CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN<br />
ĐẾN ĐỀ TÀI<br />
Từ khi gia nhập WTO hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những<br />
sự thay đổi tích cực cả về chất và về lượng. Với việc gia nhập tổ chức thương mại<br />
này, các Ngân hàng Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển hơn tuy nhiên<br />
kèm theo đó là cuộc cạnh tranh khốc liệt mang tính toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh<br />
vực tài chính ngân hàng, với việc xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng có vốn<br />
100% nước ngoài. Đứng trước sự cạnh tranh đó, các ngân hàng Việt Nam không<br />
còn cách nào khác là phải tìm ra cho riêng mình những chính sách phù hợp để thu<br />
hút khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh để chiếm thị phần. Trong các cạnh tranh<br />
ấy, cạnh tranh về nguồn vốn huy động cũng đang diễn ra khá gay gắt. Vì vốn là<br />
nhân tố đầu tiên, nhân tố trung tâm và đồng thời là nhân tố quyết định đến mọi<br />
hoạt động của các hoạt động kinh tế nói chung và của ngân hàng thương mại nói<br />
riêng.<br />
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- CN Vinh là chi nhánh cấp một<br />
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay<br />
gắt trên một địa bàn dân cư nhỏ hẹp. Cũng xuất phát từ việc nhận thức được vai trò<br />
quan trọng của vốn huy động, trong những năm gần đây Ngân hàng Ngoại Thương<br />
Việt Nam- Chi nhánh Vinh đã có những kế hoạch thu hút vốn dài hạn và đã đạt<br />
được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những khó khăn<br />
chung trong công tác huy động vốn. Vì vậy nâng cao hiệu quả huy động vốn là vấn<br />
đề được Ngân hàng Ngoại Thương Vinh quan tâm trong thời gian sắp tới. Để giải<br />
quyết được vấn đề này, cần xuất phát từ những vấn đề mang tính lý luận, phân tích<br />
đánh giá thực trạng, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn<br />
tại Ngân hàng Ngoại Thương Vinh, cùng tìm ra các giải pháp trên cở sở các yếu tố<br />
đó.<br />
Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này ,tôi chọn<br />
tìm hiểu về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại Thương Vinh và chọn<br />
nghiên cứu đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại<br />
VIETCOMBANK- chi nhánh Vinh ”<br />
<br />
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và tra cứu trên các phương tiện thông tin<br />
và thư viện, các website, báo, tạp chí và một số nguồn thông tin khác cho thấy<br />
trong thời gian gần đây, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động huy<br />
động vốn, hiệu quả huy động vốn và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả<br />
hoạt động huy động vốn. Tác giả đã chọn lọc nghiên cứu một số đề tài về nâng cao<br />
hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại của một số tác giả, qua việc tìm<br />
hiểu, phân tích các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn, cho<br />
đến nay, về cơ bản các công trình đã nghiên cứu được các vấn đề sau:<br />
- Những lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn, hiệu quả huy động vốn<br />
trong NHTM và có những định hướng nhằm phục vụ mục tiêu nghiên cứu của từng<br />
đề tài.<br />
- Các chỉ tiêu hiệu quả được nghiên cứu sâu và đưa ra được một số giải pháp<br />
mang tính khái quát và có thể áp dụng chung cho hệ thống các NHTM Việt Nam<br />
nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn<br />
- Môi trường nghiên cứu: chủ yếu là tại chi nhánh của một Ngân hàng thương<br />
mại cổ phần trên các địa bàn các tỉnh lớn, tại Hội sở chính.<br />
Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về hiệu quả huy động vốn:<br />
- Nghiên cứu hiệu quả huy động vốn của một ngân hàng TMCP tại tỉnh Nghệ<br />
An<br />
- Luận văn đưa ra các giải pháp cụ thể, mang tính thực tiễn cao, sâu sát<br />
với thực trạng huy động vốn tại NH Ngoại Thương VN- CN Vinh<br />
CHƯƠNG 2<br />
HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN<br />
HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
2.1. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại<br />
Luận văn nêu khái niệm về vốn của NHTM, đặc điểm các nguồn vốn huy<br />
động của NHTM, vai trò của việc huy động vốn<br />
Hoạt động huy động vốn của các NHTM là hoạt động mà trong đó các ngân<br />
hàng này tìm kiếm nguồn vốn khả dụng từ các chủ thể khác nhằm mục đích kinh<br />
doanh. Nguồn vốn huy động của NHTM gồm có:<br />
<br />
- Vốn chủ sở hữu<br />
- Nguồn tiền gửi<br />
- Nguồn tiền vay<br />
- Nguồn khác<br />
Phân tích vai trò của hoạt động huy động vốn trong NHTM dưới một vài khía<br />
cạnh sau:<br />
- Huy động vốn là cơ sở của hoạt động ngân hàng<br />
- Huy động vốn quyết định đến quy mô và khả năng mở rộng hoạt động kinh<br />
doanh<br />
- Huy động vốn quyết định đến khả năng thanh toán của NHTM<br />
- Huy động vốn quyết định đến khả năng cạnh tranh của NHTM<br />
2.2. Hiệu quả huy động vốn của NHTM<br />
Luận văn nêu khái niệm hiệu quả huy động vốn: Hiệu quả huy động vốn được<br />
thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Đó<br />
chính là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý.<br />
