CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1<br />
<br />
Lý do chọn đề tài<br />
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về quản trị công ty cũng như mối quan<br />
hệ giữa Quản trị công ty (QTCT) với hiệu quả hoạt động của công ty hay mối quan<br />
hệ giữa QTCT với thông tin bất đối xứng.<br />
Các kết quả về các mối quan hệ này cũng hết sức khác nhau. Chẳng hạn, nghiên<br />
cứu của Hermalin và Weisbach (1998, 2003), Bhagat và Black (2002) chỉ ra rằng sự độc<br />
lập ngày càng lớn của ban giám đốc có mối quan hệ đồng biến tới kết quả hoạt động của<br />
công ty khi sự độc lập của ban giám đốc được chọn làm thước đo cho quản trị của công<br />
ty. Nhưng gần đây, Bhagat và Bolton (2008) phát hiện mối quan hệ nghịch biến giữa sự<br />
độc lập của ban giám đốc với kết quả hoạt động của công ty, trong khi quy mô của ban<br />
giám đốc cũng có mối quan hệ nghịch biến với kết quả hoạt động (Bhagat, Carey và<br />
Elson, 1999).<br />
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và thông tin bất đối xứng có sự đồng<br />
thuận cao hơn. Lý thuyết cho thấy, cơ chế QTCT tại các tổ chức ngân hàng lớn bị ảnh<br />
hưởng lớn bởi thông tin bất đối xứng (Raheja, 2005 và Adams và Ferreira, 2007). Bên<br />
cạnh đó, ảnh hưởng của cơ chế quản trị dường như xuất hiện tại các lĩnh vực cụ thể và<br />
không có một cơ chế QTCT nào có thể phù hợp với mọi loại hình công ty (Coles, Daniel<br />
và Naveen, 2008). Vì vậy, việc hiểu rõ vai trò của thông tin bất đối xứng và mối quan hệ<br />
của thông tin bất đối xứng đối với cơ chế QTCT đối với từng lĩnh vực là quan trọng để có<br />
những cơ chế quản trị phù hợp với từng công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau.<br />
Tại Việt Nam gần đây cũng đã có nhiều hơn những nghiên cứu về mối quan hệ<br />
giữa QTCT với hiệu quả hoạt động hay QTCT với thông tin bất đối xứng. Tuy vậy, hầu<br />
như chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ của ba nhân tố này trong cùng<br />
một nghiên cứu hoặc việc đề cập đến rất mờ nhạt và không rõ ràng.<br />
Chính vì vậy, xuất phát từ thực tế trên, tác giả thấy cần thiết có một nghiên cứu<br />
thực nghiệm nhằm kiểm định mối quan hệ giữa ba nhân tố: thông tin bất đối xứng,<br />
quản trị công ty , hiệu quả hoạt động ngân hàng trên cùng một mô hình, đặc biệt trong<br />
lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực tài chính có nhiều tính chất đặc thù. Do vậy, tác giả<br />
lựa chọn đề tài “Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại<br />
các ngân hàng thương mại Việt Nam”.<br />
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án<br />
Luận án có những mục tiêu chính như sau:<br />
Thứ nhất, kiểm định mối quan hệ giữa quản trị công ty với thông tin bất đối<br />
xứng trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam<br />
Thứ hai, kiểm định môi quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả hoạt động<br />
của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam<br />
Thứ ba, kiểm định mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt<br />
động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.<br />
Thứ tư, Trên cơ sở kiểm định các mối quan hệ, phân tích thực trạng quản trị<br />
công ty tại các NHTMCP, để xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực quạn<br />
trị, hạn chế thông tin bất đối xứng để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng<br />
thương mại cổ phần Việt Nam.<br />
1.3. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Với mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, trong nghiên cứu này của mình, câu<br />
hỏi nghiên cứu của tác giả như sau:<br />
1<br />
<br />
- Những yếu tố nào của quản trị công ty ảnh hưởng đến thông tin bất đối xứng<br />
trong ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.<br />
- Những yếu tố nào của thông tin bất đối xứng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt<br />
động của ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.<br />
- Những yếu tố nào của quản trị công ty ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt hoạt<br />
động của ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.<br />
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa quản trị công ty, thông tin bất đối<br />
xứng và hiệu quả hoạt động của NHTM cổ phần tại Việt Nam.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Quản trị công ty, thông tin bất đối xứng, hiệu quả hoạt<br />
động của NHTM cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và TP Hồ chí<br />
Minh từ năm 2006 đến năm 2014.<br />
