i<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI “HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN<br />
VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ<br />
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM”<br />
1.1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu<br />
Hệ thống KSNB là một thành phần không thể thiếu trong quản trị NHTM nhằm<br />
đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng diễn ra an toàn, hiệu quả và tránh được các rủi<br />
ro. Hệ thống kế toán là một trong những yếu tố giữ vai trò hết sức quan trọng trong hệ<br />
thống KSNB với chức năng cung cấp cho các đơn vị quan tâm hệ thống số liệu, sổ<br />
sách, báo cáo tin cậy, đầy đủ, kịp thời và phản ánh thiết thực nhất tình hình kinh doanh<br />
của ngân hàng; góp phần giảm thiểu rủi ro do gian lận, sai sót, bảo toàn tài sản của<br />
ngân hàng. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống kế toán nhằm tăng cường KSNB là vấn đề<br />
rất được quan tâm và luôn được các NHTM quán triệt thực hiện.<br />
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến Đề tài<br />
Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về vai trò quan trọng của hệ thống<br />
KSNB trong NHTM cũng như sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán<br />
nhằm tăng cường hiệu lực của hệ thống KSNB tại doanh nghiệp nói chung cũng như<br />
tại một số NHTM nói riêng. Tuy nhiên, các đề tài chủ yếu bao quát trên các phần hành<br />
của tổ chức hạch toán kế toán trong đó tập trung nhiều vào bộ máy kế toán của các đơn<br />
vị khác nhau. Bên cạnh đó, các đề tài chưa cụ thể hóa vai trò của kế toán quản trị trong<br />
NHTM trong khi tại các NHTM hiện đại ngày nay, kế toán quản trị của NHTM ngày<br />
càng đóng góp nhiều cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.<br />
1.3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Làm rõ mối quan hệ giữa hệ thống kế toán trong đó cụ thể hóa vai trò của kế<br />
toán tài chính và kế toán quản trị với KSNB từ đó khẳng định sự cần thiết phải hoàn<br />
thiện hệ thống kế toán nhằm tăng cường KSNB tại các NHTM;<br />
<br />
ii<br />
<br />
Trên cơ sở phân tích các hạn chế của hệ thống kế toán với mục tiêu tăng cường<br />
KSNB, Tác giả đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống kế toán nhằm tăng<br />
cường hiệu quả của KSNB tại NHĐT&PT VN.<br />
1.4. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Hệ thống kế toán có vai trò như thế nào với việc tăng cường hiệu lực của hệ<br />
thống KSNB tại các NHTM?<br />
Hệ thống kế toán tại NH ĐT&PT VN còn tồn tại những hạn chế nào khiến hệ<br />
thống này chưa phát huy được vai trò tăng cường KSNB? Từ đó Tác giả có kiến nghị,<br />
giải pháp gì mới nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán với việc tăng cường KSNB tại NH<br />
ĐT&PT VN?<br />
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hệ thống kế toán với việc tăng cường<br />
KSNB tại NHĐT&PT VN.<br />
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn được giới hạn tại NH ĐT&PT VN.<br />
1.6. Phương pháp nghiên cứu<br />
Tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với những kinh<br />
nghiệm, kiến thức thực tế có được qua quá trình công tác tại NH ĐT&PT VN để vận<br />
dụng phương pháp khảo sát, phân tích, tổng hợp, phương pháp mô tả và khái quát hóa<br />
đối tượng nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn<br />
thiện hệ thống kế toán.<br />
1.7. Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu cụ thể hóa lý luận về mối quan hệ giữa hệ thống kế toán với<br />
hệ thống KSNB vào thực tế tại NH ĐT&PT VN. Đề tài chỉ ra những mặt đã đạt được<br />
và chưa đạt được đối với hệ thống kế toán, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để hoàn<br />
thiện hệ thống này nhằm tăng cường hệ thống KSNB tại NH ĐT&PT VN. Do đó, Luận<br />
<br />
iii<br />
<br />
văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu lý luận và cũng có thể vận<br />
dụng và thực tế tổ chức hạch toán kế toán của các ngân hàng có điều kiện tương đương.<br />
1.8. Kết cấu của Đề tài nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu gồm 4 chương.<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG<br />
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
2.1. Lý luận chung về hệ thống kế toán tại các ngân hàng thương mại<br />
2.1.1. Kế toán ngân hàng thương mại với kiểm soát nội bộ<br />
Kế toán ngân hàng hiện đại có thể được hiểu là việc thu thập, ghi chép, xử lý,<br />
phân tích các nghiệp vụ kinh tế, tài chính về hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân<br />
hàng nhằm cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, công<br />
tác lập kế hoạch và ra quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân<br />
hàng ở tầm vĩ mô và vi mô; tư vấn, tham mưu cho bộ phận quản lý điều hành; kiểm tra,<br />
kiểm soát trong quá trình thực hiện các nội dung công tác kế toán nhằm mục đích nâng<br />