Tuy vậy để đưa ra một khái niêm đúng về hiệu quả huy động vốn không phải<br />
là dễ, bởi lẽ mỗi khái niệm đưa ra đòi hỏi phải chỉ ra nó xuất phát từ đâu trên quan<br />
điểm nào: của ngân hàng, quan điểm của xã hội.<br />
Luận văn đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM như<br />
sau:<br />
- Quy mô nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn và sự phù hợp giữa mục đích huy<br />
động và yêu cầu sử dụng vốn<br />
+ Quy mô nguồn vốn của ngân hàng trong một thời kỳ có thể được ước lượng<br />
như sau: Quy mô nguồn vốn = Tổng số dư nguồn vốn theo từng loại hình huy động<br />
x Thị phần của ngân hàng theo từng loại hình huy động<br />
+ Cơ cấu nguồn vốn được chia theo: loại nguồn, loại tiền, loại hình, kỳ hạn<br />
+ Sự phù hợp giữc mục đích huy động và yêu cầu sử dụng vốn được phản ánh<br />
qua các chỉ tiêu: tương quan về quy mô, tương quan về cơ cấu, tương quan về lãi<br />
suất, tương quan về thu nhập- chi phí<br />
- Chi phí huy động vốn/ Quy mô huy động<br />
Chỉ tiêu này được chia ra làm hai chỉ tiêu khác, đó là:<br />
<br />
+ Chi phí trả lãi/ Tổng vốn huy động<br />
+ Chi phí phi trả lãi/ Tổng vốn huy động<br />
- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ( NIM)<br />
NIM được tính như sau:<br />
NIM = ( Thu nhập cho vay và đầu tư - Chi trả lãi) / Tổng TS Có sinh lời bình<br />
quân<br />
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM<br />
Các nhân tố chủ quan gồm có:<br />
- Quan điểm của lãnh đạo Ngân hàng về huy động vốn<br />
- Uy tín của ngân hàng<br />
- Đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên Ngân<br />
hàng<br />
- Cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng<br />
- Các hình thức huy động vốn và sự tích hợp các tiện ích<br />
Các nhân tố khách quan bao gồm:<br />
- Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội<br />
- Tâm lý dân cư<br />
- Sự cạnh tranh từ các đối thủ<br />
- Biến động thị trường vàng, bất động sản<br />
CHƯƠNG 3<br />
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETCOMBANKCN VINH<br />
3.1. Tổng quan về Vietcombank- CN Vinh<br />
* Luận văn giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển:<br />
Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Vinh được thành<br />
lập theo Quyết định số 15/NH-QĐ ngày 01/7/1989 của Tổng giám đốc Ngân hàng<br />
Ngoại thương Việt Nam, tiền thân là Phòng Ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước<br />
tỉnh Nghệ An. Khi mới thành lập, đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh chỉ có<br />
20 người vừa chuyển từ cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh nên bước đầu<br />
còn thiếu thốn; nguồn vốn hoạt động ít; cơ sở vật chất hầu như chưa được đầu tư,<br />
<br />
văn phòng làm việc phải đi thuê, công cụ lao động chủ yếu là các phương tiện làm<br />
việc thủ công. Bước vào hoạt động kinh doanh với biết bao khó khăn thiếu thốn<br />
như vậy nhưng đã được sự quan tâm, chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại thương Trung<br />
ương, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, sự giúp đỡ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng các<br />
ngành chức năng trên địa bàn tạo điều kiện giúp Chi nhánh từng bước trưởng thành<br />
và ngày càng phát triển lớn mạnh, tạo được vị thế và niềm tin đối với đông đảo<br />
khách hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.<br />
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chủ<br />
trương thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Ngày 02/08/2008, Ngân<br />
hàng Ngoại thương Việt nam đã thực hiện việc cổ phần hóa và chính thức chuyển<br />
sang hoạt động theo cơ chế Ngân hàng thương mại cổ phần. Ngân hàng Ngoại<br />
thương Việt Nam chi nhánh Vinh cũng chính thức hoạt động với tên gọi là Ngân<br />
hàng TMCPNT Việt nam chi nhánh Vinh.<br />
Sau hơn 23 năm hoạt động, Chi nhánh VCB Vinh đã trở thành một Ngân hàng<br />
lớn mạnh nhất trên địa bàn, đội ngũ cán bộ công nhân viên đã lên đến 130 người.<br />
Lúc này, chi nhánh VCB Vinh có thể nói đã ở tuổi trưởng thành, cán bộ lãnh đạo<br />
có nhiều kinh nghiệm quản lý điều hành hoạt động của chi nhánh. Đội ngũ cán bộ<br />
nhân viên nghiệp vụ có trình độ đại học chuyên nghành kinh tế phù hợp, trên 50%<br />
cán bộ công nhân viên có trên 05 năm công tác với nghiệp vụ vững vàng và kinh<br />
nghiệm làm việc. Tổ chức mạng lưới tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với mô<br />
hình hoạt động ngân hàng hiện đại<br />
Về cơ cấu tổ chức:Về mạng lưới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng TMCP<br />
Ngoại Thương VN- CN Vinh gồm 01 Chi nhánh và 04 phòng giao dịch trực thuộc.<br />
* Luận văn khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của VCB Vinh giai<br />
đoạn 2007-2011<br />
- Về hoạt động huy động vốn:<br />
Phân tích biến động tổng nguồn vốn huy động qua các năm, cho thấy nguồn<br />
vốn huy động của VCB Vinh khá dồi dào và tăng qua các năm, đặc biệt là năm<br />
2009, 2010 tăng tương ứng 26,77% và 39,33%.<br />
- Về hoạt động cho vay và đầu tư:<br />
Hoạt động tín dụng tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 10%. Doanh số<br />
<br />