1.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Quá trình nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.<br />
- Mẫu nghiên cứu gồm 16 ngân hàng thương mại được niêm yết trên sàn<br />
chứng khoán Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến 2014.<br />
- Các biến được chia thành 04 nhóm: Nhóm thứ nhất, các biến đo lường<br />
quản trị ngân hàng gồm 08 biến. Nhóm thứ hai, các biến đo lường thông tin<br />
bất đối xứng gồm 02 biến. Nhóm thứ ba, biến đo lường hiệu quả quản trị<br />
ngân hàng gồm 01 biến. Nhóm thứ tư, các biến kiểm soát gồm 03 biến.<br />
- Phương pháp phân tích dữ liệu: dùng phần mềm SPSS, Excel…<br />
1.6. Kết quả đạt được của luận án<br />
Thứ nhất, xây dựng được một hình nghiên cứu. Thứ hai, kiểm định được<br />
mối quan hệ giữa ba nhân tố: quản trị công ty, thông tin bất đối xứng và hiệu quả<br />
hoạt động của ngân hàng thương mại. Thứ ba, đưa ra các kiến nghị.<br />
1.7. Bố cục luận án<br />
Bố cục của luận án dự kiến gồm 5 chương<br />
Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị công ty, thông tin bất đối xứng và hiệu<br />
quả hoạt động của ngân hàng thương mại<br />
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu<br />
Chương 4: Kết quả nghiên cứu<br />
Chương 5: Bình luận và kiến nghị<br />
1.8 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết dự kiến<br />
H1: có mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt động ngân hàng.<br />
H2: có mối quan hệ giữa quản trị công ty và thông tin bất đối xứng.<br />
H3: có mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả hoạt động ngân hàng.<br />
Thông tin bất đối<br />
xứng<br />
<br />
Quản trị công ty<br />
<br />
Hiệu quả hoạt động<br />
ngân hàng<br />
<br />
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến<br />
2<br />
<br />
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY, THÔNG TIN<br />
BẤT ĐỐI XỨNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG<br />
THƯƠNG MẠI<br />
2.1. Tổng quan về quản trị công ty<br />
2.1.1. Các định nghĩa về quản trị công ty<br />
Các nhà nghiên cứu đã có nhiều định nghĩa về quản trị công ty. Tuy vậy, các nhà<br />
nghiên cứu thường phân chia định nghĩa quản trị công ty theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.<br />
Financial Times (1997) coi “quản trị công ty có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là quan hệ<br />
của một công ty với các cổ đông, hoặc theo nghĩa rộng là quan hệ của công ty với xã<br />
hội…”. Các nhà nghiên cứu định nghĩa QTCT theo nghĩa rộng, Mulbert (2010) coi<br />
QTCT là quá trình ra quyết định của Hội đồng quản trị và các nhà quản lý cao cấp nhằm<br />
đạt được mục tiêu của công ty và cổ đông. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu này<br />
thì QTCT được định nghĩa là một tập hợp các mối quan hệ giữa quản lý của một công<br />
ty, HĐQT, các cổ đông và các bên liên quan khác. Một cơ chế QTCT được coi là phù<br />
hợp khi đảm bảo được hoạt động của HĐQT và các nhà quản lý theo đuổi mục tiêu vì<br />
lợi ích của công ty và cổ đông của mình (OECD, 2004).<br />
Từ hai cách tiếp cận trên, ta nhận thấy tuy các nhà nghiên cứu có những cách tiếp<br />
cận khác nhau về QTCT theo nghĩa hẹp và rộng nhưng giữa hai cách tiếp cận này vẫn<br />
có những điểm tương đồng. Thứ nhất, cơ cấu của bộ máy quản lý công ty xác định sự<br />
phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên khác nhau trong công ty. Cấu<br />
trúc QTCT hoàn chỉnh và hiệu quả gồm các cấu phần: chủ sở hữu, HĐQT, các ban giúp<br />
việc cho HĐQT, Ban điều hành cấp cao, cấp trung và các nhân viên tác nghiệp trực tiếp.<br />
Thứ hai, cấu trúc QTCT được coi như một yếu tố vô hình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích<br />
của các cổ đông, của người gửi tiền đảm bảo tính minh bạch trong việc cung cấp các<br />
thông tin, báo cáo; tính tuân thủ các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế; văn hóa tổ<br />
chức và những chuẩn mực đạo đức. Thứ ba, QTCT có thể coi là một trong những công<br />
cụ của quản lý nhằm giúp người chủ công ty có thể kiểm soát được các hoạt động của<br />
giám đốc điều hành, ban kiểm soát, hội đồng quản trị và một số đối tượng khác trong<br />
công ty.<br />
2.1.2 Tầm quan trọng của quản trị công ty<br />
Quản trị công ty được tạo ra với mục đích cuối cùng là ra các quyết định đúng đắn<br />
để vận hành công ty thông qua việc xây dựng một cơ chế phân định rõ quyền và trách<br />
nhiệm của mỗi thành phần liên quan đến công ty. Việc nhìn rõ trách nhiệm, nghĩa vụ,<br />
quyền lợi của mình sẽ giúp các bên liên quan đưa ra các quyết định đúng đắn vì lợi ích<br />
chung. Nếu công ty có hoạt động yếu kém, thì đó là lỗi của HĐQT không thực hiện<br />
