp<br />
thời và đầy đủ. Từ đó giúp cho việc cung cấp, kiểm tra và phân tích đầy đủ các thông<br />
tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp, nhằm giúp<br />
ban lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế và điều hành quản lý kịp<br />
thời. Đồng thời, thông qua hệ thống TKKT doanh nghiệp, kế toán tiến hành thu thập<br />
các thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC),<br />
sẽ là căn cứ đáng tin cậy để các nhà quản lý đánh giá đúng tình trạng tình hình tài<br />
chính, dự báo được nhu cầu tài chính trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, hệ<br />
thống TKKT đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng, thông tin kế<br />
toán cũng như chất lượng công tác kế toán. Do vậy, trong quá trình hoàn thiện hệ<br />
thống kế toán doanh nghiệp thì yêu cầu tiếp tục hoàn thiện hệ thống TKKT doanh<br />
nghiệp được đặt lên hàng đầu.<br />
Thực tế cho thấy, bên cạnh hệ thống TKKT quy định trong CĐKT doanh<br />
nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 (sau đây gọi<br />
tắt là Quyết định số 15) của Bộ trưởng Bộ Tài chính, còn có hệ thống TKKT áp dụng<br />
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ngày<br />
14/9/2006. Ngoài ra, trên cơ sở Quyết định 15, các ngành và doanh nghiệp kinh<br />
doanh đặc thù còn được phép xây dựng và ban hành hệ thống tài khoản kế toán riêng<br />
(Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, Tập đoàn Dầu khí, Tổng<br />
Công ty Hàng không, ...). Mặt khác, do những qui định của chế độ tài khoản kế toán<br />
không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế nên Bộ Tài chính phải thường xuyên sửa<br />
đổi, bổ sung hệ thống tài khoản kế toán (các thông tư Thông tư số 138/2011/TT -<br />
2<br />
<br />
BTC ngày 4/10/2011 về sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa;<br />
Thông tư số 244/2009/TT - BTC ngày 31/12/2009 bổ sung, sửa đổi CĐKT doanh<br />
nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006; ...).<br />
Việc tồn tại nhiều hệ thống TKKT áp dụng cho các doanh nghiệp và phải<br />
thường xuyên bổ sung, cập nhật như quy định hiện hành sẽ gây ra khó khăn trong<br />
việc vận hành hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp. Mặt khác, việc bắt buộc phải<br />
thực hiện hệ thống TKKT các cấp như hệ thống TKKT đang áp dụng cho các doanh<br />
nghiệp hiện nay chưa linh hoạt và chưa tăng cường tính tự chịu trách nhiệm của<br />
doanh nghiệp do chưa cho phép doanh nghiệp được chủ động mở chi tiết TKKT các<br />
cấp, chưa yêu cầu doanh nghiệp phải tự thiết kế và thực hiện hệ thống TKKT và<br />
phương pháp kế toán trên cơ sở đảm bảo tuân thủ CMKT và các quy định có liên<br />
quan đến lập và trình bày BCTC cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước và<br />
doanh nghiệp. Việc quy định để áp dụng thống nhất TKKT và phương pháp kế toán<br />
sẽ không còn phù hợp khi thực tế các chính sách, chế độ kinh tế, tài chính, thuế luôn<br />
được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc hoạt động kinh doanh đa dạng trong<br />
xu thế hội nhập kinh tế.<br />
Từ những phân tích cơ bản như trên, tác giả đã lựa chọn đề tài với tên gọi<br />
“Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản<br />
xuất - kinh doanh ở Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu sinh tiến sĩ của mình.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu cơ bản, xuyên suốt của đề tài là ứng dụng khung lý thuyết về tài<br />
khoản kế toán, hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất -<br />
kinh doanh và sử dụng dữ liệu về hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sản xuất -<br />
kinh doanh; phân tích, đánh giá hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh<br />
nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam hiện hành; từ đó tìm ra giải pháp phù hợp<br />
để hoàn thiện và xây dựng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh<br />
nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kế<br />
toán và cung cấp thông tin cho các nhà quản lý.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu:<br />
Đề tài nghiên cứu về hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh<br />
nghiệp sản xuất - kinh doanh hiện hành ở Việt Nam. Với đối tượng này, đề tài đi sâu<br />
nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản và tiến hành khảo sát thực trạng chế độ kế toán<br />
3<br />
<br />
về hệ thống tài khoản kế toán cũng như thực trạng vận dụng hệ thống tài khoản kế<br />
toán hiện hành trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh cùng với việc đề xuất<br />
giải pháp hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh<br />
nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam.<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp dụng<br />
trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện kết<br />
hợp xây dựng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất -<br />
kinh doanh. Cụ thể:<br />
+ Về nội dung: Luận án giới hạn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn<br />
liên quan đến hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh.<br />
+ Về không gian: Giới hạn nghiên cứu chế độ kế toán về hệ thống tài khoản kế<br />
toán doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam và thực tiễn vận dụng hệ thống<br />
tài khoản kế toán hiện hành trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt<br />
Nam.<br />
+ Về thời gian: Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các<br />
doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam từ năm 1954 đến nay, trong đó chú<br />
trọng giai đoạn từ tháng 3/2006 đến nay là giai đoạn áp dụng hệ thống tài khoản kế<br />
toán hiện hành trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh.<br />
4. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án tập trung giải đáp câu hỏi tổng<br />
quát: Hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất -<br />
kinh doanh ở Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả và hiệu quả hoạt động<br />
kế toán nói chung và chất lượng thông tin kế toán nói riêng của doanh nghiệp?<br />
Từ đó, luận án phải giải đáp được các câu hỏi cụ thể sau:<br />
- Những đặc trưng của tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong<br />
các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh?<br />
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong<br />
các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh?<br />
- Những giải pháp và đề xuất nào thích hợp để hoàn thiện và xây dựng hệ<br />
thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh?<br />
5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Công trình nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng<br />
4<br />
<br />
với phương pháp định tính. Phương pháp nghiên cứu định lượng được được luận án<br />
vận dụng từ cách thức tiếp cận diễn giải, còn phương pháp nghiên cứu định tính được<br />
