ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
TRỊNH QUỐC TOẢN<br />
<br />
CÁC HÌNH PHẠT BỔ SUNG<br />
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
Hµ néi - 2010<br />
<br />
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
TRỊNH QUỐC TOẢN<br />
<br />
CÁC HÌNH PHẠT BỔ SUNG<br />
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
Chuyên ngành : Luật hình sự<br />
Mã số<br />
<br />
: 62 38 40 01<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa<br />
<br />
Hµ néi - 2010<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Tội phạm và hình phạt là những chế định quan trọng nhất trong luật hình sự<br />
(LHS), có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Khi nói đến LHS, dù đề cập đến nội<br />
dung cụ thể nào thì tập trung lại cũng nhằm đi đến vấn đề tội phạm và hình phạt.<br />
Hình phạt nói chung và các hình phạt bổ sung (HPBS) nói riêng vừa là nội<br />
dung, vừa là phương tiện của chính sách hình sự (CSHS) của nhà nước, bảo đảm<br />
cho LHS có thể thực hiện được nhiệm vụ:<br />
Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân,<br />
bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của<br />
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự<br />
pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo<br />
dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và<br />
chống tội phạm [64, Điều 1].<br />
Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam từ năm 1945 đến nay cho<br />
thấy hệ thống hình phạt (HTHP), trong đó có các HPBS được quy định phong phú<br />
và đa dạng, có sự kế thừa và bổ sung hoàn thiện qua từng thời kỳ. HTHP trong Bộ<br />
luật hình sự (BLHS) năm 1999 là kết quả của nhiều lần sửa đổi và bổ sung trên cơ sở<br />
tổng kết thực tiễn áp dụng và thi hành các hình phạt chính (HPC) cũng như HPBS<br />
của các cơ quan bảo vệ pháp luật.<br />
Trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, HPBS tuy không có ý nghĩa quyết<br />
định như HPC, nhưng trong giới hạn tác động của nó đã phát huy được vai trò tích<br />
cực là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong hệ thống các biện pháp tác động<br />
của nhà nước và xã hội đến tội phạm. Vai trò nổi bật của HPBS thể hiện ở chính tác<br />
dụng phòng ngừa tội phạm, hỗ trợ, củng cố và tăng cường kết quả của HPC áp dụng<br />
đối với người phạm tội. Bên cạnh đó, HPBS còn có tác dụng trừng trị, cải tạo, giáo<br />
dục người bị kết án. Có thể nói, quy định các HPBS bên cạnh các HPC trong HTHP<br />
góp phần làm đa dạng hóa các biện pháp xử lý hình sự trong hoạt động đấu tranh<br />
phòng và chống tội phạm, giúp cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự (TNHS) và<br />
hình phạt đối với hành vi phạm tội ở mức cao nhất, đồng thời đảm bảo tính thống<br />
<br />
nhất, công bằng trong thực tiễn xét xử của tòa án các cấp.<br />
Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển toàn diện của đất nước trên các mặt<br />
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và qua thực tiễn áp dụng, nhiều quy định về hình<br />
phạt trong đó có HPBS của BLHS năm 1999, mặc dù Bộ luật này đã được sửa đổi,<br />
bổ sung theo Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009, đã trở nên bất cập, hạn chế<br />
như: 1) HTHP, trong đó có HPBS còn chưa thực sự phong phú, đa dạng; các quy định<br />
về HPBS còn chưa đảm bảo tính toàn diện, thống nhất, đồng bộ về các mặt trong<br />
nội tại các HPBS và giữa các HPBS với các HPC cũng như với các chế định khác<br />
trong pháp luật hình sự (PLHS); 2) Chưa có quy định rõ ràng, đồng bộ việc áp dụng<br />
các chế định miễn, giảm HPBS, tổng hợp HPBS trong trường hợp khác loại; 3)<br />
Không quy định hoặc quy định không đầy đủ, rõ ràng nội dung, phạm vi, điều kiện<br />
áp dụng đối với mỗi loại HPBS; 4) HPBS chưa được phân hóa cao đối với từng điều<br />
khoản về tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm của BLHS; 5) Có không ít trường<br />
hợp, khi quy định HPBS đối với từng tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm của<br />
