i<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1.<br />
<br />
Tính cấp thiết của đề tài<br />
<br />
Trường Đại học Y tế công cộng là đơn vị sự nghiệp có thu, sau hơn bốn năm<br />
thực hiện Nghị định 43 của Chính phủ, đến nay trường đã rất tích cực cải cách và đổi<br />
mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, đã chủ động<br />
khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối<br />
thu chi đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trong<br />
thời gian qua trường Đại học Y tế Công Cộng đã không ngừng phát triển và xây dựng<br />
trường theo mô hình một trường Đại học đa ngành, đa cấp với các đặc thù về khoa<br />
học công nghệ, kinh tế - xã hội, ngoại ngữ…vì vậy nhu cầu về đổi mới cơ chế quản lý<br />
trong công tác tài chính là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.<br />
Xuất phát từ do trên đây, việc nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác<br />
quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng” mong muốn tìm hiểu thực trạng<br />
quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng và đưa ra một số giải pháp nhằm<br />
hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại đơn vị này, đồng thời hướng tới mục tiêu tự chủ<br />
tài chính phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và của Nhà trường.<br />
2.<br />
<br />
Mục tiêu của luận văn<br />
<br />
-<br />
<br />
Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính trong<br />
<br />
các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu cho đến nay<br />
-<br />
<br />
Trình bày cơ sở lý luận cơ bản về quản lý tài chính trong các đơn vị hành<br />
<br />
chính sự nghiệp có thu<br />
-<br />
<br />
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trường Đại<br />
<br />
học Y tế công cộng để chỉ ra những mặt đạt được và những điểm còn hạn chế của<br />
quản lý tài chính tại Trường Đại học Y tế công cộng trong thời gian qua.<br />
-<br />
<br />
Khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế quản lý tài chính<br />
<br />
tại Trường Đại học Y tế công cộng.<br />
3.<br />
<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
<br />
4.<br />
<br />
Các phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
ii<br />
<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN<br />
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP<br />
<br />
1.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu<br />
Qua quá trình tìm hiểu thực tế và tra cứu tại thư viện, các website tác giả đã<br />
tìm thấy các kết quả nghiên cứu về quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự<br />
nghiệp có thu như sau:<br />
Nguyễn Thị Loan (2010), luận văn Thạc sỹ: “Hoàn thiện công tác quản lý tài<br />
chính tại Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa”. hay, (2008) luận văn Thạc sỹ:<br />
“Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công Đoàn”. Cả hai đề tài<br />
trên đều đã đề cập đến cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự<br />
nghiệp có thu, đồng thời đánh giá được thực trạng công tác quản lý tài chính tại đơn<br />
vị. Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính<br />
tại đơn vị nhưng chưa đầy đủ.<br />
1.2 Xác định lỗ hổng cần tiếp tục nghiên cứu.<br />
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính tại các trường đại<br />
học công lập như các khái niệm, bản chất của quản lý tài chính, các nhân tố ảnh<br />
hưởng đến công tác quản lý tài chính; đặc biệt luận văn đi sâu vào phân tích các yếu<br />
tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính; đồng thời luận văn cũng đưa ra kinh<br />
quản lý tài chính tại một số trường đại học công lập trong và ngoài nước.<br />
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại<br />
Trường đại học Y tế công cộng.<br />
Thứ ba, nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về công quản lý tài chính…<br />
nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường đại học Y tế công cộng.<br />
<br />
iii<br />
<br />
Chương 2<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH<br />
TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP<br />
<br />
2.1 Đặc điểm hoạt động của các trường đại học công lập Việt Nam<br />
2.2 Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập Việt Nam<br />
2.3 Các yếu tố tác động đến quản lý tài chính tại các trường đại học<br />
công lập Việt Nam.<br />
2.3.1 Công tác huy động nguồn thu của đơn vị<br />
2.3.2 Chính sách của nhà nước<br />
Mọi hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu đều phải tuân theo Luật<br />
ngân sách nhà nước, luật kế toán, các văn bản hướng dẫn của nhà nước có liên<br />
quan. Để từ đó có thể quản lý, sử dụng nguồn thu một cách chặt chẽ và hiệu quả,<br />
đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao và thực hiện tốt<br />
vai trò của các đơn vị sự nghiệp có thu đối với đời sống xã hội.<br />
Với đặc điểm cơ bản như trên thì chế độ tài chính áp dụng đối với đơn vị sự<br />
nghiệp là các văn bản pháp quy dưới hình thức luật, nghị định, thông tư do nhà<br />