vận dụng từ cách thức tiếp cận qui nạp.<br />
6. Những đóng góp mới của đề tài<br />
Luận án có các đóng góp chủ yếu sau:<br />
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về tài khoản và hệ<br />
thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp.<br />
- Phân tích và đánh giá một cách khách quan những tồn tại của hệ thống tài<br />
khoản kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở<br />
Việt Nam.<br />
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan tác động tới<br />
hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh.<br />
- Đề xuất các giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện và xây<br />
dựng hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất -<br />
kinh doanh ở Việt Nam.<br />
7. Kết cấu của đề tài<br />
Với tên gọi “Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh<br />
nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam", ngoài mở đầu, kết luận, danh mục bảng<br />
biểu, sơ đồ, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được chia làm 4 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp;<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận về tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán áp dụng<br />
trong các doanh nghiệp SXKD;<br />
Chương 3: Kết quả nghiên cứu về hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp dụng trong<br />
các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam;<br />
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống tài<br />
khoản kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam.<br />
<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN<br />
KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP<br />
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và trước xu thế hội nhập<br />
kinh tế quốc tế có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi Nhà nước và các<br />
doanh nghiệp phải đổi mới và hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý tài chính, trong đó<br />
5<br />
<br />
có hệ thống kế toán. Một hệ thống kế toán doanh nghiệp là sự kết hợp của nhiều<br />
thành phần, yếu tố khác nhau, trong đó hệ thống TKKT có thể được coi như là thành<br />
phần quan trọng của hệ thống kế toán doanh nghiệp, có ảnh hưởng chi phối tới các<br />
thành phần khác của hệ thống kế toán đó.<br />
Hệ thống TKKT luôn giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý vốn, tài sản,<br />
quản lý hoạt động SXKD trong từng doanh nghiệp; đồng thời kế toán cũng cung cấp<br />
các thông tin cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan<br />
như nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp,… Thông tin do kế toán cung cấp là căn cứ<br />
để Nhà nước thực hiện chức năng thanh, kiểm tra hoạt động SXKD của doanh nghiệp<br />
và quản lý Nhà nước về kế toán doanh nghiệp, góp phần thực hiện chức năng điều tiết<br />
vĩ mô nền kinh tế.<br />
Nghiên cứu về hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD được thực hiện ở hầu hết<br />
các nước trên thế giới. Ở các nước đã và đang phát triển, cùng với sự phát triển của<br />
nền kinh tế thị trường, hệ thống kế toán, trong đó có hệ thống TKKT doanh nghiệp<br />
SXKD, do các doanh nghiệp tự xây dựng trên cơ sở các CMKT. Hệ thống TKKT<br />
doanh nghiệp thường xuyên được nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi và ngày càng được<br />
hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý. Việc nghiên cứu<br />
hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp được triển khai ở các cơ quan, tổ chức và ở<br />
các doanh nghiệp SXKD phụ thuộc vào việc nghiên cứu, xây dựng để ban hành hệ<br />
thống kế toán doanh nghiệp của từng quốc gia.<br />
Hiện tại, trên thế giới đang có hai xu hướng xây dựng hệ thống TKKT doanh<br />
nghiệp SXKD phổ biến như sau75:<br />
- Xu hướng 1: Các doanh nghiệp SXKD tự xây dựng hệ thống TKKT dựa trên<br />
cơ sở CMKT (tạm dịch “Standard Based Accounting”).<br />
- Xu hướng 2: Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống TKKT thống nhất áp<br />
dụng trong các doanh nghiệp (tạm dịch “Uniform Accounting Plan”).<br />
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu, đánh giá về hệ thống TKKT doanh<br />
nghiệp của các nhà khoa học trong nước khá đa dạng, có thể khái quát việc nghiên<br />
cứu hệ thống TKKT áp dụng trong các doanh SXKD trên các mặt sau:<br />
- Về tác giả của các công trình nghiên cứu: Tác giả của các đánh giá này phần<br />
lớn là giáo viên giảng dạy về kế toán ở các cơ sở đào tạo bậc đại học, cao đẳng có<br />
đào tạo kế toán, các chuyên gia xây dựng CĐKT; những người trực tiếp làm kế toán,<br />
quản trị doanh nghiệp, các cá nhân, doanh nghiệp xây dựng để bán phần mềm kế toán<br />
6<br />
<br />
doanh nghiệp. Các nghiên cứu được thực hiện trong quá trình nghiên cứu, đào tạo và<br />
trong thực tế tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp.<br />
- Về phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Các nghiên cứu hệ thống TKKT bao<br />
gồm cả những nghiên cứu về mặt lý luận cũng như những công trình đã khảo sát ở<br />
các doanh nghiệp SXKD.<br />
- Về tính chất và ý nghĩa của các công trình nghiên cứu: Do đối tượng nghiên<br />
cứu đa dạng nên nên tính chất và ý nghĩa của các công trình nghiên cứu này cũng rất<br />
khác nhau như các nghiên cứu mang tính khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên<br />
ngành hay các công trình nghiên cứu của các Bộ, ngành.<br />
- Về các quan điểm và giải pháp đề cập:<br />
Các công trình đã công bố có thể phân ra 2 nhóm: Nhóm các giải pháp và quan<br />
điểm cụ thể và nhóm các quan điểm và giải pháp tổng thể.<br />
Bên cạnh các nghiên cứu mang tính cụ thể, ở Việt Nam cũng đã có một vài<br />
công trình nghiên cứu về tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sản<br />
xuất - kinh doanh mang tính tổng thể, hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ<br />
thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam. Trước tiên,<br />
có thể kể đến đề tài nghiên cứu cấp bộ (Bộ Tài chính) “Đổi mới hệ thống TKKT thống<br />
nhất”56 do PGS.TS Võ Đình Hảo chủ nhiệm nghiệm thu năm 1989. Do công trình<br />
này được nghiên cứu từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước nên chỉ đề cập<br />
đến hệ thống TKKT thống nhất trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung,<br />
bao cấp.<br />
PGS.TS Nguyễn Văn Công và các cộng sự trong đề tài cấp bộ (Bộ Giáo dục &<br />
Đào tạo) “Hoàn thiện hệ thống TKKT thống nhất áp dụng trong các doanh nghiệp<br />
SXKD ở Việt Nam”40 lại đề cập đến hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sản<br />
xuất - kinh doanh trong giai đoạn kinh tế thị trường với mục đích hoàn thiện hệ thống<br />
TKKT doanh nghiệp theo Quyết định số 1141 - TC/QĐ/CĐKT 01/11/1995 của Bộ<br />
trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Nhiều giải pháp hoàn<br />