đúng vai trò của mình và hạn chế tình huống không ai chịu trách nhiệm về những sai<br />
lầm trong hoạt động điều hành công ty. Trách nhiệm là những gì giúp mọi người trong<br />
công ty đưa ra quyết định ở vị trí của mình. Một khía cạnh quan trọng của QTCT là<br />
giảm rủi ro cho công ty. Việc thực thi QTCT bên cạnh việc xác định vai trò của mỗi<br />
thành viên sẽ gắn trách nhiệm của họ với từng hoạt động. Mỗi hoạt động sai lầm hoặc<br />
cố tình vi phạm sẽ chịu trách nhiệm trước các quy định chung công ty cũng như các quy<br />
định của pháp luật. Bên cạnh đó, đối với hoạt động kinh doanh, QTCT sẽ giúp công ty<br />
được chấp nhận rộng rãi hơn. Điều này có được là do nguyên tắc minh bạch trong hoạt<br />
động, từ các vấn đề tài chính, đầu tư đến định hướng chung trong hoạt động hay tầm<br />
nhìn của công ty cơ bản sẽ được công khai.<br />
2.1.3 Một số mô hình quản trị công ty trên thế giới<br />
Căn cứ vào đặc điểm hệ thống tài chính và sự phân tách giữa sở hữu và quản<br />
trị, các nhà nghiên cứu chia QTCT thành 3 mô hình sau: (1) Mô hình QTCT của<br />
3<br />
<br />
các nước Anh, Mỹ (Anglo-Saxon); (2) Mô hình QTCT của Đức; (3) Mô hình<br />
QTCT của Nhật Bản.<br />
Định hướng<br />
Đảm bảo lợi<br />
ích<br />
Quản lý<br />
Điểm mạnh<br />
Tăng trưởng<br />
Cung cấp tài<br />
chính<br />
<br />
Kiểm soát<br />
<br />
Hạn chế<br />
<br />
Mỹ - Anh<br />
Thị trường chứng khoán<br />
Quyền sở hữu của cổ đông<br />
<br />
Đức (Châu Âu)<br />
Hệ thống ngân hàng<br />
Quyền sở hữu tài sản của cổ<br />
đông và mối quan hệ giữa<br />
công ty và nhân viên<br />
<br />
Nhật Bản<br />
Hệ thống ngân hàng<br />
Lợi ích của các đối<br />
tượng liên quan (các<br />
công ty xoay quanh một<br />
định chế tài chính) keiretsu<br />
Giám đốc điều hành<br />
Hội đồng quản trị<br />
Hội đồng quản trị<br />
Ban kiểm soát<br />
Ban kiểm soát<br />
Kỷ luật thị trường<br />
Nhiều rào cản ngăn ngừa rủi Trực tiếp chịu ảnh<br />
Minh bạch cao<br />
ro<br />
hưởng của chủ sở hữu<br />
Lợi ích đối với các bên<br />
Thông qua mua bán, sáp nhập và tăng trưởng nội sinh<br />
- Xu hướng nợ thấp<br />
- Xu hướng nợ cao<br />
- Xu hướng giảm nợ/ vốn chủ sở - Xu hướng nợ trên vốn chủ sở hữu cao<br />
hữu<br />
- Ít sử dụng các công cụ tài chính phức tạp<br />
- Sử dụng các công cụ tài chính<br />
đa dạng và phức tạp<br />
- Chia tách giữa sở hữu và quản lý - Phối hợp giữa kiểm soát và quản lý<br />
- Giảm động lực đối với nhà đầu - Quản lý bởi các đối tượng có liên quan (ngân<br />
tư tham gia quản lý<br />
hàng, công ty, cổ đông)<br />
- Dễ gây đổ vỡ<br />
- Chậm thay đổi<br />
Khó thay đổi và thích<br />
- Thâu tóm dẫn đến độc quyền<br />
- Hệ thống có thể tạo nghi với cơ chế mới<br />
- Các nhà quản lý có thể thực hiện ra xung đột<br />
các hoạt động vì lợi ích cá nhân<br />
<br />
Bảng 2.1: So sánh đặc điểm về mô hình quản trị công ty các nước<br />
2.1.4. Sự khác biệt giữa quản trị công ty ngân hàng và công ty khác<br />
Nguyên nhân có sự khác biệt giữa QTCT ngân hàng và các công ty khác là do sự<br />
tác động bởi sáu điểm khác biệt giữa hai loại hình công ty này gồm: (1) qui mô ảnh<br />
hưởng của ngân hàng lớn hơn công ty phi tài chính; (2) hoạt động ngân hàng sử dụng<br />
đòn bẩy tài chính lớn hơn công ty phi tài chính; (3) hoạt động của ngân hàng chịu tác<br />
động bởi nhiều qui tắc; (4) cấu trúc vốn phức tạp hơn công ty phi tài chính; (5) thông tin<br />
không đối xứng và sự lựa chọn đối nghịch trong ngân hàng nghiêm trọng hơn các loại<br />
hình công ty khác; (6) tính chất phức tạp trong các hoạt động ngân hàng.<br />
2.1.5 Các lý thuyết về quản trị công ty và thang đo quản trị công ty<br />
2.1.5.1 Lý thuyết người đại diện<br />
Thuật ngữ “quản trị công ty” liên quan tới lý thuyết “người đại diện”. Ở cấp này,<br />
“người đại diện” là người sở hữu công ty nhưng không tham gia vào quản lý công ty đó.<br />
Theo cách hiểu này, quản trị công ty bắt nguồn từ khu vực tư nhân cũng như thường tập<br />
trung quan tâm đến mối quan hệ giữa cổ đông và công ty. Tuy vậy, OECD (2004) đã<br />
đưa ra một định nghĩa về QTCT mang nghĩa rộng hơn. Tổ chức này cho rằng QTCT là<br />
tổng hòa các mối quan hệ đầy đủ giữa quản lý công ty, các cổ đông, ban giám đốc và<br />
các bên có liên quan. Theo như cách hiểu này, QTCT sẽ là cơ sở để thiết lập các mục<br />
tiêu của công ty và các phương thức được đưa ra nhằm đạt được mục tiêu cũng như<br />
kiểm soát các kết quả hoạt động. Theo như tác giả Đào Thị Thanh Bình (2012) thì lý<br />
thuyết người đại diện có ba giả thiết chủ yếu sau: thứ nhất, các thị trường bình thường<br />
