intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các xã vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: Nhumbien999 Nhumbien999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng, luận văn phân tích những ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng đặc biệt khó khăn nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các xã vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ YẾN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO CHO CÁC XÃ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 8 34 04 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN THỊ VÂN HƢƠNG Phản biện 1: PGS.TS Ngô Thành Can, Học viện hành chính quốc gia Phản biện 2: Tiến sĩ Vũ Đăng Minh, Bộ Nội vụ Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 204 , Nhà A - Hội trƣờng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đƣờng Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội Thời gian: vào hồi 9 giờ 00 ngày 07 tháng 9 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài luận văn Đói nghèo là một vấn đề kinh tế - xã hội (KT-XH) bức xúc của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với các nƣớc đang phát triển và chậm phát triển thì đói nghèo không những là vấn đề xã hội mà còn là một trong những thách thức đối với sự phát triển. Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trong cải cách và phát triển kinh tế, từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên cơ sở phát huy tối đa nguồn nội lực, tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quá trình hoạch định và thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo (XĐGN) của các cấp chính quyền từ Trung ƣơng tới địa phƣơng. Trong những năm qua, Quảng Ninh đã tích cực thực hiện chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo và thu đƣợc một số kết quả đáng kể. Tuy nhiên kết quả giảm nghèo chƣa vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao, đặc biệt ở vùng ngƣời dân tộc thiểu số. Với mong muốn chỉ ra những ƣu điểm, tồn tại và nguyên nhân để đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo trong thời gian tới, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các xã vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ Chính sách công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn Nhiều công trình nghiên cứu về chính sách giảm nghèo đã đƣợc công bố và tiếp cận ở nhiều giác độ khác nhau. Tuy nhiên, chƣa có đề tài nào nghiên cứu hoàn chỉnh về việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn nói chung và vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Vì vậy, đề tài "Chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các xã vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh "sẽ là đóng góp mới trong việc đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng, luận văn phân tích những ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng đặc biệt khó khăn nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến chính sách, chính sách hỗ trợ giảm nghèo và giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn; vai trò của nhà nƣớc trong xóa đói giảm nghèo… (2) Nghiên cứu, phân tích, thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo tỉnh Quảng Ninh; đánh giá những kết quả đạt đƣợc, tồn tại và nguyên nhân. (3) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các xã vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh 1
  4. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: (1) Thời gian: Từ năm 2010 đến nay. (2) Không gian: Tập trung tại 22 xã và 11 thôn ĐBKK tỉnh Quảng Ninh. (3) Nội dung: Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các xã vùng ĐBKK trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận: Nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác - Lê Nin; nền tảng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc về chính sách XĐGN. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Khảo cứu tài liệu; điều tra; thống kê; phân tích, đánh giá;... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn: Làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện chính sách XĐGN; đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách phù hợp với đặc thù của tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo về chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn. 7. Kết cấu của luận văn, gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn; Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh; Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn ở Quảng Ninh. 2
  5. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN 1.1. Đói nghèo và tác động đói nghèo đến phát triển kinh tế xã hội 1.1.1. Quan niệm về đói nghèo 1.1.1.1. Quan niệm đói nghèo trên thế giới Đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế đƣa ra khái niệm khác nhau về đói nghèo, nhƣng nhìn chung, chúng không có sự khác biệt đáng kể. Tiêu chí chung nhất để xác định đói nghèo trong các khái niệm này là mức thu nhập hay chi tiêu để thoả mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu của con ngƣời về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau giữa các khái niệm là mức đo lƣờng độ thoả mãn cao hay thấp, mà mức đo lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế- xã hội cũng nhƣ phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia. Có thể tiếp cận chung về khái niệm "đói nghèo" nhƣ sau: "Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được đáp ứng những điều kiện cơ bản về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng". 1.1.1.2. Quan niệm đói nghèo của Việt Nam Căn cứ trên thực tế về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc ta và hiện trạng đời sống trung bình phổ biến của dân cƣ hiện nay, có thể đánh giá đói nghèo theo 4 chỉ tiêu chính: thu nhập; nhà ở và tiện nghi sinh hoạt; tƣ liệu sản xuất và vốn liếng để dành; trong đó tiêu chí về thu nhập là đáng chú ý hơn cả. Căn cứ vào mức sống thực tế và trình độ phát triển KT-XH, từ năm 1993 đến nay, Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội đã 6 lần công bố tiêu chí cụ thể để đánh giá hộ nghèo. Các tiêu chí này cũng thay đổi theo thời gian điều tra cùng với sự thay đổi mặt bằng thu nhập quốc gia. Nếu nhƣ nhu cầu hỗ trợ của ngƣời nghèo vào những năm 90 của thế kỷ 20 chỉ giới hạn đến nhu cầu "ăn no, mặc ấm", thì ngày nay, ngƣời nghèo còn có nhu cầu đƣợc hỗ trợ về nhà ở, giáo dục, y tế, văn hóa... Tiếp đến là nhu cầu đƣợc trợ giúp để hạn chế rủi ro, quan trọng hơn là đƣợc quyền tham gia nhiều hơn và có hiệu quả hơn vào các hoạt động của xã hội. Điều này cho thấy Việt Nam đang hƣớng đến mục tiêu XĐGN bền vững theo đó, việc xây dựng chuẩn nghèo sẽ theo hƣớng sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ: tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. 1.1.2. Tác động của đói nghèo đối với sự phát triển kinh tế xã hội và công tác quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo Đói nghèo không những ngăn cản hộ nghèo có thể phát huy hết nguồn lực của chính họ và xã hội để có cuộc sống đầy đủ hơn, mà còn hạn chế sự phát triển kinh tế chung của đất nƣớc. Hộ đói nghèo không có khả năng cho con em học vấn và tay nghề tốt, không có khả năng nuôi dƣỡng con cái khoẻ mạnh, không có khả năng để hƣởng thụ văn hoá, không có kinh phí chữa bệnh khi ốm đau, không có khả năng tích luỹ cho đầu tƣ mở rộng sản xuất, không có tài sản thế chấp khi đi vay, khó tiếp cận thị trƣờng 3