thiện của tác giả đã được tiếp thu, chỉnh sửa trong Quyết định số 15/2006 (thay thế<br />
cho Quyết định số 1141/1995) như tên của loại TK, nhóm TK, bổ sung các TK và nội<br />
dung của các TK.<br />
Tóm lại, thông qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu hoàn thiện hệ<br />
thống TKKT doanh nghiệp SXKD ở trong và ngoài nước cho thấy các công trình<br />
nghiên cứu trong nước đã đưa ra được nhiều kiến nghị có giá trị lý luận và thực tiễn<br />
7<br />
<br />
cao. Các kiến nghị này có hai loại: (i) Các kiến nghị mang tính cụ thể nhìn chung chỉ<br />
đem lại những thay đổi nhỏ trong hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD hiện hành và<br />
chưa tạo ra được sự chuyển biến mang tính đột phá. Hầu hết các tác giả chỉ tập trung<br />
vào việc hoàn thiện các TKKT, còn có các nội dung chưa phù hợp, chưa hoàn chỉnh<br />
trong hệ thống TKKT doanh nghiệp hiện hành như bổ sung, sửa đổi các TK hoặc<br />
phương pháp kế toán cho phù hợp và thống nhất giữa chế độ và thực tiễn, thống nhất<br />
giữa CMKT và chế độ tài chính và các CMKT hiện nay; (ii) Có ít công trình nghiên<br />
cứu mang tính tổng thể.<br />
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1<br />
Chương 1 tập trung làm rõ những nghiên cứu đã công bố của các nhà khoa học<br />
trong và ngoài nước về tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán nói chung và<br />
hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh nói riêng. Từ đó, chỉ<br />
rõ khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu của đề tài<br />
“Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất -<br />
kinh doanh ở Việt Nam".<br />
<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG<br />
TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
SẢN XUẤT - KINH DOANH<br />
2.1. Kế toán, khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế toán doanh nghiệp<br />
2.1.1. Mô hình kế toán<br />
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh<br />
tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động[62], nhưng kế toán<br />
không phải là lĩnh vực khoa học thuần túy mà nó thuộc loại khoa học xã hội về quản<br />
lý kinh tế. Trong thực tế, kế toán chịu sự chi phối của rất nhiều các yếu tố như: hoàn<br />
cảnh kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị và luật pháp của mỗi quốc gia qua mỗi thời kỳ<br />
khác nhau. Nghiên cứu lịch sử phát triển của kế toán qua các thời kỳ khác nhau trên<br />
thế giới, đến nay có thể khái quát mô hình kế toán thành 6 loại như sau: mô hình kế<br />
toán tiền mặt; mô hình kế toán dồn tích; mô hình kế toán động; mô hình kế toán tĩnh;<br />
mô hình kế toán vĩ mô; mô hình kế toán hiện tại hóa78. Sáu loại hình kế toán cơ<br />
bản này tương ứng với các cách thức kế toán khác nhau, tương ứng với các hệ thống<br />
kinh tế khác nhau. Việc xác định sự khác biệt này nhằm xây dựng CĐKT cho phù<br />
8<br />
<br />
hợp.<br />
Nhận diện mô hình kế toán Việt Nam<br />
Phân biệt các mô hình kế toán như đã nêu trên, nghiên cứu các đặc điểm biểu<br />
hiện của kế toán doanh nghiệp Việt Nam cho thấy kế toán Việt Nam không chỉ phản<br />
ánh giá trị tài sản của doanh nghiệp mà còn có cả tài sản đi thuê (thuê tài chính); giá<br />
trị tài sản được ghi chép và phản ánh theo giá gốc với giả định là doanh nghiệp hoạt<br />
động liên tục ; nguồn vốn ghi nhận theo số vốn đã huy động v.v...<br />
Từ những đặc điểm nêu trên có thể nhận thấy kế toán Việt Nam mang nhiều<br />
đặc điểm của mô hình kế toán động, loại kế toán chủ yếu phục vụ nhu cầu đánh giá<br />
hiệu quả kinh tế doanh nghiệp và thực hiện theo kế toán dồn tích. Do vậy hệ thống<br />
CĐKT nói chung và hệ thống TKKT nói riêng áp dụng cho doanh nghiệp SXKD phải<br />
được xây dựng theo các nguyên tắc sau: (i) Tuân thủ các nguyên tắc và CMKT; (ii)<br />
Tất cả các tài sản tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp<br />
được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc mà không ghi nhận theo giá thị trường và việc<br />
hạch toán thiên về quan điểm sử dụng tài sản mà không hạch toán tài sản theo quyền<br />
sở hữu, do vậy hạch toán tăng hay giảm tài sản là khi nhận hay chuyển tài sản hoặc<br />
phát sinh quyền và trách nhiệm đối với tài sản đó; (iii) Nguồn vốn được ghi nhận theo<br />
số vốn đã nhận chứ không ghi nhận theo số vốn đăng ký; (iv) Khấu hao TSCĐ được<br />
tính một cách có hệ thống trên giá phí (nguyên giá TSCĐ) căn cứ vào cách thức thu<br />
hồi lợi ích kinh tế của từng TSCĐ và bỏ qua sự khấu hao tĩnh; (v) Các BCTC chính<br />
được lập định kỳ; (vi) Doanh thu và chi phí không ghi nhận theo nguyên tắc tiền mà<br />
được ghi nhận theo nguyên tắc dồn tích theo từng thời kỳ, phù hợp với khả năng sinh<br />
lời thực tế từ việc sử dụng tài sản; (vii) Về phương pháp kế toán là phương pháp ghi<br />
kép theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ.<br />
Với đặc điểm cơ bản của kế toán Việt Nam, khi nghiên cứu hệ thống TKKT<br />
doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp hoàn thiện phải đảm bảo tuân thủ Luật Kế toán,<br />
CĐKT và hệ thống CMKT Việt Nam. Đồng thời, để đáp ứng được yêu cầu hội nhập<br />
kinh tế quốc tế thì hệ thống TKKT doanh nghiệp Việt Nam cũng phải phù hợp với<br />
thông lệ chung của các nước.<br />
2.1.2. Khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế toán doanh nghiệp<br />
Kế toán không phải là lĩnh vực khoa học thuần túy mà thuộc khoa học xã hội<br />
về quản lý kinh tế. Là công cụ của hệ quản luật, kế toán chịu sự chi phối của rất nhiều<br />
các yếu tố như: hoàn cảnh kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị và luật pháp của mỗi<br />
9<br />
<br />
quốc gia qua các thời kỳ. Ngoài việc phải chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật nói<br />
chung, kế toán còn đòi hỏi phải có những quy định cho riêng mình. Để tổ chức và<br />
quản luật kế toán ở các doanh nghiệp, các quốc gia đều có những văn bản pháp quy<br />
và hình thành nên khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế toán mà các doanh<br />
nghiệp phải tuân thủ. Khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế toán là hệ thống<br />
đồng bộ các văn bản về kế toán, chi phối đến công tác tổ chức và thực hiện các công<br />
việc kế toán của doanh nghiệp trong đó có các quy định do Nhà nước ban hành mang<br />
tính pháp luật và có các quy định không phải do Nhà nước ban hành (có thể do tổ<br />
chức nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán ban hành). Ở các quốc gia, pháp luật và<br />
các quy định về kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bao gồm: (i) Luật Kế toán; (ii)<br />
Văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán; (iii) Chuẩn mực kế toán; (iv) Chế độ kế<br />
toán doanh nghiệp; (v) Các quy định của thị trường chứng khoán.<br />
Như vậy, để đảm bảo cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và các quy định về<br />
