TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Lời mở đầu:<br />
Trong phần mở đầu, tác giả của luận văn đưa ra lý do của sự cần thiết chọn<br />
lựa đề tài; Nêu mục đích, đối tượng - phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên<br />
cứu và kết cấu của luận văn.<br />
Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 70% đến 90% trong tổng thu nhập<br />
của các Ngân hàng ở Việt Nam nói chung và BIDV Nghệ An nói riêng. Nhưng<br />
hoạt động này luôn tiểm ẩn rủi ro, nó tồn tại song song và khách quan với hoạt<br />
động tín dụng. Rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà các<br />
nhà quản trị khó có thể lường trước được. Mỗi khi nó xảy ra thì sẽ ảnh hưởng rất<br />
lớn tới các hoạt động của ngân hàng, không chỉ giảm lợi nhuận mà còn làm giảm<br />
uy tín thương hiệu, khả năng thanh toán…lớn hơn nữa có thể đưa ngân hàng đến<br />
bờ vực của sự phá sản. Nên mục tiêu hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị rủi ro<br />
tín dụng luôn được các nhà quản trị ngân hàng chú trọng.<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng, là một<br />
cán bộ BIDV Nghệ An, với mong muốn đi sâu tìm hiểu các vấn đề lý luận cơ bản<br />
liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại và thực trạng<br />
công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh BIDV Nghệ An qua các năm từ<br />
2007 đến 2011. Bằng các phương pháp tổng hợp, thu thập, xử lý, phân tích, so<br />
sánh - đối chiếu các số liệu…để rút ra được những kết quả đạt được, các mặt còn<br />
hạn chế và nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, từ đó đề xuất kiến nghị bổ sung<br />
thêm các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Chi nhánh trong<br />
những năm tiếp theo. Vì vậy, Tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn Thạc<br />
sỹ của mình là "Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Nghệ An".<br />
Kết cấu của luận văn bao gồm:<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của<br />
luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau:<br />
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liến quan đến đề tài luận văn.<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại.<br />
Chương 3: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Nghệ An.<br />
<br />
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại<br />
BIDV Nghệ An.<br />
<br />
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan<br />
đến đề tài luận văn.<br />
Nội dung của chương 1 nêu ra các công trình mà tác giả đã nghiên cứu có<br />
liên quan đến đề tại luận văn. Tìm ra các kết quả nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp<br />
tục nghiên cứu từ các công trình. Từ đó khẳng định sự không trùng lặp và nội<br />
dung cần nghiên cứu của luận văn.<br />
Các công trình đã nghiên cứu bao gồm: "Những giải pháp cơ bản nâng cao<br />
chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam", Luận án tiến sỹ của Trần Thị<br />
Hồng Hạnh, chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Đại hoc Kinh tế quốc dân; "Quản<br />
lý rủi ro tín dụng tại NHTM Cổ phần Bắc Á", Luận văn thạc sỹ của Cu Văn Sơn,<br />
chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Đại hoc Kinh tế quốc dân; "Hoàn thiện công tác<br />
quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt<br />
Nam", Luận văn thạc sỹ của Đỗ Thùy Dung, chuyên ngành Tài chính ngân hàng,<br />
Đại hoc Kinh tế quốc dân; "Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Đồng<br />
Tháp", Luận văn thạc sỹ của Lê Thị Như Ý, chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Đại<br />
hoc Kinh tế quốc dân; "Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và<br />
Phát triển Việt Nam", Luận văn thạc sỹ của Bùi Thị Minh Hằng, chuyên ngành Tài<br />
chính ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân; "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br />
TMCP Kỹ thương Việt Nam", Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Phương Mai, chuyên<br />