  6. tín dụng chính thức… Điều này dẫn đến giảm năng lực sản xuất của gia đình, mất cơ hội tăng thu nhập. Hậu quả của tất cả các tác động kể trên là ngƣời nghèo rơi vào vòng xoáy không có lối thoát: không có điều kiện để nâng cao mức sản xuất nên không có thu nhập; không có thu nhập nên không đƣợc hƣởng thụ sự đào tạo và không thể cải thiện năng lực sản xuất. Nếu không có sự hỗ trợ của xã hội và Nhà nƣớc thì vòng xoáy đó sẽ đẩy ngƣời nghèo vào con đƣờng bần cùng hoá và ngày càng nghèo khổ hơn. Về mặt quốc gia, đói nghèo đi liền với sự lạc hậu, là một cửa ải phải vƣợt qua để tiến tới một xã hội giàu có, phồn vinh và văn minh. Đói, nghèo là một hiện tƣợng KT-XH ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống của cả cộng đồng dân cƣ, xã hội, giảm năng lực sản xuất của quốc gia, gia tăng các tệ nạn xã hội, phạm pháp gia gây trở ngại tới sự phát triển KT-XH của đất nƣớc. Vì vậy, XĐGN là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia, không những góp phần đảm bảo ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, mà còn tăng trƣởng và phát triển bền vững. 1.2. Chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn 1.2.1. Khái niệm 1.2.1.1. Chính sách: là sách lƣợc, là kế hoạch của Đảng và Nhà nƣớc dựa vào đƣờng lối chính trị chung và thực tế tình hình KT-XH trong từng thời kỳ nhằm đạt đƣợc một mục tiêu nhất định về những vấn đề của xã hội. Trên cơ sở chính sách đề ra, Nhà nƣớc tổ chức thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể, thể chế nội dung chính sách thành các quy phạm pháp luật và tổ chức thực. 1.2.1.2. Chính sách công: Chính sách công là chính sách của nhà nƣớc, là kết quả cụ thể hóa chủ trƣơng, đƣờng lối của đảng cầm quyền thành các quyết định, tập hợp các quyết định chính trị có liên quan với nhau, với mục tiêu, giải pháp, công cụ cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nƣớc, phát triển KT-XH và phục vụ ngƣời dân. Do đó, chính sách công có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản trị quốc gia. Có nhiều loại chính sách: (1) Về phạm vi ảnh hƣởng: Vĩ mô, vi mô, trung mô; (2) Về thời gian phát huy tác dụng: dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; (3) Về cấp độ của chính sách: Trung ƣơng, địa phƣơng. 1.2.1.3. Vùng đặc biệt khó khăn: có thể hiểu là phần đất đai hoặc khu vực tƣơng đối rộng, có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên khó khăn, điều kiện kinh tế và xã hội đặc biệt lạc hậu, kém phát triển. 1.2.1.4. Chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn: là những quyết định, quy định của nhà nƣớc đƣợc cụ thể hóa trong các chƣơng trình, dự án cùng với các nguồn lực, các thể thức, quy trình, cơ chế thực hiện nhằm tác động vào các đối tƣợng cụ thể để giải quyết vấn đề đói nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn với mục đích giảm tỷ lệ nghèo, từng bƣớc cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho ngƣời nghèo, vƣơn lên thoát nghèo, thoát nghèo bền vững. 4
  7. 1.2.2. Vai trò của chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn Vai trò cơ bản của chính sách công là công cụ hữu hiệu chủ yếu để nhà nƣớc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nƣớc, phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ ngƣời dân. Đối với chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn, vai trò thể hiện cụ thể nhƣ sau: (1) Định hƣớng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt động KT-XH. (2) Tạo động lực cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia hoạt động XĐGN theo mục tiêu chung; (3) Phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trƣờng; đồng thời tạo lập các cân đối trong phát triển. (4) Tạo môi trƣờng thích hợp, những điều kiện cần thiết cho các hộ nghèo, cận nghèo: chính sách hỗ trợ đầu tƣ, tạo việc làm… (5) Thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành; giữa các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân. 1.2.3. Nội dung chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn 1.2.3.1. Mục tiêu của chính sách Giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của ngƣời dân vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc đề ra. 1.2.3.2. Biện pháp của chính sách: (1) Tăng thu nhập cho ngƣời nghèo vùng đặc biệt khó khăn là nội dung cần đƣợc quan tâm nhất đối với công tác hỗ trợ giảm nghèo trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất... để hỗ trợ tăng năng suất lao động và tạo việc làm cho ngƣời nghèo. (2) Tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển đối với ngƣời nghèo vùng đặc biệt khó khăn: vốn; hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, nƣớc, giao thông, chợ…), khoa học, kỹ thuật; y tế, giáo dục… (3) Phải có giải pháp tích cực để bản thân ngƣời nghèo chủ động tự vƣơn lên thoát nghèo bền cững tiến tới trở thành hộ khá, hộ giàu. 1.3. Quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo 1.3.1. Xây dựng kế hoạch: Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan có trách nhiệm triển khai thực hiện chính sách từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đều phải xây dựng các Kế hoạch triển khai thực hiện. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách XĐGN đƣợc xây dựng trƣớc khi đƣa chính sách vào đời sống xã hội; bao gồm: kế hoạch về tổ chức, điều hành; cung cấp các nguồn vật lực; thời gian triển khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách XĐGN; dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành... 1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền, vận động chính sách: Đây là việc trƣớc tiên cần làm khi tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch: (1) Giúp các đối tƣợng chính sách và mọi ngƣời dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách và tính khả thi của chính sách... trong điều kiện hoàn cảnh nhất định; (2) Giúp mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhận thức đƣợc đầy đủ 5
