intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Cải thiện cơ cấu vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1 - một số vấn đề lý luận về huy động vốn của ngân hàng thương mại, chương 2 - Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á và Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Cải thiện cơ cấu vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN<br /> HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> 1.1 Vài nét khái quát về chức năng và hoạt động của Ngân hàng thương mại<br /> Theo Luật các Tổ chức tín dụng của Việt Nam, “NHTM là loại hình TCTD được<br /> thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. Trong đó,<br /> “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung<br /> thường xuyên là nhận gửi, sử dụng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ<br /> thanh toán”<br /> Ngân hàng là một tổ chức có những chức năng sau: trung gian tài chính với hoạt<br /> động chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư, dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi<br /> thiếu vốn; chức năng tạo phương tiện thanh toán; và chức năng trung gian thanh toán.<br /> Với những chức năng trên, các hoạt động của Ngân hàng thương mại bao gồm: huy<br /> động vốn, cho vay và đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, cung cấp các tài khoản giao dịch và<br /> thực hiện thanh toán, bảo lãnh, và một số hoạt động khác như cho thuê thiết bị, bảo quản<br /> tài sản hộ, cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, môi giới chứng khoán.<br /> 1.2 Vốn và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại<br /> Vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động được<br /> để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng.<br /> Vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Vốn ban đầu là<br /> điều kiện để ngân hàng được phép hoạt động kinh doanh theo luật định, ngoài ra, các<br /> nguồn vốn huy động được cho phép ngân hàng có nguồn để cho vay, đầu tư vào giấy tờ<br /> có giá, tài sản và cho vay phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế của đất nước.<br /> Vốn của NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động và vốn vay. Vốn huy động<br /> là phần vốn ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Ngoài ra, trong<br /> quá trình hoạt động, ngân hàng còn thực hiện vay vốn từ NHNN hoặc các TCTD khác để<br /> đảm bảo thanh khoản.<br /> Đê có vốn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, NHTM phải huy động vốn. Hoạt<br /> động huy động vốn của NHTM là việc sử dụng các công cụ, cách thức, phương pháp và<br /> chương trình cụ thể nhằm thu hút sự chú ý của các cá nhân, tổ chức, và từ đó gửi tiền vào<br /> <br /> ngân hàng. Với vai trò trung gian tài chính của nền kinh tế, hoạt động huy động vốn đóng<br /> vai trò vô cùng quan trong đối với cả NHTM, khách hàng gửi tiền và nền kinh tế.<br /> Các hình thức huy động vốn của NHTM bao gồm: huy động vốn từ tiền gửi của các<br /> tổ chức kinh tế, cá nhân trong cả nước (gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm,<br /> tiền gửi có kỳ hạn), huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá, vay từ các tổ chức<br /> tín dụng khác, vay của NHTW.<br /> 1.3 Đánh giá kết quả huy động vốn của NHTM<br /> Để đánh giá kết quả huy động vồn của NHTM, ta sử dụng một số chỉ tiêu sau:<br /> -<br /> <br /> Quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động<br /> <br /> -<br /> <br /> Chi phí huy động vốn và mức tiết kiệm chi phí huy động vốn<br /> <br /> -<br /> <br /> Tỷ lệ sử dụng vốn huy động<br /> <br /> -<br /> <br /> Chênh lệch lãi suất huy động – cho vay<br /> <br /> -<br /> <br /> Mức thanh khoản của vốn huy động<br /> <br /> 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của NHTM<br /> Hoạt động huy động vốn của NHTM chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố chủ quan và<br /> khách quan. Các nhân tổ chủ quan gồm: các hình thức huy động vốn của ngân hàng,<br /> chính sách lãi suất huy động, năng lực và trình độ cán bộ ngân hàng, công nghệ ngân<br /> hàng, các dịch vụ ngân hàng cung ứng, chiến lược truyền thông của ngân hàng, mạng<br /> lưới ngân hàng, năng lực tài chính và uy tín của ngân hàng. Các nhân tố khách quan gồm:<br /> môi trường pháp lý, môi trường kinh tế xã hội, và tâm lý, thói quen của khách hàng.