cao hiệu quả hoạt động, bảo vệ tài sản cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động của<br />
ngân hàng.<br />
Với hai bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán là kế toán tài chính và kế toán<br />
quản trị, kế toán ngân hàng nghiên cứu vốn và sự vận động của vốn trong hoạt động về<br />
tiền tệ, thanh toán, tín dụng của hệ thống ngân hàng; kết quả sự vận động của vốn và<br />
các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị ngân hàng, các khoản cam kết, bảo lãnh,<br />
giấy tờ có giá.<br />
2.1.2. Các yếu tố của hệ thống kế toán tại các ngân hàng thương mại<br />
Hệ thống kế toán NHTM gồm bốn yếu tố:<br />
<br />
iv<br />
<br />
Một là, Hệ thống chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán ngân hàng là những giấy<br />
tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm<br />
căn cứ ghi sổ kế toán ngân hàng. Quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò<br />
hết sức quan trọng trong công tác KSNB của doanh nghiệp. Việc tổ chức vận dụng hợp<br />
lý hệ thống chứng từ kế toán và quy trình kiểm soát, luân chuyển chứng từ kế toán là<br />
điều kiện tiên quyết cho việc xử lý và cung cấp thông tin tin cậy phục vụ cho yêu cầu<br />
quản lý, điều hành, cũng như là căn cứ quan trọng phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát,<br />
phát hiện kịp thời các sai sót, gian lận trong hoạt động kinh doanh;<br />
Hai là, Hệ thống tài khoản kế toán: Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán<br />
dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội<br />
dung kinh tế. Mỗi TK được mở theo đối tượng kế toán cụ thể, có nội dung kinh tế riêng<br />
biệt. Tình hình biến động của các tài sản, nguồn vốn của NHTM được phản ánh hàng<br />
ngày thông qua hệ thống TK kế toán của NHTM. Do tính chất hoạt động kinh doanh<br />
mà hệ thống TK của NHTM phức tạp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp thông thường.<br />
Hệ thống TK được xây dựng bài bản giúp chức năng cung cấp thông tin của hệ thống<br />
kế toán hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể kiểm soát tốt hơn tài sản, nguồn<br />
vốn của mình theo cả cấp chi tiết và tổng hợp, ngăn ngừa khả năng tổn hại, thất thoát<br />
tài sản của ngân hàng;<br />
Ba là, Hệ thống sổ kế toán: Trên cơ sở hình thức kế toán mà NHTM lựa chọn áp<br />
dụng, NHTM sẽ xây dựng một hệ thống sổ tương ứng sao cho phù hợp với quy mô,<br />
đặc điểm hoạt động của sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của<br />
cán bộ kế toán, điều kiện công nghệ;<br />
Bốn là, Hệ thống báo cáo kế toán: Hệ thống báo cáo kế toán của NHTM là sản<br />
phẩm cuối cùng của tổ chức hạch toán kế toán được thiết kế và sử dụng để cung cấp<br />
thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của NHTM, đáp<br />
ứng yêu cầu quản lý của các nhà lãnh đạo NHTM, cơ quan quản lý nhà nước và nhu<br />
<br />
v<br />
<br />
cầu hữu ích của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Căn cứ vào<br />
mục đích, đối tượng sử dụng báo cáo kế toán mà hệ thống báo cáo của NHTM thường<br />
được tổ chức thành hệ thống báo cáo kế toán tài chính và hệ thống báo cáo kế toán<br />
quản trị. Báo cáo kế toán quản trị là báo cáo phản ánh số liệu kế toán chi tiết theo từng<br />
đơn vị, thường theo từng mảng nghiệp vụ hoặc từng đối tượng kế toán mà NHTM quan<br />
tâm, phục vụ cho mục đích lập kế hoạch, dự toán và giám sát, đánh giá hiệu quả quá<br />
trình thực hiện; cho việc ban hành những chủ trương, chính sách, kế hoạch hiện tại và<br />
tương lai cho ngân hàng.<br />
2.2. Lý luận chung về kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại<br />
2.2.1. Kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại<br />
Hệ thống KSNB là tập hợp tất cả các quy định, quy trình, chính sách, cơ cấu tổ<br />
chức được NHTM thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành<br />
nhằm hướng đến bốn mục tiêu cơ bản: đảm bảo an toàn tài sản của NHTM; đảm bảo<br />
độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình<br />
nghiệp vụ; đảm bảo hiệu quả hoạt động của NHTM.<br />
Để xây dựng được một hệ thống KSNB hoàn chỉnh, vững mạnh, đạt được<br />
những mục tiêu đã đặt ra, hệ thống KSNB của NHTM phải đảm bảo được một số yêu<br />
cầu: Hệ thống KSNB phải đảm bảo nhận diện, đo lường và đánh giá được một cách<br />
thường xuyên, liên tục các rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả và mục tiêu hoạt<br />
động của NHTM; cơ chế kiểm tra, KSNB được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay<br />
trong mọi quy trình nghiệp vụ, tại tất cả các đơn vị, bộ phận của NHTM dưới nhiều<br />
hình thức như: cơ chế phân cấp ủy quyền; cơ chế kiểm tra chéo…; đảm bảo chấp hành<br />
chế độ hạch toán, kế toán theo quy định; hệ thống thông tin, tin học của NHTM phải<br />
được giám sát, bảo vệ một cách hợp lý, an toàn và phải có cơ chế quản lý dự phòng độc<br />
lập; đảm bảo mọi cán bộ, nhân viên của NHTM đều phải quán triệt được tầm quan<br />
trọng của hoạt động kiểm tra, KSNB.<br />
<br />