/cạnh tranh; thứ hai, các mối quan hệ của thông tin bất đối xứng là mối quan hệ người<br />
ủy quyền và người được ủy quyền giữa chủ sở hữu và người quản lý; thứ ba, cấu trúc<br />
4<br />
<br />
vốn tối ưu đòi hỏi phải tận dụng đòn bẩy tài chính.<br />
2.1.5.2. Lý thuyết các bên có liên quan<br />
QTCT chia các nhóm liên quan thành hai nhóm chính: bên trong và bên ngoài<br />
công ty. Nhóm bên ngoài công ty gồm: cổ đông, chủ nợ, nhà cung cấp, nhà cung cấp<br />
cho trả chậm, khách hàng và cơ quan quản lý. Nhóm bên trong hay còn gọi là nhóm nội<br />
bộ công ty gồm: ban giám đốc điều hành, nhân viên và HĐQT của công ty. Tất cả các<br />
bên tham gia đều nằm trong quá trình giám sát hiệu quả hoạt động của công ty hoặc trực<br />
tiếp hoặc gián tiếp nhưng ở các cấp độ khác nhau và với các mục tiêu khác nhau.<br />
Theo Friedman (2006) cho rằng công ty nên được xem là nơi tổng hòa của các bên<br />
liên quan và mục đích của doanh ngiệp là quản lý lợi ích, nhu cầu và quan điểm của họ<br />
dựa trên một số nguyên tắc đạo đức.<br />
Có 3 cách tiếp cận lý thuyết các bên liên quan: mô tả / thực tiễn, mang tính công<br />
cụ, và chuẩn tắc (Đào Thị Thanh Bình, 2012). Tuy nhiên, Donaldson và Preston (1995)<br />
cho rằng cả ba cách tiếp cận lý thuyết về các bên liên quan mặc dù khá khác nhau,<br />
nhưng lại hỗ trợ lẫn nhau và cơ sở lý thuyết chuẩn tắc đóng vai trò quan trọng cho lý<br />
thuyết này.<br />
2.1.5.3.Lý thuyết về nhà quản lý<br />
Ý tưởng chính của lý thuyết người quản lý là phản ánh ý niệm về bổn phận và<br />
trách nhiệm đối với người khác dựa trên việc duy trì mối quan hệ giao ước. Theo như<br />
Penner, Dovidio, Piliavin, & Schroeder (2005) thì các hành vi quản lý là một loại hành<br />
động xã hội nhằm mục đích ảnh hưởng tích cực lên người khác. Lý thuyết về nhà quản<br />
lý lại chỉ ra rằng nhà quản lý còn tìm kiếm các lợi ích khác ngoài lợi ích về kinh tế như:<br />
vị trí xã hội, lòng trắc ẩn, danh tiếng tốt, việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cảm<br />
giác hài lòng về công việc và ý thức được làm việc vì mục đích tốt đẹp. Lý thuyết về<br />
nhà quản lý cũng chỉ ra rằng các nhà quản lý tự họ muốn làm tốt công việc, tối đa hóa<br />
lợi nhuận của công ty và đem lại lợi nhuận tốt cho các cổ đông. Họ không nhất thiết làm<br />
việc này vì lợi ích tài chính của họ, mà họ cảm thấy có một trách nhiệm cao cả đối với<br />
công ty. Lý thuyết về nhà quản lý cũng ủng hộ các nhà quản lý được tự do theo đuổi<br />
mục đích riêng của mình.<br />
2.1.5.4 Thang đo quản trị công ty<br />
Quản trị công ty được đại diện bởi nhiều biến với nhiều cách thức khác nhau.<br />
Edward và Clough (2005) đã tổng hợp các thước đo về quản trị công ty trong các nghiên<br />
cứu trước, các luật định về quản trị công ty gồm có: quy mô ban giám đốc; sự tách biệt<br />
giữa chủ tịch và CEO (tính nhị nguyên); thành viên HĐQT độc lập; sự cân bằng kỹ<br />
năng và năng lực của giám đốc; ban kiểm soát và các ban khác. Một số nghiên cứu (ví<br />
dụ nghiên cứu của Võ Đức và Phan Thúy, 2013) sử dụng nữ thành viên HĐQT và trình<br />
độ giáo dục của thành viên HĐQT như là các biến đại diện cho quản trị. Lê Quang Cảnh<br />
và cộng sự (2015), lại dùng thang đo gồm: qui mô HĐQT, tính nhị nguyên giữa chủ tịch<br />
và giám đốc điều hành, giới tính của CEO, các thành viên độc lập của HĐQT và qui mô<br />
của ban giám đốc làm thước đo cho biến quản trị công ty. Tác giả Đào Thị Thanh Bình<br />
và cộng sự (2012) lại dùng các biến như: số lượng thành viên HĐQT, tỉ lệ quyền sở hữu<br />
nước ngoài, đặc điểm và thành phần HĐQT làm thước đo cho quản trị công ty. Nghiên<br />
cứu của Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2015) cũng lựa chọn cấu trúc sở hữu trong đó có<br />
biến sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài là một trong những thang đo QTCT. Các<br />
nghiên cứu về quyền sở hữu của Gursory và Aydogan (2002); Rokwaro (2013);<br />
Anstoniasidis (2010); Peong (2012) cũng có cùng thước đo như trên ty nhưng thêm<br />
thước đo cổ đông lớn đối với quản trị công. Trong nghiên cứu của Adams và Fereira<br />
(2007); Đoàn Hồng Phúc và Lê Văn Thông (2014) các tác giả này cũng xây dựng các<br />
5<br />
<br />
thước đo về quản trị công ty gồm nhiều biến trong đó biến kinh nghiệm của HĐQT là<br />
một trong những thước đo được sử dụng.<br />
Từ những tổng kết về các thước đo quản trị công ty như đã nêu trên, tác giả sẽ sử<br />
dụng tám thước đo gồm: Qui mô hội đồng quản trị; Số lượng nữ giới trong hội đồng<br />
quản trị; Trình độ học vấn của hội đồng quản trị; Kinh nghiệm làm việc của hội đồng<br />
