viii<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) được thành lập vào<br />
ngày 01/04/1963, sau 45 năm hoạt động, Ngân hàng đã phát triển thành ngân<br />
hàng đa năng trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng<br />
truyền thống là các công ty và doanh nghiệp lớn, ngoài ra ngân hàng còn đầu<br />
tư vào các lĩnh vực khác như: chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm<br />
nhân thọ...<br />
Đối với VCB, vấn đề an toàn trong hoạt động tín dụng luôn được đặt<br />
lên hàng đầu. Song trên thực tế, mặc dù hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) tại<br />
VCB luôn được tăng cường nhưng việc phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn<br />
các loại rủi ro chưa đạt hiệu quả cao. Việc hoàn thiện hệ thống KSNB là một<br />
trong những vấn đề cấp thiết đối với hệ thống VCB hiện nay.<br />
Trong bối cảnh đó, Đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại<br />
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” được lựa chọn<br />
nghiên cứu làm Luận văn thạc sĩ nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống về<br />
KSNB nói chung và KSNB tại VCB nói riêng, góp phần làm sáng tỏ những<br />
vấn đề về lý luận và thực tiễn, qua đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống<br />
KSNB phục vụ cho công tác quản trị của Ngân hàng.<br />
Ngoài Phần mở đầu, kết luận và các phần bố cục khác, đề tài gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong Ngân hàng<br />
thương mại cổ phần.<br />
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng thương<br />
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội<br />
bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.<br />
<br />
ix<br />
<br />
Chương 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
trong Ngân hàng thương mại cổ phần<br />
1.1 .Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại trong<br />
quản lý lưu thông tiền tệ.<br />
Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền gửi, chủ yếu là tiền<br />
gửi không kỳ hạn, chính từ hoạt động đó đã tạo cơ hội cho ngân hàng thương<br />
mại có thể làm tăng bội số tiền gửi của khách hàng trong hệ thống ngân hàng.<br />
Vai trò của ngân hàng thương mại trong quản lý lưu thông tiền tệ.<br />
- Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế.<br />
- Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường.<br />
- Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.<br />
- Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính<br />
quốc tế.<br />
1.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong Ngân hàng thương mại cổ phần.<br />
1.2.1 Kiểm soát nội bộ và tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong Ngân<br />
hàng thương mại cổ phần.<br />
Theo liên đoàn kế toán quốc tế, hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ<br />
thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau:<br />
bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc<br />
thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động.<br />
Tổ chức kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại cổ phần.<br />
Trước đây, tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng<br />
thương mại cổ phần được xây dựng và vận hành trên cơ sở Quyết định số<br />
36/2006/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 8 năm 2006. Theo đó, các ngân hàng<br />
thương mại cổ phần ở Việt Nam thiết lập một bộ phận chuyên trách, với tên<br />
gọi khác nhau (Ban kiểm tra nội bộ, Phòng kiểm tra nội bộ, Phòng kiểm tra,<br />
kiểm soát), chịu sự quản lý, điều hành của Tổng Giám đốc (Giám đốc) theo<br />
hệ thống ngành dọc tại trụ sở chính (Phòng, Ban) và tới các chi nhánh (tổ<br />
<br />
x<br />
kiểm tra, kiểm soát hoặc bố trí một cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm<br />
tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ). Về thực chất, bộ phận này làm chức năng<br />
kiểm toán và chịu sự quản lý của Tổng giám đốc (Giám đốc). Do vậy, các kết<br />
quả kiểm tra, kiểm toán khó có thể mang tính độc lập.<br />
Hiện nay, Luật các tổ chức tín dụng đã sửa đổi, bổ sung một số điều cụ<br />
thể như sau: Đã tách bạch hai chức năng kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội<br />
bộ, quy định nhiệm vụ kiểm toán nội bộ thuộc về Ban kiểm soát, và quy định<br />
“Tổ chức tín dụng phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ thuộc bộ máy<br />