  8. tính chất, quy mô của chính sách. Đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang đƣợc thực hiện nhiều hình thức nhƣ trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tƣợng là ngƣời nghèo, hộ nghèo qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng... 1.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách: Chính sách XĐGN khi đƣợc tổ chức thực hiện cần có sự chung tay thực hiện của nhiều cấp, nhiều ngành ở nhiều lĩnh vực khác nhau, của các đối tƣợng của chính sách, doanh nghiệp... Do vậy, cần phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phƣơng, các yếu tố tham gia thực hiện chính sách. Trong thực tế thƣờng hay phân công cơ quan chủ trì và các cơ chế phối hợp thực hiện một cách cụ thể. 1.3.4. Duy trì và điều chỉnh chính sách: Mục tiêu của chính sách XĐGN thể hiện ở các cấp độ khác nhau từ mục tiêu chung cho đến những mục tiêu cụ thể, do đó khi đƣợc áp dụng vào thực tế, tùy từng thời điểm, sẽ điều chỉnh và cụ thể hóa cho phù hợp với từng đối tƣợng, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng địa phƣơng. 1.3.5. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm Qua theo dõi kiểm tra, đôn đốc thƣờng xuyên sẽ giúp cho các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ nắm bắt đƣợc tình hình thực hiện chính sách, từ đó đánh giá đƣợc một cách khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện chính sách. Trên cơ sở đó, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm tình hình thực hiện chính sách XĐGN nhằm kịp thời khắc phục những khó khăn, vƣớng mắc phát sinh, nhân rộng các giải pháp thực hiện chính sách hiệu quả trong quá trình thực hiện chính sách XĐGN của địa phƣơng, cơ sở và từng đơn vị thực hiện, giúp tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động giữa các cơ quan, đối tƣợng thực hiện chính sách nhằm bảo đảm cho các chính sách XĐGN đƣợc thực hiện có hiệu quả hơn. Chủ thể đánh giá quá trình thực hiện chính sách XĐGN là các cơ quan nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến cơ sở. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và chính xác về kết quả đánh giá, quá trình này còn cần có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nhân dân, thậm chí là của chính đối tƣợng chính sách. Có nhƣ vậy mới bảo đảm đƣợc tính dân chủ trong quá trình thực hiện chính sách. 1.4. Chủ thể tham gia vào quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn Xoá đói giảm nghèo trƣớc hết là bổn phận của chính ngƣời nghèo phải tự vƣơn lên và thoát nghèo, cũng là điều kiện cần cho sự thành công của mục tiêu chống nghèo đói ở các nƣớc. Trách nhiệm của Nhà nƣớc, các tổ chức hội, đoàn thể và cộng đồng là trợ giúp để ngƣời nghèo tự vƣơn lên thoát nghèo. 1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng tới chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn 1.5.1. Vị trí địa lý và giao thông: có ảnh hƣởng quan trọng đến quá trình thực hiện chính sách. Đối với vùng đặc biệt khó khăn, vị trí địa lý thƣờng không thuận lợi; giao thông đi lại khó khăn. Do vậy, các hộ nghèo dễ rơi vào thế cô lập với bên ngoài, khó tiếp cận đƣợc với các nguồn lực của phát triển nhƣ: tín dụng, khoa học kỹ thuật, công nghệ, thị trƣờng... Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, khó canh tác, năng suất cây trồng, 6
  9. vật nuôi đều thấp. Bên cạnh đó, các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thƣơng bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thƣờng xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. 1.5.2. Trình độ học vấn, chất lượng lao động và khả năng tham gia vào thị trường lao động: Trong thực tế thì ngƣời nghèo luôn bị thua thiệt trong cạnh tranh về sản xuất, kinh doanh. Họ không có điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi do thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu vốn, xa trung tâm kinh tế nên giá thành sản phẩm cao. Mặt khác họ là những ngƣời thiếu kinh nghiệm làm ăn, ít hiểu biết, tay nghề thấp, năng suất lao động thấp, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trƣờng... Do vậy, nguy cơ tụt hậu của họ so với xã hội càng trầm trọng hơn. 1.5.3. Sự gia tăng dân số và cơ cấu dân cư: Theo điều tra, bình quân nhân khẩu phải nuôi trên một lao động chính của các hộ nghèo thƣờng cao hơn các hộ khá, giàu. Nhƣ vậy, ngƣời nghèo dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: nghèo đói, dân trí thấp dẫn đến sinh đẻ nhiều và sinh đẻ nhiều lại càng làm cho đời sống khó khăn hơn. 1.5.4. Phong tục tập quán và thói quen sinh hoạt của người dân: Vùng đặc biệt khó khăn thƣờng là vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, với lối sống du canh, du cƣ, phong tục, tập quán đa dạng của đa dân tộc. Trình độ sản xuất lạc hậu chủ yếu là tự cung, tự cấp, tập quán lao động sản xuất của đồng bào chậm đƣợc thay đổi, sản xuất thuần nông tự sản, tự tiêu là phổ biến, chậm thích ứng với cơ chế của kinh tế thị trƣờng. Phong tục tập quán lạc hậu chƣa đƣợc loại bỏ, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK của Quảng Ninh nhƣ thói quen phát nƣơng làm rẫy, sống trên các triền núi cao, các hoạt động văn hóa tâm linh nhƣ ma, chay, hiếu, hỷ, cúng, lễ đƣợc tổ chức kéo dài và tốn kém vẫn còn khá phổ biến. 1.5.5. Năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong công tác giảm nghèo: Đây là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách XĐGN. 1.5.6. Nguồn lực: Nguồn lực để thực hiện chính sách của nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN đạt đƣợc kết quả và hiệu quả: cơ cấu đầu tƣ hỗ trợ, chính sách đúng đối tƣợng hay không... Tiểu kết chương 1 Nội dung của chƣơng 1 đã tập trung khái quát những vấn đề cơ bản mang tính lý luận về đói nghèo, đặc điểm đói nghèo ở Việt Nam, về tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN. Từ những nghiên cứu lý luận về XĐGN và thực hiện chính sách XĐGN vùng đặc biệt khó khăn bao gồm quy trình tổ chức thực hiện, những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện chính sách ở chƣơng này sẽ là cơ sở, nền tảng và điều kiện quan trọng để nghiên cứu, phân tích về thực trạng thực hiện chính sách XĐGN của Quảng Ninh ở chƣơng 02 và nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ giảm nghèo cho các xã vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh ở chƣơng 03. 7