kế toán, hệ thống TKKT doanh nghiệp phải được nghiên cứu, xây dựng để có thể<br />
phân loại, hệ thống hóa tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để cung cấp đầy đủ các<br />
thông tin cho doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của pháp luật và các<br />
quy định về kế toán. Khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế toán của các nước có<br />
sự khác nhau về cơ quan ban hành, về phạm vi các vấn đề Nhà nước phải quy định<br />
thống nhất và cho phép doanh nghiệp chủ động, linh hoạt. Đây là thực tiễn quan trọng<br />
mà Việt Nam cần nghiên cứu xem xét để triển khai nghiên cứu hoàn thiện hệ thống<br />
TKKT áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD.<br />
2.2. Tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán trong doanh nghiệp sản<br />
xuất - kinh doanh<br />
2.2.1. Tài khoản kế toán<br />
Kế toán hình thành và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của<br />
nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Sự hình thành của kế toán là cần thiết khách quan của<br />
nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Để thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình,<br />
kế toán đã sử dụng một hệ thống các phương pháp khoa học nhằm thu nhận, xử lý và<br />
cung cấp các thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản tại doanh nghiệp, qua đó<br />
kiểm tra giám sát toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính tại doanh nghiệp.<br />
Một trong những phương pháp đó là phương pháp TKKT hay còn gọi là phương pháp<br />
đối ứng tài khoản và hình thức biểu hiện cụ thể của phương pháp này là TKKT.<br />
Qua các quan điểm về TKKT có thể khẳng định rằng: TKKT là phương pháp<br />
10<br />
<br />
phân loại, hệ thống hóa để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối<br />
tượng hạch toán kế toán cụ thể.<br />
2.2.2. Hệ thống tài khoản kế toán trong doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh<br />
Hệ thống TKKT doanh nghiệp là danh mục các TKKT mà doanh nghiệp sử<br />
dụng trong hạch toán kế toán để phản ánh được toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài<br />
sản và sự vận động của chúng trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp để<br />
làm cơ sở lập và trình bày BCTC đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng sử dụng thông<br />
tin do kế toán cung cấp47.<br />
Hệ thống TKKT là nội dung quan trọng trong quá trình triển khai công tác kế<br />
toán của doanh nghiệp SXKD. Do vậy, TKKT và hệ thống TKKT doanh nghiệp có ý<br />
nghĩa lớn trong công tác quản lý kinh tế tài chính nói chung cũng như trong công tác<br />
kế toán của từng doanh nghiệp nói riêng. Cụ thể là:<br />
- TKKT và hệ thống TKKT giúp cho người làm kế toán tại doanh nghiệp có<br />
thể phân loại và hệ thống hoá được thông tin về tài sản, nguồn hình thành tài sản và<br />
các hoạt động kinh tế tài chính ở doanh nghiệp phục vụ cho công tác quản lý của Nhà<br />
nước, của các ngành và của từng doanh nghiệp. Thông qua các TKKT và phương<br />
pháp ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào các TKKT mà<br />
các nhà quản lý có thể nắm bắt được các thông tin kinh tế tài chính, là cơ sở để đưa ra<br />
các quyết định kinh tế và điều hành quản lý có hiệu quả.<br />
- TKKT và hệ thống TKKT giúp cho việc hệ thống hoá các thông tin cụ thể,<br />
chi tiết về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản tại doanh nghiệp phục vụ cho<br />
yêu cầu quản trị kinh doanh, yêu cầu phân cấp quản lý kinh tế trong doanh nghiệp,<br />
cũng như yêu cầu quản lý tài sản trong doanh nghiệp.<br />
- TKKT và hệ thống TKKT giúp cho việc hệ thống hoá các số liệu theo các<br />
chỉ tiêu kinh tế, tài chính để lập được các báo cáo định kỳ theo yêu cầu của kế toán tài<br />
chính và kế toán quản trị.<br />
2.2.3. Nguyên tắc, yêu cầu và nội dung phản ánh của hệ thống tài khoản kế toán<br />
trong doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh<br />
Việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống TKKT áp dụng trong các doanh nghiệp<br />
SXKD ở Việt Nam là hết sức cần thiết. Trên cơ sở nghiên cứu tác động của hệ thống<br />
TKKT tới nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin, nhu cầu của các đối tượng quản<br />
lý với hệ thống TKKT, các yếu tố tác động tới hoạt động xây dựng hệ thống TKKT<br />
áp dụng cho doanh nghiệp, tác giả đề xuất các nguyên tắc, yêu cầu nghiên cứu để<br />
11<br />
<br />
hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD như sau:<br />
2.2.3.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán trong doanh nghiệp sản<br />
xuất - kinh doanh<br />
Để thực hiện được vai trò phân loại thông tin và cung cấp thông tin về tài sản,<br />
nguồn vốn và các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh ở các doanh nghiệp, quá trình<br />
nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống TKKT áp dụng cho các doanh nghiệp<br />
SXKD phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản, bao gồm:<br />
(1) Nguyên tắc toàn diện<br />
Nguyên tắc này đòi hỏi hệ thống TKKT doanh nghiệp phải đầy đủ về số lượng các<br />
loại TK, nhóm TK và số lượng TK các cấp trong từng nhóm TK; nguyên tắc kế toán<br />
trong từng loại TK và nhóm TK; kết cấu và nội dung phản ánh và phương pháp kế toán<br />
các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. Từ đó mới có thể triển khai thực hiện việc phân loại, hệ<br />
thống hóa tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo cung<br />
cấp thông tin đáng tin cậy, đầy đủ cho tất cả các đối tượng sử dụng với các mục đích<br />
khác nhau.<br />
(2) Nguyên tắc tuân thủ<br />
Việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp phải đảm bảo tuân<br />
thủ pháp luật và các quy định về kế toán bao gồm Luật Kế toán, các văn bản hướng<br />
dẫn thi hành Luật Kế toán, CMKT. Trong đó, phải có đầy đủ các hướng dẫn về TKKT<br />
sử dụng, phương pháp kế toán để hướng dẫn thực hiện các CMKT. Ngoài ra, hệ thống<br />
TKKT phải đầy đủ các nội dung cụ thể về nội dung phản ánh và phương pháp kế toán<br />
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong từng TKKT để doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ<br />
các chế độ, chính sách kinh tế, tài chính, thuế có liên quan, đảm bảo tính trung thực và<br />
khách quan của các thông tin cung cấp.<br />
(3) Nguyên tắc phù hợp và linh hoạt<br />
Hệ thống TKKT doanh nghiệp phải phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp,<br />
tập đoàn kinh tế, phù hợp với từng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh đặc thù; phù<br />
hợp với trình độ phát triển kinh tế của từng quốc gia và phù hợp với từng giai đoạn<br />
phát triển kinh tế và quản lý trong từng quốc gia.<br />
(4) Nguyên tắc hội nhập và phát triển<br />
Kế toán là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý nền<br />
