i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Thị trường chứng khoán là một phần của khu vực tài chính của một<br />
quốc gia. Đây là một nguồn vốn dài hạn quan trọng đối với sự phát triển kinh<br />
tế của một nước. Tuy nhiên khi thị trường chứng khoán tăng tốc một cách<br />
chóng mặt cũng mang theo nó hàng loạt các nguy cơ rủi ro và sự bất ổn. Thực<br />
tế về thị trường chứng khoán trong những năm qua, nhất là năm 2007, 2008 là<br />
minh chứng cụ thể nhất cho nhưng vấn đề trên. Hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
trong công ty chứng khoán nói chung và hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt<br />
động môi giới nói riêng như là một trong những cơ chế cần thiết để kiểm soát<br />
các hoạt động của thị trường chứng khoán, giúp thị trường bình ổn, tạo tâm lý<br />
ổn định cho nhà đầu tư tham gia thị trường.<br />
Đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động môi giới<br />
tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Hướng Việt” trên cơ sở nghiên cứu<br />
thực trạng kiểm soát nội bộ về hoạt động môi giới tại Công ty Cổ phần Chứng<br />
khoán Hướng Việt với mục tiêu có cái nhìn tổng thể từ đó đưa ra các giải<br />
pháp để hoạt động kiểm soát nội bộ về hoạt động môi giới hiệu quả hơn từ đó<br />
góp phần nhiều hơn cho sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung<br />
và Công ty chứng khoán nói riêng.<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu theo 03 chương<br />
như sau:<br />
Chương 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt<br />
động môi giới tại công ty chứng khoán.<br />
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động môi<br />
giới tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Hướng Việt<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm<br />
soát nội bộ về hoạt động môi giới tại Công ty Cổ phần Chứng khoán<br />
Hướng Việt<br />
<br />
ii<br />
<br />
Chương 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động môi<br />
giới tại Công ty Chứng khoán<br />
1.1. Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
1.1.1. Kiểm tra, kiểm soát trong quản lý<br />
Kiểm tra thường được hiểu là quá trình xem xét, đo lường và chấn<br />
chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo cho các mục tiêu, kế hoạch được hoàn<br />
thành một cách có hiệu qủa.<br />
Kiểm soát là việc soát xét để nắm bắt và điều hành hoạt động, đồng<br />
thời phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định đã đặt ra.<br />
Theo nghĩa chung nhất, quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức<br />
thực hiện các hướng đã định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt<br />
hiệu quả cao nhất.<br />
1.1.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
1.1.2.1. Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
Theo quan điểm của Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm<br />
soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt<br />
được bốn mục tiêu sau: Bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các<br />
thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của<br />
các hoạt động.<br />
1.1.2.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
Trước hết, về môi trường kiểm soát<br />
Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ các nhân tố bên trong và bên<br />
ngoài đơn vị có tính chất môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và<br />
xử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ.<br />
Về hệ thống kế toán: Thông qua việc ghi nhận, tính toán, phân loại,<br />
tổng hợp và lập hệ thống báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính, hệ thống kế<br />
toán thoả mãn các chức năng thông tin và kiểm tra cho hoạt động quản lý.<br />
Hệ thống kế toán bao gồm: Hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế<br />
toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán.<br />
<br />
iii<br />
<br />
Về các thủ tục kiểm soát<br />
Việc thiết kế các thủ tục kiểm soát phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản<br />
sau: Nguyên tắc phân công, phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên<br />
tắc uỷ quyền và phê chuẩn.<br />
Về kiểm toán nội bộ<br />
Theo quan điểm trong chuẩn mực thực hành kiểm toán nội bộ do Viện<br />
kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ ban hành năm 1978: “Kiểm toán nội bộ là một chức<br />
năng đánh giá độc lập được thiết kế độc lập trong một tổ chức để kiểm tra,<br />
đánh giá các hoạt động của tổ chức như là một hoạt động phục vụ cho một tổ<br />
chức”. Mục tiêu của kiểm toán nội bộ là giúp đỡ các thành viên của tổ chức<br />
hoàn thành trách nhiệm của họ một cách hiệu quả.<br />
Theo quan điểm của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), kiểm toán nội<br />
bộ là “Một hoạt động đánh giá được lập ra trong một doanh nghiệp như là<br />
một loại dịch vụ cho doanh nghiệp đó, có chức năng kiểm tra, đánh giá và<br />
giám sát thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”.<br />
1.2. Đặc điểm hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động môi giới tại công ty<br />