quản trị; Số lượng thành viên độc lập của hội đồng quản trị; Cổ đông lớn; Sở hữu nhà<br />
nước và % sở hữu nước ngoài<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Tên nhân<br />
tố<br />
Broad size<br />
Gender<br />
<br />
5<br />
<br />
Edu<br />
Board<br />
Age<br />
Block<br />
<br />
6<br />
<br />
State<br />
<br />
7<br />
8<br />
<br />
Fown<br />
Outdir<br />
<br />
Ý nghĩa<br />
Thành viên HĐQT<br />
Thành viên nữ thuộc<br />
HĐQT<br />
Trình độ của HĐQT<br />
Kinh nghiệm làm việc của<br />
thành viên HĐQT<br />
Cổ đông lớn<br />
<br />
Cách tính<br />
Số lượng thành viên thuộc HĐQT<br />
Số lượng thành viên là nữ thuộc HĐQT<br />
Thành viên có trình độ sau đại học<br />
Độ tuổi trung bình của các thành viên HĐQT<br />
<br />
“1” nếu tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các cổ<br />
đông lớn hơn 5% (không tính số cổ phiếu<br />
thuộc nhà nước) và “0” nếu ngược lại<br />
Quyền sở hữu của nhà “1” nếu nhà nước làm chủ và “0” nếu ngược<br />
nước<br />
lại<br />
Sở hữu nước ngoài<br />
Tỷ lệ % sở hữu<br />
Số lượng thành viên độc Số lượng thành viên . Chú ý có thể tính bằng<br />
lập của hội đồng quản trị<br />
% độc lập trên tổng số thành viên<br />
<br />
Bảng 2.3: Các thước đo quản trị ngân hàng<br />
2.2 Tổng quan về thông tin bất đối xứng<br />
2.2.1 Khái niệm về thông tin bất đối xứng<br />
Thông tin bất đối xứng là mức độ thông tin không phản ánh kịp thời, chính xác,<br />
đầy đủ về thị trường và diễn biến của nó. Điều này có nghĩa các đối tượng cùng giải<br />
quyết một vấn đề, cùng tham gia một thị trường nhưng một bên giao dịch có các thông<br />
tin liên quan trong khi bên kia không có hoặc không có đầy đủ. Nguyên nhân của điều<br />
này có thể do các lý do sau: thứ nhất, nguồn thông tin khác nhau; thứ hai thời điểm tiếp<br />
nhận thông tin khác nhau; thứ ba, do trình độ xử lý thông tin khác nhau của các bên<br />
nhận được các luồng thông tin. Thông tin bất đối xứng là nguyên nhân dẫn đến thị<br />
trường kém hiệu quả.<br />
2.2.2 Các hình thức thông tin bất đối xứng<br />
Trong thị trường tài chính nói chung và thị trường ngân hàng nói riêng, thông tin<br />
bất đối xứng thể hiện cụ thể dưới ba hình thức: thứ nhất, lựa chọn đối nghịch; thứ hai,<br />
tâm lý ỷ lại; thứ ba, chi phí giám sát.<br />
2.2.3 Ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng trong hệ thống tài chính-ngân hàng<br />
Về khía cạnh “lựa chọn bất lợi”. Lựa chọn bất lợi xảy ra phổ biến ở thị trường tài<br />
chính nói chung và ngân hàng nói riêng. Nghiên cứu của Awargal và các cộng sự (2011)<br />
đã chỉ ra ảnh hưởng của lựa chọn bất lợi trong quá trình chứng khoán hóa các khoản cho<br />
vay có thế chấp của hệ thống ngân hàng Mỹ trong thời gian từ 2004-2008, trong đó các<br />
ngân hàng, do không có đầy đủ thông tin, đã giữ lại các khoản vay thực chất có độ rủi ro<br />
cao hơn, trong khi lại tập hợp các khoản vay có độ rủi ro thấp chuyển đổi thành các cổ<br />
phiếu bán ra thị trường. Đây được cho là một trong những nguyên nhân làm tăng khả<br />
năng mất thanh khoản của ngân hàng, góp phần dẫn đến khủng hoảng tài chính. Thông<br />
tin bị che đậy đã khiến cho việc cho vay vốn trở nên không kiểm soát được, nợ xấu chắc<br />
chắn xuất hiện khi thị trường suy yếu.<br />
6<br />
<br />
Về khía cạnh “tâm lý ỷ lại”. Có thể coi trường hợp của 2 tập đoàn Fannie Mae và<br />
Freddie Mac tại Mỹ là điển hình của “tâm lý ỷ lại”. Tâm lý ỷ lại được coi là nguyên<br />
nhân chính gây ra hiện tượng “sản xuất và tiêu dùng” quá mức tối ưu sản phẩm tài chính<br />
MBS, đánh mất tính hiệu quả của thị trường, và khi thị trường cho vay dưới chuẩn của<br />
Mỹ sụp đổ, Fannie Mae và Fredie Mac hoàn toàn mất thanh khoản.<br />
Vấn đề “người ủy thác” và “đại diện”. Nhà quản lý của các tổ chức tài chính là<br />
người đại diện cho các cổ đông và nhà đầu tư để điều hành tổ chức đó. Do tính chất đặc<br />
thù của ngành là đòi hỏi phải có sự am hiểu chuyên môn nên cổ đông và nhà đầu tư<br />
thường phó thác cho người đại diện, khiến cho các hệ quả của thông tin bất đối xứng<br />
càng dễ dàng có điều kiện xảy ra (Pilbeam, 2010).<br />
2.2.4 Các nghiên cứu về thông tin bất đối xứng<br />
Lý thuyết về thông tin bất đối xứng được đưa ra bởi Akerlof (1970). Từ nghiên<br />
cứu của Akerlof, Spence (1973) và Stiglitz (1976) đề xuất một số giải pháp nhằm khắc<br />
phục tình trạng trên của thông tin. Lý thuyết chung về ngân hàng, thuật ngữ thông tin bất<br />
đối xứng có thể được thay thế bằng “tính mờ”. Flannery, Kwan và Nimalendran 2004<br />
định nghĩa “tính mờ” có nghĩa là các nhà đầu tư vào ngân hàng không thể đánh giá về<br />