kinh tế. Các thông tin kinh tế, tài chính của các doanh nghiệp SXKD cung cấp không<br />
chỉ sử dụng trong nước mà còn được sử dụng cho các đối tượng bên ngoài lãnh thổ<br />
12<br />
<br />
trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với các hoạt động kinh doanh ngày<br />
càng phát triển đa dạng, đan xen mang tính khu vực và toàn cầu. Vì vậy, hệ thống<br />
TKKT doanh nghiệp phải phục vụ tốt cho công cuộc đổi mới kinh tế của từng quốc<br />
gia.<br />
Nguyên tắc này đòi hỏi việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống TKKT doanh<br />
nghiệp SXKD phải dựa trên sự nghiên cứu, học tập, tiếp thu, vận dụng có chọn lọc<br />
thông lệ quốc tế và kinh nghiệm của các nước cho phù hợp với điều kiện của Việt<br />
Nam.<br />
2.2.3.2. Yêu cầu xây dựng hệ thống tài khoản kế toán trong doanh nghiệp sản xuất<br />
- kinh doanh<br />
Để tuân thủ các nguyên tắc nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống TKKT<br />
doanh nghiệp SXKD như đã nêu trên, đặt ra các yêu cầu phải thực hiện trong quá<br />
trình nghiên cứu hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD như sau:<br />
(1) Bảo đảm tính thống nhất<br />
Theo yêu cầu này cần có sự nghiên cứu để Nhà nước xây dựng và ban hành một<br />
hệ thống TKKT để áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong phạm vi từng quốc gia.<br />
Việc ban hành một hệ thống TKKT doanh nghiệp thống nhất sẽ tạo thuận lợi hơn cho<br />
cả cơ quan nghiên cứu, ban hành và cho cả khi triển khai thực hiện. Từ đó khắc phục<br />
được hạn chế do quá phức tạp, gây khó khăn khi triển khai thực hiện nếu Nhà nước<br />
ban hành nhiều hệ thống TKKT cho các doanh nghiệp nói chung và cho từng lĩnh vực<br />
kinh doanh đặc thù hoặc cho từng quy mô, loại hình doanh nghiệp.<br />
(2) Bảo đảm tính “mở”<br />
Hệ thống TKKT xây dựng phải có tính mở và thích ứng đối với các nghiệp vụ,<br />
các quá trình kinh tế sẽ phát sinh trong tương lai, đảm bảo được tuân thủ cao khi ứng<br />
dụng vừa có tính khả thi trong thực tiễn nhằm đáp ứng được nhu cầu cung cấp các<br />
thông tin kinh tế tài chính đầy đủ, trung thực, kịp thời phục vụ đắc lực cho việc quản<br />
lý, điều hành hoạt động SXKD của bản thân doanh nghiệp cũng như cho tất cả các<br />
đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin ở bên ngoài doanh nghiệp.<br />
Ngoài ra, hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD phải phù hợp với trình độ phát<br />
triển của nền kinh tế và được quốc tế thừa nhận. Việc xây dựng hệ thống TKKT<br />
doanh nghiệp SXKD phải tính đến vai trò của Nhà nước; đảm bảo được sự quản lý<br />
của Nhà nước về kế toán; phải tính đến ảnh hưởng trên tất cả các mặt: nhận thức, con<br />
người, thủ tục hành chính, cách thức quản lý và đặc biệt là phải phù hợp với trình độ<br />
13<br />
<br />
quản lý, công nghệ thông tin và phải có tính khả thi trong thực tiễn.<br />
2.2.3.3. Nội dung hệ thống TKKT áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất - kinh<br />
doanh<br />
Để đáp ứng được các nguyên tắc và yêu cầu như đã nêu trên, hệ thống TKKT<br />
doanh nghiệp SXKD phải bao gồm các nội dung cơ bản như sau:<br />
(i) Danh mục các loại TK, các nhóm TK cần phải được Nhà nước quy định rõ để áp<br />
dụng thống nhất và các nội dung cho phép doanh nghiệp được chủ động, linh hoạt và<br />
tự chịu trách nhiệm.<br />
(ii) Trong từng loại TK, từng nhóm TK cần quy định rõ nội dung phản ánh, nguyên<br />
tắc kế toán, kết cấu và phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu<br />
và mối quan hệ với BCTC và báo cáo quản trị.<br />
(iii) Các quy định với loại TK và nhóm TK cần có quy định của Nhà nước để làm cơ<br />
sở pháp lý thực hiện thống nhất cho các doanh nghiệp. Việc mở TKKT các cấp và nội<br />
dung của từng TKKT nên để doanh nghiệp chủ động, linh hoạt xây dựng cho phù hợp<br />
với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý.<br />
Với mục tiêu nghiên cứu để góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống TKKT<br />
áp dụng trong doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam theo định hướng xác định rõ tính<br />
thống nhất và tăng cường tính chủ động, linh hoạt cho doanh nghiệp, đồng thời đưa ra<br />
các giải pháp hoàn thiện để khắc phục các hạn chế của hệ thống TKKT doanh nghiệp<br />
theo quy định hiện hành cần nghiên cứu, khảo sát, thông lệ quốc tế nhằm rút ra bài<br />
học kinh nghiệm cho Việt Nam.<br />
2.3. Kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh<br />
nghiệp sản xuất - kinh doanh của các nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm<br />
áp dụng cho Việt Nam<br />
2.3.1. Kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới<br />
Khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế toán trong đó có hệ thống TKKT<br />
doanh nghiệp của quốc gia chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, văn hóa, xã hội.<br />
Trong đó, các nhân tố ảnh hưởng rõ nét nhất là mô hình thiết kế hệ thống luật pháp,<br />
hệ thống thuế và thị trường chứng khoán. Các nhân tố này có mức độ ảnh hưởng khác<br />
nhau, tạo nên tính đa dạng của khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế toán của<br />
doanh nghiệp.<br />
Hệ thống luật pháp các quốc gia hiện nay được xây dựng theo hai trường phái:<br />
Trường phái Luật La Mã (Roman Law) và trường phái Luật Chung (Common Law).<br />
14<br />
<br />
Ở các nước Anglo – Saxon, gồm Mỹ, Anh, … hệ thống luật pháp được thiết lập theo<br />
mô hình Luật Chung. Theo đó, hệ thống thuế có ảnh hưởng không nhiều đến kế toán.<br />
Thị trường chứng khoán có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến pháp luật và các quy định<br />
về kế toán doanh nghiệp. Ở các nước khác, hệ thống luật pháp được thiết lập theo mô<br />
hình Luật La Mã như Nhật Bản, Pháp, Đức, … Theo đó, hệ thống thuế có ảnh hưởng<br />
sâu sắc đến kế toán và thị trường chứng khoán có ảnh hưởng ít đến kế toán doanh<br />
nghiệp.<br />
Việc hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp trước tiên cần phải xem xét kinh<br />
nghiệm triển khai nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế<br />
toán doanh nghiệp (trong đó có hệ thống TKKT) của các nước cụ thể. Để rút ra<br />
những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới trong việc nghiên cứu hoàn<br />
thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam,<br />
cần nghiên cứu khái quát quan điểm nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp luật và các<br />
quy định về kế toán, trong đó có hệ thống TKKT của các nước trên thế giới và của<br />
các nước phát triển hoặc có nhiều điểm tương đồng về kinh tế chính trị với Việt Nam<br />
(như Mỹ, Pháp, Trung Quốc).<br />
2.3.2. Bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam<br />
Qua nghiên cứu về khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế toán, mà trọng<br />
tâm là hệ thống TKKT doanh nghiệp của các nước trên thế giới có thể rút ra một số<br />
