i<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Hệ thống kiểm soát nội bộ là một công cụ quản lý hữu hiệu giúp các<br />
nhà quản lý kiểm soát và điều hành hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo đạt<br />
được các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất. Một hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
hữu hiệu không những có thể đảm bảo các mục tiêu bảo vệ tài sản của doanh<br />
nghiệp, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế<br />
độ pháp lý, đảm bảo hiệu quả và năng lực quản lý mà qua đó nó còn nâng cao<br />
hiệu quả hoạt động.<br />
Công ty Đo đạc ảnh địa hình là một doanh nghiệp hoạt động công ích với<br />
địa bàn hoạt động rộng khắp nên công tác quản lý tương đối phức tạp và khó<br />
khăn. Do vậy việc hình thành và phát triển HTKSNB để kiểm soát và quản lý<br />
Công ty ngày càng trở nên cần thiết. Vì vậy, đề tài “Hoàn thiện hệ thống<br />
kiểm soát nội bộ tại Công ty Đo đạc ảnh địa hình” được nghiên cứu nhằm<br />
giải quyết những yêu cầu đặt ra.<br />
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Đo đạc ảnh<br />
địa hình.<br />
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm<br />
soát nội bộ tại Công ty Đo đạc ảnh địa hình<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG KIỂM<br />
SOÁT NỘI BỘ<br />
1.1. KIỂM SOÁT TRONG QUẢN LÝ<br />
Quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã<br />
định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất.<br />
Kiểm soát là xem xét để nắm bắt và điều hành hoạt động đồng thời phát<br />
hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định, phạm vi của mình.<br />
Kiểm tra, kiểm soát gắn liền với hoạt động quản lý, nó được thực hiện ở<br />
tất cả các giai đoạn của quá trình này. Do vậy, kiểm tra, kiểm soát được hiểu<br />
là một chức năng của quản lý.<br />
1.2. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ<br />
1.2.1. Khái niệm, bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
“HTKSNB là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm<br />
đạt được bốn mục tiêu: Bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các<br />
thông tin kế toán, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý, bảo đảm hiệu<br />
quả của hoạt động và năng lực quản lý.<br />
Phạm vi của HTKSNB tương đối rộng, bao trùm toàn bộ các lĩnh vực<br />
hoạt động của một đơn vị.<br />
1.2.2. Các yếu tố cơ bản của HTKSNB<br />
HTKSNB bao gồm bốn yếu tố chính: môi trường kiểm soát, hệ thống<br />
thông tin, các thủ tục kiểm soát và hệ thống kiểm toán nội bộ.<br />
1.2.2.1. Môi trường kiểm soát<br />
Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong đơn vị và bên<br />
ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý<br />
dữ liệu của các loại hình KSNB.<br />
Các nhân tố trong môi trường kiểm soát bao gồm:<br />
<br />
iii<br />
<br />
Một là, Đặc thù về quản lý<br />
Các đặc thù về quản lý đề cập tới các quan điểm khác nhau trong điều<br />
hành hoạt động doanh nghiệp của các nhà quản lý. Các quan điểm đó sẽ ảnh<br />
hưởng trực tiếp đến chính sách, chế độ, các quy định và cách thức tổ chức<br />
kiểm tra kiểm soát trong doanh nghiệp.<br />
Hai là, Cơ cấu tổ chức<br />
Cơ cấu tổ chức thực chất là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn<br />
giữa các bộ phận trong đơn vị, nó góp phần rất lớn trong việc đạt được các<br />
mục tiêu.<br />
Ba là, Chính sách nhân sự<br />
Chính sách nhân sự là các chính sách tuân thủ của nhà quản lý về việc<br />
tuyển dụng, huấn luyện, đánh giá, sa thải, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật nhân<br />
viên.<br />
Bốn là, Công tác kế hoạch<br />
Bao gồm các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, thu chi quỹ, kế hoạch hay dự<br />
toán đầu tư, sửa chữa TSCĐ, đặc biệt là kế hoạch tài chính là những nhân tố<br />
quan trọng trong môi trường kiểm soát.<br />
Năm là, Ủy ban kiểm soát<br />