giá trị tài sản của ngân hàng một cách chính xác nhưng những người bên trong hoặc các<br />
chuyên gia có khả năng đánh giá đúng về vấn đề này.<br />
Morgan (2002) cho rằng thông tin bất đối xứng gắn liền với đặc tính của ngân<br />
hàng và tính bất đối xứng thông tin tại lĩnh vực ngân hàng rõ ràng hơn nhiều so với các<br />
loại hình công ty khác. Điều này dựa trên đặc điểm ngân hàng giống như hộp đen, dòng<br />
tiền đi vào và dòng tiền đi ra, nhưng những người bên ngoài ngân hàng khó có thể quan<br />
sát hết những rủi ro trong quá trình vận động trung gian. Levine (2004) thừa nhận rằng<br />
những đối tượng ngoài ngân hàng không thể theo dõi một cách đầy đủ về chất lượng của<br />
các khoản cho vay của ngân hàng. Ông cho rằng ngân hàng có thể giấu đi các vấn đề<br />
thông qua việc cung cấp các khoản cho vay đối với khách hàng với mức lãi xuất cao<br />
khiến khách hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, từ đó ảnh hưởng<br />
đến khả năng trả nợ cũng như có thể gây ra tình trạng mất vốn của ngân hàng.<br />
2.2.5 Cấu trúc biến thông tin bất đối xứng<br />
Các nghiên cứu cho thấy không có biện pháp nào là tối ưu để đo được mức độ bất<br />
đối xứng của thông tin. Tuy vậy, theo một số tác giả trên thế giới thì có một số nhân tố<br />
thể dại diện cho biến thông tin bất đối xứng như: số lượng chuyên gia nghiên cứu<br />
(Brennan và Subrahmanyam, 1995); số lượng cổ đông (Allen ,1993); quy mô công ty<br />
(Vermaelen ,1981); Chi phí nghiên cứu và phát triển (Barth và Kasznik,1999); chỉ số<br />
Tobin’s Q; chỉ số đòn bẩy tài chính, Bebchuk 2003).<br />
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp đo lường bằng hai cách thích<br />
hợp đối với tình trạng số liệu có thể lấy được tại Việt Nam, đó là chỉ số chi phí nghiên<br />
cứu (R&D) và chỉ số đòn bẩy tài chính (Leverage).<br />
2.3. Tổng quan về hiệu quả hoạt động của ngân hàng và phương pháp đo<br />
lường<br />
Hiệu quả hoạt động của công ty là chỉ tiêu rất quan trọng đối với các bên liên quan<br />
như cổ đông, ban giám đốc, chủ nợ, nhà cung cấp, người tiêu thụ… Hiệu quả hoạt động<br />
của công ty được đo lường bằng nhiều chỉ số khác nhau. Theo Bhagat và Bolton (2008),<br />
các biến đại diện thông dụng nhất cho kết quả hoạt động của công ty gồm có: Tỷ suất<br />
sinh lời trên tổng tài sản (ROA); Tobin’Q: chỉ tiêu này được tính toán bởi (Gom- pers,<br />
Ishii và Metrick, 2003; Brainard và Tobin 1968); Lợi nhuận cổ phiếu: thu nhập hỗn hợp<br />
trong một năm (gồm cả cổ tức); Tỷ lệ đòn bẩy tài chính- là tổng nợ dài hạn chia tổng tài<br />
sản. Vì hạn chế dữ liệu, các nghiên cứu về chủ đề này thường chỉ sử dụng chỉ tiêu đơn lẻ<br />
7<br />
<br />
để phản ánh kết quả hoạt động công ty, trong đó tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, lợi<br />
nhuận trước thuế và khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước là các thước đo thông<br />
dụng nhất.<br />
Trong nghiên cứu này của mình tác giả sẽ sử dụng chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng<br />
tài sản (ROA) vì chỉ số này được rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng<br />
cũng như chỉ số này được công bố rộng rãi.<br />
2.4. Tổng quan về mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và<br />
hiệu quả hoạt động của ngân hàng.<br />
2.4.1. Mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt động ngân<br />
hàng<br />
Các nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nhất định giữa hoạt động công bố thông<br />
tin và hoạt động quản trị công ty. Các nghiên cứu tiêu biểu về mối quan hệ giữa thông<br />
tin bất đối xứng và hiệu quả doanh nghiệp có thể kể đến như: Lowenstein (1996); Abdul<br />
Rahman (2006); Abdul Rahman và Rizal Salim (2010). Các tác giả này đều lập luận<br />
rằng việc công bố thông tin đầy đủ và minh bạch sẽ góp phần làm tăng hiệu quả quản trị<br />
cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng.<br />
Hai nhân tố đại diện cho biến thông tin bất đối xứng là R&D và đòn bẩy tài chính<br />
(leverage) cũng được nhiều nghiên cứu cho rằng có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động<br />
ngân hàng. Các nghiên cứu của Pandey, 2010; Andy, Chuck & Alison, 2002 khẳng<br />
định có mối quan hệ hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động. Còn các nghiên<br />
cứu của Sougiannis (1994); Canibano và Garcia-Ayuso (2000) lại khẳng định có mối<br />
quan hệ giữa R&D và hiệu quả hoạt động.<br />
Từ các nghiên cứu trên, tác giả có giả thuyết sau:<br />
H1.1: Chi phí R&D có tác động tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.<br />
H1.2: Chỉ số đòn bẩy tài chính Leverage có tác động tới hiệu quả hoạt động của<br />