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống TKKT<br />
áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD như sau:<br />
Thứ nhất, nhận thức đúng sự cần thiết phải nghiên cứu hoàn thiện hệ thống<br />
TKKT doanh nghiệp hiện hành. Do chất lượng thông tin tài chính được phản ánh đầy<br />
đủ, kịp thời, rõ ràng, đáng tin cậy thông qua hệ thống BCTC và báo cáo quản trị để<br />
đáp ứng yêu cầu của kế toán tài chính và kế toán quản trị là mục đích cuối cùng của<br />
mà Nhà nước và doanh nghiệp hướng tới. Để nâng cao chất lượng thông tin tài chính,<br />
một trong các công việc phải làm là nghiên cứu hoàn thiện hệ thống TKKT doanh<br />
nghiệp SXKD.<br />
Thứ hai, kế toán là vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay, nên khi nghiên cứu<br />
hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp các quốc gia phải xem xét trong mối quan<br />
hệ tổng thể toàn bộ khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế toán đứng trên quan<br />
điểm hội nhập và kế thừa các ưu điểm trong các quy định hiện hành theo lộ trình phù<br />
hợp. Mặt khác, một hệ thống kế toán doanh nghiệp, trong đó có hệ thống TKKT<br />
15<br />
<br />
doanh nghiệp, thường gắn liền với một hệ thống kinh tế nhất định và chịu sự chi phối<br />
của thể chế kinh tế, chính trị của từng quốc gia. Vì vậy, quá trình nghiên cứu và hoàn<br />
thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp vừa phải đảm bảo tính hội nhập, vừa phải phù<br />
hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phù hợp với đặc điểm,<br />
trình độ phát triển kinh tế của từng quốc gia. Đồng thời phải nghiên cứu hoàn thiện<br />
hệ thống TKKT đồng bộ với khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế toán.<br />
Thứ ba, hệ thống TKKT cần hoàn thiện theo hướng xây dựng một hệ thống<br />
TKKT thống nhất, đảm bảo tính “đóng” và tính “mở” hay còn gọi là đảm bảo tính<br />
thống nhất và phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Về tính<br />
“đóng”, cần xác định rõ phạm vi Nhà nước quy định thống nhất về loại TK, nhóm TK<br />
và nguyên tắc, phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu để thuận lợi cho<br />
việc hướng dẫn, đào tạo; cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và quản lý Nhà<br />
nước về kế toán. Đồng thời có cơ sở pháp lý để tất cả các doanh nghiệp thống nhất<br />
thực hiện. Điều này phù hợp với điều kiện và trình độ kế toán và quản lý của Việt<br />
Nam hiện nay. Về tính “mở”, do thực tiễn kinh doanh rất đa dạng, liên tục phát triển,<br />
CMKT luôn được cập nhật hoàn thiện ở tất cả các quốc gia, vì vậy để giảm các công<br />
việc hướng dẫn chi tiết, cụ thể, thường xuyên phải làm của Nhà nước, tránh tình trạng<br />
có nhiều hệ thống TKKT trong một quốc gia cho từng lĩnh vực kinh doanh, hệ thống<br />
TKKT doanh nghiệp cần hoàn thiện theo hướng cho phép doanh nghiệp chủ động<br />
thiết kế và thực hiện cho phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp. Cần xác định rõ các<br />
nội dung liên quan đến hệ thống TKKT mà doanh nghiệp được chủ động trên cơ sở<br />
CMKT và các quy định có liên quan. Muốn vậy, cần nghiên cứu lý luận, thông lệ<br />
quốc tế và khảo sát, đánh giá thực tiễn hệ thống TKKT áp dụng trong các doanh<br />
nghiệp SXKD ở Việt nam để đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cho phù<br />
hợp.<br />
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2<br />
Kế toán hình thành và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của<br />
nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Sự hình thành của kế toán là cần thiết và tất yếu của<br />
nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Trong đó, TKKT và hệ thống TKKT doanh nghiệp là<br />
bộ phận quan trọng của hệ thống kế toán.<br />
Trên cơ sở những nội dung lý luận cơ bản về hệ thống TKKT doanh nghiệp,<br />
khái quát chung và kinh nghiệm của các nước trên thế giới để rút ra bài học kinh<br />
nghiệm cho Việt Nam. Những nguyên tắc, yêu cầu, nội dung khi xây dựng hệ thống<br />
16<br />
<br />
TKKT doanh nghiệp là định hướng cơ bản cho việc nghiên cứu thực trạng áp dụng hệ<br />
thống TKKT doanh nghiệp SXKD hiện nay ở Việt Nam nhằm đưa ra các quan điểm<br />
và giải pháp hoàn thiện hệ thống TKKT hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp<br />
SXKD ở Việt Nam.<br />
<br />
<br />
CHƢƠNG 3<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN<br />
HIỆN HÀNH ÁP DỤNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
SẢN XUẤT - KINH DOANH Ở VIỆT NAM<br />
3.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống tài khoản kế toán áp dụng<br />
trong các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh ở Việt Nam<br />
Với vai trò là cơ sở để chuẩn hóa các quy trình báo cáo thông tin trong doanh<br />
nghiệp, làm tăng tính hữu dụng của thông tin kế toán đối với các đối tượng sử dụng,<br />
hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện<br />
nhằm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và cơ chế quản lý nền kinh tế Việt Nam trong<br />
từng thời kỳ (giai đoạn) phát triển của đất nước.<br />
Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế, hệ thống tài khoản<br />
kế toán doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh nói riêng và chế độ kế toán Việt Nam nói<br />
chung đã có những bước phát triển đáng kể. Quá trình hình thành và phát triển hệ<br />
thống TKKT doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam có thể khái quát qua ba giai đoạn:<br />
Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1995; Giai đoạn từ năm 1995 đến tháng 3/2006, và<br />
giai đoạn từ tháng 3/2006 đến nay.<br />
3.2. Thực trạng hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh<br />
nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam<br />
Theo qui định của chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, các doanh nghiệp sản<br />
xuất-kinh doanh tùy theo qui mô, đặc điểm sở hữu có thể vận dụng hệ thống tài<br />
khoản kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 ban hành “Chế<br />
độ Kế toán doanh nghiệp” (đã sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 244/2009/TT - BTC<br />
ngày 31/12/2009) và Quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/9/2006 ban hành<br />
“Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa” (đã sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số<br />
138/2011/TT - BTC ngày 4/10/2011) của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Kết quả nghiên<br />
cứu chế độ TKKT hiện hành (ban hành theo các Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC và<br />
Quyết định số 48/2006/QĐ - BTC và các thông tư hướng dẫn, bổ sung liên quan)<br />
17<br />
<br />
cùng với kết quả khảo sát tại 105 doanh nghiệp về tình hình vận dụng hệ thống tài<br />
khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam đã cho thấy khá nhiều bất cập, đòi<br />