BLHS không đảm bảo sự tương xứng giữa tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã<br />
hội của tội phạm và mức độ nghiêm khắc của chế tài, cũng như sự tương xứng và<br />
hợp lý giữa HPBS và HPC cho mỗi tội phạm và giữa các tội phạm với nhau; 6)<br />
Trong một số quy định về HPBS ở Phần các tội phạm cụ thể còn có tình trạng mâu<br />
thuẫn, không thống nhất với các quy định tương ứng trong Phần chung của BLHS<br />
cũng như giữa BLHS và Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS); 7) Tỷ trọng của các<br />
HPBS được quy định trong Phần các tội phạm của BLHS vẫn còn thấp, chưa tương<br />
xứng với vị trí, vai trò của loại hình phạt này, đặc biệt là hình phạt tiền… Tất cả<br />
những hạn chế nêu trên đã gây ra những vướng mắc, khó khăn, không thống nhất<br />
trong nhận thức cũng như trong hoạt động xét xử của tòa án các cấp.<br />
Trong công tác xét xử các vụ án hình sự, hình phạt, trong đó có HPBS được<br />
các tòa án áp dụng đối với người phạm tội đã thể hiện được CSHS của Nhà nước ta là<br />
trừng trị kết hợp với khoan hồng, nghiêm trị kết hợp với giáo dục, cải tạo, thuyết phục,<br />
đáp ứng được yêu cầu của dư luận xã hội và yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị ở<br />
địa phương cũng như trong toàn quốc. Mặc dù vậy, tổng kết thực tiễn xét xử cho thấy<br />
việc áp dụng HPBS của các tòa án các cấp cũng còn bộc lộ những bất cập, tồn tại nhất<br />
định làm giảm hiệu quả của HPBS trong áp dụng và thi hành, chẳng hạn như: 1) Các<br />
<br />
toà án còn ít quan tâm áp dụng HPBS nên cường độ áp dụng HPBS còn thấp; 2)<br />
HPBS chỉ được áp dụng chủ yếu với một số nhóm tội phạm nhất định; 3) Có những<br />
quy định cụ thể được nêu trong BLHS hoặc đã được các cơ quan tư pháp ở trung<br />
ương hướng dẫn cụ thể nhưng vẫn nhận thức và áp dụng chưa đúng, chưa thống<br />
nhất, vi phạm các quy định của luật về nội dung, điều kiện, phạm vi áp dụng HPBS,<br />
như: có nhiều trường hợp người phạm tội bị xử phạt về tội phạm mà điều luật về tội<br />
phạm cụ thể có quy định loại HPBS dưới dạng bắt buộc áp dụng, nhưng tòa án lại<br />
không áp dụng; có trường hợp người phạm tội bị xử phạt về tội phạm mà điều luật về<br />
tội phạm cụ thể không có quy định loại HPBS nhất định, thì tòa án lại áp dụng; nhiều<br />
trường hợp, trong bản án tòa án không nêu rõ điều luật áp dụng hoặc áp dụng không<br />
đúng điều luật khi quyết định HPBS đối với người phạm tội... 4) Việc quyết định hình<br />
phạt của một số tòa án còn có sự chênh lệch lớn, thường là quá nặng hoặc quá nhẹ<br />
đối với những trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết tương tự nhau, v.v...<br />
Nguyên nhân của thực trạng trên không chỉ xuất phát từ phía luật thực định mà<br />
còn từ các nguyên nhân khác, trong đó có nguyên nhân từ việc giải thích, hướng<br />
dẫn áp dụng pháp luật chưa đồng bộ và đầy đủ; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,<br />
kiến thức pháp luật, ý thức pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của một bộ phận<br />
những người làm công tác xét xử còn non kém, v.v...<br />
Trước tình hình trên và nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện<br />
công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ<br />
Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị<br />
quyết số 48-NQ/TW ngày 25/04/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và<br />
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;<br />
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách<br />
tư pháp đến năm 2020, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của PLHS Việt Nam<br />
hiện hành về HPBS và thực tiễn áp dụng để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra<br />
những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những<br />
quy định đó không chỉ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng mà còn là<br />
lý do luận chứng cho sự cần thiết để chúng tôi lựa chọn đề tài "Các hình phạt bổ<br />
sung trong luật hình sự Việt Nam" làm luận án tiến sĩ luật học.<br />
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài<br />
<br />