điều hành, giúp Tổng Giám đốc (Giám đốc) điều hành, thông suốt an toàn và<br />
đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng”.<br />
1.2.2 Nội dung kiểm soát nội bộ trong Ngân hàng thương mại cổ phần.<br />
Nội dung kiểm soát nội bộ trong Ngân hàng thương mại cổ phần bao<br />
gồm bốn nội dung sau:<br />
Thứ nhất: Môi trường kiểm soát bao gồm:<br />
- Các nhân tố trong môi trường kiểm soát.<br />
- Các nhân tố ngoài môi trường kiểm soát.<br />
Thứ hai: Hệ thống kế toán<br />
Thứ ba: Các thủ tục kiểm soát.<br />
Thứ tư: Kiểm toán nội bộ.<br />
1.2.3 Các nhân tố chi phối chất lượng, hiệu quả kiểm soát nội bộ trong các<br />
Ngân hàng thương mại cổ phần.<br />
Nhân tố chi phối chất lượng, hiệu quả kiểm soát nội bộ trong các Ngân<br />
hàng cổ phần gồm năm nhân tố:<br />
- Môi trường kiểm soát.<br />
- Đánh giá rủi ro.<br />
- Các yếu tố bên trong.<br />
- Các yếu tố bên ngoài.<br />
- Hệ thống giám sát và thẩm định.<br />
<br />
xi<br />
1.3 Bài học kinh nghiệm quốc tế trong tổ chức và thực hiện kiểm soát nội<br />
bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần.<br />
* Ở Thái lan<br />
Ở các ngân hang Thái Lan, đã triển khai thực hiện kiểm soát nội bộ với<br />
các nội dung sau..<br />
Thứ nhất: Tách bạch, phân công chức năng cán bộ và tuân thủ các khâu trong<br />
quy trình giải quyết các khoản vay.<br />
Thứ hai: Tuân thủ các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng.<br />
Thứ ba: Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng.<br />
Thứ tư: Giám sát khoản vay<br />
* Ở Hàn Quốc:<br />
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á, Chính phủ<br />
Hàn Quốc đã nâng mức qui định áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 5% lên<br />
8%, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự<br />
có của NHTM. Yêu cầu các NHTM phải phân loại khoản vay theo 5 nhóm nợ<br />
(nợ bình thường, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả<br />
năng mất vốn). Trên cơ sở đó, phải trích lập dự phòng tương ứng với từng<br />
nhóm nợ (0%, 10%, 20%, 50%, 100%).<br />
Bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.<br />
Các NHTM cổ phần đã học hỏi và rút ra những bài học kinh nghiệm trong tổ<br />
chức và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng là:<br />
- Về môi trường kiểm soát.<br />
- Về hệ thống kế toán.<br />
- Về thủ tục kiểm soát: Đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phân công phân nhiệm,<br />
nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tác ủy quyền và phê chuẩn.<br />
- Về kiểm tra nội bộ.<br />
<br />
xii<br />
<br />
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại<br />
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam<br />
2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt<br />
Nam.<br />
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại<br />
cổ phần Ngoại thương Việt Nam.<br />
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng ngoại thương chính thức được<br />
thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày<br />
30 tháng 10 năm 1962. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc Ngân hàng<br />
nhà nước đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH về việc thành lập lại Ngân hàng<br />
ngoại thương theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định<br />
số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.<br />
Thực hiện chủ trương đổi mới sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà<br />
nước, năm 2007, Ngân hàng ngoại thương đã thực hiện thành công cổ phần<br />
hoá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ tại Quyết định số 230/2005/QĐTTg ngày 21/09/2005 về việc thí điểm cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương<br />
Việt Nam.<br />
Ngày 02 tháng 06 năm 2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã<br />
chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi Ngân<br />
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.<br />
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương<br />
Việt Nam.<br />
Về cơ cấu tổ chức: VCB là một tổ chức tài chính của Chính phủ, hoạt<br />
động của VCB trong lĩnh vực ngân hàng nên cơ cấu tổ chức của VCB có<br />
những nét tương đồng với các ngân hàng khác.<br />
Cơ quan quyền lực cao nhất của VCB là Hội đồng Quản trị.<br />
Ủy ban giúp việc cho Hội đồng quản trị là Ủy ban quản lý rủi ro.<br />
<br />