ngành Tài chính ngân hàng, Đại hoc Kinh tế quốc dân; "Quản lý rủi ro tín dụng tại<br />
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam", Luận văn thạc sỹ của Lê Thị Hồng<br />
Điều, chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí<br />
Minh.<br />
Các kết quả nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu từ các<br />
công trình: Hầu hết các luận văn đã nghiên cứu về quản trị hay quản lý rủi ro tín<br />
dụng tại một số ngân hàng thương mại của Việt Nam đều đã nêu được lý luận cơ<br />
bản về rủi ro tín dụng đối với NHTM, lý luận chung về QTRRTD đối với một<br />
NHTM; Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng cũng như hoạt động QTRRTD, hạn<br />
chế rủi ro phát sinh. Các giải pháp đưa ra đều mang tính khả thi cao, chủ yếu hướng<br />
đến việc xây dựng một quy trình QTRR tổng thể, phân tách rõ trách nhiệm của các<br />
<br />
bộ phận chức năng trong quy trình đó, kết hợp với việc hoàn thiện các biện pháp<br />
ngăn ngừa rủi ro hiện có. Tuy nhiên các luận văn đều chưa phân tích và đánh giá<br />
được vai trò của việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng<br />
như là một biện pháp để nâng cao hiệu quả nhằm hoàn thiện công tác QTRRTD.<br />
Nội dung nghiên cứu của luận văn: Qua tổng quan các công trình nghiên<br />
cứu đã công bố trong thời gian gần đây, mặc dù có rất nhiều luận văn thạc sỹ, luận<br />
án tiến sỹ đề cập đến đề tài quản trị hay quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng<br />
thương mại. Nhưng tác giả có thể khẳng định chưa có công trình nào nghiên cứu<br />
về QTRRTD tại BIDV Nghệ an. Vì vậy đề tài luận văn của học viên không trùng<br />
lặp với các công trình đã công bố.<br />
Về nội dung nghiên cứu :<br />
- Tác giả sẽ kế thừa có chọn lọc các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng<br />
và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại để tạo dựng cơ<br />
sở lý thuyết cho việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản của luận văn.<br />
- Khảo sát và phân tích, góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác quản trị<br />
rủi ro tín dụng tại BIDV Nghệ an từ năm 2008 đến 2011. Khẳng định các kết quả<br />
tốt đã đạt được đồng thời cũng chỉ rõ các hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của thực<br />
trạng đó.<br />
- Đề xuất và luận chứng có cơ sở lý luận và sát tình hình thực tiễn một số<br />
phương hướng và biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại<br />
BIDV Nghệ an trong thời gian tới.<br />
- Kiến nghị với các cơ quan quản lý cấp trên để tháo gỡ một số vấn đề vượt<br />
khỏi thẩm quyền của BIDV Nghệ an, song hiện đang là các cản trở đối với việc<br />
hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.<br />
<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân<br />
hàng thương mại<br />
Chương 2 đề cập các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng trong ngân<br />
hàng thương mại; Rủi ro và rủi ro tín dụng; Đặc biệt nhấn mạnh đến nội dung của<br />
công tác quản trị rủi ro tín trong ngân hàng thương mại và QTRRTD theo các<br />
chuẩn mực và nguyên tắc của Basel về giám sát ngân hàng.<br />
<br />
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất<br />
của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu<br />
nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan<br />
thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng<br />
hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay<br />
vốn và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại.<br />
Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi<br />
tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.<br />
Hoạt động tín dụng là một quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn<br />
trả. Trong quan hệ đó, người sở hữu tài sản chuyển nhượng một lượng giá trị tài<br />
sản của mình dưới hình thức hiện vật hay tiền cho người cần sử dụng nó với điều<br />
kiện sau một thời gian phải hoàn trả cho người sở hữu. Đặc điểm của hoạt động tín<br />
