TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
<br />
TRẦN THỊ BÍCH NGỌC<br />
<br />
HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT<br />
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC<br />
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH<br />
NGHỆ AN<br />
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Phạm Thị Thủy<br />
<br />
Hà Nội - 2011<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Đối với các doanh nghiệp xây lắp, việc kiểm soát các yếu tố chi phí đầu vào được<br />
xem là vấn đề trọng tâm của cả quá trình kinh doanh. Để làm tốt công tác này nhà quản<br />
trị cần nắm bắt mọi thông tin về tình hình chi phí. Kế toán là một trong những bộ phận<br />
cung cấp thông tin cho nhà quản lý, có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường<br />
quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện kế toán nói chung, hoàn thiện hạch toán<br />
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là yêu cầu, nhiệm vụ khách quan và<br />
có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như các<br />
doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng.<br />
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện hạch toán chi<br />
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh<br />
Nghệ An" làm luận văn thạc sỹ của mình.<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Tìm hiểu rõ những vấn đề lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá<br />
thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.<br />
Nghiên cứu thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây<br />
lắp tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.<br />
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành<br />
sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính<br />
giá thành sản phẩm xây lắp.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác hạch toán chi phí<br />
sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp xây lắp có trụ sở trên<br />
địa bàn tỉnh Nghệ An.<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Luận văn sử dụng đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu, đó là: Phương pháp<br />
duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thực chứng, phương pháp<br />
phân tích, tổng hợp, phương pháp loại trừ, so sánh, phương pháp diễn giải, quy nạp,<br />
phương pháp khảo sát, thống kê và thu thập số liệu.<br />
Luận văn khảo sát điển hình tại 3 doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ<br />
An, gồm: Công ty cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An, Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát<br />
triển nhà Hà Nội số 30 và Công ty cổ phần xây dựng số 16 – Vinaconex 16. Đây đều là<br />
những doanh nghiệp có quy mô khá lớn và có bề dày về hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
trong lĩnh vực xây lắp.<br />
<br />
5. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:<br />
Chương 1: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây<br />
lắp<br />
Chương 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các<br />
doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An<br />
Chương 3: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các<br />
doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An<br />
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ<br />
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÂY LẮP<br />
<br />
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp và cơ chế tài chính<br />
ảnh hưởng đến hạch toán kế toán trong doanh nghiệp xây lắp<br />
1.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến<br />
hạch toán kế toán trong doanh nghiệp xây lắp<br />
Sản phẩm xây lắp là những công trình XDCB hay các vật kiến trúc trong XDCB<br />
có kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, qui mô lớn, thời gian xây lắp dài vì vậy đòi hỏi<br />
việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp cần phải lập dự toán: về thiết kế, về<br />
thi công. Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp không xác định hàng tháng như trong các<br />
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp mà xác định tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của<br />
từng công trình. Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm xây lắp hoàn chỉnh, hay<br />
cũng có thể là sản phẩm xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước là điểm dừng kỹ thuật<br />
<br />
hợp lý. Cũng do tính chất đơn chiếc, riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công xây lắp các<br />
công trình có nội dung và cơ cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công nghiệp. Vì<br />
vậy, cần phải hạch toán chi phí và tính giá thành cho từng loại sản phẩm xây lắp riêng<br />
biệt (từng công trình, từng hạng mục công trình hoặc từng nhóm sản phẩm xây lắp).<br />
<br />
1.1.2. Đặc điểm cơ chế tài chính ảnh hưởng đến hạch toán kế toán trong<br />
doanh nghiệp xây lắp<br />
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cơ chế quản lý tài chính của các doanh<br />
nghiệp xây lắp là giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và mở rộng quyền tự chủ về<br />
hạch toán kinh doanh. Một phương thức hợp lý mà các doanh nghiệp xây lắp lựa chọn là<br />
phương thức khoán sản phẩm xây lắp cho các đơn vị cơ sở, các đội thi công. Có hai hình<br />
thức khoán sản phẩm xây lắp cho các đơn vị thành viên là phương thức khoán gọn công<br />
trình và phương thức khoán theo khoản mục chi phí.<br />
Tuy nhiên, trong doanh nghiệp xây lắp thực hiện cơ chế khoán, nếu việc tổ chức<br />
quản lý không tốt sẽ dẫn tới hiện tượng khoán trắng, đơn vị giao khoán chỉ quan tâm đến<br />
các khoản thu không giám sát chặt chẽ chi phí dẫn đến việc xác định giá thành sản phẩm<br />
xây lắp không chính xác, thường chỉ tính theo giá nhận khoán mà không xác định được<br />
lãi hạ giá thành. Do vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải<br />
tuân thủ một số đặc điểm nhất định để khắc phục tình trạng trên.<br />
<br />
1.2. Sự cần thiết phải hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản<br />
phẩm xây lắp<br />
Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, người quản lý doanh<br />
nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình<br />
của quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó, nhà quản trị có thể phân tích tình hình thực<br />
hiện kế hoạch sản xuất, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn là tiết kiệm hay lãng phí<br />
để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản<br />
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất<br />
và tính giá thành sản phẩm xây lắp để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong<br />
giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn<br />
thành là yêu cầu rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây<br />
lắp nói riêng.<br />
<br />
1.3. Đặc điểm của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp<br />
1.3.1. Chi phí sản xuất<br />
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động<br />
sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất và nó chủ yếu được cấu thành<br />
vào giá trị sản phẩm xây lắp khi quá trình xây lắp hoàn thành bàn giao.<br />
Để phân loại chi phí có thể theo các cách phân loại như: Phân loại chi phí theo<br />
khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, phân loại chi phí theo yếu tố chi phí, phân<br />
loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm xây lắp thực hiện.<br />
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là công trình, hạng mục công trình, hoặc có<br />
thể là đơn đặt hàng, bộ phận thi công hay từng giai đoạn công việc. Tuy nhiên, trên thực<br />
tế các đơn vị xây lắp thường hạch toán chi phí theo công trình, hạng mục công trình.<br />
<br />
1.3.2. Giá thành sản phẩm<br />
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động<br />
sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng<br />
xây lắp đã hoàn thành.<br />
Căn cứ vào nguồn số liệu thời điểm tính giá tính giá thành, giá thành sản phẩm trong kinh<br />
doanh xây lắp được phân thành ba loại: Giá thành dự toán, giá thành kế hoạch, giá thành<br />
thực tế.<br />
Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp được xác định là các công trình, hạng<br />
mục công trình, khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước cần được tính giá thành.<br />
<br />
1.3.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp<br />
Giữa chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp có quan hệ chặt chẽ với nhau trong<br />
quá trình thi công các khối lượng xây lắp, chi phí sản xuất biểu hiện mặt hao phí trong<br />
sản xuất còn giá thành biểu hiện mặt kết quả.<br />
<br />
1.4. Hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp<br />
1.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp<br />
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 (Chi phí<br />
nguyên vật liệu trực tiếp). Nội dung hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể<br />
hiện qua sơ đồ 1.2.<br />
<br />