Trong một số công ty lớn thường có một ủy ban kiểm soát. Ủy ban kiểm<br />
soát bao gồm những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đơn vị như<br />
thành viên của Hội đồng quản trị nhưng không kiêm nhiệm các chức vụ quản<br />
lý và những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát.<br />
Sáu là, Môi trường bên ngoài<br />
Môi trường bên ngoài bao gồm: Sự kiểm soát của các cơ quan chức năng<br />
của nhà nước, ảnh hưởng của các chủ nợ, môi trường pháp lý, đường lối phát<br />
triển của đất nước...<br />
<br />
iv<br />
<br />
Như vậy, môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố ảnh<br />
hưởng đến quá trình thiết kế, vận hành và xử lý dữ liệu của HTKSNB doanh<br />
nghiệp, trong đó nhân tố chủ yếu và quan trọng là nhận thức về hoạt động<br />
kiểm tra kiểm soát và điều hành hoạt động của các nhà quản lý doanh nghiệp.<br />
1.2.2.2. Hệ thống thông tin<br />
Hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán của đơn vị bởi vì các<br />
thông tin kế toán là các thông tin tương đối chính xác, có cơ sở và toàn diện.<br />
Hệ thống kế toán bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế<br />
toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán.<br />
Hệ thống kế toán là một mắt xích, một bộ phận cấu thành quan trọng của<br />
HTKSNB.<br />
1.2.2.3. Các thủ tục kiểm soát<br />
Thủ tục kiểm soát: Là các quy chế và thủ tục do Ban lãnh đạo đơn vị thiết<br />
lập và chỉ đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể.<br />
Các thủ tục kiểm soát do các nhà quản lý xây dựng dựa trên ba nguyên<br />
tắc cơ bản: nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ<br />
ràng và chế độ ủy quyền.<br />
Nguyên tắc phân công phân nhiệm<br />
Theo nguyên tắc này, trách nhiệm và công việc cần được phân chia cụ<br />
thể cho nhiều bộ phận và cho nhiều người trong bộ phận, nhờ đó có tác dụng<br />
tạo sự chuyên môn hóa và giúp cho việc kiểm tra, thúc đẩy lẫn nhau trong<br />
công việc.<br />
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm<br />
Nguyên tắc này quy định sự cách ly thích hợp về trách nhiệm trong các<br />
nghiệp vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm dụng<br />
quyền hạn.<br />
<br />
v<br />
<br />
Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn<br />
Theo sự ủy quyền của các nhà quản lý, các cấp dưới được giao cho quyết<br />
định và giải quyết một số công việc trong một phạm vi nhất định, tạo nên một<br />
hệ thống phân chia trách nhiệm và quyền hạn mà vẫn không làm mất tính tập<br />
trung của doanh nghiệp.<br />
1.2.2.4. Kiểm toán nội bộ<br />
Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến<br />
hành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị<br />
nội bộ đơn vị.<br />
Bộ phận kiểm toán nội bộ hữu hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp có được<br />
những thông tin kịp thời và xác thực về các hoạt động trong doanh nghiệp,<br />
chất lượng của hoạt động kiểm soát nhằm kịp thời điều chỉnh và bổ sung các<br />
quy chế kiểm soát thích hợp và hiệu quả.<br />
1.2.3. Vai trò, vị trí của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác<br />
quản lý<br />
Hệ thống KSNB có vai trò quan trọng trong công tác quản lý doanh<br />
nghiệp. Để quản lý được doanh nghiệp, cần phải có HTKSNB. Ở đâu không<br />
có HTKSNB, ở đó không có quản lý với đầy đủ ý nghĩa của khái niệm này.<br />
Một HTKSNB vững mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt rủi ro, bảo<br />
đảm tính tin cậy của số liệu kế toán, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh<br />
doanh trong toàn doanh nghiệp.<br />
Chính vì vậy, HTKSNB tại doanh nghiệp chiếm một vị trí vô cùng quan<br />
trọng có ý nghĩa sống còn đối với công tác quản lý doanh nghiệp.<br />
1.2.4. Những hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
Một là, yêu cầu của nhà quản lý là chi phí kiểm tra phải nhỏ nhất so với<br />
những tổn thất do sai phạm và do gian lận gây ra.<br />
<br />