dụng là dựa trên cơ sở lòng tin, có thời hạn, có hoàn vô điều kiện cả gốc và lãi vay<br />
đồng thời hoạt động tín dụng luôn chứa đựng rủi ro; Phân loại tín dụng thường căn<br />
cứ vào thời hạn tín dụng, mức độ tín nhiệm, mục đích sử dụng vốn vay, chủ thể<br />
vay vốn và hình thức cấp tín dụng; Hoạt động tín dụng có vai trò rất quan trọng<br />
đối với nền kinh tế, ngâ hàng và người vay vốn.<br />
Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Tuy nhiên,<br />
không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro, chỉ có những tình trạng không<br />
chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro.<br />
Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán<br />
được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc chứ không phải rủi ro; Rủi ro bao<br />
gồm: Rủi ro tác nghiệp; Rủi ro thị trường; Rủi ro lãi suất; Rủi ro ngoại hối; Rủi ro<br />
thanh khoản; Rủi ro giá cả; Rủi ro tín dụng. Ngoài ra còn có nhiều loại rủi ro khác<br />
nữa như: Rủi ro pháp lý; Rủi ro chiến lược; Rủi ro danh tiếng; Rủi ro tuân thủ; Rủi<br />
ro tài chính; Rủi ro hệ thống; Rủi ro trong hoạt động ngân hàng công nghệ điện<br />
tử,....<br />
Rủi ro tín dụng là tình trạng người đi vay không có khả năng trả lãi hoặc nợ<br />
gốc hay cả hai. Rủi ro tín dụng bao gồm: Rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. Có<br />
các dấu hiệu để nhận biết rủi ro và Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng bao gồm<br />
nguyên nhân chủ quan (từ phí ngân hàng và khách hàng), nguyên nhân khách quan<br />
bất khả kháng.<br />
<br />
Quản trị rủi ro tín dụng là một quá trình Ngân hàng tác động đến hoạt động<br />
tín dụng thông qua bộ máy với các công cụ thích hợp để phòng ngừa, cảnh báo,<br />
đưa ra các biện pháp cần thiết để hạn chế đến mức tối đa tổn thất do việc không<br />
thu hồi được nợ. Theo Carl Olsson, Global Risk Management, SCB: "QTRR là<br />
một quá trình chấp nhận rủi ro đã được tính toán trước chứ không phải là trốn<br />
tránh rủi ro"; Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại bao gồm các<br />
nội dung: về chính sách tín dụng; Quy trình tín dụng; Chấm điểm, xếp hạng khách<br />
hàng để đánh giá và lựa chọn khách hàng; Phân loại nợ; Hệ thống kiểm tra kiểm<br />
soát tín dụng (Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng; Phân<br />
tích báo cáo tài chính định kỳ; Kiểm tra các bảo đảm tiền vay; Giám sát những<br />
thông tin khác); Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro; Triển khai việc ứng dụng các<br />
công cụ đo lường rủi ro tín dụng nhằm hỗ trợ công tác QTRRTD thông qua hoạt<br />
động QTRR tại các NHTM; Xác định rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng; Mô hình<br />
tổ chức QTRRTD: là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động quản trị rủi ro<br />
tín dụng. Nên cần bảo đảm tạo môi trường hoạt động tín dụng có kiểm soát. Các<br />
bộ phận chủ chốt có trách nhiệm liên quan đến quá trình QTRRTD bao gồm: Hội<br />
đồng quản trị, Ban điều hành, Ủy ban QTRRTD, Ban giám đốc chi nhánh, các<br />
trưởng phó phòng tín dụng.<br />
Áp dụng Quản trị rủi to tín dụng theo chuẩn mực và các nguyên tắc của Ủy<br />
ban Basel về giám sát ngân hàng.<br />
<br />
Chươnng 3: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại<br />
BIDV Nghệ An.<br />
3.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Nghệ An<br />
Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Nghệ An gắn liền với sự ra đời<br />
và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trên chặng<br />
đường 55 năm , từ chỗ chỉ là một phòng trực thuộc Ty Tài Chính nghệ An với cái<br />
tên giản dị là Chi hàng kiến thiết, đội ngũ vẻn vẹn chỉ có 09 cán bộ và trình độ<br />
nghiệp vụ đang rất sơ khai. Cùng với 10 chi nhánh trên toàn miền Bắc, chi hàng<br />
kiến thiết Nghệ An được thành lập theo Nghị định số 233/NĐ-TC-TCCB ngày<br />
27/5/1957. Trong thời gian từ năm 1957 đến 1994, Ngân hàng kiến thiết Nghệ An<br />
<br />