  10. Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên: Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam. Diện tích đất liền hơn 6.100 km2 (80% đất đai là đồi núi) và diện tích biển tƣơng đƣơng; có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, 186 đơn vị hành chính cấp xã, 1.566 thôn, bản, khu phố. Là tỉnh duy nhất có đƣờng biên giới trên bộ (132,8km) và trên biển với Trung Quốc. Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mƣa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mƣa. Dân số 1,2 triệu ngƣời, với 22 dân tộc, hiện các dân tộc thiểu số - chủ nhân của miền núi, nơi có nhiều khó khăn, kinh tế và văn hoá còn chậm phát triển, đang đƣợc quan tâm về nhiều mặt. Quảng Ninh là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú: trữ lƣợng than đá lớn nhất Đông Nam Á; cũng là một trong những trung tâm du lịch của cả nƣớc với hơn 500 danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử; Vịnh Hạ Long 02 lần đƣợc UNESCO công nhận; Vịnh Bái Tử Long; Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, Di tích Nhà Trần, chiến thắng Bạch Đằng... 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh: Kinh tế tiếp tục phát triển khá toàn diện, quy mô và sức cạnh tranh đƣợc nâng lên rõ rệt: (1) Tăng trƣởng kinh tế năm 2017 đạt 10,2%; GRDP bình quân đầu ngƣời đạt đạt 4.528 USD/năm, tăng 11,8% so cùng kỳ; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. (2) Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt 38.597 tỷ đồng; thu nội địa đạt 27.650 tỷ đồng; thu XNK 10.947 tỷ đồng, bằng 203% kế hoạch Trung ƣơng giao. (3) Lƣợng khách du lịch đạt trên 9,87 triệu lƣợt khách, tăng 18% cùng kỳ; tổng doanh thu du lịch đạt 17.885 tỷ đồng, tăng 30% so cùng kỳ. (4) Tái cơ cấu đầu tƣ công hiệu quả, chi đầu tƣ phát triển, chiếm tỷ trọng 56,67% tổng chi ngân sách địa phƣơng. An sinh xã hội đƣợc đảm bảo, năm 2017 tỉnh đã chi 1.777 tỷ đồng (tăng 41% cùng kỳ). Diện mạo thành thị và nông thôn thay đổi tích cực, đời sống tinh thần và vật chất đƣợc nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm đến nay chỉ còn 2,25%. 2.1.3.Thực trạng nghèo ở Quảng Ninh hiện nay: Mặc dù Quảng Ninh là một trong năm tỉnh có thu ngân sách cao nhất cả nƣớc, song do đặc thù về kinh tế - xã hội, 80% là đồi núi, địa hình kéo dài, với 22 dân tộc thiểu số... nên tình trạng nghèo cục bộ vẫn còn tồn tại ở một số xã, thôn đặc biệt khó khăn. Quảng Ninh hiện còn 22 xã và 11 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK của tỉnh thuộc 7 huyện: Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà, Hoành Bồ và Vân Đồn. Thống kê theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, tổng số hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn các thôn, xã ĐBKK của tỉnh là trên 10.100 hộ, chiếm 63,7% tổng số hộ dân trên địa bàn, cao gấp 8,37 lần so với tỷ lệ nghèo và cận nghèo chung của tỉnh; cao gấp 11 lần tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở các xã khu vực I. 2.2. Thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn 8
  11. 2.2.1. Cơ sở pháp lý: Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều văn bản pháp lý liên quan đến công tác XĐGN. Trên cơ sở đó, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Ninh cũng đã ban hành một số văn bản pháp lý liên quan để triển khai thực hiện theo đúng chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. 2.2.2. Mục tiêu của tỉnh Quảng Ninh: Cải thiện và từng bƣớc nâng cao điều kiện sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo (sau đây gọi chung là đối tƣợng nghèo), ƣu tiên các đối tƣợng nghèo thuộc vùng ĐBKK. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở vùng ĐBKK, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cƣ. Tạo cơ hội để đối tƣợng nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập, tăng cƣờng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho đối tƣợng nghèo. Thực hiện đồng bộ các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, mở rộng đối tƣợng thụ hƣởng các chính sách trợ giúp của xã hội. Là một trong những địa phƣơng đi đầu trong công tác giảm nghèo bền vững. 2.2.3. Biện pháp của chính sách Để thực hiện mục tiêu, tỉnh Quảng Ninh đã có một số biện pháp nhƣ sau: (1) Hỗ trợ vay vốn ưu đãi hộ nghèo đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo Quốc gia theo từng thời kỳ. (2) Hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe đối với các thành viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo Quốc gia và của Tỉnh) quy định từng thời kỳ. (3) Hỗ trợ về giáo dục, dạy nghề: Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ học sinh con hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ và của Tỉnh; triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách dạy nghề gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn, trong đó quan tâm ƣu tiên cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Đề án 196 trên địa bàn tỉnh. (4) Hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở: Rà soát, thống kê lập danh sách hộ nghèo có khó khăn về nhà ở; xây dựng hoàn thiện đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh cơ bản không còn hộ nghèo ở nhà tạm, dột nát. (5) Tiếp tục thực hiện các chính sách khác: Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn; đủ trợ cấp khó khăn, trợ cấp đột xuất (do thiên tai, hỏa hoạn và rủi ro bất khả kháng gây ra)... (6) Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, công trình văn hóa, y tế, giáo dục, thủy lợi) và hỗ trợ phát triển sản xuất (tiếp cận các dịch vụ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới). (7) Xây dựng các mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả. 2.2.4. Thực trạng thực hiện chính sách theo quy trình 2.2.4.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách: Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 “về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/5/2013 về “tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội 9
  12. nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030”. Trên cơ sở đó, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Ninh từ tỉnh đến cơ sở đã ban hành ban hành nhiều văn bản, kế hoạch để tổ chức thực hiện. Hằng năm, UBND cấp huyện đều tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện vào quý I hàng năm trên cơ sở báo cáo giảm nghèo của năm trƣớc và tình hình thực tiễn tại địa phƣơng mình. UBND cấp xã căn cứ vào kế hoạch đó để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cho xã mình. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở cũng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách có sự tham gia của chính các đối tƣợng chính sách sẽ làm cho các kế hoạch này phù hợp hơn với điều kiện hoàn cảnh kinh tế, xã hội của địa phƣơng cũng nhƣ những điều kiện hiện có của chính ngƣời nghèo. Theo khảo sát cho thấy, có 56,68% ngƣời dân cho rằng chính quyền đã tiếp thu, thực hiện các tham gia đóng góp ý kiến của ngƣời dân về cách thức thực hiện chính sách; 22,37% cho rằng rất hiếm khi tiếp thu. 2.2.4.2. Phổ biến tuyên truyền chính sách: (1) Báo Quảng Ninh, Đài Truyền thanh Truyền hình tỉnh tích cực tuyên truyền về cơ chế chính sách của nhà nƣớc về XĐGN; giới thiệu mô hình XĐGN hiệu quả, những kinh nghiệm hay trong thực hiện XĐGN ở các địa phƣơng. (2) Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp đã tích cực, chủ động tuyên truyền, vận động các hội viên, đoàn viên hƣởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giúp đỡ các huyện nghèo, giảm nghèo nhanh và bền vững; động viên, khích lệ tính tự chủ của ngƣời dân vƣơn lên thoát nghèo. (3) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp các địa phƣơng tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong việc sử dụng, bảo vệ nguồn nƣớc sạch, bảo vệ công trình cấp nƣớc; xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh… (4) Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Quảng Ninh đã kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hàng nghìn đối tƣợng trợ giúp pháp lý (Ðất đai, hôn nhân - gia đình, chính... (5) Các địa phƣơng thuộc tỉnh Quảng Ninh đã huy động đƣợc sự tham gia và phối hợp tích cực của các già làng, trƣởng bản trong công tác vận động tuyên truyền nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Nhƣ vậy có thể thấy, công tác vận động tuyên truyền đã đƣợc các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Quảng Ninh quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, phần lớn mới chỉ tập trung ở những khu dân cƣ đông đúc, ở thành phố, thị xã, thị trấn. Ở những vùng sâu, vùng xa do điều kiện đi lại khó khăn, công tác tuyên truyền gần nhƣ đƣợc giao cho cấp xã, cấp xã lại giao cho thôn, bản. Theo khảo sát cho thấy, chính sách xóa đói giảm nghèo đã đƣợc 78,95% ngƣời nghèo biết đến thông qua nhiều kênh thông tin nhƣ loa, đài (59,21%), họp thôn, khu (53,95%), báo chí (21,05%), thông tin khác (mạng Internet, sở Lao động Thƣơng binh Xã hội tỉnh Quảng Ninh, ngƣời thân… khoảng 11,84%). 10
  13. 2.2.4.3. Phân công, phối hợp thực hiện: Để tổ chức thực hiện chƣơng trình có hiệu quả, Quảng Ninh đã thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Quảng Ninh ở cấp tỉnh; cấp huyện; cấp xã và ở các thôn, bản, khu phố. Ban này gồm một số thành viên có liên quan, do một đồng chí Thƣờng trực Ủy ban Nhân dân làm Trƣởng ban. Những nơi có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo có thể chọn linh mục, nhà sƣ có uy tín trong dân tộc, tôn giáo tham gia vào ban chỉ đạo ở xã, ấp. Tỉnh uỷ giao cho Ban chỉ đạo của tỉnh xây dựng chƣơng trình kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Ủy ban Nhân dân tỉnh có văn bản chỉ đạo cụ thể, phân cấp, phân công thực hiệncác nội dung chƣơng trình giảm nghèo; các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đều có chƣơng trình riêng cho ngành mình. Các cơ quan thông tin đại chúng cũng đã có kế hoạch hoạt động tích cực cho chƣơng trình XĐGN. Việc phân công phân cấp rõ trách nhiệm của từng cấp và các ban ngành cùng cấp, trong việc tổ chức thực hiện chƣơng trình XĐGN theo nguyên tắc tăng cƣờng phân cấp cho cơ sở và đề cao tinh thần trách nhiệm đã góp phần làm tăng hiệu quả của chính sách. 2.2.4.4. Duy trì và điều chỉnh chính sách: Trên cơ sở các chính sách của đảng, nhà nƣớc, các cấp, các ngành tỉnh Quảng Ninh đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo đảm bảo phù hợp với tính chất của từng khu vực, từng vùng miền; chủ động xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch cụ thể trên cơ sở thƣờng xuyên rà soát các hộ nghèo, hệ thống văn bản về XĐGN, tiến hành khảo sát lấy ý kiến nhân dân, nắm bắt những biến đổi trong thực tế và nguyện vọng của các đối tƣợng chính sách, trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc để đảm bảo chính sách đến đƣợc với nhân dân, phù hợp với từng đối tƣợng, hộ nghèo. Trong đó, tập trung vào một số chính sách sau: Cho vay vốn để sản xuất, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ nhà ở, giáo dục và dạy nghề,, hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng; hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ tiền điện; hỗ trợ trực tiếp về lƣơng thực. Theo kết quả khảo sát, ngƣời dân đánh giá rất cao về hiệu quả của chính sách cho vay vốn để sản xuất (85,53% hiệu quả) cũng nhƣ chính sách hỗ trợ sản xuất (73,68% hiệu quả); tuy nhiên chỉ có 24,44% các hộ nghèo đã đƣợc hỗ trợ cho vay vốn để sản xuất và 8,88% đƣợc hỗ trợ sản xuất. 2.2.4.5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách; đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm: Để chính sách hỗ trợ giảm nghèo mang lại kết quả, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của địa phƣơng, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tỉnh Quảng Ninh đã tích cực kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách XĐGN trên cơ sở các chƣơng trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên, đột xuất và chuyên đề; trong đó tập trung vào những nội dung cơ bản sau: (1) Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách XĐGN của địa phƣơng. (2) Công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm. (3) Kết quả thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo, dạy nghề, vay vốn ƣu đãi, khuyến công, khuyến nông, khuyến ngƣ, hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, điện, nƣớc sinh hoạt... 11
  14. Qua kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, các địa phƣơng đã chia sẻ nhiều giải pháp, biện pháp hay, hiệu quả trong quá trình triển khai để nhân rộng; phát hiện ra những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN ở các địa phƣơng, đồng thời đã kịp thời xử lý hoặc kiến nghị đến cấp có thẩm quyền xử lý những hành vi sai phạm trong quá trình thực hiện thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, cũng đã phát hiện những điểm chƣa hợp lý của chính sách khi tổ chức triển khai thực hiện ở địa phƣơng nhƣ về sự đồng bộ của chính sách... 2.2.5. Kết quả thực hiện một số chính sách hỗ trợ giảm nghèo 2.2.5.1. Hỗ trợ tín dụng ưu đãi hộ nghèo: Các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã cho vay đối với 22 xã đặc biệt khó khăn với tổng dƣ nợ cho vay đạt 453,6 tỷ đồng, gồm Ngân hàng thƣơng mại cho vay 90,3 tỷ đồng, Ngân hàng chính sách xã hội cho vay 363,3 tỷ đồng. Chính sách tín dụng ƣu đãi trong những năm qua đã tạo cho ngƣời nghèo có vốn để đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh, mạnh dạn trong việc vay vốn, ý thức trách nhiệm cũng nhƣ kinh nghiệm sử dụng vốn vay đƣợc nâng lên. 2.2.5.2. Hỗ trợ về y tế cho người nghèo: Đã hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho 509.847 lƣợt đối tƣợng thuộc diện nghèo và ngƣời dân tộc thiểu số. 2.2.5.3. Chính sách ưu đãi giáo dục: Đã giúp các hộ nghèo có thêm động lực đƣa con tới trƣờng, góp phần tăng tỉ lệ huy động trẻ ra lớp, nâng cao hiệu quả và chất lƣợng giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. 