ngân hàng.<br />
2.4.2. Mối quan hệ giữa quản trị công ty và thông tin bất đối xứng<br />
Mặc dù có nhiều nghiên cứu trước đây về QTCT, tuy nhiên còn ít nghiên cứu về<br />
mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng và QTCT và mức độ thông tin bất đối xứng.<br />
Nghiên cứu của Shleifer và Vishny (1997), Perotti và Thadden (2003), Pawlina và<br />
Renneboog (2005) và Florackis và Ozkan (2009) cho thấy số cổ đông càng lớn sẽ tỷ lệ<br />
nghịch với mức độ bất đối xứng thông tin và cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty.<br />
Tuy vậy các nghiên cứu của các tác giả khác cho kết quả ngược lại.<br />
Cai và cộng sự. (2006), Hillier và McColgan (2006), Kanagaretnam và cộng sự.<br />
(2007) và Holm và Scholer (2010) thấy rằng HĐQT độc lập có liên quan ngược chiều<br />
với thông tin bất đối xứng. Trong khi, Chen và Nowland (2010) cho rằng tăng thành<br />
viên độc lập trong HĐQT sẽ đảm bảo lợi ích tốt hơn cho các cổ đông thiểu số.<br />
Nghiên cứu của Adams và Mehran (2005) không tìm thấy bằng chứng về mối<br />
quan hệ giữa quy mô ban giám đốc và kết quả hoạt động của công ty (tác giả đo lường<br />
bằng chỉ số Tobin’Q). Tuy nhiên Andres và Valleado (2008) chứng minh có mối quan<br />
hệ phi tuyến tính giữa quy mô HĐQT và kết quả hoạt động của ngân hàng<br />
Nghiên cứu của Bushman và Smith (2003) nhấn mạnh thông tin trong báo cáo tài<br />
chính đóng vai trò quan trọng như là nguồn thông tin chính đối với các nhà đầu tư và<br />
nhà làm luật. Hai tác giả nhận định thông tin báo cáo tài chính không chỉ giúp hạn chế<br />
các vấn đề liên quan đến thông tin bất đối xứng mà còn giúp HĐQT đưa ra các quyết<br />
định quản lý quan trọng. Trong đó báo cáo tài chính giúp giảm các lựa chọn đối nghịch<br />
và rủi ro thanh khoản, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng. Đồng<br />
thời giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước<br />
8<br />
<br />
đó đã chứng minh có mối quan hệ giữa lợi nhuận kiếm được và kết quả điều hành của<br />
các nhà quản lý cao cấp.<br />
Healy và Palepu (2001) cung cấp những lý thuyết rộng hơn về cung cấp thông tin<br />
tự nguyện. Họ liệt kê những động lực phía sau các quyết định công bố thông tin. Một<br />
trong những động lực chính là việc tham gia vào các giao dịch trong thị trường vốn. Nói<br />
chung, các nhà quản lý có thông tin đầy đủ hơn so với các nhà đầu tư, khi tham gia vào<br />
thị trường vốn, các nhà quản lý có xu hướng cung cấp thông tin tự nguyện nhiều hơn<br />
nhằm giảm vấn đề thông tin bất đối xứng, giảm chi phí tài chính bên ngoài, đồng thời<br />
đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.<br />
Các nghiên cứu trước đó cũng tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa cung cấp<br />
thông tin tự nguyện và vấn đề QTCT. Ví dụ, Eng và Mak (2003) kiểm định tác động của<br />
cấu trúc sở hữu và thành phần HĐQT đối với hoạt động công bố thông tin tự nguyện.<br />
Họ phát hiện ra rằng khi các nhà quản lý có mức sở hữu thấp và sở hữu của chính phủ ở<br />
mức cao sẽ gắn liền với mức công bố thông tin tốt hơn. Họ cũng chứng minh số lượng<br />
các thành viên bên ngoài càng nhiều thì hoạt động công bố thông tin càng giảm.<br />
Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng hai chỉ số Leveragel và R&D là đại<br />
diện của thông tin bất đối xứng. Vì vậy, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu nhằm<br />
qua đó đánh giá một cách gián tiếp sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc quản trị công ty<br />
tới thông tin bất đối xứng như sau:<br />
- H2.1: Có sự tác động của quy mô HĐQT tới chi phí R&D<br />
- H2.2: Có sự tác động của số lượng thành viên là nữ giới trong HĐQT tới chi<br />
phí R&D<br />
- H2.3: Có sự tác động của trình độ học vấn của HĐQT tới chi phí R&D<br />
- H2.4: Có sự tác động của kinh nghiệm làm việc của HĐQT tới chi phí R&D<br />
- H2.5: Có sự tác động của số lượng thành viên độc lập trong HĐQT tới chi<br />
phí R&D<br />
- H2.6: Có sự tác động của yếu tố cổ đông lớn tới chi phí R&D<br />
- H2.7: Có sự tác động của yếu tố sở hữu của nhà nước tới chi phí R&D<br />
- H2.8: Có sự tác động của phần trăm sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tới<br />
chi phí R&D<br />
- H2.9: Có sự tác động của quy mô HĐQT tới đòn bẩy tài chính Leverage<br />
- H2.10: Có sự tác động của số lượng thành viên là nữ giới trong HĐQT tới<br />
đòn bẩy tài chính Leverage<br />
- H2.11: Có sự tác động của trình độ học vấn của HĐQT tới đòn bẩy tài<br />
chính Leverage<br />
- H2.12: Có sự tác động của kinh nghiệm làm việc của HĐQT tới đòn bẩy tài<br />