hỏi các cơ quan chức năng phải sớm nghiên cứu để hoàn thiện và xây dựng một hệ<br />
thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, đáp ứng<br />
yêu cầu phát triển của nền kinh tế, tăng cường tính tự chủ, sáng tạo của doanh nghiệp.<br />
Có thể khái quát kết quả khảo sát trên các mặt sau: Về đối tượng vận dụng; Về số<br />
lượng, mã hiệu và tên gọi tài khoản; Về khả năng cung cấp thông tin; Về nội dung<br />
phản ánh; Về khả năng vận dụng; Về độ linh hoạt của hệ thống tài khoản<br />
Nguyên nhân của những hạn chế<br />
Thứ nhất, mỗi doanh nghiệp SXKD thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có<br />
những đặc điểm riêng về hệ thống quản lý, về yêu cầu cung cấp thông tin trên thương<br />
trường. Vì vậy, cách thức quản lý và trình độ quản các thông tin liên quan đến hoạt<br />
động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp cũng có sự khác biệt đáng kể. Mặc dù các<br />
CĐKT doanh nghiệp, cụ thể là hệ thống TKKT, do Bộ Tài chính ban hành đã có sự<br />
phân biệt theo lĩnh vực hoạt động SXKD, theo quy mô vốn của doanh nghiệp nhưng<br />
khi khi vận dụng thì thấy cồng kềnh và kém hiệu quả. Nguyên nhân là do Nhà nước<br />
đã ban hành và quy định hệ thống TKKT quá cứng nhắc trong việc vận dụng, điều<br />
này đã gây khó khăn đáng kể cho các doanh nghiệp khi vận dụng.<br />
Thứ hai, sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát về chuyên môn nghiệp vụ của các<br />
cơ quan hữu quan cũng như Hội nghề nghiệp chưa được thường xuyên và kịp thời.<br />
Hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có hệ thống TKKT đang<br />
trong quá trình hoàn thiện. Nhiều vấn đề mới của thực tiễn kinh doanh phát sinh đòi<br />
hỏi cần phải được bổ sung, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và<br />
cung cấp thông tin. Song, việc hướng dẫn cụ thể các văn bản pháp lý về kế toán của<br />
các cơ quan Nhà nước tuy đã có nhưng chưa kịp thời và cụ thể.<br />
Thứ ba, các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam mới có sự phát triển mạnh mẽ<br />
trong vài năm gần đây, nhận thức của các doanh nghiệp về kế toán và tổ chức vận<br />
dụng hệ thống TKKT trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý còn<br />
hạn chế. Hơn nữa, hầu hết tại các doanh nghiệp thiếu một hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
nên thực hiện phương pháp kế toán trên hệ thống TKKT không có sự kiểm tra, kiểm<br />
soát thường xuyên. Điều này dẫn đến có nhiều thông tin được cung cấp trên BCTC là<br />
chưa đúng theo quy định của các CMKT có liên quan.<br />
18<br />
<br />
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3<br />
Từ những năm 70, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống TKKT đã<br />
được ban hành và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với Luật<br />
Kế toán Việt Nam và hệ thống CMKT Việt Nam.<br />
Từ việc khảo sát (khảo sát qua phiếu và khảo sát trực tiếp) và phân tích thực<br />
trạng vận dụng hệ thống TKKT trong các doanh nghiệp SXKD trên 2 giác độ là quy<br />
định của Nhà nước và thực tế vận dụng tại các doanh nghiệp, để từ đó, tác giả đưa ra<br />
những đánh giá về tính khả thi việc ban hành hệ thống văn bản pháp luật về kế toán<br />
của Nhà nước và đánh giá hiệu quả thực tế triển khai các chính sách đó tại doanh<br />
nghiệp. Trên cơ sở lý luận ở chương 2 và thực trạng của chương 3, luận án đưa ra<br />
một số những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng hệ thống TKKT thống nhất áp dụng<br />
trong các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam.<br />
<br />
<br />
CHƢƠNG 4<br />
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP<br />
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN HIỆN HÀNH<br />
ÁP DỤNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT –KINH<br />
DOANH Ở VIỆT NAM<br />
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu về hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp<br />
dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam<br />
4.1.1. Về quy định của chế độ kế toán<br />
Hệ thống TKKT doanh nghiệp hiện hành theo Quyết định số 15/2006 về cơ<br />
bản đã đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu và và đặc điểm nền kinh tế nước ta hiện nay,<br />
phù hợp với cơ chế tài chính, đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa cơ chế tài chính với<br />
công cụ quản lý trong nền kinh tế quốc dân. Từ đó, đã tạo thuận lợi cho công tác đào<br />
tạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và triển khai trong thực tế công tác kế<br />
toán của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp.<br />
Với hệ thống TKKT doanh nghiệp Việt Nam hiện hành, trình độ kế toán ở<br />
nước ta đã được nâng lên một bước, tiếp cận dần với kế toán quốc tế, các thông lệ,<br />
nguyên tắc kế toán phổ biến của kinh tế thị trường đã được nghiên cứu và từng bước<br />
được vận dụng.<br />
Mặc dù hệ thống TKKT doanh nghiệp hiện hành đã đáp ứng được nhu cầu<br />
19<br />
<br />
quản lý tài chính doanh nghiệp trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế nhưng vẫn còn nhiều<br />
hạn chế, cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện.<br />
4.1.2. Về tình hình vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại các doanh nghiệp<br />
Kết quả khảo sát trên thực tế tại các doanh nghiệp phần nào cho thấy hệ thống<br />
TKKT doanh nghiệp do Bộ Tài chính hướng dẫn chỉ đáp ứng được yêu cầu quản lý<br />
của doanh nghiệp ở mức độ tổng thể. Đa số các doanh nghiệp đều có nhu cầu tự theo<br />
dõi chi tiết các đối tượng kế toán tùy theo yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp, vì<br />
vậy mà họ sẽ tự mở thêm TK chi tiết. Có khá nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện<br />
đúng nội dung kinh tế trên các tài khoản kế toán đã quy định. Trong hạch toán một số<br />
phần hành, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở một số tài khoản kế toán còn lẫn lộn<br />
và chưa thống nhất giữa các doanh nghiệp.<br />
Kết quả khảo sát chuyên gia cũng cho thấy, phần lớn các chuyên gia kế toán tại<br />
các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có ý kiến cho rằng Bộ Tài chính chỉ nên ban hành<br />
một hệ thống TKKT duy nhất. Bởi lẽ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chiếm<br />
tỷ trọng lớn (chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế,<br />
đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể. Ở phần lớn các<br />
nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh<br />
nghiệp lớn, là ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng. Do đó, trong tương<br />
lai gần, việc đưa các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào hoạt động của thị trường chứng<br />
khoán là một tất yếu.<br />
Dựa vào thực trạng của hệ thống TKKT đang áp dụng cho các doanh nghiệp ở<br />
nhiều ngành nghề SXKD khác nhau đã bộc lộ những bất cập, những khuyết điểm cần<br />