2.2.5.4. Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: Quảng Ninh đang triển khai giai đoạn 2 theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ. Năm 2017, tỉnh Quảng Ninh thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 524 hộ 2.2.5.5. Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo: Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ngày 23/2/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc trợ cấp tiền điện cho hộ nghèo, Quyết định 28/QĐ-TTg ngày 07/04/2014 của Thủ tƣởng Chính phủ về việc quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện 2.2.5.6. Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn: Ngoài mức hỗ trợ của Trung ƣơng, Quảng Ninh hỗ trợ thêm 70.000 đồng/ngƣời/năm đối với ngƣời dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II (Trung ƣơng hỗ trợ 80.000 đồng) và 100.000 đồng/ngƣời /năm đối với ngƣời dân thuộc hộ nghèo ở các xã khu vực III (Trung ƣơng hỗ trợ 100.000 đồng). * Kết quả giảm nghèo năm 2017: Từ những nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp, các dự án, chính sách hỗ trợ kịp thời của nhà nƣớc, sự chung tay của cả cộng đồng, tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Quảng Ninh giảm đến nay chỉ còn 2,25%. Tuy nhiên, các huyện có các xã, thôn ĐBKK, tỷ lệ số hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao so với toàn tỉnh; đặc biệt là Ba Chẽ (tỷ lệ hộ nghèo chiếm 19,91%; hộ cận nghèo chiếm 15,29%) và Bình Liêu (tỷ lệ hộ nghèo chiếm 23,21%; hộ cận nghèo chiếm 19,48%) 2.3. Đánh giá chung về việc thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh 12
  15. 2.3.1. Ưu điểm: (1) Quảng Ninh đã ban hành nghị quyết, chỉ thị, chƣơng trình hành động chuyên đề về giảm nghèo. Các địa phƣơng đã đƣa chỉ tiêu về giảm nghèo vào Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và xây dựng giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện.... (2) Các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng và đội ngũ làm công tác giảm nghèo đã chú trọng việc tuyên truyền chính sách, pháp luật đến cộng đồng dân cƣ và trực tiếp đến với ngƣời nghèo. (3) Việc phân công phối hợp thực hiện chính sách đã đƣợc các địa phƣơng chú trọng triển khai thực hiện. (4) Huy động mọi nguồn lực cho việc thực hiện chính sách XĐGN nhanh và bền vững, thực hiện đúng nguyên tắc “lấy người dân làm chủ thể” của chƣơng trình giảm nghèo bền vững. (5) Đa số ngƣời nghèo đã nâng cao ý thức, có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình, cùng với sự hỗ trợ của nhà nƣớc và xã hội. (6) Đã tăng cƣờng phân cấp quản lý giữa tỉnh, cấp huyện và cấp xã, đi đôi với nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, nhất là ngƣời đứng đầu. (7) Công tác kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện chính sách đã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh xuống xã tham gia vào công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện. 2.3.2. Hạn chế, yếu kém: (1) Hệ thống chính sách giảm nghèo còn nặng tính bình quân, cào bằng; chƣa thể hiện tính đặc thù của từng nhóm dân cƣ, vùng miền, đối tƣợng. (2) Có nhiều chƣơng trình trùng mục tiêu trên địa bàn (Chƣơng trình 134, 135, Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới), cơ chế lồng ghép các nguồn vốn của các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia còn nhiều bất cập, đầu tƣ dàn trải, phân tán, khó quản lý điều hành tập trung thống nhất. (3) Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể ở địa phƣơng chƣa thực sự có hiệu quả, chƣa tích cực chủ động tham gia sâu rộng vào quá trình thực hiện. (4) Chƣa khai thác, huy động đƣợc nhiều nguồn lực tại chỗ, chƣa phát huy đƣợc nội lực trong dân và chính ngƣời nghèo. (5) Nguồn lực để thực hiện các mục tiêu thuộc Chƣơng trình giảm nghèo còn hạn chế và việc huy động nguồn lực xã hội hoá đầu tƣ cho công tác giảm nghèo chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của một số địa phƣơng. Chƣa có chính sách đối với hộ mới thoát nghèo; chính sách cho hộ cận nghèo còn hạn chế. (6) Thông tin hoạt động kiểm tra, giám sát cung cấp cho các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chƣa đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho quá trình hoàn thiện chính sách. 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: (1) Các xã, thôn đặc biệt khó khăn có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, xa trung tâm phát triển của địa phƣơng; với bản sắc văn hóa, tập quán, lối sống, phƣơng thức sản xuất và tôn giáo khác nhau. (2) Một số chƣơng trình, chính sách giảm nghèo chƣa đƣợc khảo sát, đánh giá kỹ trƣớc khi ban hành, còn tình trạng áp đặt, chồng chéo, trùng lắp, dàn trải nguồn lực, chƣa phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phƣơng, của đối tƣợng thụ hƣởng nên hiệu quả không cao... (3) Do đặc thù của vùng núi cộng với trình độ, năng lực của đội ngũ tuyên truyền còn hạn chế; hình thức, nội dung chƣa phù hợp với nhận thức và điều kiện sinh sống của ngƣời nghèo. (4) Vai trò điều phối, tham 13
  16. mƣu của cơ quan thƣờng trực giảm nghèo các cấp còn hạn chế, công việc chủ yếu do cơ quan thƣờng trực (ngành lao động) đảm nhiệm. Nhận thức về công tác giảm nghèo ở cấp cơ sở một số nơi còn hạn chế. (5) Việc phân bổ vốn cho các chƣơng trình giảm nghèo chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua năm ngân sách hoặc đƣợc giải ngân theo kiểu cào bằng mà ít tính toán đến nhu cầu vốn thực sự và cấp kinh phí theo nhu cầu vốn. Tiểu kết chương 2 Trong chƣơng 2 luận văn đã khái quát đƣợc những đặc điểm tự nhiên, dân số và tình hình KT-XH cũng nhƣ đặc điểm đói nghèo của các thôn, xã vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời thống kê một số kết quả cụ thể trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, chỉ ra những ƣu điểm, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo ở chƣơng 3. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách tỉnh Quảng Ninh đã góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu XĐGN. Tuy nhiên, quá trình tổ chức triển khai thực hiện vẫn chƣa mang lại kết quả và hiệu quả nhƣ mong muốn của nhà nƣớc cũng nhƣ của các đối tƣợng chính sách. Để đáp ứng mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp; là trung tâm du lịch chất lƣợng cao của khu vực, một trong những cực tăng trƣởng kinh tế của miền Bắc với hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giảm nghèo bền vững... công tác hỗ trợ giảm nghèo cần phải đạt đƣợc kết quả cao hơn giai đoạn vừa qua. Điều này một mặt phụ thuộc vào các cơ chế chính sách về XĐGN của nhà nƣớc, mặt khác lại phụ thuộc vào quá trình tổ chức triển khai thực hiện của các cơ quan nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, nhất là công tác tổ chức triển khai thực hiện của các cấp chính quyền Quảng Ninh trong thời gian tới. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để đề xuất định hƣớng cũng nhƣ giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và những năm tiếp theo. 14
  17. Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo 3.1.1. Quan điểm: (1) Phải coi hỗ trợ giảm nghèo, đƣa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục tiêu Chƣơng trình 135 một cách vững chắc và thực chất là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực của toàn xã hội, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Nhà nƣớc. (2) Phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội cho ngƣời nghèo và giữ vững ổn định chính trị. (3) Lấy phát triển sản xuất nâng cao đời sống mọi mặt của ngƣời dân là trung tâm; xác định hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất và đời sống ngƣời dân là cần thiết, trong đó ngân sách Nhà nƣớc là chủ yếu. Cấp huyện trực tiếp chỉ đạo thực hiện, cấp xã trực tiếp thực hiện, thôn bản phải đoàn kết, đồng lòng, ngƣời dân phải chủ động phấn đấu vƣơn lên thoát nghèo. (4) Huy động và khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong tỉnh, đồng thời mở rộng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài cho việc giảm nghèo. (5) Trong quá trình giảm nghèo cần khuyến khích một bộ phận dân cƣ vƣơn lên làm giàu, đồng thời ƣu tiên giảm nghèo ở các đối tƣợng chính sách và các vùng đặc biệt khó khăn. 3.1.2. Mục tiêu: Phải thống nhất với Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Đến hết năm 2020, cơ bản các xã, thôn ĐBKK của tỉnh Quảng Ninh hoàn thành mục tiêu Chƣơng trình 135, ra khỏi diện ĐBKK. Nâng cao đời sống mọi mặt của ngƣời dân vùng dân tộc miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. Góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống và trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa đồng bằng đô thị và miền núi, tạo nền tảng cho xây dựng Nông thôn mới. 3.2. Giải pháp thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo và giảm nghèo bền vững vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh 3.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện xoá đói, giảm nghèo 3.2.1.1. Đổi mới công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện: (1) Phải bảo đảm sự thống nhất và có lồng ghép; những chính sách đang phát huy hiệu quả cần đƣợc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện; các chính sách còn hạn chế, có vƣớng mắc cần khẩn trƣơng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế; (2) Việc xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ mới cần theo hƣớng: có chính sách ƣu đãi với đối tƣợng là hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững. (3) Chính sách hỗ trợ giảm nghèo phải đặc biệt quan tâm đến dạy nghề, tạo việc làm gắn với hỗ trợ sản xuất, phát triển nông nghiệp, nông dân nông thôn và xây dựng nông thôn mới, phát triển thị trƣờng tiêu thụ 3.2.1.2. Tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền, vận động về chính sách xóa đói giảm nghèo và trợ giúp pháp lý cho người nghèo: (1) Từng bƣớc tạo sự chuyển biến về tƣ tƣởng, tƣ duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức đến ngƣời dân trên địa 15
  18. bàn; (2) Tập trung tuyên truyền, vận động ngƣời dân chủ động, tích cực phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bƣớc thoát nghèo bền vững; đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng các gƣơng điển hình trong phát triển sản xuất, thoát nghèo, làm giàu; (3) Tăng cƣờng vai trò tuyên truyền, vận động của Mặt trận Tổ quốc, của các tổ chức đoàn thể và các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Đẩy mạnh việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chƣơng trình thông tin và truyền thông về giảm nghèo thƣờng xuyên và thành từng đợt có trọng tâm, trọng điểm. (4) Quan tâm xây dựng phóng sự, tin, bài tuyên truyền về các xã, thôn, hộ dân tiêu biểu trong thực hiện các nhiệm vụ (hiến tặng đất đai, tài sản, ngày công lao động...) Phát huy hiệu quả hoạt động của các cụm loa truyền thanh thôn, bản và xã. Có giải pháp để ngƣời dân vùng ĐBKK đƣợc xem các kênh truyền hình quốc gia và truyền hình Quảng Ninh. (5) Quan tâm việc bồi dƣỡng, tham quan học tập thực tiễn trong tỉnh và ngoài tỉnh. (6) Phát huy vai trò, sự vào cuộc mạnh mẽ, cụ thể của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ngay từ khâu đầu tiên của mọi công việc, trong giám sát, phản biện và giám sát cộng đồng trong thực hiện các chính sách, cơ chế hỗ trợ và đầu tƣ. (7) Thực hiện việc giảm nghèo về thông tin (hỗ trợ biên tập, sản xuất; các phƣơng tiện nghe, xem, các điểm tuyên truyền, cổ động). Đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở; ƣu tiên cho cán bộ cấp xã và cấp thôn. 3.2.1.3. Thực hiện các biện pháp nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho giảm nghèo: (1) Đối với nguồn lực từ ngân sách Trung ƣơng: Cần lồng ghép các nguồn vốn khác có cùng mục tiêu để tập trung nguồn lực, rút ngắn thời gian đầu tƣ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. (2) Đối với nguồn lực từ ngân sách tỉnh: Cần ƣu tiên bố trí đủ và kịp thời nguồn vốn đầu tƣ thực hiện các nội dung có tính cấp thiết để các xã ĐBKK hoàn thành mục tiêu chƣơng trình 135, góp phần xây dựng nông thôn mới theo lộ trình đặt ra. (3) Đối với nguồn lực huy động từ vốn tín dụng: Ƣu tiên tập trung vốn tín dụng đầu tƣ dài hạn cho các doanh nghiệp đầu tƣ sản phẩm nông nghiệp vào các xã ĐBKK. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay hộ nghèo tại các xã ĐBKK. (4) Đối với nguồn lực từ đầu tƣ của doanh nghiệp: Cần xây dựng các chƣơng trình, dự án để thu hút vốn đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu; ƣu tiên phát triển giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao tại các huyện miền núi... (5) Đối với nguồn lực xã hội hóa: Kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác tài trợ các xã ĐBKK của tỉnh bằng các hình thức: ủng hộ bằng tiền mặt hoặc trực tiếp hỗ trợ phát triển sản xuất trên cơ sở quản lý, sử dụng nguồn lực đƣợc ủng hộ đúng mục đích, đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch và có hiệu quả. (6) Vốn lồng ghép khác: Tỉnh cần ƣu tiên bố trí vốn thực hiện các đề án, chƣơng trình có cùng mục tiêu trên địa bàn các xã ĐBKK, nhƣ: Đề án di dân ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm và phòng tránh thiên tai trên địa bàn tỉnh; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn Quảng Ninh, các dự án phát triển giáo dục, y tế...; 3.2.1.4. Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện chính sách trên cơ sở quyền hạn đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan phối hợp thực hiện chính sách: (1) Xây 16