<br /> <br /> CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG<br /> MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á<br /> 2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á<br /> Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) – tiền thân là Ngân hàng TMCP Hải<br /> Phòng, được thành lập ngày 25/03/1994 tại Hải Phòng. Qua hơn 17 năm hoạt động và<br /> <br /> phát triển, SeABank đã tăng vốn điều lệ lên 5.335 tỷ đồng, trở thành một trong tám ngân<br /> hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.<br /> Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp gồm: sản phẩm huy động vốn, sản phẩm<br /> tín dụng, sản phẩm thanh toán và tài trợ thương mại, các sản phẩm thẻ, kinh doanh ngoại<br /> hối và các sản phẩm khác như chi trả lương hộ doanh nghiệp, đầu tư chứng khoán…<br /> 2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông<br /> Nam Á<br /> 2.2.1 Quy mô huy động vốn<br /> Năm 2008 là năm nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát cao, huy động vốn của<br /> NHTM vì thế bị giảm sút. công tác huy động vốn của SeABank cũng không tránh khỏi<br /> khó khăn chung của nền kinh tế, so với năm 2007, mức huy động giảm hơn 20% (tương<br /> đương 2.161,7 tỷ đồng). Tuy nhiên, từ năm 2008 trở đi, nguồn vốn huy động của<br /> SeABank không ngừng tăng trưởng trên cả TT1 và TT2. Đến tháng 6 năm 2011, huy<br /> động vốn từ TT1 đạt 26.627 tỷ đồng, tăng 310,26% so với năm 2008, huy động vốn từ<br /> TT2 đạt 19.773 tỷ, tăng 243,78%.<br /> Ngoài ra, do nhu cầu sử dụng vốn tăng cao, từ năm 2010, SeABank bắt đầu sử dụng<br /> công cụ nghiệp vụ thị trường mở để vay Ngân hàng nhà nước. Cuối năm 2010, số vốn<br /> vay HNNN của SeABank là hơn 8.879 tỷ, đến tháng 6 năm 2011, là 7.155 tỷ.<br /> 2.2.2 Cơ cấu huy động vốn<br /> Theo hình thức gửi tiền, nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn<br /> tại SeABank luôn chiếm tỷ trọng lớn. Trong đó tiền gửi tiết kiệm luôn có tỷ trọng cao<br /> nhất, dao động từ 40-61%. Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu tiền<br /> gửi của SeABank, chiếm tỷ trọng từ 28% đến 52%. Tuy nhiên, do đặc điểm về chu kỳ<br /> hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn tiền này thường dao động, không ổn định. Từ năm<br /> 2009, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng giảm dần. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ<br /> trọng thấp nhất, từ 4% đến 31% tổng huy động từ TT1.<br /> Phân theo loại tiền, tiền gửi bằng VND luôn là nguồn vốn chủ yếu, luôn chiếm hơn<br /> 70% tổng huy động từ TT1. Tiền gửi ngoại tệ chủ yếu là USD và EUR, tỷ trọng dưới<br /> 30%.<br /> Theo đối tượng gửi tiền, tiền gửi của cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn tiền gửi<br /> của tổ chức. Cuối năm 2010 và tháng 6 năm 2011, tiền gửi của cá nhân bằng đều bằng<br /> <br /> 171,4% tiền gửi của tổ chức. Tỷ lệ này phản ánh đúng định hướng phát triển của<br /> SeABank, đó là hướng đến đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp<br /> vừa vả nhỏ, trở thành một ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam.<br /> Theo kỳ hạn, nguồn huy động của SeABank chủ yếu là nguồn ngắn hạn. Tiền gửi có<br /> kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng rất cao, từ 44% đến 75% và có xu hướng ngày càng<br /> tăng. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng thường xuyên dao động. Năm 2009 chỉ chiếm 4%,<br /> đến năm 2010 tăng lên 31%, tháng 3 năm 2011 là 48%, nhưng đến tháng 6 năm 2011 lại<br /> chỉ còn 15%. Tiền gửi không kỳ hạn có tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu huy động của<br /> SeABank.<br /> 2.2.3 Hình thức huy động vốn<br /> Để mở rộng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và các tổ<br /> chức kinh tế xã hội, SeABank phát triển nhiều hình thức huy động, gồm: Huy động vốn<br /> thông qua tiền gửi thanh toán, huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế,<br /> huy động từ tiết kiệm dân cư, vay các tổ chức tín dụng khác và vay NHNN. Trong những<br /> năm gần đây, do số lượng giao dịch thanh toán ngày càng phát triển, nguồn tiền vay từ<br /> các TCTD khác tại SeABank không ngừng tăng lên. Đồng thời, từ năm 2010, SeABank<br /> bắt đầu vay NHNN, tuy nhiên tỷ trọng không đáng kể, chiếm từ 11-17% tổng huy động.<br /> 2.2.4 Các chính sách và biện pháp chính về huy động vốn được áp dụng ở Ngân<br /> hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á<br /> 2.2.4.1 Chính sách marketing<br /> Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động Marketing, SeABank trong những<br /> năm vừa qua rất chú trọng đến việc quảng bá hình ảnh, sản phẩm của mình. Hoạt động<br /> quảng cáo được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo<br /> giấy, báo điện tử, bằng nhiều hình thức: băng rôn, áp phích, kẹp tờ rơi vào các báo, tạp<br /> chí, gửi thư trực tiếp, gửi tin nhắn, tài trợ các chương trình phúc lợi xã hội… Ngoài ra,<br /> nắm bắt được tâm lý khách hàng bao giờ cũng quan tâm tới những đợt khuyến mãi,<br /> SeABank đã đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau, đem lại lợi ích thiết thực cho<br /> khách hàng.<br /> 2.2.4.2 Chính sách chăm sóc khách hàng<br /> Công tác chăm sóc khách hàng được SeABank rất chú trọng. Các giao dịch viên<br /> phải luôn tạo cho các khách hàng cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng, tư vấn,<br /> <br /> giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng một cách đầy đủ, chu đáo, xây<br /> dựng văn hoá giao dịch của ngân hàng. Bên cạnh thu hút khách hàng mới, SeABank cũng<br /> rất chú trọng đến việc duy trì mở rộng mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, có<br /> chính sách ưu đãi riêng về dịch vụ, lãi suất đối với các khách hàng này.<br /> 2.2.4.3 Chính sách lãi suất<br /> Chính sách lãi suất của SeABank cũng rất linh hoạt, nhanh chóng thay đổi để đáp<br /> ứng nhu cầu của thị trường và tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng nhà nước. Mỗi sản<br /> phẩm huy động được ban hành với nhiều kỳ hạn và lãi suất tương ứng để đáp ứng các<br /> nhu cầu đa dạng của khách hàng.<br /> 2.2.4.4 Chính sách sản phẩm<br /> Ngoài các sản phẩm truyền thống như tiết kiệm thường, tiết kiệm bậc thang, tiết<br /> kiệm 36 tháng lãi suất thả nổi, SeABank thường xuyên ban hành các chương trình huy<br /> động tiết kiệm ngắn hạn vào các dịp lễ truyền thống của Việt Nam. Trong năm 2011,<br /> SeABank đã nghiên cứu và ban hành sản phẩm Tiết kiệm thông minh (SeASave Smart)<br /> với lãi suất ưu đãi, khách hàng có thể rút bất kỳ lúc nào mà vẫn được hưởng nguyên lãi<br /> suất cho số ngày thực gửi.<br /> 2.2.4.5 Chính sách phát triển mạng lưới<br /> Mở rộng mạng lưới kênh phân phối là một trong những biện pháp hữu hiệu để tăng<br /> cường huy động vốn, và là một trong những chiến lược ưu tiên phát triển của SeABank.<br /> Trong năm 2010, mạng lưới điểm giao dịch của SeABank đã tăng lên 104 điểm trên toàn<br /> quốc với nhiều điểm giao dịch được mở mới tại các khu vực kinh tế trọng điểm. Các<br /> điểm giao dịch được kết nối trực tiếp với nhau do đó các giao dịch của ngân hàng luôn<br /> được thực hiện nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.<br /> 2.2.5 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại cổ<br /> phần Đông Nam Á<br /> Hoạt động huy động vốn của SeABank những năm qua đã đạt được những kết quả<br /> đáng khích lệ. Quy mô nguồn vốn huy động từ thị trường 1 và thị trường 2 không ngừng<br /> tăng lên qua các năm. Huy động vốn từ thị trường 1 và thị trường 2 tính đến tháng 6 năm<br /> 2011 đều tăng hơn 2 lần so với năm 2007. Phân tích theo cơ cấu huy động vốn, nguồn<br /> huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn đã tăng gần 3,5 lần. Theo đối tượng<br /> gửi tiền, tiền gửi cá nhân gấp 1,7 lần tiền gửi từ tổ chức. Trong giai đoạn từ 2007 đến<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2