chính Leverage<br />
- H2.13: Có sự tác động của số lượng thành viên độc lập trong HĐQT tới đòn<br />
bẩy tài chính Leverage<br />
- H2.14: Có sự tác động của yếu tố cổ đông lớn tới đòn bẩy tài chính<br />
Leverage<br />
- H2.15: Có sự tác động của yếu tố sở hữu của nhà nước tới đòn bẩy tài chính<br />
Leverage<br />
- H2.16: Có sự tác động của phần trăm sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tới<br />
đòn bẩy tài chính Leverage<br />
2.4.3. Mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả hoạt động ngân hàng<br />
Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả hoạt động của công<br />
ty. Cách thứ nhất là một đánh giá toàn diện về quản trị công ty bằng một chỉ số mà<br />
9<br />
<br />
người ta thường gọi là chỉ số QTCT. Cách thứ hai là nghiên cứu mối quan hệ của những<br />
nhân tố trong quản trị công ty với hiệu quả QTCT<br />
2.4.3.1. Cách tiếp cận thông qua chỉ số quản trị công ty<br />
Các nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa quản trị công ty (đại diện bởi chỉ<br />
số quản trị công ty) và tình hình hoạt động của công ty. Rất nhiều nghiên cứu sử dụng<br />
mối tương quan và hồi quy để kiểm tra mối quan hệ này. Kết quả rất đa dạng do phụ<br />
thuộc vào yếu tố thời gian thu thập dữ liệu và các điều kiện cụ thể của quốc gia đó. Các<br />
nghiên của Gompers, Ishii & Metrick (2003); Brown (2004) tìm ra mối quan hệ thuận<br />
chiều giữa quản trị công ty với hiệu quả hoạt động (Tobin’Q) tuy nhiên các nghiên cứu<br />
của Epps và Cereola (2008) lại không tìm ra mối quan hệ như vậy. Tương tự, Daines,<br />
Gow & Larcker (2009), Vintila. G và Gherghina (2012) đã nghiên cứu mối quan hệ thực<br />
nghiệm giữa các đánh giá quản trị công ty và tình hình hoạt động của công ty niêm yết<br />
trên thị trường chứng khóan Mỹ. Nghiên cứu đưa ra kết quả mối tương quan tỷ lệ<br />
nghịch giữa các chỉ số phụ về quản trị công ty (kiểm toán, cấu trúc các hội đồng quản<br />
trị, quyền cổ đông và sự bồi thường được cung cấp bởi Institutional Shareholder<br />
Services và tình hình hoạt động của công ty.<br />
CGI có mối tương quan tỷ lệ nghịch với tỷ lệ đòn bẩy tài chính, Tobin’s Q nhưng<br />
có mối tương quan tỷ lệ thuận với quy mô công ty. Ngược lại, B, Jang Hasung, Kim<br />
(2003) xem xét ảnh hưởng của quản trịc ông ty lên giá trị công ty ở Hàn Quốc. Kết quả<br />
chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa chỉ số quản trị công ty và tỷ lệ giá trị thị trường trên<br />
giá trị sổ sách và Tobin’s Q. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Anderson. A và<br />
Gupta. P (2009) so sánh giữa các quốc gia về quản trị công ty (được đo lường bởi<br />
Corporate Governance Quotient) và tình hình hoạt động của công ty. Kết quả cho thấy<br />
mối tương quan tỷ lệ thuận và tỷ lệ nghịch phụ thuộc vào cấu trúc tài chính của quốc gia<br />
và hệ thống pháp lý.<br />
2.4.3.2. Cách tiếp cận thông qua một số nhân tố của quản trị công ty tác động<br />
đến hiệu quả hoạt động<br />
Mối quan hệ giữa số lượng thành viên Hội đồng quản trị với hiệu quả hoạt<br />
động của ngân hàng.<br />
Có 2 trường phái khác nhau về mối quan hệ giữa quy mô của Hội đồng quản trị<br />
(HĐQT) và hiệu suất công ty. Trường phái đầu tiên cho rằng quy mô của HĐQT càng<br />
nhỏ thì đóng góp càng nhiều vào thành công của công ty (Lipton and Lorsch, 1992;<br />
Jensen, 1993; Yermack, 1996). Trường phái thứ hai lại cho rằng HĐQT với quy mô lớn<br />
hơn sẽ làm tăng hiệu suất công ty. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô HĐQT lớn sẽ<br />
hỗ trợ và tư vấn quản lý công ty hiệu quả hơn do sự phức tạp của môi trường kinh doanh<br />
và văn hóa công ty (Klein, 1998). Thêm vào đó, quy mô HĐQT lớn hơn sẽ quy tập<br />
được nhiều thông tin hơn. Vì vậy, hiệu suất công ty sẽ được nâng cao với quy mô<br />
HĐQT lớn hơn (Dalton and ctg, 1999).<br />
Giả thuyết nghiên cứu:<br />
H3.1: Có sự tác động của quy mô HĐQT tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng<br />
Mối quan hệ giữa thành viên nữ thuộc hội đồng quản trị với hiệu quả hoạt<br />
động của ngân hàng<br />
Thành viên nữ thuộc HĐQT là đối tượng xuất hiện thường xuyên trong các nghiên<br />
cứu thực nghiệm. Họ phản ánh sự đặc trưng, đa dạng của HĐQT (Dutta và Bose, 2006).<br />
Hơn nữa, theo nghiên cứu của Smith và cộng sự. (2006), có ba nguyên nhân chính : (1)<br />
Thành viên nữ thường có hiểu biết về thị trường sâu rộng hơn so với thành viên nam.<br />
Do đó, những hiểu biết của họ sẽ làm tăng tính hiệu quả trong những quyết định của<br />
HĐQT; (2) Việc thành viên nữ xuất hiện trong HĐQT sẽ tạo nên hình ảnh đẹp hơn cho<br />
10<br />
<br />