  19. dựng cơ chế cho các địa phƣơng chủ động thực hiện lồng ghép các chƣơng trình, dự án trên địa bàn để tạo ra những chuyển biến đột phá trong phát triển sản xuất. (2) Tăng cuờng huy động sự tham gia của ngƣời dân vào việc thực hiện chính sách XĐGN theo hƣớng nhà nuớc đầu tƣ, hỗ trợ xây dựng, còn ngƣời dân tham gia đóng góp bằng lao động và các nguồn lực vật chất sẵn có tại địa phƣơng. (3) Thực hiện phân cấp quản lý linh hoạt, phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi cấp, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan. (4) Tăng cƣờng công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của địa phƣơng trong việc nghiên cứu, xây dựng cũng nhƣ hƣớng dẫn, theo dõi tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo ở địa phƣơng mình. (5) Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững ở các cấp theo hƣớng thành lập chung Ban Chỉ đạo các chƣơng trình mục tiêu quốc gia và duy trì hoạt động thƣờng xuyên của Ban chỉ đạo; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên và trách nhiệm trong tổ chức thực hiện. 3.2.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách: (1) Công khai các Chƣơng trình, Dự án, nhất là nguồn lực tài chính để thực hiện chính sách. (2) Trong quá trình thực hiện kiểm tra giám sát, nhất thiết phải có sự tham gia của đại diện các tổ chức đoàn thể ở địa phƣơng đặc biệt là sự tham gia của đại diện ngƣời dân nhƣ: già làng, trƣởng bản hoặc đại diện ngƣời nghèo, hộ nghèo. (3) Tổ chức tốt quá trình đánh giá chính sách và thông thuờng phải đuợc tiến hành định kỳ hằng năm, 3-5 năm. 3.2.2. Nhóm giải pháp về việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là ở cấp cơ sở 3.2.2.1. Chú trọng đào tạo cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo: (1) Xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở. (2) Tiếp tục chỉ đạo tổ chức rà soát lại tổng thể đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã về số lƣợng, chất lƣợng theo từng nhóm chức danh, gắn với vị trí công việc hiện tại; có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nhằm chuẩn hóa để sử dụng lâu dài hay bổ sung, thay thế... (3) Kết hợp chặt chẽ giữa việc phát triển nguồn nhân lực cấp cơ sở, nâng cao mặt bằng dân trí với việc phát triển nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật thông qua các chƣơng trình đào tạo ở các trƣờng, viện, trung tâm dạy nghề. 3.2.2.2. Đổi mới mội dung và phương pháp đào tạo: (1) Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng hoàn chỉnh giáo trình đào tạo cho cấp cơ sở phù hợp cho các nhóm đối tƣợng: về hành chính, luật pháp, kinh tế, quản lý, chính sách cũng nhƣ các kỹ thuật tổ chức; phƣơng pháp tiếp cận, phƣơng pháp quản lý, phƣơng pháp lập kế hoạch giảm nghèo, các kỹ năng giảm nghèo; hƣớng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo; hƣớng dẫn triển khai thực hiện Chính sách bảo trợ xã hội và giảm nghèo... (2) Chú trọng kỹ năng sử dụng của nhóm đối tƣợng đƣợc đào tạo. Xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn chung, hỗ trợ cho việc triển khai chƣơng trình dành cho các xã ĐBKK theo cách tiếp cận và những nội dung kỹ thuật mới. Phát triển hình thức đào tạo giảng viên cho từng cấp. (3) Đào tạo lại đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp có liên 17
  20. quan để có đủ khả năng và kiến thức phục vụ cho việc hoạch định, quản lý và thực thi những chính sách, chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh. 3.2.2.3. Có cơ chế thu hút nguồn nhân lực về thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo: (1) Cần xây dựng chính sách, cơ chế khuyến khích, đãi ngộ hợp lý đối với nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhƣ Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 (Đề án 500)... (2) Mở rộng dân chủ trong việc phát hiện, tạo nguồn cán bộ, tích cực tuyển chọn xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đối với cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số tại chỗ. (3) Đối với nhóm đối tƣợng hƣởng lƣơng từ ngân sách, cần quy định rõ chế độ trách nhiệm và khả năng hoạt động; nghiên cứu bổ sung kinh phí khác thông qua các quỹ hoặc các hoạt động dịch vụ tƣơng xứng với mức độ phục vụ cộng đồng đƣợc ngƣời dân chấp nhận. (4) Đối với nhóm cán bộ tăng cƣờng xuống cơ sở (giáo viên, nhân viên y tế), cần có chế độ tiền lƣơng hợp lý, chế độ công tác phí, chế độ bố trí và sắp xếp việc làm để họ yên tâm công tác, làm việc có trách nhiệm, khuyến khích trí thức trẻ tình nguyện lên miền núi làm việc lâu dài hay có kỳ hạn. (5) Động viên, tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm, quyền lợi chính trị của mỗi cán bộ và ngƣời dân tham gia vào công cuộc phát triển các xã vùng ĐBKK tỉnh Quảng Ninh. 3.2.3. Nhóm giải pháp về việc tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 3.2.3.1. Giải pháp về tạo vốn và tín dụng ưu đãi đối với người nghèo: (1) Thực hiện tốt các chính sách tín dụng, phát triển tín dụng, thƣơng mại, phát huy hiệu quả của Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (2) Ƣu tiên tập trung vốn tín dụng đầu tƣ dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia cho một số đơn vị sản xuất kinh doanh theo đối tƣợng ƣu tiên, nhất là các doanh nghiệp đầu tƣ vào các xã ĐBKK. Chủ động hƣớng dẫn, ƣu tiên cho ngƣời dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn với mức lãi suất cho vay ƣu đãi để sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, phải có cơ chế giám sát đƣợc đối tƣợng vay vốn, thiết lập cơ chế để ngƣời vay tham gia tiết kiệm vốn làm ăn có hiệu quả. 3.2.3.2. Giải pháp về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở đối với hộ nghèo: (1) Tỉnh cần bố trí đủ vốn để thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nƣớc sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh; (2) Đối với các hộ nghèo khác có khó khăn về nhà ở, tỉnh nên áp dụng cơ chế tƣơng trợ lẫn nhau trong gia đình, dòng họ, cộng đồng cùng với sự hỗ trợ một phần của ngân sách địa phƣơng. (3) Tổ chức kiểm tra lại tình hình quản lý và sử dụng đất đai của các cấp, các ngành đƣợc giao quyền sử dụng đất. Có phƣơng án thu hồi đất từ các doanh nghiệp đƣợc giao đất nhƣng làm ăn kém hiệu quả, lãng phí đất; mở thêm vùng đất hoang hoá đƣa vào sản xuất, tạo quỹ đất giải quyết cho hộ nghèo.... để có thêm quỹ đất, rừng giao cho ngƣời dân. (4) Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng gắn với quy hoạch bố trí lại dân cƣ trong vùng có nguy cơ sạt lở khi mƣa lũ. Thực hiện chính sách lợi ích bảo vệ 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2