chứng khoán<br />
1.2.1 Đặc điểm của hoạt động môi giới ảnh hưởng đến hoạt động của hệ<br />
thống kiếm soát nội bộ<br />
Trước hết, môi giới chứng khoán cũng như hoạt động kiểm soát nội bộ<br />
trong hoạt động môi giới chứng khoán chịu sự điều chỉnh của hệ thống quy<br />
phạm pháp luật về chứng khoán của nhà nước<br />
Bên cạnh đó, quy trình và những đặc trưng của hoạt động môi giới có<br />
vai trò quyết định trong việc thiết lập và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội<br />
bộ về hoạt động môi giới trong các công ty chứng khoán.<br />
1.2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động môi giới chứng khoán<br />
1.2.2.1 Môi trường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động môi giới chứng<br />
khoán<br />
<br />
iv<br />
<br />
Môi giới chứng khoán có thể không phải là hoạt động mang lại phần<br />
doanh thu lớn nhất cho công ty chứng khoán, tuy nhiên nó lại đóng vai trò rất<br />
quan trọng trong toàn bộ hoạt động của công ty chứng khoán nói chung. Môi<br />
giới chứng khoán như “ bộ mặt” của công ty chứng khoán. Chính vì vậy hầu<br />
hết các công ty chứng khoán đều muốn thiết lập một hệ thống kiểm soát nội<br />
bộ hợp lý đảm bảo hoạt động môi giới dần đạt tới sự hiệu quả, chuyên nghiệp.<br />
Thông tin là yếu tố quan trọng trong thị trường chứng khoán nói chung.<br />
Các trang thiết bị phục vụ nhu cầu thông tin của khách hàng cũng như nhu<br />
cầu tác nghiệp của nhân viên môi giới như bảng điện tử, hệ thống thông tin<br />
nội bộ, điện thoại, trang web, phần mềm giao dịch...đều được các công ty<br />
chứng khoán quan tâm và trang bị một cách đầy đủ nhất trong khả năng tài<br />
chính của công ty mình.<br />
Sự chỉ đạo điều hành hoạt động môi giới cũng được vận dụng kết hợp<br />
hài hoà cả 03 quan điểm là: quan điểm thảo luận, quan điểm uỷ thác và quan<br />
điểm chỉ đạo.<br />
Về chính sách nhân sự: Nhân sự trong hoạt động môi giới chứng khoán<br />
không chỉ có chuyên môn, nghiệp vụ cao mà còn cần cả sự thấm nhuần trong<br />
đạo đức nghề nghiệp lại có khả năng phân tích, phán đoán có cái nhìn vĩ mô<br />
về tình hình kinh tế trong nước và cả thể giới.<br />
Về công tác kế hoạch, trưởng bộ phận môi giới phải là người thực hiện<br />
việc lên kế hoạch cho toàn bộ hoạt động môi giới chứng khoán trong công ty.<br />
Về môi trường kiểm soát bên ngoài, các nhân tố này bao gồm: các quy<br />
định, quy phạm, các chuẩn mực hướng dẫn do cơ quan chức năng của nhà<br />
nước ban hành, các quy định, nguyên tắc hoạt động của đối tác, đường lối,<br />
chiến lược phát triển của thị trường chứng khoán nói chung, các quy định của<br />
các sở giao dịch chứng khoán ....<br />
Về ban kiểm soát: Nhân sự trong ban kiểm soát không chỉ là những<br />
người có kinh nghiệm, có chuyên môn mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp<br />
có uy tín trong hoạt động môi giới của công ty, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của<br />
<br />
v<br />
<br />
các thiết bị hiện đại khác như thiết bị ghi âm, camera...ban kiểm soát đảm bảo<br />
hoạt động giao dịch chứng khoán được thực hiện nhanh nhất theo đúng quy<br />
trình, quy định của công ty của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm bảo<br />
quyền lợi của nhà đầu tư, của công ty chứng khoán.<br />
1.2.2.2 Hệ thống thông tin kế toán đối với hoạt động môi giới chứng<br />
khoán<br />
Không chỉ ghi chép, phản ánh kịp thời tình hình vốn, tài sản của bản<br />
thân các công ty chứng khoán, hệ thống thông tin kế toán trong hoạt động môi<br />
giới chứng khoán còn quản lý cả phần tài sản (bao gồm tiền, chứng khoán)<br />
của khách hàng khi mở tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán. Kế toán<br />
kết hợp với môi giới viên, hệ thống ngân hàng cập nhật đầy đủ, kịp thời sự<br />
biến động về tiền, chứng khoán của nhà đầu tư.<br />
1.2.2.3 Các thủ tục kiểm soát đối với hoạt động môi giới chứng khoán<br />
Các thủ tục kiểm soát được thiết lập dựa trên ba nguyên tắc chính là:<br />
Nguyên tắc phân công phân nhiệm rõ ràng, nguyên tắc bất kiêm nhiệm,<br />
nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn.<br />
1.2.3 Kinh nghiệm quốc tế về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động<br />
môi giới chứng khoán.<br />
Ở Mỹ, Các công ty chứng khoán yêu cầu nhân viên môi giới phải đọc<br />
lại lệnh cho khách hàng ngay sau khi nó được viết, đồng thời báo cáo lỗi ngay<br />
cho người quản lý khi lỗi giao dịch chứng khoán được phát hiện. Một số nhân<br />
viên môi giới và khách hàng ở Mỹ thường ghi âm lại cuộc nói chuyện qua<br />
điện thoại của họ. Điều này có thể giúp việc xác định được dễ dàng hơn trong<br />
việc xác định lệnh được cho là phạm lỗi. Ngoài ra, ở Mỹ, nếu có khiếu nại từ<br />
phía nhà đầu tư, thường được các công ty chứng khoán xem xét rất nghiêm<br />
túc các khiếu nại này, đồng thời các công ty còn xây dựng cả quy trình giải<br />
quyết khiếu nại. Điều này làm tăng tính trách nhiệm của mỗi nhân viên khi<br />
tham gia vào hoạt động môi giới, đòi hỏi tinh thần đạo tính và tính tuân thủ<br />
<br />