phải khắc phục, cần thiết phải hoàn thiện hệ thống TKKT theo hướng mở, linh hoạt,<br />
áp dụng phù hợp cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực SXKD, thuộc mọi hình<br />
thức sở hữu vốn, quy mô vốn nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc vận hành<br />
hệ thống thông tin kế toán. Việc làm này nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển quản lý<br />
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự tham gia quản lý của Nhà nước,<br />
thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế (trong đó có sự hội nhập về thông tin kế toán),<br />
phù hợp với chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.<br />
4.1.3. Về quan điểm hoàn thiện và xây dựng hệ thống tài khoản kế toán doanh<br />
nghiệp sản xuất - kinh doanh mới<br />
Để kế toán thật sự là "ngôn ngữ" chung của mọi hoạt động kinh doanh và phát<br />
huy tốt vai trò của mình trong điều kiện hiện nay, góp phần đẩy mạnh tiến trình hội<br />
20<br />
<br />
nhập quốc tế về kế toán của Việt Nam thì việc xác định đúng đắn quan điểm hoàn<br />
thiện là một vấn đề không kém phần quan trọng. Việc hoàn hệ thống TKKT hiện<br />
hành áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD sẽ được thực hiện theo các hướng sau<br />
đây: Quan điểm kế thừa; Quan điểm quy định bắt buộc áp dụng và linh hoạt vận<br />
dụng; Quan điểm hội nhập và phát triển; Quan điểm cung cấp thông tin.<br />
4.2. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp<br />
dụng trong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh ở Việt Nam<br />
Trong chương ba, tác giả đã đánh giá những ưu điểm và những tồn tại của hệ<br />
thống TKKT doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam. Từ thực trạng này, hệ thống<br />
TKKT doanh nghiệp hiện hành sẽ được nghiên cứu và hoàn thiện theo giải pháp cụ<br />
thể như sau, nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi hệ thống TKKT hiện hành áp dụng<br />
trong các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam.<br />
Cơ sở để xây dựng và hoàn thiện hệ thống TKKT hiện hành áp dụng cho các<br />
doanh nghiệp SXKD là Luật Kế toán (năm 2003), CMKT Việt Nam (VAS), CMKT<br />
quốc tế (IAS), CĐKT doanh nghiệp, vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế<br />
giới, vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện tại và tương lai, ...<br />
Trên thực tế, toàn bộ 26 CMKT Việt Nam đã ban hành theo 5 đợt từ năm 1999 đến<br />
2001 được xây dựng dựa theo CMKT quốc tế. Cho đến nay, các CMKT quốc tế đã<br />
được bổ sung, sửa đổi đồng thời có các CMKT mới ban hành. Những năm qua có rất<br />
nhiều thay đổi quan trọng trong công tác kế toán và BCTC, các tổ chức ban hành<br />
CMKT quốc tế đang cố gắng hài hoà các nguyên tắc kế toán được thừa nhận của Mỹ<br />
(USGAAP) và các Chuẩn mực lập và trình bày BCTC quốc tế (IFRS). Liên minh<br />
Châu Âu đang yêu cầu tất cả các công ty được niêm yết của các nước là thành viên<br />
của EU phải áp dụng IFRS trước năm 2005 và nhiều quốc gia ban hành CMKT quốc<br />
gia của mình theo hướng gần với IFRS.<br />
Với mục tiêu hoàn thiện hệ thống TKKT phù hợp với thực tiễn tại các doanh<br />
nghiệp SXKD trước xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các giải pháp mà tác giả luận<br />
án đề xuất sau đây được xây dựng dựa trên quan điểm: Nhà nước xây dựng một hệ<br />
thống tài khoản kế toán thống nhất mang tính “mở” trên cơ sở CMKT; trong đó, chỉ<br />
bao gồm các loại và nhóm TK cùng với hướng dẫn chung về nội dung phản ánh, các<br />
doanh nghiệp được phép chủ động xây dựng, lựa chọn, bổ sung thêm các tài khoản<br />
các cấp (cấp 1, cấp 2,...) sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh cụ thể và yêu cầu<br />
quản lý của đơn vị mình trên cơ sở tuân thủ các qui định chung của chế độ và chuẩn<br />
21<br />
<br />
mực kế toán. Hệ thống TKKT này được áp dụng chung cho tất cả doanh nghiệp thuộc<br />
mọi hình thức sở hữu, mọi qui mô, mọi lĩnh vực kinh doanh.<br />
4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán hiện<br />
hành áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh ở Việt Nam<br />
4.3.1. Về phía Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc<br />
Nhà nước ta, với chức năng quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông qua<br />
các chính sách kinh tế, tài chính vĩ mô của Nhà nước và hệ thống các chính sách quản<br />
lý khác, đặc biệt là quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán, cần tạo dựng và hoàn<br />
thiện khuôn khổ pháp lý về kinh tế, tài chính, thuế và kế toán cho phù hợp với thông<br />
lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện của Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc<br />
tế. Quá trình hoàn thiện pháp luật về tài chính, thuế và các quy định có liên quan đến<br />
lập và trình bày BCTC sẽ đặt ra yêu cầu phải có hướng dẫn kế toán kịp thời để doanh<br />
nghiệp đảm bảo tuân thủ.<br />
4.3.2. Về phía các doanh nghiệp<br />
Khi môi trường pháp lý về kế toán và các điều kiện khác thuộc cơ chế<br />
chính sách đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thì vấn đề còn lại để tổ chức tốt công<br />
tác kế toán trong các doanh nghiệp SXKD thuộc về bản thân từng doanh nghiệp.<br />
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4<br />
Để đáp ứng được yêu cầu quản lý mới của nền kinh tế thị trường theo định<br />
hướng XHCN và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải thiết lập và đưa vào<br />
vận hành trong nền kinh tế quốc dân một hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD thích<br />
hợp với các chính sách kinh tế - xã hội mới, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế<br />
nước ta hiện nay và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực và thông lệ phổ biến của<br />
quốc tế về kế toán. Trong đó, việc nghiên cứu lý luận và thực tế để đưa ra các giải<br />
pháp hoàn thiện hệ thống TKKT áp dụng trong doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam là<br />
yêu cầu cần thiết và khách quan hiện nay.<br />
Với các lý do nêu trên, ở chương 4 này, trên cơ sở lý luận và đánh giá thực<br />
tiễn về hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD hiện nay, tác giả đã đưa ra các quan<br />
điểm và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hệ thống TKKT hiện hành áp dụng cho<br />
các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam. Đồng thời phân tích rõ điều kiện để thực hiện<br />
các giải pháp hoàn thiện hệ thống TKKT hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp<br />
SXKD ở Việt Nam. Các giải pháp hoàn thiện theo hướng đề xuất Bộ Tài chính quy<br />
định hệ thống TKKT thống nhất về loại TK, nhóm TK và phương pháp kế toán các<br />
22<br />
<br />
nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong nhóm TK để áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp<br />
SXKD; Mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghi