TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Tính cấp thiết của đề tài<br />
Huy động vốn để đảm bảo cho hoạt động chính là một trong những yêu cầu sống<br />
còn đối với ngân hàng. Vấn đề này đang được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là sau khi<br />
Ngân hàng Nhà nước cho phép thành lập các chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài<br />
tại Việt Nam, cạnh tranh càng trở lên khốc liệt hơn bao giờ hết. Lượng vốn ngân hàng<br />
dùng để kinh doanh là rất lớn, trong đó chỉ có một phần nhỏ là vốn của bản thân ngân<br />
hàng, còn lại đều là vốn huy động từ bên ngoài: vốn Nhà nước cấp, vốn đi vay, vốn huy<br />
động từ tiền gửi của cá nhân và các tổ chức kinh tế khác trong nền kinh tế. Với các nguồn<br />
vốn nêu trên, vốn huy động từ dân cư đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của<br />
Ngân hàng, không chỉ bởi tính dồi dào, dễ tiếp cận hơn so với các nguồn vốn đi vay, mà<br />
còn vì đây là nguồn vốn có tính chất thường xuyên, tương đối ổn định và chi phí vốn<br />
cũng ổn định, ít biến động lớn. Xuất phát từ những nhận định trên em đã chọn đề tài<br />
“Giải pháp huy động tiền gửi dân cư của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Maritime<br />
bank” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Xác định vai trò của nguồn vốn huy động từ dân cư và các yếu tố ảnh<br />
hưởng tới hoạt động huy động vốn đối với Maritimebank. Phân tích và đánh giá<br />
ưu nhược điểm các chính sách, hoạt động huy động tiền gửi dân cư cùng với<br />
nguyên nhân. Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế trong<br />
hoạt động huy động tiền gửi dân cư của Maritime Bank.<br />
Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động tiền gửi dân cư.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Huy động tiền gửi dân cư tại Maritimebank trong<br />
khoảng thời gian 2008-2012.<br />
<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN<br />
<br />
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN<br />
GỬI DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
Tổng quan tiền gửi dân cư<br />
Đưa ra các khái niệm liên quan đến tiền gửi dân cư, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi<br />
thanh toán; Vai trò của hoạt động huy động tiền gửi dân cư đối với nền kinh tế, với ngân<br />
hàng và người gửi tiền; Các hình thức huy động tiền gửi dân cư như tiền gửi tiết kiệm<br />
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, vốn<br />
huy động qua phát hành giấy tờ có giá.<br />
Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động tiền gửi dân cư: Quy mô huy động<br />
vốn, cơ cấu huy động vốn, chi phí huy động vốn tiền gửi.<br />
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi dân cư: Môi trường<br />
kinh tế xã hội; Các yếu tố cạnh tranh; Chính sách pháp luật của Nhà nước; Phong tục tập<br />
quán; Quy mô của ngân hàng; Uy tín của Ngân hàng; Chính sách lãi suất huy động; Dịch<br />
vụ ngân hàng cung ứng; Sự đa dạng các hình thức huy động vốn; Trình độ chuyên môn<br />
và thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng; Hoạt động Marketing của Ngân hàng; Hoạt<br />
động sử dụng vốn của Ngân hàng.<br />
Kinh nghiệm huy động tiền gửi dân cư của một số ngân hàng thương mại tại Việt<br />
Nam. Một số ngân hàng có nhiều chương trình khuyến mại, ở một số ngân hàng khác dù<br />
rằng không có chủ trương về khuyến mại rầm rộ, nhưng khách hàng đến gửi tiền nhiều<br />
cũng được tặng quà tăng, nhỏ thì cốc, đĩa thủy tinh, nước xả vài, áo mưa, lớn hơn thì bộ<br />
bát sứ, mũ bảo hiểm, thẻ mua hàng…tùy thuộc số tiền gửi là bao nhiêu, kỳ hạn ngắn hay<br />
dài…Qua tìm hiểu thực tế tại một số ngân hàng và báo cáo tài chính các ngân hàng đã<br />
niêm yết trên thị trường chứng khoán, tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn từ 1 - 3 tháng chiếm<br />
phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu huy động vốn. Nguyên nhân là bởi lãi suất cào bằng ở mức<br />
9% cho các kỳ hạn từ 1 – 12 tháng nên nhiều người có tâm lý gửi kỳ hạn ngắn để có thể<br />
rút ra bất cứ lúc nào.<br />
<br />
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI DÂN<br />
CƯ TẠI MARITIMEBANK<br />
<br />
Giới thiệu Ngân hàng Maritime Bank: Lịch sử hình thành và phát<br />
triển: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức<br />
thành lập theo Giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc<br />
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính<br />
thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng. Ban<br />
đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi<br />
nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Thành<br />
phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng<br />
thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với<br />
khách hàng. Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản<br />
đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng<br />
từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch<br />
trên toàn quốc.<br />
Tầm nhìn chiến lược, sứ mệnh và giá trị cốt lõi<br />
Tầm nhìn: Trở thành một trong những ngân hàng thương mại tốt nhất Việt<br />
Nam.<br />
Sứ mệnh: Cung cấp cho Khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất dựa trên<br />
nhu cầu của Khách hàng;Tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và cơ hội phát<br />
triển sự nghiệp cho cán bộ nhân viên; Đem lại lợi ích bền vững cho cổ đông thông qua<br />
việc tập trung triển khai chiến lược kinh doanh dựa trên các chuẩn mực quốc tế;<br />
Cam kết hành động : Hướng tới mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng cổ<br />
phần lớn nhất Việt Nam, Maritime Bank luôn kiên trì thực hiện theo những tiêu chí mà<br />
Ngân hàng đã cam kết.<br />
<br />
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Maritime Bank<br />
<br />
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng: Tính đến cuối năm 2011, tổng<br />
huy động vốn của Maritime Bank đạt 85.125 tỷ đồng tăng xấp xỉ 4% so với năm<br />
2010. Trong đó khả năng huy động vốn tiền gửi của Maritime Bank ngày một<br />
tăng. Năm 2009 là một năm biến chuyển lớn của Maritime Bank trong công tác<br />
huy động tiền gửi dân cư, tổng nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 16.977 tỷ đồng<br />
tăng 112% so với năm 2008. Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động từ dân cư đạt<br />
20.226tỷ VNĐ tăng 19% so với năm 2009. Trên đà phát triển, tính đến hết ngày<br />
31/12/2011, tổng huy động từ dân cư của Maritime Bank đạt 24.527 tỷ đồng, tăng<br />
21% so với năm 2010.<br />
Hoạt động cho vay của Ngân hàng: Hoạt động cho vay được chú trọng đối với<br />
khách hàng doanh nghiệp lớn, nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động<br />
tín dụng của Maritime Bank. Trong năm qua, Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác tài trợ<br />
vốn cho các chương trình kinh tế lớn, trọng điểm của đất nước, đóng vai trò quan trọng<br />
trong việc cung ứng vốn cho các ngành kinh tế giàu tiềm năng phát triển như khai<br />
khoáng, xăng dầu, vận tải biển...Bên cạnh đó, công tác kiểm soát tín dụng đối với khách<br />
hàng doanh nghiệp lớn cũng luôn được Martime Bank chú trọng trên tổng dư nợ, tốc độ<br />
tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao, hiệu quả, an toàn và bền vững. Tại<br />
thời điểm cuối năm 2010, tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống thực tế đạt gần 32.180 tỷ<br />
đồng. Trong đó tín dụng doanh nghiệp đạt 28,480 tỷ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, xấp xỉ 90%<br />
trên tổng dư nợ, đạt mức tăng trưởng 40%/năm.<br />
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Maritime Bank: Nhìn chung kết<br />
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng khá tốt, tổng thu luôn lớn hơn<br />
tổng chi. Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để cắt giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận.<br />
Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 1.518,1 tỷ đồng tăng 51% so với lợi nhuận trước<br />
thuế năm 2009. Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 1.036,6 tỷ đồng. Tính đến ngày 31<br />
tháng 12 năm 2011, vốn chủ sở hữu của Maritime Bank đạt 9.499 tỷ tăng 50% so với<br />
mức vốn 6.327 tỷ của năm 2010. Trong đó vốn điều lệ đã tăng từ 5.000 tỷ lên 8.000 tỷ<br />
qua hai đợt tăng vốn.<br />
<br />
Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi dân cư của NH MaritimeBank<br />
Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi dân cư của NH<br />
MaritimeBank: chính sách thu hút khách hàng, chính sách sản phẩm, chính<br />
sách lãi suất.<br />
Các hình thức huy động tiền gửi dân cư: Tiết kiệm thông thường; Tiết kiệm Vạn<br />
Toàn; Tiết kiệm Ong vàng; Tiết kiệm An Phú Thuận.<br />
<br />
Tổ chức thực hiện huy động vốn tại ngân hàng Maritime Bank: Xây dựng<br />
mạng lưới điểm giao dịch; Hoạt động tuyên truyền, quảng cáo; Thu hút và đào tạo<br />
cán bộ<br />
Phát triển quy mô huy động vốn từ dân cư tại ngân hàng<br />
Cơ cấu huy động vốn từ dân cư tại ngân hàng Maritime Bank: Cơ cấu huy<br />
động vốn từ dân cư theo kỳ hạn; Cơ cấu huy động vốn từ dân cư theo loại tiền; Chi<br />
phí huy động tiền gửi dân cư tại Maritime Bank<br />
Sự đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Maritime Bank: tiến<br />
hành điều tra thăm dò theo phương pháp thống kê thông qua Phiếu khảo sát nghiên<br />
cứu các thông tin đánh giá trả lời của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ tại ngân<br />
hàng về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng và thuận tiện khi giao dịch<br />
tại ngân hàng Maritime Bank.<br />
<br />
Đánh giá khái quát hoạt động huy động tiền gửi dân cư<br />
Những kết quả đạt được về quy mô huy động vốn, cơ cấu huy động vốn và<br />
nguyên nhân.<br />
Những hạn chế: Nguồn vốn huy động tập trung hầu hết vào các khách hàng doanh<br />
nghiệp lớn, tiền gửi tiết kiệm từ dân cư còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn, chưa<br />
tương xứng với mạng lưới và quy mô hoạt động của các điểm giao dịch, các quỹ tiết<br />
kiệm, Chi phí huy động vốn tương đối cao, Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng<br />
vốn chưa hợp lý, Nguồn vốn không kỳ hạn còn thấp, Thị phần của ngân hàng còn eo hẹp,<br />
<br />