nước ban hành quy định về quản lý nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp, các<br />
nguồn thu được tạo ra trong quá trình hoạt động sự nghiệp.<br />
2.3.3 Công tác tổ chức quản lý của đơn vị<br />
Do đặc điểm hoạt động đào tạo đòi hỏi chuyên môn rất cao nên sự phân quyền<br />
trong các trường đại học thường lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp và trong nhiều<br />
trường hợp, sự chồng chéo về quyền lực và ảnh hưởng đó làm cho cơ cấu tổ chức<br />
trong trường không hình thành những tuyến rõ ràng. Cơ cấu tổ chức của các trường<br />
học không có dạng hình chóp thông thường. Trái lại, đó là một sự đan xen phức tạp<br />
của trách nhiệm và một sự phát triển không ngừng những trung tâm ra quyết định.<br />
2.4 Kinh nghiệm quản lý tài chính các trường đại học công lập Việt Nam<br />
<br />
iv<br />
<br />
2.4.1 Nguồn tài chính cho giáo dục đại học<br />
Tại các nước có nền kinh tế phát triển cao nhất thế giới, giáo dục đào tạo gần<br />
như được Nhà nước bao cấp hoàn toàn qua ngân sách nhà nước. Bởi chỉ có Nhà<br />
nước mới có thẩm quyền, uy tín, tài lực đảm đương tính công bằng dân chủ của<br />
quốc sách giáo dục: ai cũng có thể đi học, đạt trình độ nếu có năng khiếu.<br />
2.4.2 Cơ chế quản lý tài chính các trường đại học<br />
Tại nước Mỹ, từ năm 1994 Ủy ban chuẩn mực kế toán đã đưa ra các chuẩn<br />
mực về kế toán chi phí áp dụng cho các cơ sở đào tạo có nhận một mức tài trợ nhất<br />
định từ Chính phủ liên bang.<br />
Tại nước Anh, Ủy ban bảo trợ đại học (UGC) giữ vai trò phân bổ ngân sách<br />
giáo dục cho các trường đại học. Để thực hiện vai trò này, ngoài việc dựa vào các<br />
dữ liệu thống kê (số lượng sinh viên, giảng viên…), UGC còn phân tích chi phí và<br />
thu nhập của các trường đại học dựa vào các chỉ tiêu kết quả hoạt động (thị phần<br />
đào tạo, tỷ lễ tốt nghiệp…)<br />
2.4.3 Các bài học kinh nghiệm<br />
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, nhận thức được sự phát triển giáo dục<br />
gắn mật thiết hữu cơ với sự phát triển khoa học, và cùng với khoa học, giáo dục<br />
ngày càng trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính hiệu quả và<br />
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân, là một trong những nhân tố quan<br />
trọng nhất đảm bảo an ninh và sự hùng cường quốc gia, cũng như sự an toàn của<br />
mỗi công dân… Sự đổi mới giáo dục giữ vai trò then chốt trong sự bảo tồn của dân<br />
tộc, nguồn gen của chúng, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội có mức sống<br />
cao. Do vậy, các nước này duy trì ổn định và không ngừng huy động thêm nguồn<br />
đầu tư cho hoạt động giáo dục các trường đại học công lập, trong đó nguồn kinh phí<br />
từ tài trợ của ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ lực, bên cạnh các nguồn thu khác.<br />
<br />
v<br />
<br />
Chương 3<br />
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH<br />
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG<br />
3.1 Khái quát về trường Đại học Y tế công cộng<br />
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Y tế công cộng<br />
Để giúp cho chuyên ngành y tế công cộng ngày càng phát triển, tạo bước tiến<br />
mới cho y tế Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức<br />
khoẻ nhân dân trong thời kỳ mới; ngày 26 tháng 4 năm 2001 Thủ tướng chính phủ<br />
đã ra quyết định số 65/2001/QĐ-TTg thành lập trường Đại học Y tế công cộng.<br />
Được sự cho phép của Chính phủ, với sự hỗ trợ của Tổ chức từ thiện Đại Tây<br />
Dương (Atlantic Philanthropies _ AP), nhà trường sẽ xây dựng thêm cơ sở 2 tại Hà<br />
Nội với tổng diện tích mặt bằng 9000m2. Đây sẽ là cơ sở đào tạo hiện đại và qui mô<br />
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu<br />
khoa học và các dịch vụ của Nhà trường.<br />
3.1.2 Sơ đồ tổ chức của Trường Đại học Y tế công cộng<br />
3.1.3 Cơ sở pháp lý quản lý tài chính<br />
Luật NSNN được Quốc Hội thông qua ngày 20/3/1996 và bắt đầu có hiệu lực<br />
thi hành từ 01/01/1997. Luật NSNN quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra,<br />
kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước và về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan<br />
nhà nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.<br />
Sau khi ban hành Luật NSNN năm 2002, đã có Nghị định số 10/2002/NĐ-CP<br />
ngày 16/01/2002 của Chính Phủ quy định chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự<br />
nghiệp có thu. Và sau đó là Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ<br />
Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 10. Ngày 25/4/2006 Chính phủ ra Nghị<br />
định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện<br />
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập<br />
thay thế Nghị định 10.<br />
Luật kế toán được ban hành nhằm thống nhất quản lý kế toán, đảm bảo kế toán<br />
là công cụ đáp ứng được yêu cầu của tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà<br />
<br />